A.
NHỮNG KIẾN THỨC CHUNG :
I.
THỂ THƠ HAIKU
1.
Định nghĩa :
Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Hán) là
bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là
"bài" , tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ
"ku" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo
, rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.
2.
Đặc điểm:
a . Về hình thức :
Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm.
Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm.
Tiếng Việt có rất nhiều từ được cấu tạo bởi một âm
tiết, mang một ý nghĩa nhất định, chẳng
hạn như cây, hoa, ấm, tôi…, thì đối với
tiếng Nhật, phần lớn các từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên và mỗi một âm
tiết thường không mang ý nghĩa nào cả, thí dụ như danh từ shizukesa có nghĩa là sự thanh tịnh gồm 4 âm tiết .
Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài.
Không có nhan đề, không cần vần điệu , nhưng thơ Haiku là sự kết
hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc.
b Về nội dung :Một bài Haiku Nhật luôn tuân
thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan
Hai hình ảnh, một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình
ảnh nhỏ (đời thường), đó
thời gian và không gian cô đọng lại như khung cảnh hiện thực của một bức ảnh . Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn
dắt chúng ta thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân
trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú
, thơ haiku hàm chứa nhiều nét thi
vị Thiền.
C Những cảm thức thẩm mỹ khác Sabi, wabi, aware
và karumi.
-Cảm thức Sabi (Tịch) Sabi là sự tịch liêu, sự tĩnh mịch sâu xa tuyệt đối, khi lòng
người lắng xuống tận đáy kí ức tâm hồn, sự vật nhìn thấy trước mắt mà cứ ngỡ đã
trôi về một miền vô định , lắng nghe được thanh âm của tự nhiên tâm hồn con
người trở thành tấm gương phẳng lặng soi chiếu vạn vật.
-Cảm thức Wabi (Đà)
sự thanh bần an lạc, sự dung dị , thanh cao của cuộc sống con người và sự vật.
Cơ sở của wabi chính là bắt nguồn từ quan niệm của người Nhật Bản “Vạn vật hữu
linhTheo quan niệm đó, sự sống bao quanh con người, dù bé nhỏ hay to lớn, vô
tri vô giác hay có ý thức và cảm giác, đều là biểu hiện của sự sống ., đưa con
người về với thiên nhiên bình dị, trữ tình, đưa nghệ thuật về với đời thường.
Wabi chính là cuộc hội ngộ giữa cái đẹp và tính giản
dị, tâm hồn và thiên nhiên, tính chất phác, mộc mạc và cái sâu thẳm, tuyệt
diệu.
-Aware là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp não nùng của sự vật, một
bi cảm thâm trầm. Đối với người Nhật, sự rơi rụng hay tàn héo của một bông hoa
đẹp hơn khi nó ở trạng thái bung nở, một âm thanh mơ hồ hay hơn khi nó rõ ràng,
vầng trăng bị mây che khuất một phần quyến rũ hơn một vầng trăng tròn đầy viên
mãn. Họ đánh giá cao những gì ở trạng thái ban sơ, tinh khôi, không tồn tại lâu
dài và không thể chạm tới. Đó là cái Đẹp mong manh thấm đượm cảm thức vô thường
của Phật giáo.
Trong cuộc đời, còn – mất, được –
không, con người ra đi – sự vật ở lại...tất cả là niềm bi cảm của con người.
-Cảm thức Karumi
(Khinh) bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa
là nhẹ nhàng, thanh thoát. Đó là một niềm khinh thanh êm đềm bay lượn giữa tro
than và cát bụi trần gian, vẻ đẹp của con người và sự vật ẩn chứa trong nét bé
nhỏ và tưởng chừng như bị quên lãng.
3. Hướng cảm nhận : Thơ Haiku viết ít chữ nên không
thể trình bày và giải thích, mà chỉ đủ chữ để gợi ý. Phần còn lại tùy vào
người đọc khám phá và mở rộng. Nội dung của thơ thường là sự tương quan giữa cảnh thiên nhiên
và cảnh tượng nội tâm. Sự so sánh, nghịch đảo, liên hoàn hoặc bổ xung những
thực tế đang nhìn thấy với trừu tượng trong tâm trí, rồi mở ra một thế giới cảm
nhận và tư duy không kết luận.
