A. THAO TÁC NGHỊ LUẬN
I.
ĐỊNH
NGHĨA :
: Thao tác nghị luận ( thao : nắm giữ , tắc : những
qui định rõ ràng ,nghị luận : bàn bạc để đi đến kết luận phải trái, đúng sai của
vấn đề ).
Thao tác nghị luận chính là những công thức cần
nắm vững khi chúng ta trình bày một vấn
đề, để tìm ra mặt đúng và chưa đúng của vấn đề đó .
Bài văn thể nghị luận được hình thành cơ bản
với ba đoạn , mỗi đoạn chịu trách nhiệm
làm rõ luận điểm( nêu vấn đề, giải quyết và kết thúc vấn đề ) Mỗi luận điểm chứa các yếu tố : luận cứ, luận chứng và nhận xét hay đánh giá luận cứ. Có nhiều trường hợp
không cần câu đánh giá. Đoạn song hành chỉ có câu chứa luận cứ.
Đoạn văn nghị luận được hình thành bằng các thao
tác nghị luân. Các thao tác này được hình thành từ những kỹ năng tư duy logic
của con người. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản để không chỉ phục vụ cho
việc rèn luyện môn Văn nghị luận mà rất thiết thực cho cuộc sống
II CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN CƠ BẢN :
1.Diễn dịch ( diễn : kéo dài ra, dịch: cắt nghĩa rõ ràng ) là
thao tác được bắt đầu với một luận cứ.
Để thuyết phục đối phương đồng tình với
luận cứ này, người nói phải kéo dài cho rõ nghĩa , bằng cách dùng các hình thức như chứng minh, kết hợp
phân tích, so sánh từ các
luận chứng , giúp người nghe hiểu sâu thêm về luận cứ, rồi đi đến phần tổng
hợp, có chức năng đánh giá cả luận cứ và luận chứng .
Thí dụ : Trong bài “ Sống đơn giản” , để thuyết phục người nghe vấn đề :
Phải làm gì để có thể sống đơn giản(luận điểm ) tác giả Chương Thâu đã:
- Đưa ra một luận cứ : Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm
đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn
-Dùng các luận chứng
bằng những hành động thiết thực :(a)Cần
phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết,
gần gũi với con người và cảnh vật
trong môi trường sống của chúng ta hơn. (b)Trong cuộc sống hãy dành một khoảng
thời gian và không gian của mình để tìm
hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta.(c) Hãy
tự mình sống một cuộc sống chân thực
và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với
mình.(luận chứng gắn liền với những
động từ mang tính chất hành động : thiết lập mối quan hệ, tìm hiểu, gần gũi và
yêu quý, sống một cuộc sống chân thực dưới dạng liệt kê- đó là lối phân
tích luận cứ)
-Đưa ra câu tổng hợp luận chứng, hướng về luận cứ :Chỉ có khi
nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc
sống này
-
*Tác giả
nêu một luận cứ , gồm nhiều từ ngữ mang tính trừu tượng và khái quát ,
theo quan điểm mang tính cá nhân ông. Để đối tượng nghe ,đọc đồng tình, ông
phải làm gì: đưa luận chứng. Luận chứng có khi là những thí dụ thật sinh
động,chẳng hạn “ mỗi chủ nhật và ngày nghỉ thì cùng nhau đi siêu thị, nấu ăn,
xem phim hay đi thăm người thân” nhưng ở đây vẫn là những từ có màu sắc trừu
tượng và khái quát (hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con
người sống xung quanh chúng ta),bởi đối tượng thuộc tầng lớp trí thức. Nhưng
như thế đối tượng cũng thấm thía với
quan niệm sống đơn giản rồi. Từ đó, họ sẵn lòng đồng tính với kết luận
(câu tổng hợp luận chứng, hướng về luận cứ) của ông : bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này
2.Qui nạp : (qui : trở
về, nạp: thu vào, nhận ) là một phương pháp
suy luận bắt đầu với nhiều luận
chứng, để dẫn đến luận cứ và rút ra nhận
định đánh giá chung. Thao tác này đi ngược lại với thao tác diễn dịch .
Thí dụ : Trong bài Hịch tướng sĩ , tác giả
- bắt đầu
với những tấm gương trung hiếu
của các vị tướng xưa đối với vua chúa của họ Ta thường nghe: Kỷ Tín đem
mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho
Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu
nạn cho nước. Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng
vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế
nghịch tặc.
- Từ đó ,
ông rút ra một luận cứ quan trọng :Từ xưa các bậc trung thần
nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có ?
- cuối cùng, ông đánh giá tổng hợp : Ví
thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài
ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?
*Ở
đoạn văn theo thao tác qui nạp này, Trần
Hưng Đạo bắt đầu khiến người nghe (
tướng sĩ của ông ) phải chú ý với vô số dẫn chúng ông đưa ra.Mỗi một trung thần
lần lượt hiện ra trước mắt họ, rất sinh
động , rất cụ thể như đang đối diện từng người.
Tâm hồn họ sẽ bị đánh động bởi tấm gương trung nghĩa của những thần tượng
này: người xưa cao cả như thế, còn ta với Hưng Đạo Vương thì sao? Tác giả cùng
tướng sĩ rút ra một luận cứ
quan trọng :Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời
nào chẳng có ?Cuối cùng, lời đánh giá
tổng hợp của ông đã thuyết phục được tâm thức mọi người nghe : Ví thử mấy
người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó
cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được ?
Biện
pháp diễn dịch gây chú ý, biện pháp quy nạp tạo sự đồng tình .
c. Song hành ( cùng đi
song song với nhau ) Các luận cứ có giá trị như nhau. Thao tác này được dùng
khi tác giả muốn chỉ ra các bài học hành
động, buộc người nghe phải làm theo , không cần luận chứng để phân tích hay
tổng hợp gì cả ,cũng không cần đánh giá
Thí dụ : Trong Tuyên
ngôn Độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
ra hướng hành động của nhân dân Việt Nam
-xóa
bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, //xóa bỏ tất cả mọi đặc
quyền của Pháp; //kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp// các nước
Đồng minh phải công nhận quyền độc lập của
dân Việt Nam// Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng để bảo vệ quyền tự do và độc lập ấy
*Song hành
thường được vận dụng trong phần kết luận
của một văn bản nghị luận, khi người viết
đưa ra những bài học hành động thật cụ thể , thiết thực. Từ ngữ khái quát, trừu tượng, chính xác, cô đọng. Người nghe không cần thắc
mắc về tác giả, về bài văn, mà phải tự nhìn và hỏi chính mình: Làm như thế nào? Ở đâu? Lúc nào ?
d .Móc xích : Đoạn móc xích là đoạn nghị luận được hình
thành từ các câu trong đoạn được móc với
nhau, bổ ngữ câu 1 làm chủ ngữ câu 2. Câu cuối cùng chứa luận cứ
Thí dụ : Trong bài “ Sống đơn giản” , để phân tích mặt tiêu cực của vấn đề :
Phải làm gì để có thể sống đơn giản, tác giả Chương Thâu
đã viết :
Mong muốn có được một cuộc sống thoải mái , sung
sướng là một nhu cầu hoàn toàn chính
đáng của con người. Chúng ta cần phải ăn ở đi lại… chúng ta cũng cần phải có
những công việc có những công việc có thù lao và cả những công việc không có
thù lao . Là con người, chúng ta không
thể không có thứ gì , chúng ta có nhu
cầu theo đuổi cái hay cái đẹp ở mức độ nhất định. Nhưng, chúng ta
lại thường không biết dừng lại đúng lúc vì lòng tham của con người là vô đáy .
