I. GIỚI THIỆU:
1.
Hoàn cảnh ra đời : Bài “Nhàn” được cụ
Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491-1585) viết trong những năm tháng về quê nhà sống cuộc đời một trí sĩ .
2.
Bối cảnh lịch sử :Nhìn tiểu sử ta thấy cụ sống trọn thế kỷ 16, một thiên niên mà “xã hội không còn cảnh thái
bình , nơi nơi máu chảy thành sông, xương chất như núi”, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm
ẩn chí chờ thời, không chịu ra thi .Mãi sau này, khi nhà Mạc thay nhà Lê, tình
hình nước nhà ổn định tương đối, cụ thi
đỗ trạng nguyên (1535), làm quan , ở tuổi 45. Ở triều được tám năm, thấy gian thần hoành hành, chia bè
phái , cụ dâng sớ vạch tội xin chém lộng thần, bèn thác bệnh cáo quan . Bài thơ
chứa đựng quan niệm của cụ về danh lợi, về thái độ sống, về bậc thang giá trị của người trí thức
.
II. ĐỌC HIỂU :
1. Nhà
thơ thấy lòng thanh thản khi sống không bận rộn ,lo toan chuyện địa vị ,chức
tước,bổng lộc , mà để lòng hướng về
những giá trị cao hơn
- Ở hai câu đề , cùng nhan đề bài thơ, tác
giả bày tỏ tâm trạng cơ bản nào, vấn đề chính của bài thơ là gì ? Câu thừa đề
ông viết “ Thơ thẩn dâù ai vui thú nào”
. “Thơ thẩn” là từ chìa khóa của bài thơ , gắn liền với từ Nhàn ở nhan đề. Đây
là một từ láy tượng hình,chỉ dáng vẻ ung dung, thanh thản ,rỗi rãi , đi
với động từ ( thơ thẩn dạo chơi ) hoặc
thay cho tính từ thanh thản, thoải mái ( cuộc sống ,
tâm hồn thanh thản, thoải mái). Tư thế này, trạng thái này hoàn toàn đối lập với vế sau của câu thơ (dâù ai vui thú nào) . Kẻ mải mê vui thú
đó là kẻ còn say mê danh lợi , và đằng sau đó là biết bao cám dỗ lẫn tội lỗi ở
chốn quan trường . Nhưng lần ngược lên câu Phá đề, tác giả đã cho ta hiểu cụ thể hơn về hai từ Thơ
thẩn và Nhàn : Một mai,một cuốc, một
cần câu . Mai , cuốc là những nông cụ quen cần thiết cho công việc cày xới
đất đai, trồng trọt khoai lúa của người nông dân, con người lấy danh( nhà nông
) lợi ( khoai củ ). Còn cần câu, là một
phương tiện mưu sinh , nhưng cũng là một cách thư giãn tao nhã, đối lập với tứ
đổ tường ( rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút sách ) chốn cao sang quyền quý . Tìm
rau củ để có cuộc sống vật chất, câu cá là nếp vui tinh thần. Sống nhàn là sống không bận rộn ,lo toan
chuyện địa vị ,chức tước,bổng lộc , mà để lòng
hướng về những giá trị cao hơn , một cuộc sống đơn giản, chỉ dừng lại
những nhu cầu vật chất tối thiểu, nhưng
bảo vệ được phẩm giá, nhân cách, đạo đức một trí thức yêu nước, mà chính tác giả đã viết trong một bài bát cú
khác ( để rẻ công danh đổi lấy nhàn ). Như vậy, để trả lời cho câu hỏi đã nêu,
đáp án là : Nhà thơ thấy lòng thanh thản
khi sống không bận rộn ,lo toan chuyện địa vị ,chức tước,bổng lộc , mà để
lòng hướng về những giá trị cao hơn
2. . Vui với lối sống không
vướng bận lo toan là như thế nào ? Đâu
là giá trị cao hơn ?
- Bốn câu thơ
( thực luận ) chứa phần Giải quyết vấn đề ( biểu hiện cụ thể ) . Vui với lối sống không vướng bận lo toan
là như thế nào ? Đâu là giá trị cao hơn
? Ở hai câu thực, ta thấy một cuộc sống
đúng nghĩa với từ Nhàn. Hai nhu cầu tối thiểu nhất của mọi con người
, từ vua quan đến dân hèn là “ăn no , tắm mát” . Với lối sống nhàn,
ăn chỉ cần những thức trong tầm tay,do cuốc xới mà có , tùy thời vụ , không đòi hỏi cao lương mỹ vị , biết chiều chuộng
sức khỏe, chứ không chiều nhu cầu
vị giác . Tắm hồ sen, tắm ao, có
lợi cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần . “Ăn quá no, mặc quá ấm” là nguyên
nhân nhiều căn bệnh, chính Hải Thượng lãn ông đã nhắc nhở .Sống đơn giản như
thế ,bởi giá trị con người nằm ở chỗ biết ẩn mình, lùi bước về nơi thanh tịnh khi cần , dù bị chê là dại
. Hai câu mang chất luận nhưng lại nằm ở
vị trí thực như muốn khẳng định một thực tế , kẻ ngỡ khôn chưa hẳn là ngoan ,
và kẻ dại không thể là ngu xuẩn .Cái chốn lao xao nhiều khi là cạm bẫy, còn nơi
vắng vẻ chính là con đường của một cuộc sống tốt lành .
3. Hướng hành động của tác giả
- Hai
câu kết chính là hướng hành động của tác giả, nhân vật trữ tình .Ông đã “ nhìn
phú quý tựa chiêm bao” ,xem giàu sang là điều ảo tưởng .Nhà tu hành có “ngũ
giới” ( cấm sát sinh, trộm cắp, tà
dâm ,dối trá, rượu chè )bởi tất cả do phú quý hay danh lợi đưa đến . Là một người xuất thân từ tầng lớp trí thức
quan lại nhưng cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa bao giờ coi việc làm quan là
lý tưởng cao nhất của sự nghiệp, bởi ông đã dồn mọi triết lý sống vào hành động này .
Lập công không được, ông lui về lập ngôn, dùng văn chương để bảo vệ
đạo lý, khuyến thiện, trừng ác, giáo huấn, cảnh tỉnh người đời.
III.KẾT LUẬN.
.
Ông đã được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi
với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Những lời
cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước
ngoặt đối với tiến trình của lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ
chính trị của cả khu vực Đông Nam Á trở về sau . Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn
ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Ông được biết đến nhiều vì tư
cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh)
No comments:
Post a Comment