Tinh
thần thơ Haiku là gợi ra. Bài thơ không bao giờ có kết luận.
Câu thơ đã dứt nhưng thơ vẫn còn. Bài thơ chấm dứt trong mỗi người đọc khác
nhau.
II. CẢM NHẬN MỘT SÔ BÀI THƠ THỂ HAIKU
1. Thi sĩ Basho (Ba Tiêu) viết :
Cánh đồng bông gòn
vầng trăng
rớt hoa.
Hoa gòn trắng hay ánh trăng sáng? Những câu thơ sáng tác
theo tinh thần Haiku như lửng lơ, không có những nối kết bình
thường. Ở đây, người đọc chú ý
hai hình ảnh (bông gòn và vầng trăng) Theo chuỗi liên tưởng, màu trắng hoa ,màu sáng
trăng cùng hiện lên , một nhỏ bé, một rộng lớn , nhưng bao trùm lấy nhân vật
trữ tình ,nhà thơ .Cảm thức wabi, khi con người thấy lòng thật sáng và thông
suốt. Mọi phiền toái đều có lối giải quyết . Quý ngữ hẳn mùa thu ( trăng sáng
), đấy là lúc thời tiết êm dịu, khiến tâm hồn cũng thanh thản .
2 . Bực mình, quay về nhà
thấy
trong vườn hoa
cây
Dương Liễu.
Nhưng
đọc đi đọc lại, tự hỏi, có điều chi mà lưu danh hậu thế? Dần dà mới cảm được sự
an bình của cây Dương liễu rũ lá. Tương
phản với nỗi bực mình là nỗi yên lành ngay trong vườn nhà. Bình an từ đâu đến?
Ngay trong lòng thôi. Ở đâu có bực bội, ở đó có tâm lành.
Dương liễu ( quý ngữ) là mùa xuân , thời khắc
của bắt đầu mọi sự sống , mang đến bình an .
Xã hội bên ngoài rộng lớn và phức tạp, thì vẫn có một
khóm dương liễu ở một góc vườn . Cảm thức aware ,những được thua, vinh
nhục, mất còn trở nên vô thường vì con
người sống trên đời này cũng chỉ là hư ảo. Giá trị lớn nhất là sự bình an .
3. Một
bài Haiku của thi sĩ Nhật là Yamazaki Sokan ( ?- 1540 )
Nếu
gắn
cán vào mặt trăng
cái
quạt mo
Phải
"thấy" trăng mùa gặt thường rất tròn, giống như cái quạt mo sáng, chỉ
thiếu cái cán. Nhưng bài thơ không ngừng ở đây. Sự khôi hài gắn cán vào trăng
biểu lộ niềm vui ngày mùa. Người lớn ăn mừng, trẻ em ca hát. Vầng trăng gắn cái
cán trở thành cái quạt, trò chơi của trẻ con. Thằng
Bờm có cái quạt mo. Phải chăng mỗi người trong chúng ta khi đang vui dưới
trăng rằm, đều có một đứa trẻ nhảy múa trong lòng?
4. Trong tinh thần gợi và mở, Lorca, nhà thơ
siêu thực Tây Ban Nha ( 1898-1936) đã viết:
Trăng
lên
Cuando sale la luna
trăm mặt tròn giống
nhau
de cien rostros iguales,
đồng tiền kẽm
la moneda de plata
trong
túi than
khóc
solloza en el bolsillo.
( La luna asoma )
Trăng của Lorca hiện đại hơn ,
tây phương hơn, tròn như đồng tiền kẽm. Đồng tiền nằm trong túi than khóc cho
thân phận bị mua đi bán lại. Còn trăng nằm trong túi đất trời, có khóc cho thân
phận gì chăng? Trong bài Flor, ông viết đóa hoa: (Flor.)
Dương
liễu rũ lá
sầu
El magnifico sauce
dưới cơn mưa, tráng
lệ
de la lluvia, caía.
Kìa, trăng
tròn
Oh, la luna redonda
trên cành
sáng!
sobre las ramas blancas!
