11 TRUYỆN NGẮN NGƯỜI TRONG BAO ( Sê-Khop)
11
TRUYỆN NGẮN
NGƯỜI TRONG BAO
( Sê-Khop)
I GIỚI THIỆU :
- Belikhop sống tằn tiện, thường chỉ ăn
cá rô và mỡ bò, cho rằng mình ăn chay ( những người Nga theo Chính thống giáo
ăn chay không dùng thịt , mà dùng cá vào
mỗi thứ sáu và những ngày mùa chay)
. Trang phục , đồ đạc của anh ta có chút khác thường .Cả con người luôn bọc
kín trong giày, ô ; áo bành tô có cổ áo cao kín gáy,khuôn mặt xanh xao, gầy
loắt choắt như mặt chồn,dấu trong kính râm, lỗ tai nhét bông, xe ngựa che kín mui . Ô dù, đồng hồ, dao gọt bút chì đều được bọc kỹ trong bao . Buồng ngủ như cái hộp,giăng màn
kín mít, khi ngủ hắn luôn trùm chăn che
kín đầu . Mọi ý nghĩ cũng như được
gói trong bao . Một tình huống
tạo nút thắt cho câu chuyện
+Thành phố nhỏ, nhưng Belikhop dường
như áp đảo tất cả mọi cư dân ở đây, đặt họ vào trong “cái bao”
khống chế của hắn. Bêlikhop
uy hiếp và gieo tâm lý hoang mang lo sợ
trong nhiều người . Đồng nghiệp dự thánh lễ muộn, bà giáo đi chơi với sĩ quan,học sinh nghịch
ngợm..hắn luôn miệng lo lắng. “Cái đó đã
đành, hay thì hay thật, nhưng lỡ như xảy ra
chuyện gì”,đó là câu nói cửa miệng của hắn. Học sinh không vừa ý, hắn buộc mọi đồng nghiệp đuổi học. Giáo viên, hiệu
trưởng cũng e dè hắn, vì hắn luôn bàn lùi , nếu cần thì uy hiếp họ . Cư dân
trong phố cũng khiếp sợ hắn .. Đổi lại, trường
học, đồng nghiệp, học sinh… tất cả đều đáng sợ đối với hắn , dù chưa một ai dám “ đụng” đến hắn. Trong gần mười lăm năm, người ta không dám
thực hiện những sinh hoạt quen thuộc :nói to,làm quen,gửi thư,đọc sách ,làm từ
thiện, dạy học… vì ngại hắn phê
phán,chê bai . Ngược lại, Belikhop luôn sống trong bất an, thấp thỏm,sợ bị giết bởi đầy tớ, bởi kẻ trộm,bởi mọi sự cố
khác .
+ Người ta tìm cách cưới vợ cho hắn, hy vọng hắn
sẽ lột bỏ ủng và ô đi ,nhưng rồi ai nấy
vừa thất vọng lẫn ngạc nhiên . Cô gái người Ucraina ( phụ nữ vùng này rất
mạnh mẽ, yêu đời) con gái một quan chức,
có trang trại, dung nhan tạm ổn, tính cách sôi nổi,là người đàn bà đầu tiên đối
xử chân thành,dịu dàng với hắn .Thế mà hắn cứ lưỡng lự, lo lắng những nghĩa vụ
tương lai, hay hoàn cảnh sống thay đổi .
Tuy nhiên, hắn vẫn cứ hò hẹn với cô gái
đó.
Có ai đó
vẽ Belikhop chân đi ủng, tay cầm ô, quần ống túm, khoác tay người yêu
, bên dưới chú thích : một người si
tình. Một bức tranh có đường nét khá sắc sảo
. Belikhop đau đớn vô cùng ,bởi vì một khía cạnh nữa trong tâm hồn
hắn lại bị phơi bày. Tình cờ, khi đang tản
bộ cùng tác giả, bất chợt gặp hai chị em
cô người yêu chở nhau bằng xe đạp chạy
qua,hắn vô cùng tức giận, vì “ giáo viên và phụ nữ không được phép đi xe đạp”
Hôm sau hắn bỏ dạy ( việc chưa từng có )
trưa không buồn ăn uống, đến tối, với những
trang phục đóng trong bao,dù đang là mùa
hạ, hắn đi gặp gã em trai đó, tâm tình hai điều: đau khổ vì bị vẽ tranh, bực bội vì thấy hai
chị em đi xe đạp , (vì chưa có chỉ thị cho phép thì không đươc đi ). Hắn kết án cậu em vợ hụt ba tội(vì xưa nay chưa ai làm ) : mặc áo
thêu, cầm sách đi ngoài đường, nay lại đạp xe chở chị gái . Rồi hăm dọa,
nếu chuyện này đến tai hiệu trưởng và thanh
tra, tức là đụng đến chính quyền,
thì sẽ là mối lo . Lời cảnh báo cuối cùng của Belikhop là : Tôi chỉ muốn báo trước cho cậu rằng có thể có người đã nghe cuộc nói chuyện này, và
để cho không ai có thể xuyên tạc câu chuyện vừa rồi,và để khỏi có điều gì chẳng
lành xảy ra ,tôi sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng nội dung câu chuyện hôm nay…
trên những nét chính. Tôi sẽ làm việc đó . Hẳn đây chính là điều mà
Belikhop dùng, như một sức mạnh của kẻ
có quyền thế để uy hiếp mọi người .Kết quả thật trái ngược và bất
ngờ . Belikhop bị xô nhào xuống cầu thang.
