A. GiỚI
THIỆU :
1.Tác giả :- Phạm Ngũ Lão ( 1255–1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông có công lớn trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288),lập công lớn khi đi đánh ở Lào
(1294,97),đánh Chiêm Thành ( 1313, 1318
), năm 1312, vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java ,. được vua nhà Trần trao phó nhiều
trọng trách về quân sự (Kim ngô Đại
tướng quân năm 1290, Điện súy Thượng tướng quân năm 1314 ), được thưởng Kim Phù (tức binh phù làm bằng
vàng)năm 1294, Vân Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây).năm 1297,và Quy Phù
(tức binh phù có chạm hình con rùa) năm 1301 Ông
được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà
Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu
là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua Anh Tông[2].
Nhà sử học lỗi lạc của nước nhà ở thế
kỉ thứ XV là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên đã đánh giá rất cao về tài năng phi thường
của ông . “Tôi từng thấy các danh tướng
nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì
học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện Súy (chỉ Phạm Ngũ Lão) thì học vấn biểu
hiện ở câu thơ, nào phải riêng chuyên về nghề võ. Thế mà dùng binh tinh diệu,
hễ đánh là thắng, hễ tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai có thể
vượt qua nổi các ông”.
Bài hịch mà
Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên nói đến chính là bài Hịch tướng sĩ văn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, còn lời thơ mà Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên nhắc
tới chính là lời thơ trong bài tứ tuyệt của Phạm Ngũ Lão, được hậu thế đặt cho
tiêu đề là Thuật hoài.
2 .Từ khó :
- Vũ Hầu là ai ? Là Gia Cát Lượng
(181–234)
tự là Khổng Minh (tên do cha mẹ
đặt ), hiệu là Ngọa Long tiên
sinh( chính ông đặt ) ,một vị Thừa Tướng nhà Thục Hán ( tương đương Tể Tướng, chức quan đứng đầu trong
triều đình ) khi mất được nhà vua phong tặng là Trung Vũ Hầu người
đời thường gọi là Gia
Cát Vũ Hầu, nhằm b ày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với tài năng và lòng
trung thành của ông. Những danh nhân như Đỗ Phủ, Lý Bạch đều sùng bái ông . Ông là nhà chính trị, nhà
quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc., Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là
việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Tào.Gia
Cát Lượng còn là một nhà ngoại giao cự
phách và cũng là một nhà phát minh tài năng( kinh khí cầu, xe cút kít , Nỏ Gia
Cát). Ông được công nhận là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc
nhất trong thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác
của Trung Quốc là Tôn Tử[2] Gia Cát Lượng không đeo đuổi danh lợi, chỉ một ý chí
đánh giặc diệt Ngụy, phục hưng nhà Hán, đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi và
vinh nhục của cá nhân với tấm lòng tha thiết.
-Thuật hoài
nghĩa là bày tỏ ( thuật ) điều ấp ủ trong lòng ( hoài )
Phạm
Ngữ Lão ấp ủ điều gì ?
II. ĐỌC HIỂU :
1.Nhà thơ muốn bày tỏ niềm tự hào về quãng
thời gian đủ đầy kinh nghiệm trận mạc
của ông
Qua câu phá
đề “Hoành
sóc giang sơn kháp kỷ thu”,( Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy
thu),vị tướng đời Trần muốn tự bạch một điều rằng ông đã từng xông pha trận
mạc ròng rã suốt cuộc đời mình . Từ
“kháp” (hay cáp ) nghĩa đen là vừa đạt
đến , nghĩa bóng tác giả muốn bày tỏ niềm tự hào về quãng thời gian đủ đầy kinh nghiệm trận mạc của ông . Hoành sóc (
ngọn giáo nằm ngang )là tư thế cầm giáo rất đẹp , rất mạnh mẽ khi chuẩn bị xông lên tiêu diệt kẻ thù . Trên một
chiếc độc bình cao đến hơn cả mét còn
lưu lại tại một viện bảo tàng, chân dung
người võ sĩ đóng khố, cởi trần , hai tay
cầm chắc một ngọn giáo khá dài , ở tư
thế chuẩn bị đâm thẳng vào đối thủ được vẽ rất sống động . Đọc tiểu sử, ta thấy suốt thời trai trẻ, ông
là người sống chết với gươm giáo .Đánh quân Nguyên, rồi quân Lào, rồi Chiêm,
mục đích là để bảo vệ đất đai, lãnh thổ,vương triều nhà Trần , không hề có một
mảy may cầu danh lợi cho mình .
2. Vừa phô trương sức mạnh quân nhà Trần, mà qua đó,
tác giả khiêm tốn chia sẻ những chiến
công lừng lẫy của mình
Qua câu thừa đề “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân
như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu ). Tam quân
để chỉ toàn thể quân đội . Mỗi quân gồm 12.500 người, tam quân là lực
lượng gấp ba lần con số này, một đội
quân hùng hậu .. Tỳ có nghĩa là tỳ hưu, chỉ loài thú dữ; tỳ
hổ hiểu rộng ra chính là người
dũng sĩ . Khí ở đây có thể hiểu là tài
năng, khí phách, ý chí . Kim Ngưu
là một chòm sao lớn và nổi bật trong bầu trời .Cả câu , được xem là linh hồn
bài thơ trong dòng cảm xúc bộc bạc nỗi
niềm , không chỉ dừng lại phô trương sức
mạnh quân nhà Trần, mà qua đó, tác giả khiêm tốn chia sẻ những chiến công lừng lẫy của mình . Đọc tiểu sử, chúng ta thấy ông là
một vị tướng đánh đông dẹp bắc và bách
chiến bách thắng .Những phần thưởng nhà Trần dành cho ông cũng rất xứng đáng .