Hoa là trăng hay trăng là hoa? Có cần thiết để có một
luận lý rõ ràng không? Hay cứ ngẫu nhiên ghi xuống hình tượng phát giác từ tâm
tưởng.
4. Thơ haiku thường
gồm ba câu, dựa trên âm tiết (syllables): năm, bảy, năm. Với tác giả Nguyễn Đức
Tùng, Hiện nay được học sinh các trường
trung học châu Âu và Bắc Mỹ sáng tác nhiều.
Yare utsu na (5)
Hae ga te o suru (7)
Ashi o suru (5)
(Kobayashi Issa)
Oh don’t swat
The fly rubs hands
Rubs feet
(bản tiếng Anh của William
Higginson)
Ô, đừng đập nó chứ
Con ruồi đang gãi hai bàn tay
Đang gãi hai bàn chân
Hay đang cầu nguyện? Thơ hài
cú là nghệ thuật bắt được một giây lát, biến nó thành vĩnh hằng.
B ĐỌC HIỂU :
Ta
hãy tìm hiểu một số bài haiku trong sách giáo khoa lớp 10 .
1 .Quê Basho ở tỉnh
Shiga gần hồ Nihô – một hồ nhỏ nằm trong hệ thống hồ Biwa (Tì Bà) nổi tiếng của
Nhật Bản. Danh thắng hồ Biwa được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp thơ mộng của
nó. Vào mùa xuân, hoa anh đào trồng ven hồ nở rộ tạo thành những “đám mây hoa”.
. Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc
biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá
khứ. Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường
trong cuộc đời
Mỗi khi gió thổi, những cánh hoa hồng nhạt mong manh rụng xuống mặt hồ. Cảm xúc trước cảnh đẹp như cõi Bồng Lai, Basho viết :
Từ bốn phương trời
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Niho
Basho - (Đoàn Lê Giang dịch)
Ấy vậy mà trong cảm nhận của Basho,
chúng lại làm cho mặt hồ gợn sóng. Mặt hồ là hình
ảnh lớn Hoa đào một hình ảnh đơn sơ nhỏ bé. Nét nên
thơ, bay bổng là nơi thi nhân kí thác một triết lí sâu xa – một tư tưởng biện
chứng cổ đại : Vạn vật trong vũ trụ tồn tại trong một mối tương giao và hoà
hợp. Chúng luôn tác động và chuyển hoá lẫn nhau trong một chu trình bí ẩn bất
tuyệt. Mùa xuân là mùa của sự sống, nên
dù hoa tàn ( cảm thức aware) vẫn ấp ủ trong lòng người một sự than thản. Mất
được là quy luật .
2 .Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku luôn bát ngát, phiêu diêu Năm Basho 40 tuổi (năm 1884), nhà thơ
hành hương đến Kansai. Khi về, thân mẫu của nhà thơ đã qua đời. Người mẹ thân
thương của Basho giờ chỉ còn lại một mớ tóc bạc ông cầm trên tay. Đau đớn, cảm
thương, nhà thơ viết :
Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu
Basho - (Đoàn Lê Giang dịch)
Bài thơ phác hoạ hai hình
ảnh: mớ tóc bạc của mẹ trên tay, giọt lệ nóng hổi.Hai hình ảnh tồn tại dường như độc lập với nhau.Tóc
mẹ, hình ảnh hoán dụ , giọt lệ cũng mang ý nghĩa tu từ như thế . Một món tóc
bạc, một giọt lệ nóng nhưng chất chứa trái tim mẹ thương nhớ con , con tủi buồn
về mẹ . Và bằng tưởng tượng, ta có thể
hiểu sợi dây liên hệ giữa hai biểu tượng này . Không có điều gì trên cõi đời này có thể sánh bằng tình mẫu tự . Nhưng
rồi ,với quy luật,mẹ chỉ đi với con một đoạn đường . Rất nhiều việc con chưa làm cho mẹ, nhiều điều chưa nói
, như “sương mua thu” vậy . Cảm thức aware, chứa đựng tâm trạng buồn đau, nỗi
tâm tình cùng nhân thế : hãy nghĩ đến mẹ, làm
một điều gì cho mẹ khi có thể !