Lòng tham đó sẽ đẩy chúng ta vào cảnh nợ
nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta sẽ trở thành chai sạn
trơ lỳ (đoạn móc xích)
Cắt
nghĩa dạng đoạn móc xích :Sống sung sướng là một nhu cầu ->nhu cầu gồm
ăn ở , theo đuổi cái đẹp ở mức độ nhất
định->có mức độ nhưng ta không có điểm dừng -> không điểm dừng do lòng
tham vô đáy -> lòng tham này khiến ta
chai sạn.
*Đoạn móc xích thường được sử dụng nhằm mục đích lý giải bằng lý lẽ một luận
cứ.Người viết phải lập luận làm sao để
luận cứ đứng cuối cùng của đoạn. Do
không có câu tổng hợp để kết thúc đoạn, cũng không có luận chứng, cho nên người
viết phải suy nghĩ thấu đáo, các ý phải “móc xích” vào với nhau, đẩy ra ý tường
cơ bản nhất, với nguyên tắc : bổ ngữ câu 1 làm chủ ngữ câu 2, cú thế cho đến
luận cứ .
2.Cách phân tích,
so sánh ,trừu tượng hóa, khái quát hóa : Tập trung trong luận cứ
a. Cách phân tích
(phân: chia ra làm nhiều phần; tích: làm cho sáng rõ)dùng dẫn chứng, lý lẽ hợp lý đề giúp người đọc hiểu sâu luận cứ
,luận chứng.
Thí dụ :
a. Luận cứ : Cái danh của anh chồng bị tổn thương( để con cái đói
khổ ) chị vợ rất thấu hiểu.
b.Luận chứng : Người vợ hiểu thấu nỗi khổ
tâm ấy của chồng . Anh không mượn rượu để nguôi .Anh cũng không bỏ chị, đàn
con, đi tìm hạnh phúc khác như nhiều người đàn ông trên đời này vẫn làm.Anh
trút đau khổ lên vợ.Đánh vợ khủng
khiếp như thế, nhưng miệng anh luôn rên rỉ , đau đớn : Chúng mày chết hết đi
cho ông nhờ (chị vợ đẻ nhiều quá, mà thuyền thì chật .)
Chiếc thắt lưng của lính ngụy, bãi xác xe tăng của Mỹ,
hai thứ trước đây anh căm ghét,lánh xa ,lại là nỗi kinh hoàng, đau đớn cho vợ
anh ,gieo nỗi oán hận cha ở Phác, đứa con mà tính khí, mặt mũi giống như lột ra
từ anh , và hẳn chị đặc biệt yêu thương, cùng lũ con (đàn bà ở thuyền phải sống cho con,chứ không thể sống cho
mình)vì chị rất thương chồng (đám đàn bà
hàng chài cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,để cùng làm ăn
nuôi nấng đặng sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa)Nhưng đàn con vẫn đói.
Điều mà Đẩu
và Phùng “không thể nào hiểu được, vâng, không thể nào hiểu được ”,là như thế đó. Chị vợ đã xin được với chồng , rằng đưa
chị lên bờ mà đánh, để con cái không biết ,rồi sau đó, người chồng lẳng lặng về
thuyền, tảng lưng khum khum , vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn . Dáng đi, dáng
người như muốn nói anh đánh vợ bởi anh quá đau khổ, quá bế tắc. Nỗi đau ấy ,
cơn bế tắc ấy,chẳng bao giờ vơi .Nhưng anh biết làm sao ! Ở người chồng,nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã để cho Phùng quan sát dáng vẻ đi đứng, lối “thượng cẳng
chân hạ cẳng tay” của hắn với vợ con ,nhưng ở đây, tác giả lại khuyến khích
Phùng chú ý từng điệu bộ,cử chỉ,lời nói, đặc biệt ánh mắt người vợ , vì tất cả
tính cách của chị dường như bộc lộ qua những tín hiệu ấy . Người phụ nữ tuổi
ngoài bốn mươi, độ tuổi “ tứ thập nhi
bất hoặc” (có nghĩa là khi người ta
tới 40 tuổi đã có thể hiểu thấu mọi
sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai
là người tốt hay xấu,),
c. cho nên lúc đầu,chị
đặt mình vào thế bị động, sợ hãi khi chánh án buộc chị bỏ chồng nhưng lập tức chị
nhanh chóng nhận ra có thể “ cầm
càng”hai chú cách mạng này, vì chị quyết tâm gìn giữ hạnh phúc gia đình
.*Đoạn diễn dịch,có
luận chứng được người viết phân tích cụ
thể tấm lòng yêu chồng ,hiểu
chồng của chị phụ nữ làng chài . Phần luận chứng được phân tích tỉ mỉ, kết hợp
giữa nghệ thuật và nội dung . Người viết
chú ý các tín hiệu nghệ thuật từ tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ( hình dáng, cử chỉ của hai vợ chồng) và nội
dung ( ý tưởng toát lên từ hình thức:anh
chồng vũ phu chỉ vì cái danh là chồng,
cha anh không làm trọn, khiến đàn con nheo nhóc ) để làm sáng tỏ luận cứ: chị
vợ rất thấu hiểu cái danh của anh chồng
bị tổn thương( để con cái đói khổ )
b. Cách so sánh
: đối chiếu, cân đong để tìm ra điểm giống và khác nhau ( nguyên nghĩa là sự
hơn thua ), làm nổi bật các luận chứng , từ đó
giúp người đọc hiểu sâu luận chứng hơn . So sánh, cũng như phân tích, luôn nằm trong
phần luận chứng .
Thí dụ : Khi
phân tích hình ảnh “ váy bà” trong bài
Đò Lèn của Nguyễn Duy, có người viết :
c. Câu tổng hợp,đánh giá :Người
bà xuất hiện vơí trang phục truyền thống
của người phụ nữ xưa ( mặc váy). Lối ăn vận của bà không ít người ngỡ ngàng,
nhưng đã khiến biết bao tâm hồn xúc động
-b. Luận
chứng :Váy là một kiểu quần không đáy, "vừa bằng cái thúng mà
thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không", Nhà thơ Anh
Thơ đã viết “Quanh bếp ấm nồi bánh chưng sùng sục, Thằng cu con dụi mắt cố chờ ăn Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen rức, Bà lão nằm tính tuổi sắp thêm năm (Đêm ba mươi tết, 1941). Đó là trang phục truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam .Khi văn hóa châu
Âu trà trộn vào văn hóa Việt, phụ nữ thành thị bắt đầu chuộng áo dài cách tân, đi liền với quần, thì những người bà, người mẹ, người
chị nông dân, đặc biệt người nghèo, vẫn
giữ gìn nề nếp với c hiếc váy truyền thống .
a. Luận cứ : Danh từ “váy” còn mang giá trị hoán dụ, ở thời điểm của tác giả , những năm 1950, có
thể hiểu nhiều nghĩa : cả con người bà,
người bà , tấm lòng yêu cháu bao la của người bà hẳn tuổi đã ngũ tuần , luôn có
ý thức gìn giữ phong tục tập quán đẹp đẽ của người phụ nữ xưa ( lam lũ, vất
vả hy sinh, lạc quan ,giàu lòng nhân ái
,sống đức độ , bản lĩnh ). và rất nghèo
.
