Monday, August 26, 2019

Bài 5 NLXH BÌNH LUẬN CHÍNH LUẬN



 1  .VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
 (Nguyễn Đình Chiểu)
  Văn tế vốn là thể văn tự sự, kết hợp yếu tố trữ tình , dùng để kể lại cuộc đời ,sự nghiệp,tính cách của người được tế cúng ,đồng thời gửi gấm, bày tỏ tấm lòng của tác giả và mọi người  dành cho nhân vật được tế cúng đó .
     Về mặt nội dung , một bài văn tế bao giờ cũng bao hàm hai ý chính : ca ngợi công đức người đã khuất và bộc  lộ tình cảm ,thái độ của người đang còn sống trong giờ phút vĩnh biệt .  
Âm điệu chung của bài văn tế là bi thương .Tuy nhiên ,nhiều khi đứng trước cái chết của người anh hùng, tác giả có những xúc động mạnh mẽ, cao cả, làm cho bài văn tế có thêm âm điệu hùng tráng ,chẳng hạn  như  Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc .
  Về hình  thức, văn tế có thể viết theo hai kiểu: Dạng phú (Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc) và dạng song thất lục bát ( Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến )
 Ở bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, ta thấy tác giả không chỉ ca ngợi đức độ của người đã hy sinh vì nước và tiếc thương họ, mà ông muốn nêu lên một thái độ sống, một quan điểm muôn thuở của người dân trong binh loạn : thà chết vinh còn hơn sống nhục .Ông đã  chọn lối hành văn có hướng đánh giá bàn bạc đúng sai rõ ràng , dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ, kết cấu có hệ thống, đó là các phương thức lập luận của  văn Bình luận xã hội. Bài Văn Tế có lung ( nêu vấn đề của bài bình luận )  thích thực, ai vãn ( giải quyết vấn đề )kết  thúc vấn đề ( kết )

I .  NÊU VẤN ĐỀ  : Trong bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu viết phần Lung (Luận chung về lẽ sống chết và lý do đứng tế người đã chết .) với hai câu biền ngẫu ( súng giặc… như mõ, bắt đầu bằng  thán từ Hỡi ôi!),thì đây chính là phần Nêu vấn đề( chứa luận đề ) của một bài văn nghị luận bình luận.   Nội dung  hai câu trong Văn Tế (Chúng  ta  tế điếu  người nghĩa quân hy sinh vì Tổ Quốc ,để ca ngợi,tiếc thương họ  , vì họ đã xứng đáng bài học “chết vinh hơn sống nhục”)
Trong  Nêu vấn đề , tác giả đã xác định đúng  luận đề :  sự hy sinh của nghĩa quân có ý nghĩa rất to lớn .
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  (thích thực, ai vãn). Tác giả trả lời  ba câu hỏi , chứa ba luận điểm : mặt tích cực của sự hy sinh to lớn này( mặt đúng của vấn đề)- mặt  đau thương,oan uổng( mặt chưa đúng của vấn đề ) – ý nghĩa cao quý nhất ( mặt dung hòa ), cũng hàm  chứa  kể lại công đức người đã khuất, bày tỏ niềm thương tiếc .. Phần này  chiếm dung lượng của bài văn tế , kéo dài từ câu biền ngẫu thứ ba đến câu 25 (nhớ linh xưa… ngõ)
1.     Luận điểm 1 ( mặt đúng ) ( nhớ…súng nổ ):  sự hy sinh của nghĩa quân có ý nghĩa rất to lớn vì 
 +luận cứ 1:  nghĩa quân là những nông dân thật thà,chất phác, cần cù ,lam lũ,. Các luận chứng là  Câu tổng hợp  được hiểu ngầm. Đoạn diễn dịch
 (  Đoạn diễn dịch có ba vế. Luận cứ đứng đầu, tiếp theo các luận  chứng  , gồm những dẫn chứng,  thí dụ cụ thể, cùng với sự phân tích    của người viết ,làm  sáng
  Dẫn chứng )
+luận cứ 2: nghĩa quân rất yêu nước , từ chỗ nhận diện kẻ thù trong suy nghĩ, đến tình cảm căm hơn, cuối cùng là hành động tự nguyện, không được huấn luyện, không được trang bị quân trang,vũ khí . Có nhiều luận chứng . Câu tổng hợp  được hiểu ngầm. Đoạn diễn dịch
+luận cứ 3 : nghĩa quân  chiến đấu rất tự giác, dũng cảm  và có hiệu quả.Câu tổng hợp được hiểu ngầm. Lối tư duy phân tích,thao tác diễn dịch .