3 .Tình yêu thương của
thi sĩ Basho toả rộng tới những sinh vật nhỏ bé khác. Ông đồng cảm với một chú
khỉ con co ro trong cơn mưa lạnh mùa đông:
Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi
Basho - (Đoàn Lê Giang dịch)
Khỉ
được xem là thủy tổ loài người,
là động vật tượng trưng cho tinh thần lạc quan,sự nghịch ngợm. Khỉ là một những loài động vật thuộc lớp thú, bộ linh trưởng .Linh
trưởng là một bộ thuộc giới động vật , ngành động vật có dây sống phân ngành động vật có xương sống, lớp Thú (hay động vật có vú)
Loài người hiện đại thuộc về bộ này.
Ngày nay Bộ
Linh trưởng được chia thành hai phân nhánh là Strepsirrhini và Haplorhini.
Trong nhánh Haplorhini có họ Người và loài người . Trừ con người sống trên các lục địa trên Trái Đất, hầu hết loài Linh trưởng sống trong
các vùng rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Ở
đây ta thấy tác giả đưa ra hai hình ảnh tương phản ( bầu trời đông và chú khỉ ) Bằng sự liên tưởng và tưởng
tượng, ta sẽ cảm nhận nỗi co ro , tê cong
buốt lạnh của một chú khỉ nhỏ bé giữa
mùa đông buốt lạnh, kéo dài dai dẳng ở Nhật .Nhà thơ vừa muốn kể một câu chuyện, tả một khung cảnh ( số phận
một sinh linh nhỏ bé, run rẩy giữa trời đông, chỉ khao khát một tấm áo tơi cũ
kỹ ), kêu gọi thay đổi một thế giới tốt đẹp hơn , hay để nhìn sâu vào tâm hồn
mình, hay để tìm một sự thật hoặc ý nghĩa sự vật ( một sinh vật nhỏ bé , nhưng tại sao sống cô độc,không chốn nương thân , tê
cóng giữa rừng đông. Có phải do sự phân biệt giai cấp, đảng phái , giàu nghèo,
sang hèn . Hãy
quan sát tất cả với cái nhìn rộng mở, không phán xét, nhận thức trong ta sẽ có
sự chuyển biến.
4 .Đất khách mười mùa sương
Về thăm quê ngoảnh lại
Edo là cố hương.
(Đoàn Lê Giang dịch)
Ta thấy hai hình ảnh : một nhà thơ trong vóc dáng một thiền
sư gầy gò và một vùng rộng lớn , phồn
hoa đô hội là Edo ( thủ đô Tokyo ngày nay)Có một hình ảnh quê mẹ đối diện với
thi nhân : quê mẹ . Cả hai miền quê ( nơi sinh ra , nơi trưởng thành ) đều
là đất nước của ông , đều đáng được trân
quý, dù quê cũ nghèo nàn, dù Edo hào
nhoáng. Cảm thức wabi , là sự hiện hữu của cái đẹp dưới bất kì khoảnh khắc
nào, trong bất cứ sự vật mộc mạc nào của cuộc sống đời thường. Quý ngữ “mùa
sương ” là tín hiệu thu về , không gian êm ả ùa đến lòng người từng mười năm
sống nơi ồn ã, ngột ngạt, thật quý báu lắm .
5 .Dù miền
đất nào, thì “nơi nao dừng chân, chốn ấy quê nhà” . Basho viết như để
giãi bày một nỗi niềm tri ân với những
nơi ông lớn lên, đặt chân qua, lưu dưỡng ông sống có ích cho đời .
Suốt thời trai trẻ (1666- 1672), Basho sống ở Kyoto (Kinh đô cũ
của Nhật Bản). Sau đó, ông chuyển lên sống ở Edo. Hai mươi năm sau, khi trở lại
Kyoto, nghe chim đỗ quyên hót, ông cảm xúc viết:
Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.