*
Ở đây, người viết dùng thao tác so sánh ra sao ?Để cắt nghĩa , phân tích khái
niệm “ váy, một kiểu quần không đáy” tác giả chọn ra hai lối so sánh ( ca dao, thơ của một nữ sĩ
), trong một đoạn quy nạp .
c.Cách trừu
tượng hóa( dùng ngôn ngữ không mang theo hình ảnh, hình tượng) Thao tác này được dùng ở phần nêu luận cứ hoặc
đánh giá mang tính tổng hợp
Thí dụ : Luận cứ : Danh từ
“váy” còn mang giá trị hoán dụ, ở
thời điểm của tác giả , những năm 1950, có thể hiểu nhiều nghĩa : cả con người bà, người bà , tấm
lòng yêu cháu bao la của người bà hẳn tuổi đã ngũ tuần , luôn có ý thức gìn giữ
phong tục tập quán đẹp đẽ của người phụ nữ xưa ( lam lũ, vất vả hy sinh, lạc quan ,giàu lòng nhân ái ,sống
đức độ , bản lĩnh ). và rất nghèo .
*Trong luận cứ này ,người viết đúc kết một
nhận định sau một quá trình phân tích,so sánh, bằng hàng loạt những khái
niệm với ngôn ngữ được trừu tượng hóa
“lam lũ, vất vả, hy sinh, lạc quan ,giàu lòng nhân ái ,sống
đức độ , bản lĩnh” .
Đối lập với biện pháp “trừu tượng hóa” là cụ thể hóa . (Sự lam lũ, vất
vả của bà thể hiện qua những công việc
dường như diễn ra quanh năm suốt tháng : : mò cua
xúc tép, đi gánh chè lá, đi bán trứng. Cả cuộc đời bà, nhà thơ chỉ một lần
bắt gặp bà được thong dong, nhưng đó là thong dong trong đói kém ,
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng Củ dong riềng, một loại thực phẩm dùng làm bún miến; loại củ này luộc
rất lâu chín . Luộc sượng là luộc chưa
chín .Lúc thiếu thốn, gạo cơm không có, củi lửa cũng phải tằn tiện . Còn lúc nào tác giả cũng thấy bà tất bật, đi
chợ, đi mò cua xúc tép, đi gánh chè, đi bán trứng, cả tìm đến nơi
thiêng liêng có bà có cháu : đi chơi đền, chân đất đi đem xem lễ . Và
lúc bà được ngơi nghỉ thì… bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi. Thương bà biết bao
nhiêu!)
d. Cách khái quát hóa(khái : chung cả, quát : thu về,
bao gồm): câu nhận định mang tính kết luận một vấn đề, đưa
ra quan niệm hay cái nhìn chung về những
luận cứ đã nêu . Lối lập luận này có
trong luận cứ và tổng hợp đánh giá .
Thí dụ : Bài thơ có nhan đề Đò
Lèn, là nói đến cả một vùng quê “nghèo của mà giàu tình"; "đơn sơ mà phong phú";
"khổ cực mà thông minh"; "anh dũng vô song"! Vùng đất
"địa linh nhân kiệt", vùng đất "phát tích của những vương
triều"( tổ tiên triều Nguyễn ) vùng đất "của những con người mở đất
về phương Nam"; vùng đất của những "danh thắng" nổi tiếng, vùng
đất của những "đền chùa miếu mạo"; vùng đất "cửa ngõ phía Bắc Xứ
Thanh" , trong đó hiện lên
một người phụ nữ Việt Nam như một biểu
tượng đẹp đẽ của tình thương, hy sinh,
lam lũ, lạc quan , nghèo khó
*Đoạn văn
song hành có hai ý mang tính khái quát
hóa, bởi người viết đã đúc kết toàn bộ giá trị nội dung bài thơ: người bà là
biểu tượng đẹp đẽ của người dân Thanh
Hóa anh hùng .
e. Cách bác bỏ ( bác: từ Hán Việt, có nghĩa là nói bẻ
lại, không đồng tình; bỏ : từ thuần Việt ,cũng có nghĩa là không nhìn nhận ) là cách lập luận đối lập với quan niệm ban đầu, buộc người
nghe chú ý. Ta thường gặp thao tác này ở phần Nêu vấn đề trong thể loại nghị luận.
Thí dụ :- Trong
đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước
. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả
láng,” không cần giữ gìn gì hết !Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của tầm mắt hạn hẹp .
(Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời
sinh, có thể sử dụng “vô tư”, “xả láng,” không cần giữ gìn gì hết !Nhưng đó là
nhầm lẫn lớn của tầm mắt hạn hẹp: mang nội dung bác bỏ : đừng lãng phí nguồn
nước )
Hay để thuyết
phục hiền tài ra giúp nước, vua Quang Trung đã lệnh cho Ngô Thời Nhiệm viết
trong phần Nêu vấn đề :
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời , thì như ngôi sao sáng trên trời cao . Sao
sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, ngươì hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử .><
(bác bỏ )Nếu như che mất ánh sáng, giấu
đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng ,thì đó không phải là ý trời
sinh ra người hiền vậy.
· Cả hai
đoạn văn Nêu vấn đề đều được xây
dựng bằng lối bác bỏ .Nước không phải là thứ trời sinh, nên phải tiết kiệm.
Hiền tài là sao sáng, làm sứ giả cho thiên tử. Vì vậy, chớ nên lẩn tránh việc
giúp vua .
III. CÁC THAO TÁC KHÁC :
1 .Diễn dịch có
luận chứng kết hợp với thao tác phân
tích và so sánh
Thí dụ 1: Chiếc
thuyền ngoài xa : Để làm sáng tỏ
nguyên nhân nào khiến anh chồng làng chài luôn đánh đập vợ một cách dã
man, có học sinh đã viết :
-Luận cứ . Cái danh
của anh chồng bị tổn thương( để con cái đói khổ ) chị vợ rất thấu hiểu.
-Luận chứng :
-. Người vợ hiểu rõ nỗi khổ tâm ấy của chồng . Anh không mượn rượu để
nguôi .Anh cũng không bỏ chị, đàn con, đi tìm hạnh phúc khác như nhiều người
đàn ông trên đời này vẫn làm.Anh trút đau khổ lên vợ.Đánh vợ khủng khiếp như thế, nhưng miệng anh luôn rên rỉ , đau đớn
: Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ (chị vợ đẻ nhiều quá, mà thuyền thì chật .)
-Chiếc thắt lưng của lính ngụy, bãi xác xe tăng của
Mỹ, hai thứ trước đây anh căm ghét,lánh xa( cho nên anh từng trốn lính, khiến
gia cảnh thêm nghèo cùng ) ,lại là nỗi kinh hoàng, đau đớn cho vợ anh ,gieo nỗi
oán hận cha ở Phác, đứa con mà tính khí, mặt mũi giống như lột ra từ anh , và
hẳn chị đặc biệt yêu thương, cùng lũ con (đàn bà ở thuyền phải sống cho con,chứ không thể sống cho
mình)vì chị rất thương chồng (đám đàn bà
hàng chài cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,để cùng làm ăn
nuôi nấng đặng sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa)Nhưng đàn con vẫn đói.
