Monday, August 26, 2019

NLXH Bài 2 BÌNH LUẬN CHÍNH LUẬN


  Bài 2
  BÌNH LUẬN CHÍNH LUẬN
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
(Nguyễn Trãi)
   
  Cáo là một thể văn nghị luận thời xưa ,thường được vua chúa hay những thủ lĩnh một tổ chức ,một phong trào rộng lớn  sử dụng, nhằm công bố(cáo ) một chủ trương,  hay kết quả một công việc . Cáo  vốn là một thể văn cổ ở Trung Quốc, đã truyền sang nước ta từ thời Bắc thuộc .
        Xét theo cách định nghĩa, Cáo chỉ là một dạng công văn hành chính, hay văn kiện lịch sử ,ít có tính chất văn học . Nhưng văn bản  Bình Ngô Đại Cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”,( một áng văn hào hùng tử ngàn xưa  để lại ) là bản Tuyên ngôn Độc lập của đất nước .  
        Bài Cáo thông thường có 3 phần (1)Nêu một tư tưởng đạo đức, một quan điểm chính trị  làm cơ sở lý luận .(2) Nêu tình hình thực tế, quá trình suy xét , hành động để giải quyết (3)Nêu lời tuyên bố về chủ trương hay kết quả của công việc . Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén,kết cấu chặt chẽ,lập luận  mạch lạc .
      
.   Bình Ngô Đại Cáo ra đời khi cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi. Nguyễn Trãi  thay mặt Lê Lợi viết bài Cáo,(1) nêu mục đích kháng chiến,(2) đánh giá nhờ đâu ta thắng,(3) vì sao giặc thua,(4) chỉ ra bài học đúng đắn(5) bày tỏ một niềm tin vững vàng  vào tương lai.
Cấu trúc này rất  trùng hợp với cấu trúc của một văn bản bình luận chính trị ngày nay

I. NÊU VẤN ĐỀ  ,( đồng thời làm rõ luận đề, đó là mục đích kháng chiến  vì chính nghĩa , văn hiến và truyền thống). Đây là một đoạn được xây dựng theo thao tác quy nạp, câu luận đề là “ việc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi nghĩa là : từ xưa nhân dân ta chiến đấu vì chính nghĩa,vì văn  hiến, vì truyền thống, không có câu thổng hợp vì có thể hiểu ngầm.  Các ý chính có phân tích là:
 1-từ xưa , muốn dân yên ổn nên trừng trị kẻ ác : chính nghĩa .
 2- từ xưa, chiến đấu vì bảo vệ văn hiến ( vua chúa, đất đai, lãnh thổ )
3 –từ xưa, đánh giặc giữ nước là truyền thống của nhân dân Đại Việt .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  :( gồm  ba luận điểm )

1. Mặt sai  của giặc( luận   điểm 1) Đoạn văn có thao tác lập luận diễn dịch, câu chứa   luận cứ  : Dối trời lừa dân... đầm núi .  Giặc gieo ba tội: chiếm ngôi vua, cướp phá tài nguyên, sát hại dân lành
Luận  chứng 1(nhân họ Hồ… cầu vinh) : Họ Hồ  chính sự phiền hà, quân giặc Minh thừa cơ gây họa . Đây là tội chiếm ngôi vua .
Luận  chứng 2 (nướng dân.. vạ) Giặc sát hại dã man dân  lành . Đây là tội giết dân
Luận chứng  3 (người bị ép.. canh cửi) Tố cáo giặc vơ vét tài nguyên nước ta, sát hại dân ta . Đây là tội chiếm đất đai,lãnh thổ , giết dân ta .
 Ba luận chứng này  được tác gỉa phân tích tỉ mỉ , đặc biệt luận cứ kết án tội ác chiếm lãnh thổ nước ta”.Giặc vơ vét tài nguyên ( ngọc vàng)  ,sản vật ( chim trả, hươu đen)  cưỡng  bức lao động nặng nhọc, cũng là hà hiếp, giết hại dân lành .
 Từ đó, Nguyễn Trãi tổng hợp bằng những câu biền ngẫu giàu tâm trạng bi phẫn và lên án . Tội  chồng chất ( trúc núi Nam không đủ ghi) dơ bẩn( nước biển Đông khó rửa sạch) cho nên trời đất,con người khó  chấp nhận.
 Trong Tuyên Ngôn  độc lập (2.9.1945) chủ tịch Hồ  Chí Minh cũng  đưa ra mặt sai của giặc, chính là để tạo một  không khí tập trung  nơi người nghe,  đánh động vào mạch tư duy logic : ta phải làm gì dể chuyển sai thành đúng .

2. Mặt đúng của ta ( luận điểm 2)
a. Quá trình kháng chiến:     Thông qua một đoạn văn đậm màu sắc  tự sự  và biểu cảm, Nguyễn Trãi  ghi chép lại hai  giai đoạn  ban đầu của cuộc kháng chiến  kéo dài mười năm (ta đây... địch nhiều)
-Khi mới dấy nghĩa: lãnh thổ chỉ có vùng Lam Sơn, vị lãnh đạo  yêu nước, căm thù giặc, có chí lớn, nhưng nhân tài rất hiếm .