2.     Mặt chưa đúng (Ôi..  đáng số ) là luận điểm 2, có một luận cứ  Nghĩa quân đã hy sinh oan uổng vì họ  không phải là kẻ đi đày, kẻ can án,kẻ đào ngũ , phải cầm súng để chuộc tội. Có các luận  chứng  trong  hai vế tương phản : ngỡ xông pha trăm trận/nào ngờ vội hy sinh; ngỡ may mắn   giữa sa trường/nào ngờ đã da ngựa bọc thây;mãi mãi ra đi/không cần gươm hùm treo mộ ; sông Cần Giuộc,chợ Trường Bình  ngỡ tưng bừng, lại ủ ê/trẻ già ngỡ vui mừng ,lại đều lụy nhỏ ..Một từ duy nhất “Ôi!” và  câu kết thúc đoạn đã chứa đựng: tiếng khóc tiếc thương, đau xót . Đoạn diễn dịch
3.     Mặt dung hòa so với đề(nhưng…khổ)( ai vãn ) chúng ta ngợi ca những con người hy sinh vì Tổ quốc

III .KẾT THÚC VẤN ĐỀ   :Bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế ,Vẫn phù hợp với tinh thần của một bài Bình luận xã hội :
 -xác định mặt tích cực của đề (ta tế điếu  người nghĩa quân hy sinh vì Tổ Quốc ,ca ngợi,tiếc thương họ  , vì họ đã xứng đáng bài học “chết vinh hơn sống nhục”)
 - liên hệ bản thân(khóc thương người anh hùng ,tưởng nhớ bằng nén nhang thơm )Đây là đoạn văn có lập luận song hành ,hai ý tưởng có giá trị như nhau . 
(kết )
 DÀN Ý
 1 Nêu vấn đề : sự hy sinh của nghĩa quân có ý nghĩa rất to lớn .

1.      Giải quyết vấn đề :
a.      Mặt đúng : sự hy sinh của nghĩa quân có ý nghĩa rất to lớn vì:  nghĩa quân là những nông dân thật thà,chất phác, cần cù ,lam lũ; : nghĩa quân rất yêu nước , từ chỗ nhận diện kẻ thù trong suy nghĩ, đến tình cảm căm hơn, cuối cùng là hành động tự nguyện, không được huấn luyện, không được trang bị quân trang,vũ khí; nghĩa quân  chiến đấu rất tự giác, dũng cảm  và có hiệu quả
b.      Mặt sai : Nghĩa quân đã hy sinh oan uổng vì họ  không phải là kẻ đi đày, kẻ can án,kẻ đào ngũ , phải cầm súng để chuộc tội
c Mặt dung hòa : chúng ta ngợi ca những con người hy sinh vì Tổ quốc

 3 Kết thúc vấn đề : xác định mặt tích cực của đề(nghĩa quân  đã xứng đáng bài học “chết vinh hơn sống nhục”)
                               liên hệ bản thân(khóc thương người anh hùng ,tưởng nhớ bằng nén nhang thơm )
        Câu hỏi .
1. Định nghĩa thể Văn tế . Kết  cấu bài Văn tế  dưới hình thức một văn bản bình luận chính luận ra sao ?
2 Phân tích 5 bước của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc và Khóc Dương Khuê .

  
   2 . KHÓC DƯƠNG KHUÊ
           (Nguyễn Khuyến )       
“Khóc Dương Khuê” là bài thơ song thất lục bát,mang  nội dung một bài Văn tế , và vì vậy có kết cấu của bài Văn tế (Lý do tế, công đức người đã khuất , bàn luận về lẽ sống chết, bày tỏ niềm thương tiếc ).Đặt bài này vào khung một bài văn Bình luận, thao tác đọc hiểu sẽ nhanh chóng hơn .Chẳng hạn :
    -1 Nêu Vấn đề ( Bác..ta): (vấn đề gì) : tác giả  tế điếu  Dương Khuê. (nghĩa là gì , để làm gì? ):Ca ngợi,tiếc thương họ  . ( vì sao như thế): Vì họ là bạn thân thiết .(lung )
   -    2   Giải quyết vấn đề ( nhớ …ngõ ), ta cũng xác định dễ dàng ba bước nghị luận:
            . mặt đúng  so với đề( nhớ..là  ):tác giả ca ngợi,tiếc thương vì họ đã có một tình bạn do duyên trời định, quý mến nhau ngay thuở đỗ đạt, cùng tận hưởng những thú vui tao nhã của nhà nho , cùng sẻ chia thân phận quan trường thời nô lệ , rồi cùng đón tuổi già đến .(thích thực)
           . mặt chưa đúng so với đề(muốn … đàn ): tác giả trách mình (do tuổi cao, đi lại thăm viếng khó khăn )trách móc bạn ( sao vội đi, để người lớn tuổi hơn ở lại một mình, chén rượu ,câu thơ, gian buồng, cung đàn .. đều thương nhớ, đớn đau ) .(thích thực)
            . - rút ra mặt đúng nhất –dung hòa so với đề(bác chẳng..thương)Tác giả chấp nhận cảnh ngộ hiện tại thiếu vắng bạn của mình.(ai vãn )
    3 . Phần ba :Bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện của người đứng tế (kết thúc vấn đề ) Vẫn phù hợp với tinh thần của một bài Bình luận xã hội : xác định mặt tích cực của đề (tuổi già)thương tiếc ( không thể khóc được, niềm thương càng lớn )(kết )
Câu hỏi :
1.      Nêu luận đề của văn bản. Các luận điểm
2.      Phân tích từng luận  điểm theo lối triển khai của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến  


  Dalat 10.2012







No comments:

Post a Comment