- Điều mà Đẩu
và Phùng “không thể nào hiểu được, vâng, không thể nào hiểu được ”,là như thế đó. Chị vợ đã xin được với chồng , rằng đưa
chị lên bờ mà đánh, để con cái không biết ,rồi sau đó, người chồng lẳng lặng về
thuyền, tảng lưng khum khum , vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn . Dáng đi, dáng
người như muốn nói anh đánh vợ bởi anh quá đau khổ, quá bế tắc. Nỗi đau ấy ,
cơn bế tắc ấy,chẳng bao giờ vơi .Nhưng anh biết làm sao ! Ở người chồng,nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã để cho Phùng quan sát dáng vẻ đi đứng, lối “thượng cẳng
chân hạ cẳng tay” của hắn với vợ con ,nhưng ở đây, tác giả lại khuyến khích
Phùng chú ý từng điệu bộ,cử chỉ,lời nói, đặc biệt ánh mắt người vợ , vì tất cả
tính cách của chị dường như bộc lộ qua những tín hiệu ấy ( thao tác phân tích nội dung // nghệ thuật ) Người phụ nữ tuổi ngoài
bốn mươi, độ tuổi “ tứ thập nhi bất
hoặc” (có nghĩa là khi người ta tới
40 tuổi đã có thể hiểu thấu mọi sự-lý
trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là
người tốt hay xấu,)( thao tác so sánh
)
- Đánh giá . cho nên lúc đầu,chị đặt mình vào
thế bị động, sợ hãi
khi chánh án buộc chị bỏ chồng nhưng lập tức
chị nhanh chóng nhận ra có thể “ cầm càng”hai chú cách mạng này, vì
chị quyết tâm gìn giữ hạnh phúc gia đình
.*Đoạn diễn dịch,phân tích tấm lòng yêu chồng ,hiểu chồng của chị phụ nữ
làng chài . Phần luận chứng được phân tích tỉ mỉ, kết hợp giữa nghệ thuật và
nội dung ,có so sánh hợp lý
T hí dụ 2 :-Tây
Tiến: ( ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến,
chứa đựng niềm tương tư của một người từng sống, chiến đấu, chứng khiến bao nỗi
gian khổ, cả hy sinh đau thương của đồng
đội trong binh đoàn Tây Tiến, nay buộc phải chuyển sang công tác ở một đơn vị mới, lòng nhà thơ bồi hồi
nhớ thương ) Cả bài thơ với 38 câu và
bốn từ nhớ , nhưng niềm nhớ nỗi
thương trào dâng từng câu thơ, từng cảnh
vật, từng con người.. Dù không chọn từ nhớ
nữa, bởi nỗi nhớ bao trùm cả bài thơ . Trong bài Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu cũng
gửi theo nỗi hồi tưởng về những tháng
năm dài sống ở đây với bao kỷ niệm đẹp.
Động từ nhớ dường như rải rác khắp bài thơ 90 câu lục bát này. Với Tây Tiến,
ngay hai câu mở bài, dường như đứng độc
lập giữa bài thơ, nhưng ý tưởng xuyên suốt bài thơ , mỗi từ , mỗi hình ảnh đều
mang một ý nghĩa . (
giải thích gía trị của động từ Nhớ .Đoạn
diễn dịch )
Đoạn diễn dịch này có luận chứng được sử dụng
hai thao tác : phân tích ( nhớ, bốn từ nhớ có
ý nghĩa gì ) so sánh ( Nỗi nhớ của Tố Hữu trong bài Việt Bắc và nỗi nhớ
của Quang Dũng có nét giống nhau, cùng hướng về quá khứ và kỷ niệm )
2 Qui nạp , phân tích và so sánh :
-
Chọn
nhiều luận chứng chứa những vấn đề có điểm chung hay tương đồng . Phải phân
tích hay so sánh bằng ngôn ngữ mang yếu tố trừu tượng, khái quát
-
Nhận
định đánh giá các luận chứng này
-
Rút ra luận cứ.
Thí dụ :
Chiếc thuyền ngoài xa:
Qua câu chuyện , ta thấy mục đích ban đầu của Phùng
là tìm
đến vùng bờ phá này để săn tìm
những phong cảnh về thuyền và biển lúc bình minh, kết hợp với việc thăm Đẩu,
người bạn đã từng chiến đấu bên anh suốt nhiều năm ở vùng rừng A So, nơi Phác
theo ông ngoại đi buôn gỗ . Anh thực sự vô cùng hạnh phúc khi chụp được những bức ảnh về thuyền và
biển ,hoàn thành tốt công việc cơ quan giao cho , đó là bộ lịch ảnh nghệ thuật
năm tới . Theo Phùng, bối cảnh thuyền –biển thật
đắt trời cho là cái đẹp,là đạo đức
Một chiếc thuyền
lưới vó đang chèo thẳng về phía Phùng, dưới con mắt yêu nghệ thuật, đó là bức
tranh mực tàu của một danh họa thời cổ .Trên khung nền bầu sương mù trắng , pha
chút nắng hồng mặt trời bình minh , chiếc mui khum khum của thuyền có người
lớn, trẻ con ngồi im lìm như tượng .Hình ảnh ấy, màu sắc ấy, hướng đi ấy, là
biểu tượng của tương lai, của yên bình,của no đủ .Doanh nhân thường chọn những
bức ảnh về thuyền mang tính ẩn dụ phong phú như thế để trưng bày, ngắm nghía với khát vọng về
phong thủy, tâm linh .( nêu
luận chứng , phân tích , so sánh :bức danh họa chứa biểu tượng của tương lai, yên bình, no đủ)
. Với Phùng, vẻ đẹp đơn giản và toàn bích ấy đã khiến tim anh như thắt lại,
xúc động vô cùng.Với anh, miền
quê này vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh, hẳn sống trong thanh bình, no ấm ( câu tổng hợp )
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu
tả rất tỉ mỉ về bối cảnh chung của bức ảnh anh đã chụp, về tâm trạng đầy phấn khích
của anh , cả diễn biến sự việc . Đây, hãy để cho Phùng cảm nhận : Trong giây phút bối rối, : tôi tưởng chính mình vừa khám
phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong
ngần của tâm hồn.
*Đoạn văn quy nạp ( câu chứa luận cứ : tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy
cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn ) đúc kết
những luận chứng xoay quanh bức ảnh về
thuyền , biển trong sương sớm – đó là
một biểu tượng của
tương lai, yên bình,và no đủ. Người viết phân tích tỉ mỉ các luận cứ : thuyền hướng mũi vào bờ hàm ý tương lai, sương mù đồng nghĩ với no đủ,
người im lìm là yên bình . Đó là sự đơn giản, toàn bích .Lối so sánh (
thuyền và doanh nhân )làm tăng giá trị phong thủy củacon thuyền Câu tổng hợp quá trình phân tích luận cứ :
Phùng hạnh phúc vô cùng .
3 . Móc xích kết hợp
phân tích , so sánh
-Văn học cách mạng coi việc đấu tranh khẳng định bằng nghệ thuật
những cái mới, tích cực, tiên tiến, tốt đẹp trong cuộc sống là xu hướng chủ đạo
trong việc phản ánh thực tại , đồng thời không loại trừ việc mô tả những cái
tiêu cực, lạc hậu , xấu xa, nhưng không
chỉ mô tả bằng thái độ phê
phán nghiêm khắc ,mà còn nhằm mục đích đấu
tranh xóa bỏ chúng”
-Điều này chúng ta đã bắt gặp qua truyện ngắn Vợ chồng
A Phủ của nhà văn Tô Hoài , nay trong “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu
cũng một truyện ngắn sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội
chủ nghĩa, nhưng thoạt đầu, tác phẩm được chú ý ở cốt truyện mang đậm màu sắc hiện thực phê
phán để “mô tả, phê phán nghiêm khắc cái
lạc hậu, tiêu cực”.
-Từ đó, số phận
các nhân vật chính được ánh sáng cách mạng soi đường, mở ra một lối thoát tốt đẹp
Đoạn văn có lập
luận móc xích để đưa luận đề ( văn học cách mạng mô tả cái lạc hậu , nhằm mục
đích xóa bỏ ), kết hợp nêu tên tác giả, tác phẩm chứa luận đề này.
( văn học cách
mạng chủ trương phê phán,xóa bỏ cái xấu
-> điều này được hai nhà văn thể hiện ->thể hiện bằng cách mở cho nhân
vật con đường sống tươi sáng .