3 . Tác giả muốn khẳng định
rõ trách nhiệm nặng nề đối với Đất
nước của kẻ làm trai
-Qua câu thứ ba, “Nam nhi vị liễu công danh
trái,” (Mày là con trai ,thì chưa bao giờ
xong nợ công danh cả ) Ở câu thơ này , tác giả muốn khẳng định rõ trách
nhiệm nặng nề đối với Đất nước của kẻ làm trai . Theo ông , xã hội đã trao cho họ một món nợ khi chào đời, nợ công danh .Món nợ ấy những nam
nhân phải trả suốt đời. Nối với câu hai, ta thấy hiểu rõ sự khiêm nhường và thái độ sống đầy trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão
với nhà Trần và đất nước. Dù xông pha trận mạc, đánh đông dẹp bắc dạn dày kinh nghiệm, chiến công
lẫy lừng, phần thưởng vẻ vang,
nhưng vẫn chưa trả hết nợ công danh.
4. Ý chí và quyết tâm , là
lý tưởng sống không chỉ của riêng nhà thơ mà của cả thanh niên đời Trần .
- Càng thấy mình còn nặng nợ non sông ,
càng “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.(Xấu hổ khi nghe người đời nói rõ về Vũ Hầu )Câu thơ này gói trọn thần
thái bài thơ, ấp ủ điều mà tác giả muốn “thuật hoài”, giãi bày tâm sự. Đây chính
là ý chí và quyết tâm , là lý
tưởng sống không chỉ của riêng nhà thơ mà của cả thanh niên đời Trần .
Phạm Ngũ Lão lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở
Hưng Yên , không thuộc giới tông thất nhà Trần
nhưng trong số các vị danh tướng đời
Trần ( Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,Trần Khánh Dư,Trần
Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu ) có tên ông .Ông thông minh, ham đọc
sách, say mê luyện rèn võ nghệ nên tinh
thông cả văn lẫn võ . Từ tấm lòng và con mắt dụng nhân tài ba của Trần Hưng Đạo
, Phạm Ngũ Lão đã được giao phò tá ba
đời vua Trần, tham gia đánh quân Nguyên Mông hai đợt, lập nhiều chiến
công . Trần Hưng Đạo đã chọn ông làm rể, con gái là thứ phi vua Trần, còn danh
giá nào hơn . Khi ông mất ,vua Trần đã nghỉ chầu năm ngày, đây là một ân điển
vô cùng lớn lao và quí báu . Với đời
Trần và cả những trang sử vẻ vang của nước nhà, tên tuổi vị danh tướng này là
một nét son rực rỡ . Thế nhưng, so sánh với Vũ Hầu, ông thấy những đóng góp cho
nhà Trần của ông thật nhỏ bé . Công
lao lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là
việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Tào.Ông
nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc, là nhà ngoại giao cự phách
, nhà phát minh tài năng , là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc
nhất trong mọi thời đại .Danh tiếng lẫy
lừng như thế , nhưng Vũ hầu luôn
luôn đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi . Có lẽ hai vẻ đẹp rạng
ngời trong tài năng và nhân cách của Vũ Hầu đã khiến Phạm Ngũ Lão nghiêng mình
ngưỡng mộ, xem đây là tấm gương để nỗ lực không ngừng .
III. KẾT LUẬN
Xâu chuỗi dòng
cảm xúc của bài Thuật hoài, ta thấy tác giả tỏ ra khiêm nhường trước sức mạnh quân Trần , cũng là thành tích bản thân,(câu 2 ) vì ông lấy hình
ảnh Vũ Hầu làm lẽ sống.(câu 4 ) Theo ông
,chưa được như Vũ Hầu, đem hết tài sức phụng vụ nhà Trần và đất nước, thì chưa
xứng đáng là trai đời Trần, là thanh niên Đại Việt, là chưa bao giờ dám vỗ ngực
rằng ta đã trả hết nợ nước non .
Vì vậy, có nhiều học sinh thắc mắc , tại sao
Phạm Ngũ Lão chỉ để lại một bài thơ ( trừ bài Vãn
Hưng Đạo Đại vương -Viếng Hưng Đạo Đại vương) làm theo thể thất ngôn bát cú. ) nhưng vẫn được gọi là nhà thơ , nhà thơ đời Trần .
Không phải ở những thành tích vẻ vang
ông để lại , mà chính là thần thái bài
thơ . Thuật hoài không chỉ là nỗi lòng
của một cá nhân nhà thơ Phạm Ngũ Lão , mà là tâm nguyện của cả lớp thanh niên
đời Trần, cả hàng triệu con người trẻ
tuổi Việt Nam ngày nay , những con người đang loay hoay tìm cho mình một lẽ
sống đúng nghĩa .
( Dalat 25.2.2015 )
No comments:
Post a Comment