(Đoàn Lê Giang dịch)
Hai hình ảnh hiện lên
trong ta: vùng đất Kyoto và tiếng hót thiết tha của đỗ quyên .Chim đỗ quyên có giọng hót rất đặc biệt , không
cất lên giọng réo rắt hay lúi lo,
mà từng tràng “cuốc cuốc ” da diết ,thiết tha đến nao lòng , như tiếng
người gọi nhau . Nếu không chú ý sẽ cảm
thấy chuỗi âm thanh này bị lạc lõng,
nhưng nó đã dội vào ký ức nhà thơ yêu thiên nhiên, đất nước, con người này Tại sao, nhà thơ đang
ở Kinh đô, nghe tiếng chim kêu lại nhớ Kinh đô? Đúng là Basho đang ở Kyoto.
Nhưng Kyoto hiện tại không phải là Kyoto của hai mươi năm về trước. Hai mươi
năm xa cách, cố đô đã có biết bao đổi thay. Nhìn cảnh trước mắt nhà thơ không
khỏi chạnh lòng trước những biến cải nương dâu bãi bể của cuộc đời. Tiếng chim
đỗ quyên của thực tại gợi tâm trí nhà thơ nhớ tới tiếng chim đỗ quyên mà ông đã
nghe hai mươi năm về trước. Cái còn trước mắt khiến người ta ngậm ngùi nhớ tới
cái đã mất. Tiếng chim đỗ quyên trong thơ Basho tương đồng với những áng “mây
trắng bây giờ còn bay” trong thơ Thôi Hiệu, với những bông “hoa đào năm ngoái
còn cười gió đông”.
6 .Tình
yêu quê hương, đất nước bộc lộ trong thơ haiku thật dung dị và hàm súc. Chỉ
bằng một vài từ ngữ, hình ảnh nhưng nhà thơ đã mở ra cả một trời yêu thương
trong trái tim mình. Cảm thức sabi, trong chuỗi âm thanh nao lòng, ông nhận ra ý nghĩa cuộc sống và
quy luật, quê hương là nơi con người luôn nghĩ về .
Khi đi qua chùa Lập-Thạch-Tự thuộc
huyện Yamagata ngày nay, Bashō đã viết:
Shizukasa ya
Vắng lặng u trầm Iwa ni shimiiru thấm sâu vào đá
Semi no koe tiếng ve ngâm
Ta có hai hình ảnh tương xứng, một bên là hang đá sâu thăm thẳm, vắng lặng đến rợn người và một bên là tiếng ve kêu râm ran. Quý ngữ hiển nhiên là một buổi trưa hè nóng bức , bởi khi không gian vào hạ ngột ngạt nắng nóng, ve càng dậy tiếng ngân . Vậy tác giả , nhân vật trữ tình cảm nhận được những điều gì ? Tiếng ve mùa hạ vốn dĩ rất ồn ã , bây giờ dường như mỏng manh hơn giữa tận sâu trong hang vắng giữa rừng Trong tiếng ve kêu, nhà thơ bước vào cõi âm u, nơi mọi vật dung chứa lẫn nhau. Vẫn là tiếng ve ngày nào, vẫn là đá núi hôm qua và trái tim con người vẫn rộn ràng với những nhịp đập ngày thường của nó, nhưng không phải ở chốn ồn ào sôi động mà chính là trong tâm thức, trong cõi tịnh liêu. Dù cuộc đời có “động” đến đâu thì lòng vẫn “tĩnh”, ấy là Thiền, ấy là sabi. Nhà thơ bắt gặp nét thần thái hiện tại ( tiếng ve râm ran dội vào vách đá lạnh giữa rừng sâu ) mà miên man suy tưởng .
7 .Tình yêu thương
của Basho luôn dành cho những con người
bất hạnh. Trên đường hành hương, Basho đi qua một khu rừng. Trong tiếng gió mùa
thu, nhà thơ nghe văng vẳng một âm thanh não nề không rõ đó là tiếng vượn hú
hay tiếng trẻ con bị bỏ rơi đang than khóc. Xót xa, nhà thơ viết:
Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc?
gió mùa thu tái tê.