4. Song hành kết hợp
phân tích , so sánh :
- Bức tượng đài bằng đá, thạch cao hay những loại khác để tưởng nhớ công ơn người lính Tây Tiến đã và
đang được dựng nhiều nơi, nhưng bức tượng bằng thơ về những
chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến, mãi mãi chỉ có một.
-Họ có ngoại hình mang đậm
chất Tây Tiến . Cái tên Đoàn
binh không mọc tóc cũng là một
tên gọi không chính thức của trung đoàn.
- Họ có đời sống trí tuệ rất mạnh mẽ , bộc lộ qua đôi mắt, và đời sống tình cảm cũng vô cùng
lãng mạn, ấp ủ trong tim . Câu thơ đã khiến có một giai đoạn bị đánh giá đậm chất tạch tạch sè – tiểu tư sản, ủy mị.
Nhưng đó là nét đẹp tâm hồn người, nào ai có thể dấu được .Đó là thái độ sống rất thật và nhân
bản ,
- Vượt lên tất cả, cái đẹp hành động , thật đáng ngưỡng mộ, sự
hy sinh cao cả . Họ đã thề như Kinh Kha xưa
sang Tần ( Tráng sĩ nhất khứ bất phục hề
) còn của họ lời nguyện đẹp đẽ và thiêng
liêng lắm: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh .Một giá trị sống được cảm nhận cụ
thể, trở thành một triết lý sống vĩnh cửu . Ai lại chẳng yêu
hòa bình, chẳng ai muốn đất nước rơi vào
cảnh bom đạn . Nhưng đã đối diện, thì mạnh
mẽ đương đầu
.Tên gọi trìu mến của trung đoàn 52 là binh đoàn Tây Tiến, những
con người từ Hà Nội tiến về phía tây đất
Việt thân yêu . Họ mang theo tinh thần “
quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” , đó là thái độ cống hiến với một ý chí tận trung, tận hiếu . Gian khổ , hy
sinh hẳn là điều không tránh khỏi, thì hãy xem như một quy luật sống, để chấp nhận và cả đón nhận với khối óc tỉnh táo, trái tim lạc quan yêu
đời .
Đoạn văn
theo thao tác song hành ,phân tích
những vẻ đẹp về bức tượng đài Quang Dũng
tạc bằng thơ tặng người chiến sĩ
vệ quốc trong binh đoàn Tây Tiến có bốn ý mang giá trị như nhau . Các luận cứ
được phân tích tỉ mỉ từ nghệ thuật sang nội dung,có dùng lối so sánh để luận cứ
thêm sống động ( với Kinh Kha, với phương châm của đội
quân cảm tử thủ đô ..)
B. PHƯƠNG THỨC TỰ
SỰ
I . ĐỊNH NGHĨA : Để xây
dựng một văn bản tự sự ( truyện ngắn, tiểu thuyết)nhà văn phải thực hiện động tác ba động tác : đầu tiên là
kể , tiếp theo là miêu tả, cuối cùng thì bày tỏ cảm xúc .
1 .Kể ( tự sự )Lần lượt chỉ ra các hành động
của nhân vật, tạo nên tình tiết với những động từ theo trình tự thời gian (
trước sau ) hay không gian ( ngoài vào trong )
Thí dụ :- Văn học
dân gian : Kể là một phương thức quen
thuộc và phổ biến nhất của truyện dân gian .Trong truyện truyền thuyết An Dương
Vương , tác giả kể nhà vua ở nước Âu
Lạc, họ Thục, tên Phán. Sau theo ,theo trình tự thời gian, tác giả lần lượt nêu
các mốc : xây thành ( không thành công, lập đàn cầu khẩn, một cụ già tiến cử sứ
Thanh Giang ) , chế vũ khí ( do vua mong
có vũ khí chống giặc ngoài, Rùa đã nhận
lời, trao vuốt, rồi căn dặn ..
-
Văn
học viết :a. Một
buổi tối, đoàn thuyền vận tải quân lương của Uy ban kháng chiến Nam BỘ đỗ lại đây. Anh học sinh trường côle
người trong ban tiếp tế đã cho tôi theo thuyền từ Hậu Giang đến đây bảo tôi: "Chỉ ghé lại độ
nửa giờ cho các chú lên chợ mua thức ăn. Có muốn lên bờ không?.
Tôi lắc đầu. Anh bèn vỗ vai tôi cười lớn: "Vậy thì tốt quá, ngồi lên mui ngó lên bờ chơi cũng được. Trông chừng đồ đạc em nhé!" Anh lần theo cây đòn dài bắc sang một chiếc thuyền khác, và lẹ làng như con sóc, co người trèo qua be mấy chiếc tam bản, mấy chiếc xuồng nhỏ của những người đi chợ đậu ken dọc theo bến rồi nhảy phóc lên bờ.
- Đừng đi đâu nhé Uống cà phê xong anh sẽ xuống cho chú mày cái bánh! - anh xốc khẩu súng mô-de đeo bên hông, vẫy vẫy tôi và rướn hai chân, cố nói thật to để cho tôi nghe thấy.
- Rồi! Nghe rồi... Anh cứ đi đi! - tôi bắc tay lên mồm đáp lại.
Tôi lắc đầu. Anh bèn vỗ vai tôi cười lớn: "Vậy thì tốt quá, ngồi lên mui ngó lên bờ chơi cũng được. Trông chừng đồ đạc em nhé!" Anh lần theo cây đòn dài bắc sang một chiếc thuyền khác, và lẹ làng như con sóc, co người trèo qua be mấy chiếc tam bản, mấy chiếc xuồng nhỏ của những người đi chợ đậu ken dọc theo bến rồi nhảy phóc lên bờ.
- Đừng đi đâu nhé Uống cà phê xong anh sẽ xuống cho chú mày cái bánh! - anh xốc khẩu súng mô-de đeo bên hông, vẫy vẫy tôi và rướn hai chân, cố nói thật to để cho tôi nghe thấy.
- Rồi! Nghe rồi... Anh cứ đi đi! - tôi bắc tay lên mồm đáp lại.
-
(Đất rừng
phương Nam – Đoàn Giỏi )
B Tháng giêng năm Nhâm Dần , niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43 ( 1781) gặp lúc
trời xuân sáng láng, hoa cỏ tốt tươi. (Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác )
-
2 .Miêu tả (tả ) Dùng ngôn ngữ để dựng lên một chân
dung cụ thể về một con người, một
khung cảnh thiên nhiên, tạo cho người đọc có cảm
giác như đang được đối diện với cảnh và người. Đối với người, việc phác học
chân dung ( ngoại hình ) cũng là hướng mô tả số phân, tính cách nhân vật. Văn học dân gian mang tính truyền miệng nên
yếu tố tả có phần hạn chế, mang tính sơ lược
Thí
dụ: a Thành rộng hơn nghìn trượng,
xoắn hình trôn ốc( truyền thuyết
An Dương Vương )
-
b - Trên các nẻo đường, áo quần
mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy – Cành lá hai cây xoan đào
che mát thành hai bóng tròn như hai cái lọng –Cây thị cao lớn,cành lá xum
xuê ( Cổ tích Tấm Cám )
Trong văn học viết, biện pháp tả được tận dụng tích cực, đặc biệt với những cây viết
bản lĩnh , tài năng, ,vì đây là bước khó khăn nhất của phương thức tự sự .