-         Khi chiến đấu: Lãnh  thổ có Linh Sơn,Khôi Huyện, thiếu  quân,thiếu lương thực; nhưng  người lãnh đạo  biết cầu hiền,  có tinh thần đoàn kết, lại có chiến thuật du kích hợp lý .
b      Chiến dịch trong nước ( 1417-1426)
   Bằng  một đoạn biền ngẫu lập luận với  thao tác  diễn dịch ( trọn hay... tâm công), Nguyễn Trãi chỉ ra quá trình chiến đấu vì văn hiến và chính nghĩa   của quân Lê Lợi : diệt tướng giặc để giành quyền thống  lĩnh về ta, giết quân giặc  để bảo vệ dân, và giành lại các vùng đất qua những trận thắng .Đó là ba luận chứng
- giành lại các vùng đất qua những trận thắng  ở Bồ Đằng, Trà Lân, Tây Kinh,Đông Đô ( từ Nghệ An, qua Thanh Hóa, ra Hà Nội )
- giết quân giặc  để bảo vệ dân (máu giặc chảy thành sông,thây giặc chất đầy nội )
- diệt tướng giặc để giành quyền thống  lĩnh về ta(Trần Hiệp,Lý Lượng, Vương Thông,Mã Anh)
Câu chứa luận cứ là “Đem đại nghĩa.. . thay cường bạo” cho thấy rõ mục đích kháng chiến vì chính nghĩa,vì văn hiến .
 Câu tổng hợp được hiểu ngầm
C  . chiến  dịch biên giới (1426-27)
  . Đoạn văn có thao tác diễn dịch,  câu nêu luận cứ và tổng hợp nằm trong hai cặp biền ngẫu nằm đầu đoạn văn:  Tưởng chúng biết lẽ ăn năn... để cười cho tất cả thế gian . Có ba luận chứng .
- giành lại các vùng đất qua những trận thắng ở hai vùng Lạng   Sơn ( Chi Lăng,Mã Yên ) và Bắc Giang ( Xương Giang, Bình Than )
- bắt, giết  tướng giặc để giành quyền thống  lĩnh về ta (Liễu Thăng,Lương Minh,Lý Khánh, Thôi Tụ,   Hoàng Phúc )
-giết quân giặc  để bảo vệ dân (máu giặc chảy trôi chày,thây giặc chất thành núi  )
Đoạn biền ngẫu chứa luận cứ  có ý nghĩa “ giặc không chịu ăn năn, lại gây họa” tức là chúng chống chính nghĩa,coi trọng sự phi nghĩa . Câu tổng hợp sâu sắc “ Vì vua Tuyên Đức,vì tham công danh, chúng gieo họa, gây cười cho nhiều người”
-          
3.Mặt dung hòa (luận điểm ba ) (cứu binh… xưa nay):giặc thảm  bại, ta chủ trương hòa hiếu .Có các luận chứng : quân giặc ra hàng, ta cấp thuyền ngựa cho về nước, giặc  khiếp sợ . Bốn câu cuối ( họ… nay) vừa chứa luận điểm và ý tổng hợp . Đoạn  quy nạp
III .KẾT THÚC VẤN ĐỀ  
-      Đánh giá lại quá trình kháng chiến:mở ra một thời kỳ mới
-       Trách nhiệm của chúng ta : ghi nhớ ơn tiên tổ
Đoạn song hành

                      DÀN BÀI CHUNG.
  1. Nêu Vấn Đề: từ xưa nhân dân ta chiến đấu vì chính nghĩa,vì văn  hiến, vì truyền thốngtổ tiên
  2. Mặt sai ( do giặc gây nên ) Giặc gieo ba tội: chiếm ngôi vua, cướp phá tài nguyên , lãnh thổ, sát hại dân lành
  3. Mặt đúng ( ta tạo ra ):
- trong quá trình kháng chiến ( buổi đầu   có vùng Lam sơn,  thủ lĩnh yêu nước, có chí lớn, nhưng  thiếu nhân tài- khi kháng chiến có Linh sơn, Khôi Huyện, nhưng quân số, lương thực   hao hụt, nhờ thủ lĩnh biết đoàn kết toàn dân, trọng người tài, và có chiến thuật du kích hợp lý )
- đến chiến dịch trong nước ( ta có Nghệ An, Thanh Hóa, ra đến Hà Nội, qua Hà Tây, giết các tướng Trần Hiệp,Lý Lượng, Vương Thông,Mã Anh) giết nhiều quân giặc, bảo vệ dân.
- đến  chiến dịch biên giới ( ta có thêm Lạng Sơn,Bắc Giang , bắt các tướng giặc, giết nhiều quân giặc, bảo vệ dân.)
 4. Dung hòa : giặc thảm  bại, ta chủ trương hòa hiếu, cũng vì chính nghĩa  và văn hiến
5. Ta phải làm gì ?
 - Tin tưởng vào một tương lai mới
- Ghi nhớ công ơn tổ tiên .
Bình Ngô Đại Cáo là một văn bản nghị luận chính luận  có dung lượng rộng. Tuy nhiên, nếu chúng ta dựa vào kết cấu một  bài dạng Bình luận xã hội,dựa vào tiêu chí kháng chiến: văn hiến , sau đó mở rộng hai tiêu chí chính nghĩa và truyền thống, ta sẽ  xác định được hướng khai thác hợp lí

 Câu hỏi :
1 . Nêu luận đề của văn bản .  Chỉ ra 5 luận điểm
2 . Hãy lần lượt  phân tích từng luận điểm theo cách lập luận của Nguyễn Trãi .Nêu điểm tương đồng của Bình Ngô Đại cáo  này và Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí  Minh )
                                      Dalat 09.2012

No comments:

Post a Comment