Nếu Nguyễn Du mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc được Thanh Tâm Tài Nhân
viết vào đời Thanh và được mang sang
nước ta từ lâu mà viết nên Truyện
Kiều bằng chữ Nôm ,
thì Đoàn thị Điểm ( theo một khuynh hướng khác
thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích) cũng lấy Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn dịch sang chữ Nôm .Chinh phụ ngâm (bản chữ Hán )ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương
thời. Một nhà thơ Trung Quốc khi đọc
Chinh phụ ngâm đã bất ngờ thốt lên : Rồi con người này chỉ sống thêm vài năm
nữa thôi .Bởi tinh anh đã phát tiết ra văn chương hết cả . Và đúng như thế .
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm
mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ, đồng thời có những giá trị lớn hơn ngoài ngôn ngữ , cho nên
nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm.
Dịch đã đã chọn thể ngâm . "Ngâm khúc có khi là khúc ca ai oán tình sầu, có
khi là nỗi buồn thăm thẳm nhưng không bao giờ nó thoát ra buổi hoàng hôn đầy
bất trắc của bóng tối phong kiến đương thời" Ngâm khúc là thể loại trữ tình trường thiên thuần túy
Việt Nam viết bằng thể thơ song thất lục bát. Thể thơ song thất lục bát có câu
song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng; có vần chân và vần lưng khiến cho
âm điệu xoắn xuýt, thích hợp với tình cảm ai oán, thương xót của thể loại ngâm
khúc hơn bất cứ thể loại nào khác. Ngâm khúc thường dùng nhiều tiểu đối, từ Hán
Việt cho câu thơ tha thiết trang trọng. Trong thơ này nhân vật trữ tình thường
thể hiện nỗi niềm hồi tưởng mong nhớ, sầu muộn, suy tư, ai oán, xót thương cho
số phận mình .
Rõ ràng ,
khác với Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm
không có cốt truyện , mà nhân vật chính (nhân vật trữ tình) được khắc họa bằng
chuỗi tâm trạng kéo dài suốt tác phẩm . Ở phần đầu, trong không khí chiến tranh
ập đến, vua ban lệnh cứu nước,thế là chinh phu giã biệt gia đình , lên đường, để lại mẹ già, vợ trẻ
con thơ . Người vợ tiễn chồng , bịn rịn, lưu luyến . Rồi trở về , nàng sống trong
tình cảnh Than
đôi lứa chia lìa , Kể chuyện nhà: nuôi mẹ, dạy
con - Kể lể nỗi niềm nhớ nhung - Khi mơ khi tỉnh dõi tìm dấu chàng , - Tiếc nhớ quẩn quanh ,Lo sợ tuổi già, nguyện muôn kiếp bên chàng ,Trách chinh phu lỡ hẹn , Mơ lúc gặp lại chinh phu, Mơ chinh phu
khải hoàn .
Đặng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm đầu đời Cảnh Hưng khoảng năm 1740 - 1742. Đây là một thời đại binh hỏa loạn li chiến tranh diễn ra liên miên. Năm 1740, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang lên ngôi chúa, khởi binh tiêu diệt phe cánh của Hoàng Công Phụ rồi cầm quân chinh phạt các cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi: Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương ... Chiến sự vô cùng ác liệt.. Năm 1750, chúa Trịnh Doanh phải đích thân cầm quân tiến đánh mới trừ được. Riêng hai cuộc nổi loạn của Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật thì kéo dài suốt ba chục năm ròng rã. Tất cả đều diễn ra trong đời Cảnh Hưng. Tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVIII , xã hội đầu thời Lê Hiển Tông nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, triều đình phải cất quân đi dẹp loạn. Từ đó mà có cảnh gia đình chia lìa, kẻ ở người đi không hẹn ngày gặp. Xúc động vì tình cảnh này và căm ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, Đặng Trần Côn cho ra đời “Chinh phụ ngâm”.
Đặng Trần Côn sáng tác Chinh phụ ngâm đầu đời Cảnh Hưng khoảng năm 1740 - 1742. Đây là một thời đại binh hỏa loạn li chiến tranh diễn ra liên miên. Năm 1740, Trịnh Doanh thay Trịnh Giang lên ngôi chúa, khởi binh tiêu diệt phe cánh của Hoàng Công Phụ rồi cầm quân chinh phạt các cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi: Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương ... Chiến sự vô cùng ác liệt.. Năm 1750, chúa Trịnh Doanh phải đích thân cầm quân tiến đánh mới trừ được. Riêng hai cuộc nổi loạn của Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật thì kéo dài suốt ba chục năm ròng rã. Tất cả đều diễn ra trong đời Cảnh Hưng. Tác phẩm ra đời vào thế kỉ XVIII , xã hội đầu thời Lê Hiển Tông nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, triều đình phải cất quân đi dẹp loạn. Từ đó mà có cảnh gia đình chia lìa, kẻ ở người đi không hẹn ngày gặp. Xúc động vì tình cảnh này và căm ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, Đặng Trần Côn cho ra đời “Chinh phụ ngâm”.