Thí dụ : Mấy cây trước sân nhà U trai của tôi nở hoa,
kết quả, tuyết rủ, hương bay.Trong cái ao ở mé tây vườn, đàn cá tung tăng ra
đớp những vành trăng nhấp nhô trên song . Chim oanh qua lại, vun vút như thoi
đưa, bay vào lùm cây mát rượi . (Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác )
3 .Biểu
cảm : Bày tỏ cảm xúc ( biểu cảm ) là cách nhà văn bộc lộ suy nghĩ, tình cảm,
thái độ của mình trước cảnh, người mình kể và tả . Có khi chỉ cần kể và tả bằng
lối ngôn ngữ hàm súc, tinh tế, ngươi đọc cũng
cảm nhận được tâm trạng tác giả
muốn baỳ tỏ . Các tác giả văn học dân gian thường chọn cách này (tính biểu cảm
đã được kể cụ thể).
Thí dụ : a .Tấm mừng quá, vội tắm rửa rồi thắng bộ vào - Cám sợ
hãi chạy về nhà mach mẹ ( Tấm Cám )
b.
Tôi thường dắt tiểu đồng lên núi,
tha hồ ngắm cảnh khói mây để
tiêu khiển, hoặc ngồi ở đình Nghênh phong mà
buông câu,hoặc ngồi ở lầu Tị Huyên mà
gãy đàn… Tha hồ vui thú
II.
CÁC DẠNG TIÊU BIỂU :
1 Dạng theo trình tự cơ bản : Người viết
theo trình tự kể, tả ,biểu cảm như mọi nguyên tắc chung .
Th
í dụ :
-
Kể :Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu
chẳng ai biết hắn là ai.
-
Tả :Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì
trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt
gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực
phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai
cánh tay cũng thế.
Biểu cảm :Trông gớm chết! ( Chí Phèo, Nam Cao )
-
*Tác giả
đang giới thiệu với chúng ta về nhân vật Chí Phèo .Cách kể ngắn gọn
trong hai câu đơn giản . Cách tả lại rất chi tiết ( toàn thân , a đầu, mặt, mắt
, trang phục, từ áo xuất hiện bộ ngực, rồi qua hai cánh tay ) Cảm xúc chỉ vài từ, nhưng ấn tượng .Ngay tính từ
miêu tả cũng gây cho người đọc thái độ khiếp sợ, xa lánh Chí bằng tâm trạng phê phán của tấc giả (đầu trọc
lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm)
2 Dạng kể
và tả kết hợp , cảm xúc vừa ẩn, vừa nêu rõ : Tác giả kể một động tác quan trọng. Sau đó, ông
vừa kể, vừa tả, cách dung từ đã ẩn chứa
cảm xúc. Cuối cùng là xúc cảm cao độ nhất
.
-
Kể :Tất cả diễn ra y như lần trước. Chiếc thuyền
đâm vào đúng quãng bờ phá ngày hôm trước - từ đó đi bộ vào bãi xe tăng hỏng rất
gần.
-
Tả :Và vẫn như lần trước, người đàn bà lội xuống
trước với cái khuôn mặt cúi gằm xuống, và những bước chân thoăn thoắt đi lên
bãi cát. Nhưng khi lão đàn ông vừa rời thuyền để đuổi theo người đàn bà thì
trong lúc ấy, ngay sau lưng lão, một đứa con gái cũng tượt xuống ở đằng lái,
bơi vào. Đứa con gái trạc 14, 15 tuổi. Đấy là trông vóc người và mái tóc xõa
ngang vai - chứ cũng có thể con gái vùng biển ở cái vóc dạng ấy, chỉ mới 12,
13. Nó mềm mại và nhanh như một con vượn đen tuyền trong bộ quần áo đen ướt
rượt bó sát vào mình. Trên đôi cẳng rám nắng, con bé chạy như bay về phía chỗ
thằng Phác đứng. Ngay từ đầu thằng bé hình như muốn tránh giáp mặt đứa con gái
nhưng không thoát, thực sự là đứa con gái lớn hơn và có vẻ rất khỏe.Hai đứa trẻ
vật nhau. Có một lúc thằng Phác vùng ra được khỏi đứa con gái, định bỏ chạy,
nhưng chỉ sau vài sải chân rượt sát ngay sau lưng, đứa con gái đã nhanh nhẹ giơ
tay túm được vạt áo thằng Phác, lôi giật lại. Đứa con gái - mà tôi đoán là con
chị - đã đè ngửa thằng bé ra giữa bãi cát và đến bây giờ thì tôi mới hiểu, đứa
con gái đã rút ra được từ trong cạp quần đùi của thằng bé một vật sáng loáng.
-
Biểu cảm : Trời ơi, đó là một con dao găm.
(Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu)
*Kể một
động tác duy nhất (đâm vào). Sau đó p hần kể và tả rất tỉ mỉ, phong phú,ấn tượng, như dựng lên
trước mắt người đọc một cuốn phim quay
chậm (mẹ đã đi nhanh lên bờ lên bờ , cha đuổi theo, thì cô con gái mềm
mại và nhanh như một con vượn đen tuyền trong bộ quần áo đen ướt rượt bó sát
vào mình. ,trên đôi cẳng rám nắng, con bé chạy như bay về phía chỗ thằng Phác
đứng,
đứa con gái lớn hơn và có vẻ rất khỏe, đã đè ngửa
thằng bé ra giữa bãi cát, một vật sáng loáng) Phần biểu cảm ( trời ơi) là cảm
xúc cao độ. Những từ mô tả cô bé chị Phác, ta thấy tác giả dành nhiều thiện cảm cho cô: cô chỉ tuổi 12-13 nhưng
phổng phao,khỏe mạnh,mềm mại như con vượn đen tuyền..)
)
3 . Kể,
biểu cảm, tả có xen biểu cảm : Vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc .
-
Thí dụ :Kể
:Vào một buổi sáng có một chiếc mảng chở hai người đàn bà ghé vào bến tòa án.
-
Biểu cảm :Tôi thầm cảm ơn Đẩu đã giữ mình ở nán
lại. Nếu thiếu nữ không đi theo mẹ đến tòa án - người đàn bà mặt rỗ hai lần tôi
giáp mặt trong bãi xe tăng hỏng - thì chắc chắn tôi không thể nhận ra đó chính
là đứa con gái ướt sũng từ đầu đến chân, đã vật nhau với thằng Phác để tước lấy
con dao găm.
-
Tả: Thiếu nữ mảnh dẻ trong tấm áo cánh mầu tím
nhạt. Lại một cặp mắt như cặp mắt của đứa trẻ lên năm mà tôi đã chọn để cầm vứt
một nắm phoi bào ra giữa ngọn sóng bạc đầu - một cặp mắt đen của chiếc thuyền
mới đóng.
-
Biểu cảm : Tuy chẳng hiểu chút gì về nghệ thuật
điện ảnh, nhưng bất giác tôi cứ nghĩ giá sau này cần một vai như kiểu nàng tiên
cá thì nhất thiết phải chọn người thiếu nữ này.
Tôi tự hỏi chẳng lẽ cái nhan sắc đang độ trẻ con như đúc từ
trời biển trong suốt, nên thơ này lại được tách ra từ da thịt của một người đàn
bà hàng chài xấu xí và đau khổ?
