Monday, August 26, 2019

Bài 9 . NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH : VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA


                          


( Phan Chu Trinh )
 * VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM
1.       Xuất xứ :  Đạo Đức  Và Luân Lí Đông Tây là một văn bản nghị luận   chính trị gồm  có năm phần , được Phan Chu  Trinh diễn thuyết tại Sài gon năm 1925 .
2.      Thể loại :  Đoạn trích  có trong   sách giáo khoa nằm ở phần thứ ba  của bài diễn thuyết  Dù là một phần trích, nhưng   cách tổ chức kết cấu mạch lạc, các bước thể hiện những thao tác lập luận chặt chẽ , lối dùng từ vừa giản dị,  gần với ngôn ngữ  sinh hoạt, lại khoa bảng, mang  phong cách của một trí thức nho học, các dẫn chứng thuyết phục,lý lẽ sắc bén, đoạn nghị luận Về Luân Lí Xã Hội Ở Nước Ta đã  cho chúng ta thấy được sức mạnh của văn nghị luận trong những buổi diễn thuyết , giúp chúng ta hiểu được tầm  quan trọng của vấn đề tác giả đang đề cập : sức mạnh đoàn kết .
3.      Luận đề :   Dân tộc Việt Nam hiện tại không có tinh thần đoàn kết .

  A .ĐỌC VĂN BẢN

I  Vấn đề gì ( luận  điểm 1 )   Sách Nho dạy “ bình hiên hạ” ( đoàn kết toàn thế giới )->nhưng  tư tưởng bình thiên hạ,hay  đoàn kết quốc gia, không phải là tình bạn, không có trong nhận thức của người Việt -> nói có thì chỉ đem ra làm trò cười
Trong một đoạn có thao tác lập luận móc xích, lối phân tích bác bỏ, tác giả đặt ra một luận  đề  quan trọng: Nếu cho rằng người Việt có tinh thần đoàn kết trên thế giới và trong quốc gia, thì chỉ là trò đùa

II.  Nghĩa là gì ? ( luận  điểm  2)Tại sao gọi tư tưởng bình thiên hạ là trò cười đối  với người Việt ?
1.     Luận cứ  1 :Tư tưởng đoàn kết bên châu Âu  rất phát triển ( phóng đại ), trong khi người  Việt mê muội ( ngủ quên )
-luận chứng: Người Việt thiếu nghĩa vụ với nhân loại, với dân tộc mình, người Pháp trái lại, khi chính phủ xâm phạm quyền lợi riêng ,  dù của một người hay tập thể, lập tức đám đông hợp sức  kiên quyết chống trả .
-tổng hợp: Thương hại thay cho người Viêt.

* Lập luận diễn dịch, lối phân tích so sánh,  cho thấy  hậu quả sự thiếu sót ý thức đoàn kết của người Việt .
          2. Luận  cứ 2 : Vì sao  Người Pháp  có đoàn thể, người Việt “ ai chết mặc ai” ?

- luận chứng :Người Pháp  có học thức, có tầm nhìn xa, ý thức nay anh bị quyền lực đè nén,mai sẽ đến tôi , biết   hiệp sức phòng ngừa . Người Việt cổ xưa có những bài học dạy bênh vực nhau ( không ai bẻ đũa cả nắm, nhiều tay làm nên bộp) nay lại sợ sệt, ù lì .
 - tổng hợp : hiểu ngầm .

* Đây là đoạn văn nghị luận được xây dựng qua  thao tác diễn dịch, phân tích bằng lối so sánh và những luận cứ rất thuyết phục.

1.     Luận cứ 3 : Nguyên nhân nào khiến tinh thần đoàn kết của người Việt bị hủy hoại ?Luận cứ nằm trọn đoạn văn từ “ dân không biết… quốc dân:quan lại mê danh lợi ,dựng ra pháp luật, hủy hoại khối đoàn kết.

Luận chứng :
-         Quan lại phong kiến : coi trọng công danh ( gây chia rẽ nhân dân ) họ lại tham lam (  dân càng nô lệ, ngôi vua càng dài, quan càng phú quí )  nhân dân lại  mù quáng (không ai chê bai quan tham lam, lại còn ca ngợi quan lại )
-         Quan lại thực dân: cũng coi trọng công danh ( người người đua nhau làm quan ,  vơ vét  của dân ) nhân dân cũng mù quáng (không ai khen chê hay khinh bỉ )
Tổng hợp : Sức mạnh đoàn kết không thể nào hình thành trong một dân tộc như thế .

III .Hướng hành động : Thanh niên phải làm gì
 Muốn có độclập, tự do ->dân tộc Việt Nam  phải đoàn kết
Muốn đoàn kết ->phải truyền bá xã hội chủ nghĩa cho dân : đây là câu luận điểm trong đoạn móc xích


                      DÀN Ý
1        Nêu vấn đề: cho rằng người Việt có tinh thần đoàn kết trên thế giới và trong quốc gia, thì chỉ là trò đùa
2  Giải quyết vấn đề :
- Tư tưởng đoàn kết bên châu Âu  rất phát triển ,trong khi người  Việt mê muội
               - Vì sao  Người Pháp  có đoàn thể?
               - Nguyên nhân nào khiến tinh thần đoàn kết của người Việt bị hủy hoại?

3. Kết thúc vấn đề : Thanh niên phải làm gì ? Phải truyền bá xã hội chủ nghĩa  trong dân: xây dựng khối đoàn kết toàn dân

Câu hỏi
1.      Kết  cấu văn bản? Dựa vào cơ sở nào để xác minh  thể loại nghị luận ?
2.       Phân tích ba phần ?
                 (Dalat 07.2015) 




No comments:

Post a Comment