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ” (từ câu 193 đến câu 228) trong số 442 câu song
thất lục bát, là đoạn có vị trí nằm giữa khúc ngâm ,cũng ngầm thông báo nỗi xa
cách và nhớ thương chồng đã bước đến cao trào.Từ đây,chinh phụ sẽ luôn bi ám
ảnh về người chồng,tiếc nhớ quẩn quanh, lo lắng tuổi già.
Khi tổ chức cho học sinh đọc hiểu đoạn ngâm
khúc này,cần chú ý kết hợp giữa đặc điểm âm điệu da diết, buồn thương triền
miên ,dai dẳng của thể thơ song thất lục
bát,đó là âm thanh luyến láy từ vần giữa các câu hai câu bảy,chuyển qua 6 và 8,
cách ngắt nhịp chậm 3/2, trên khung cảnh hình ảnh miêu tả sự vật,tâm trạng.
Chẳng hạn ,ở hai khổ đầu (hai cặp thơ song thất lục bát,),từ hai hình ảnh luôn láy
đi láy lại (ngồi rèm,trong rèm,ngoài rèm và có đèn biết,đèn có biết,hoa đèn kia
)tạo thành hai tuyến : chinh phụ trong rèm với đèn và bóng,còn ngoài rèm là
dáng chim thước im lặng, trên hiên còn
vương dấu chân chinh phụ: bặt tin tức của chồng . Dòng tâm trạng từ bồn chồn
(đi lại trên thêm, ngồi xuống, đứng lên vén rèm chờ đợi )và thao thức( tim đèn
cháy thành hoa),đến độ phải thốt lên: đèn có thấu không, ta bi thiết và buồn
rầu đến rã rời (nói chẳng nên lời) .Đó
là nỗi thương nhớ chồng trong đêm ,trong năm canh . Qua ban ngày, sáu khắc ,
mọi sinh hoạt hằng ngày dường như bị xáo trộn . Đốt hương,soi gương, đánh đàn
đều miễn cưỡng .Lối nhịp 3/2 từ song thất chuyển sang lục ( hương gượng
đốt/gương gượng soi/ cầm gượng gảy) như tiếng thở dãi não nuột , dồn nỗi đau và
chán chường tận cùng vào từ trọng âm của
nhịp : đốt ,soi, gảy ).Vì sao ?Vì thời gian chờ chồng trong suốt sáu khắc ( từ
5g sáng đến 17 g chiều ) dài quá , mỗi khắc giờ , 120 ph mà chinh phụ có cảm
giác một năm !Ở đây, nỗi niềm nhớ thương chồng (nghĩ nhiều về chồng, mong mỏi
có chồng bên cạnh)chuyển qua góc độ thể lý : đầu mê lịm, tim thắt lại lo sợ và
mắt lệ chan hòa .Nỗi sầu không chỉ cam chịu mà còn vượt quá chịu đựng tràn ngập
như biển dâng trào .
Đoạn cuối của trích đoạn, chinh phụ nêu lý do vì sao ngày đêm luôn không nguôi thương nhớ chồng ,khiến
mọi sinh hoạt bị xáo trộn, và cả tâm sinh lý cũng quay cuồng .Vì nỗi chia ly
.Lại những từ mô tả sự ngăn cách của họ : nơi non Yên biên viễn xa xôi, ,nàng
làm sao gửi nỗi nhớ thương chồng chất đến chồng , không thể nhờ gió đông, không
thể nhờ trời . Cụm tính từ “thăm thẳm” vừa đo khoảng cách vật lý, lại đo chiều
sâu thương nhớ, sao mà xót xa, thương cảm .Ba cụm từ bị tách ra trong nhịp câu
thất và lục (trời thăm thăm, nỗi nhớ chàng,thiết tha lòng )đã cô đọng tất cả
nỗi lòng chinh phụ .
Chinh phụ ngâm chứa đựng niềm khao khát hạnh phúc , tình yêu lứa đôi ,
một điều ít được thơ văn thời kỳ đó và trước nữa đề cập , đồng thời ngầm phê
phán , oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa ,do đó, tác phẩm đã được độc
giả cùng thời vô cùng tán thưởng . Vì vậy,chúng ta không ngạc nhiên khi có
nhiều dịch giả đối với tác phẩm này
. Ngâm hay thơ ở đây không dừng lại ở
góc độ tả cảnh, tả tình đơn thuần, hay kể chuyện, mà là để tác giả , thông qua người chinh phụ nói lên quan niệm của mình, và giao tiếp .
Chúng ta đã đọc từng chữ, rồi đọc lớn cả bài ,thấm vào ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu,nhạc điệu, câu
thơ , các biện pháp tu từ, và cuối cùng là để thơ thay đổi bạn . Đoạn ngâm khúc này
đã thay đổi chúng ta điều gì ? Đừng bao giờ để chiến tranh xảy ra , cho nên hãy
quí trọng cuộc sống thanh bình nầy .
No comments:
Post a Comment