· Tác giả bắt
đầu đoạn văn bằng cách dùng thao tác kể ( thời gian, không gian,nhân vật ) Và ông bày tỏ
cảm xúc ( thầm cám ơn, không thể nhận ra,nghĩa là tâm trạng đầy ngạc nhiên
,thích thú ). Sau đó, ông mới tập trung tả cô gái vùng biển: Thiếu nữ mảnh dẻ
trong tấm áo cánh mầu tím nhạt. Lại một cặp mắt -một cặp mắt đen của chiếc thuyền mới đóng) và
ông lại nêu cảm xúc , trân trọng cô gái, nhưng xót xa trước nghịch cảnh gia đình
cô
,(Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu)
4 Dạng
kể và tả khái quát để nhằm đề cao cảm xúc . Dòng cảm xúc rất phong phú, mãnh
liệt
-
Thí dụ a .Kể :
Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch
Đằng, thuyền bơi một chiều. ( lược kê những việc làm của tác giả :
qua ngươc,đến bơi )
- Tả ( một bức tranh có bố cục cân đối : cảnh ngang tầm mắt, cảnh cảnh trên cao, dưới chân và xung quanh )Bát ngát sóng kình muôndặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu. Nước trời một sắc, Phong cảnh ba thu. Bờ lau san sát, Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, Gò đầy xương khô.
- Bày tỏ cảm xúc :Buồn vì cảnh thảm, Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
- Tả ( một bức tranh có bố cục cân đối : cảnh ngang tầm mắt, cảnh cảnh trên cao, dưới chân và xung quanh )Bát ngát sóng kình muôndặm, Thướt tha đuôi trĩ một màu. Nước trời một sắc, Phong cảnh ba thu. Bờ lau san sát, Bến lách đìu hiu Sông chìm giáo gãy, Gò đầy xương khô.
- Bày tỏ cảm xúc :Buồn vì cảnh thảm, Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
-
( Bạch Đằng giang phú-
Trương Hán Siêu: đoạn văn bang chữ Hán )
b Kể
về không gian :Ba
bức tường áp gạch men trắng có tranh
Matisse vẽ bằng những nét mực đen đơn giản .
-
Tả sơ
lược :Một vách là
ảnh vị giáo sĩ to lớn, mặc áo choàng lễ phục .Vách tiếp theo là ảnh Đức Mẹ bế
hài nhi , bao quanh rất nhiều hoa .Vách còn lại là cảnh ngày Phục sinh . Những
hình ảnh chân thật,mộc mạc đến bất ngờ .
-
Cảm
xúc :Lòng tôi dậy
lên một cảm xúc thật mãnh liệt .Dù tôi không phải là một tín đồ ,nhưng những
bức tranh đã chạm đến nơi sâu nhất trong trái tim tôi .Tất cả những bức tranh
như nói với tôi rằng tôi hãy
thật nhỏ bé trước
mặt thượng đế , và tôi hãy vui với niềm hạnh
phúc lúc này của tôi .Hãy phó thác mọi chuyện cho Ngài, vì Ngài đãcó một kế hoạch thật đẹp cho tôi rồi Tôi thấy lòng rưng rưng khi ngồi xuống một
chiếc ghế nhỏ đặt trong nguyện đường . Một ngọn nến chợt rực sáng trong tim tôi
.
(Sumiko Masaki )
*Đoạn văn tập trung dành cho tình cảm của tác
giả với cảnh
Phương thức tự sự xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại
, tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, tùy bút , ký ... Học sinh được đọc hiểu
rất nhiều văn bản tự sự , chương trình Ngữ Văn hai bậc
học đã dành một lượng thời gian tương đối nhiều để học sinh được trau dồi các
kỹ năng dựng văn bản tự sự , nhưng tất cả dừng lại sau lớp
10 ! Có thể gặp lại,một khi các em tiếp tục chương trình học một ngoại ngữ nào
đó ở bậc đại học,trong và ngoài nước . Ở năm nhất chuyên khoa Anh ngữ , các em
lại loay hoay với các đề tài ngỡ quen mà lạ lẫm : Hãy kể lại một trải nghiệm bình thường thời thơ ấu học cách nấu cơm (tell of an ordinary childhood
experience-learning to cook rice) hay là một
loại sự kiện quan trọng trong hành trình từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành (a
kind of milestone in the journey from
childhood to adulhood) , hay là Hãy lý giải
bằng cách nào một người bạn quen biết trong phút chốc đã gây một ấn
tượng lâu dài (explain how someone you knew only briefly made a lasting
impression on him, or her) hoặc hãy phản ánh nhận thức của bạn về một nơi bạn
đến thăm vào dịp nghỉ hè (reflect on your perception of a place you visited on
vacation). Chỉ đơn giản là tả cảnh,tả người, hay kể lại câu chuyện qua một kỷ
niệm,một biến cố nào đó . Một bài essay (tập làm văn)dưới đây sẽ khiến chúng ta
có cách nghĩ về việc học thể loại văn biểu cảm ở lớp 10 một cách trân trọng hơn . Tác giả là
một nữ sinh người Nhật , Sumiko Masaki.
Một
ngày đầu mùa hè ở miền Nam nước Pháp.Tôi cùng bố đang lưu trú tại một khách sạn
nhỏ gần bờ biển Nice.Vừa mở cửa sổ phòng,tôi có thể gặp biển ở nhiều hướng ,
đặc biệt mặt biển thay đổi tùy theo ngày hay đêm.Vào mùa này, màn đêm chỉ buông
xuống lúc 23 giờ. Khách du lịch có thể
thưởng thức sự thay đổi nhạy cảm màu sắc của bầu trời hơn bốn tiếng đồng hồ
suốt buổi chiều .
Tôi vốn yêu cái đẹp, màu sắc của
bầu trời,biển lặng, những đóa hoa trong thơ Nhật,nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng
nó chất chứa một cái gì đó buồn bã .Mười năm trước, khi cô tôi mất, tôi bỗng
trở thành dạng người bi quan. Cô tôi là một mệnh phụ xinh đẹp, như một bông
hồng trắng.Khi cô phải vào bệnh viện,gọi là trung tâm ung bướu, cô bảo tôi đem
cho cô những đóa hồng trắng mà cô yêu thích ,vì ở đây mọi người vẫn xem hoa trắng là điều cấm kỵ. Tuần lễ sau,cô tôi
qua đời với những đóa hồng trắng đó .Tôi không hiểu vì sao một người kỳ diệu
như cô tôi lại chết trẻ .Sau đó, hai bà nội ngoại của tôi cũng mãi mãi đi xa
.Tôi vừa bình tâm với một nỗi đau thương quá lớn,lại phải đối diện với một nỗi buồn sâu thẳm mới .
Những biến cố này làm cho tôi thành một người nghĩ rằng một ngày nắng đẹp thế
mà phút chốc mưa bão ấp đén .Tôi trở nên
tin rằng không có hạnh phúc nào bất tận và không có cái đẹp nào vô biên .
Trời nắng .Bầu trời ban mai và biển thật
xanh .Ánh nắng chói chang của biển miền
Nam nước Pháp làm mọi vật thật sinh động .Hai bố con tôi đi dạo dọc theo
bờ biển . Đây là quãng thời gian đẹp và
hạnh phúc , nhưng tôi không có tâm trạng tận hưởng trọn vẹn,do tôi cứ bị
ám ảnh bởi ý nghĩ đau buồn luôn luôn theo sau niềm vui .
Hai bố con tôi đã dự tính sẽ đến Vence để viếng một nguyện đường nhỏ ,
do Matisse , một nghệ nhân bố tôi rất ngưỡng mộ,trang trí .Vence cách Nice độ
nửa giờ đi xe .Khi xe vào đến thị trấn Vence, đập vào mắt khách phương xa là
những ngôi nhà gạch nhỏ,mái màu nâu .Chúng tôi men con đường nhỏ chạy giữa ngôi làng thanh vắng,tìm đến nhà
nguyện .Quyển sách hướng dẫn của tôi cho biết Matisse đã thiết kế kính
màu,gạch có họa tiết trên vách tường,và cả lễ phục dành cho các giáo sĩ .Ông làm việc để tạ ơn một nữ tu trong nhà
thờ,bà đã săn sóc và an ủi khi ông bị bệnh rất nặng .Tất cả là những tác phẩm
vĩ đại nhất của Matisse trong những năm
cuối đời .