Và mở nút
thế nào ?Belikhop như không nghe,không thấy gì hết .Về nhà, hắn cất biệt tấm hình cô gái và đi nằm .Có ai đến viếng, hắn chỉ đáp có, không ..Một tháng
sau thì hắn chết.Khuôn mặt , cho đến khi khâm liệm ,lại toát lên “vẻ hiền lành,
dễ chịu, tươi tỉnh,hệt như hắn vui mừng được chui vào cái bao mà không bao giờ
phải thoát ra nữa.Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích cuộc đời”
2.
Chủ đề :Bác sĩ Ivan được nghe kể câu chuyện này từ ông giáo Burkhun, đồng nghiệp của
Belikhop. Bắt đầu ,
Ivan ngạc nhiên về một phụ nữ đang sinh
sống trong ngôi làng họ đến đi săn,
Burkhin mới nhớ đến Belikhop. Từ đó, hai nhân vật trí thức này thấm thía
rằng ,Họ “nhẫn nhục trước những lời lăng
mạ,không dám nói thẳng rằng mình yêu trung thực và tự do , vì cốt sao kiếm được
miếng ăn,ấm thân, vì một chức tước hèn mọn nào đó chỉ đáng mấy đồng xu” .Đó
cũng là một cái bao , luôn bao trùm, che
kín những nhận thức giá trị hơn, cao quý hơn . Vị bác sĩ thốt lên như chấm
dứt câu chuyện “Không, không thể sống
như thế mãi được”.
Ông giáo trẻ Cô-va-len-cô mới về trường,
nhanh chóng nhận chân sự thật,chỉ vì anh không rơi vào cái bẫy danh lợi do chính đồng nghiệp anh tạo ra . Chức tước
hèn mọn, đáng mấy đồng xu, nhưng nó quan trọng vô cùng với người trí thức . Dù
hèn mọn,nhưng nó thể hiện năng lực, danh dự, nhân cách, phẩm giá con người.Đó
còn là thước đo quá trình học tập, cống hiến của một người . Đó còn là yếu tố hưởng thụ, bởi chức vị thì đi với bổng lộc .Nhưng để bảo vệ cái ghế quyền
lực, người ta trở nên kẻ chấp nhận sự dối
trá và nô lệ.
Những cái bao mà Belikhop tạo ra,chụp lên đầu
tất cả cư dân thành phố này, cả giới tôn giáo, vốn chấp nhận nhiều giới luật (
điều cấm ), đặc biệt về danh và lợi .Hắn chỉ dùng lời nói , một vũ khí lợi hại.
Hắn có những câu cửa mồm kinh điển : Cái đó đã đành, nhưng lỡ như xảy ra chuyện gì, và nhất là lời đe dọa Cô-va –len
–cô( cậu em vợ hụt ) đạm màu sắc khủng bố, hẳn đã áp dụng có hiệu quả suốt mười lăm năm qua,từ khi hắn mới ngoài đôi mươi “Tôi chỉ muốn báo trước
cho cậu rằng có thể có người đã nghe cuộc
nói chuyện này, và để cho không ai có thể xuyên tạc câu chuyện vừa rồi,và để khỏi
có điều gì chẳng lành xảy ra ,tôi sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng nội dung câu
chuyện hôm nay… trên những nét chính. Tôi sẽ làm việc đó”. Ngài hiệu trưởng là
kẻ cầm quyền ngôi trường này. Ngài sẽ kỷ
luật ông thầy giáo trẻ yếu bóng vía, thì công việc lung lay, đồng lương cũng bị
chi phối.