(Đoàn Lê Giang dịch)
Bài thơ của Basho đưa người đọc trở về một thời xa xưa ở Nhật
Bản cách nay hơn ba thế kỷ. Người nông dân Nhật Bản sống cuộc sống cơ hàn. Vào
những năm mất mùa, cuộc sống đói kém, những gia đình sinh nhiều không nuôi nổi
đàn con. Họ phải bỏ bớt những đứa trẻ yếu ớt hơn vào rừng để có cơm gạo nuôi
những đứa khoẻ hơn khôn lớn, gọi là “tỉa”. Gió mùa thu ở Nhật vốn rất lạnh. Cái
lạnh của cơn gió càng khiến tình cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi thêm khốn
khổ, đáng thương.
Hai hình ảnh tương xứng
tác giả bắt gặp như thần thái của bài thơ là không gian rừng thu lồng lộng gió lạnh và tiếng vượn hú , ngỡ
như tiếng trẻ con khóc . Những thanh âm vang lên từ những số phận khổ đau ấy
dội vào tâm hồn nhà thơ, để lại trong đó những dư âm xót xa không cùng, đây là
cảm thức aware , nỗi bi thương sâu đậm , trái tim nhạy cảm của nhà thơ rộng mở,
đón nhận những âm thanh vang động của đời. Nhà thơ như muốn gióng lên một hồi
chuông kêu gọi nhân loại chung tay bảo vệ trẻ con, hay hủy bỏ những hủ tục dã
man này .
8 .Thâm nhập vào thơ
haiku, khái niệm hư không được các nhà thơ sử dụng để kiến tạo nên một nghệ
thuật đặc trưng, chủ yếu của thể thơ này: kết cấu hư không
Có một bài haiku được
Basho viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là
bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình đi đến những vùng hẻo lánh:
Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
Mộng hồn còn phiêu bạt
Những cánh đồng
hoang vu .
Hai hình ảnh tương
xứng là cánh đồng hoang vu mênh mông và
một con người, thi nhân, nhỏ bé, mệt lả vì bị chứng kiết lỵ. Quý ngữ Đồng khô lá vào mùa đông , mốc thời gian
kết thúc một năm , kết thúc một giai đoạn.Basho biết rõ đã đến tận lúc chấm dứt
hành trình, giáp mặt với thượng đế, nhưng hồn vẫn đầy mộng phiêu bạt . Còn cái chết sắp đến với thi nhân không là bi kịch mà
đó là điều tự nhiên của sự sống và cái chết. Khoảnh khắc sống và chết không là
gì cả, là “vô thường”. Chết là từ biệt thế giới này để về với một thế giới
khác, bởi “sinh ký, tử quy” Bi cảm aware là thế đấy . Mục đích viết bài
thơ từ biệt mọi môn đệ, cũng là
lúc tác giả muốn gửi gấm quan niệm mang
tính nhân sinh này .
B.
C KẾT LUẬN :
Tên thật là Matsuo Kinsaku. Basho là bút danh ( tiếng Nhật Basho có
nghĩa là cây chuối ,loại thực vật ông rất thích ). Ông sinh năm 1644, con trai
út thứ bảy của một Samurai phục vụ cho lãnh chúa Thành Ueno . Ông làm thơ từ
năm 20 tuổi . Năm 1672, ông đến Edo (ngày nay là Tokyo), thực hành Zen dưới sự
chỉ dẫn của Thiền sư Butchovà trở thành một thiền sư thi sĩ lỗi lạc của thời Edo .
Năm sau Ông xuất bản tập thơ đầu tiên mở đầu
cho kiểu thơ riêng biệt của ông ( thơ haiku ) . Nhà thơ thường đi phiêu bạt nên
có danh hiệu là "thi sĩ hành hương" . Năm 1694 Ông đi bộ xuống các
tỉnh phía Nam của Nhật bị bệnh kiết lỵ và chết ở tuổi 50 . .Basho được công
nhận là người phát triển những câu đầu của thể renga ,thành một thể thơ
độc lập mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền đạo. Về sau , Masaoka Shiki
(1867-1902) hoàn thiện sự tách biệt này thêm nữa và chuyển sang gọi nó là thể
haiku
( Dalat rằm tháng 2 âm lịch 2017 )
No comments:
Post a Comment