Mặc dù nhà thờ ở trên đỉnh đồi, nhưng
chúng tôi gần như không thấy vì nó nhỏ quá . Một tấm biển rất bé bằng gỗ treo
trên hàng rào ghi “Nguyện đường do Matisse trang trí ”.Trong lòng tôi có chút
thất vọng .Khi chúng tôi đến đứng trước cổng , hai nữ tu xuất hiện, mời khách
vào trong .
Thoạt
tiên, tôi trông thấy lớp kính màu ngay trước mặt,ngay góc những bậc tam cấp
trắng dẫn lên nguyện đường . Có lẽ từ trước
hồi nào đến giờ, tôi mới bắt gặp một dạng kính màu đơn giản đến thế .
Trẻ con cũng có thể vẽ hình cá heo,ngôi sao trên nền kính trắng và xanh da trời
.Nhưng bất giác tôi mỉm cười. Cảnh thật dễ thương.Chúng tôi bước lên tam cấp và
vào trong nguyện đường .
Nguyện đường ư ?Tôi ngỡ ngàng với không
khí ấm áp và ánh sáng xuyên qua hai cửa
kính lớn .Tôi chưa từng biết có ngôi nguyện
đường nào sáng chói như vậy.Không có phòng xưng tội, hay không khí nặng nề .Có
cảm giác như một lớp học ở trường mẫu giáo vậy , và tôi là em bé đó .Mặt trời
xuyên qua lớp kính màu nhuộm sàn nhà trắng thành xanh dương,xanh mạ, vàng tươi
.Hình ảnh trên kính là cây hay rong biển nhỉ ?Nhưng trong mắt tôi, đó là những
đóa hoa niềm vui .
Ba bức tường áp gạch men trắng có tranh Matisse vẽ bằng những nét mực đen
đơn giản .Một vách là ảnh vị giáo sĩ to lớn, mặc áo choàng lễ phục .Vách tiếp
theo là ảnh Đức Mẹ bế hài nhi , bao quanh rất nhiều hoa .Vách còn lại là cảnh
ngày Phục sinh . Những hình ảnh chân thật,mộc mạc đến bất ngờ .Lòng tôi dậy lên
một cảm xúc thật mãnh liệt .Dù tôi không phải là một tín đồ ,nhưng những bức
tranh đã chạm đến nơi sâu nhất trong trái tim tôi ., Tất cả những bức tranh như nói với tôi rằng tôi hãy
thật nhỏ bé trước mặt thượng
đế , và tôi hãy vui với niềm hạnh phúc lúc này của tôi .Hãy phó thác mọi chuyện cho Ngài, vìNgài sẽ đã một kế hoạch thật đẹp cho tôi rồi Tôi thấy lòng rưng rưng khi ngồi xuống một chiếc ghế nhỏ đặt trong nguyện
đường . Một ngọn nến chợt rực sáng trong tim tôi .
Chiều hôm ấy,chúng tôi nhẹ bước dọc theo bờ
biển .Bầu trời với màu cam nhạy cảm , giống như tranh của các họa sĩ trường
phái ấn tượng. Mặt biển nnhư một tấm lụa vàng óng khổng lồ .Tôi cảm thấy sự ấm
áp qua cánh tay bố .Một chân trời mới
tôi vừa tìm thấy ! Nhiều năm rồi, tôi là kẻ thiếu can đảm , và chạnh
lòng vì ngỡ hồn mình sẽ tê cứng đi trước cuộc sống .Tôi dường như đã đánh mất
nụ cười trẻ thơ .Nhưng hôm nay tôi có thể tận hưởng không khí trong lành này,vì
tôi đã biết mình nhỏ lại trước vẻ đẹp vĩ đại bao quanh .Tôi nhắm mắt lại và hít
thật sâu. Những đóa hoa hạnh phúc mà Matisse vẽ tỏa sáng lung linh giữa sóng
vàng óng ánh của tâm trí tôi .
Matisse ( 1869 - 1954) là một nghệ sĩ người Pháp đã vẽ trong
một ngôi nguyện đường nhỏ bên thành phố Nice, khiến cô gái Nhật bừng tỉnh, tìm được nguồn sống mới, sau những
chuỗi ngày dài chìm sâu trong đau thương, mất mát . Ông từng nổi tiếng với khả năng sử dụng màu sắc và
chất lỏng ,cùng khả năng hội họa tuyệt
vời và nguyên sơ. Với tư cách là một họa sĩ, nhà
điêu khắc, nhà làm đồ họa in ấn, Matisse được biết đến như là một trong những
nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỉ 20. Ông là nhân vật tiên phong của trường phái dã thú, vào thập niên 1920. Ông được coi là một
trong những người nâng tầm truyền thống cổ điển trong hội họa Pháp. Tài năng
của ông nổi bật trong việc sử dụng ngôn
ngữ màu sắc biểu cảm và khả năng hội họa đặc trưng. Henri Matisse được coi là
một trong những nhân vật đi đầu trong nghệ thuật hiện đại.
Một văn bản tự sự thật ngắn gọn nhưng sâu
sắc .Câu chuyện được viết theo một bố cục rõ ràng ( mở,thân kết )Ở phần mở đầu,
từ đoạn giới thiệu thời gian,không gian và nhân vật, tác giả đã cố ý tả vài nét
về cảnh đẹp cuả vùng biển Nice nổi tiếng của Pháp , nơi màu nước đại dương luôn
thay đổi ,vì mãi 11g đêm mới hết một ngày !
Ngày dài, cảnh đẹp ,nhưng cô gái rất buồn
. Nhiều người thân yêu trong gia đình đã ra đi mãi mãi,
trong một quãng thời gian ngắn,khiến cô hụt hẫng. Đến biển cùng bố, cô vẫn thấy
lòng nặng nề,vì ý nghĩ đau buồn luôn luôn
theo sau niềm vui .
Câu chuyện nhanh chóng đi đến cao trào : Nhưng hôm nay tôi có thể tận hưởng không khí
trong lành này,vì tôi đã biết mình nhỏ lại trước vẻ đẹp vĩ đại bao quanh.
Tác giả chỉ là sinh viên năm thứ nhất,chưa
hẳn là quen cầm viết, nhưng ta thấy cô có kỹ năng dựng một văn bản tự sư . Có
cốt truyện,có nhân vật,có tình tiết . Cô biết quan sát,biết phối hợp ba động tác kể (từng làm gì, ở đâu,với
ai,trong quá khứ, bây giờ); cô biết tả ,() dù không đặc sắc nhưng ấn tượng ở lối so sánh (biển như một tấm lụa óng
vàng khổng lồ, nhà nguyện trông như một lớp mẫu giáo)đặc biệt, lối bày tỏ cảm xúc đều
được ghi nhận sau các chi tiết kể và tả .Cô không ấn đinh cụ thể trình tự kể,
tả, biểu cảm , mà xen kẽ rất hợp lý . Phần đầu của thân bài, cô kể tâm trạng ,
là nguyên nhân nỗi buồn bi quan của mình .
Cảnh đi viếng ngôi nguyện đường được cô phối hợp kể, tả, nêu cảm xúc rất
nhuần nhuyễn .
Bài Phú của cô hiện đại, nhưng đầy chất Phú .
Mơ ước làm sao ,bằng ngôn ngữ mẹ đẻ,học sinh
Việt Nam cũng có thể viết được những bài
tự sự hay như thế .
Dalat tháng 2.2014
No comments:
Post a Comment