3 Từ đó, Belikhop cũng chụp
lên đầu mình hai thứ
bao: đam mê quyền hành và đề cao cảnh giác
Hắn chỉ là một ông giáo dạy Hy Lạp, nhưng có quyề n buộc đồng nghiệp về
số phận không hay của học sinh nọ ( bị
đuổi học ), hay bất cứ ai với những công việc khác ngày thường (đi nhà thờ muộn, hẹn hò),ăn thịt ,đánh bài ( giới tu
hành )dạy học, giúp người nghèo, nói to,
đọc sách,gửi thư,kết bạn … qua câu nói mang không khí “ gông cùm ấy” : cấp trên
sẽ biết, ai cũng biết chuyện chẳng lành này không ai được
xuyên tạc( trừ hắn ! )Hắn biết ai ai cũng nhẫn nhục trước những lời lăng
mạ,không dám nói thẳng rằng mình yêu trung thực và tự do , vì cốt sao kiếm được
miếng ăn,ấm thân, vì một chức tước hèn mọn nào đó chỉ đáng mấy đồng xu”.
Ngược lại, hắn cũng cảnh giác với những con người không chịu nhẫn nhục, yêu trung thực, tự do, không
coi trọng chức vị , miếng ăn , muốn ấm thân,như Cô-va-len-cô .Anh này chỉ nuôi
ước mơ giản dị, nếu cần thì sẽ về Ucraina,quê hương anh, dạy người dân ở đây học, rồi đi bắt tôm. Mẹ anh có một trang trại
lớn, trồng bí ngô lê,dưa hấu, của cải đỏ nấu súp với rau rất ngon, dùng thêm rượu sinski
; và cuộc sống như thế là đủ đầy .
Dù bọc kín bưng, nhưng anh thầy trẻ
này đã chọc rách bao , khiến Belikhop bị thương, vết thương nhức nhối vô cùng
“một gã ton hót, mách lẻo ,là kẻ cố leo lên bậc thang công danh, một kẻ si
tình”,bị cô người yêu chế diễu , cuối cùng là không muốn sống nữa . Khi hạ
huyệt, cô gái ấy bật khóc .. Cô gái Ucraina này, “cũng như đám phụ
nữ quê cô,thường chỉ cười phá lên hay gào khóc,chẳng bao giờ rơi vào trạng
thái lưng chừng” . Tiếng cười lanh lảnh của cô như muốn chế giễu cả thành phố,
không riêng Belikhop, sống che đậy, thủ thế trong cái vỏ bọc mê danh lợi,
còn tiếng khóc nức nở này là nỗi uất hận cho một cộng đồng
luôn mê đắm, bị bưng bít trong mã công danh giả hiệu, điều mà bac sĩ Ivan cay đắng:
Không, không thể sống như thế mãi được!
Bắt
đầu , Ivan ngạc nhiên về một phụ nữ đang sinh sống trong
ngôi làng họ đến đi săn, được ông trưởng
thôn cho tá túc trong khu nhà kho . Bà Marva chính là vợ trưởng thôn, chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng, mà co ro
bên lò sưởi, chỉ tối mới đi dạo một mình loanh quanh nhà kho .Với họ, bà
cũng thuộc diện “kẻ vô công rồi nghề,kẻ xui nguyên giục bị,những
mụ đàn bà nhàn rỗi ngu si”, từ đó, Burkhin mới nhớ đến
Belikhop.
4 .Lối kể hai câu chuyện trong một của Sô khóp cũng
là công thức Sô- cô -lop ( Số phận con
người )vận dụng. Nhưng vấn đề tác giả đặt ra,thông qua cuộc đời vị thầy giáo
có lối sống,sinh hoạt ,quan hệ lập dị,nhưng thực ra đầy mưu mô,toan tính
, dấu kín tất cả trong mọi lớp bao .Tác
giả để Burkun ,người trong cuộc, dẫn dắt câu chuyện, ngôn ngữ có giọng tuyên dương,
pha sự thông cảm, cả nỗi xót xa. Đối lập với nhân vật chính, người hùng của câu
chuyện, là một thầy giáo từ xa đến, trẻ trung,sống tự do (mặc áo mỏng có thêu
thùa rất đẹp, hồ hởi phóng xe đạp, khỏe
mạnh) trung thực ( tâm hồn trong sáng, không luồn cúi,không nhẫn nhục ..)vì anh
ta yêu cuộc sống ra khỏi vòng công danh
.Nét độc đáo nổi bật của toàn câu chuyện
là hình ảnh “ người trong bao” Bao đó không dừng lại ở những loại bao gói vật dụng hằng ngày, mà là cái bao
che đậy, tạo sự thủ thế, nhẫn nhục,
sống giả dối và nô lệ, là những lớp bao
hào quang giả tạo về quyền lợi vật chất
nhỏ bé. Con người ấy không riêng
Belikhop, mà cả thành phố anh sống, cả con người mọi không gian, mọi thời
đại, vì “ cái vòng danh lợi cong cong; kẻ
hòng ra khỏi, người mong bước
vào” .
No comments:
Post a Comment