Truyện hoàn toàn có tính hư cấu, dù các biến cố , địa danh được dựa vào hiện thực cuộc sống
Phòng thi cuối
chỉ vỏn vẹn năm thí
sinh nữ .Cô đồng nghiệp trẻ ngó
nghiêng qua cột xếp loại các mặt trong
danh sách thí sinh dự thi, miệng xuýt xoa , đạo đức đều tốt, có bốn đứa tiên tiến,
một đứa giỏi. Con bé học giỏi tên gì nhỉ,
Bình Yên, ồ tên hay quá .Mai ai được coi
phòng này là hết ý. Nhưng học trò không
thích đâu, năm đứa mà chịu ba cái mặt giám thị, có muốn nhúc nhích thở cũng không dám. Mà phòng này tận đâu đâu
á mà. Mò đến thì cũng...hết ngày. Một giọng đầy kinh nghiệm. Tôi cũng đưa mắt
tìm. Nó nằm mãi cuối cùng trên dãy lầu cao nhất, lâù ba , ừ tớ cũng chả ham,tôi
thầm đồng tình, bò cầu thang muốn đứt
hơi, còn chen qua bờ hành lang hun hút,
đến -về đều mệt bở hơi tai, cho nên ngồi làm giám thị thì năm hay hăm bốn đấng đều khác gì nhau đâu. Có lần
tớ còn được coi phòng dự bị nữa
kia, canh duy nhất một chàng ngủ quên đi thi trễ, rồi cũng ba đấm như đạp. Đó,
được kiểm tra hồ sơ bốn phòng, có phòng năm mạng, mà kéo về nộp trả cho
thư kí hội đồng thi, nhóm chúng tôi vẫn chậm so với nhiều tổ khác . Dù sao cũng
mong bốn ngày ở đây trôi qua trong bình yên .
Những giám thị của kì thi quan trọng nhất trong đời học
sinh, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, í ới gọi nhau mang xách hành lí đi về
chỗ trọ. Rồi những chiếc xe gắn máy cứ từng cặp
vội vã lao ra cổng ,hướng về phía
chợ, va li, túi xách, ba lô nài sau, cột trước, đeo vai. Tôi là người rời trường sau cùng. Chị cùng
phòng trong khách sạn chính là vị thư kí hội đồng thi này trao chìa khoá
cho tôi, dặn dò tôi cứ “ tha hồ một mình
một cõi cho đến tối”. Chỉ về nhà rất khuya để ngủ mà thôi, do chị có chế
độ ăn uống cùng hội đồng, còn tắm táp thì thầy hiệu phó phụ
trách cơ sở vật chất của trường sẽ cho
chị “quá giang” nhà bath-room của nhà thầy . Lãnh đạo nên có những “tiêu chuẩn” đặc biệt như thế, không tị nạnh
làm gì . Chị cẩn thận chỉ cho tôi lối đi
tắt từ trường về nhà trọ, những hàng quán với những món ưng ý dọc đường, rồi còn “bổ sung” thêm một chi tiết thật quan trọng, có cần gì nữa thì tìm chị tạp vụ
trường này, tuổi tác xêm xêm bọn mình, tính khí
dễ thương vô cùng. Cô giáo dạy Sử
của trường Bảo Lộc thuộc thế hệ
đàn anh chúng tôi ở trường sư phạm,
cũng thuộc binh chủng “lính phòng không”
như tôi, cũng đang chăm một papa đã đến tuổi lẫn, nhoẻn miệng cười rồi dúi vội vào tay tôi một tép kẹo cao su thơm
thơm như muốn động viên bà giám thị lẻ
loi tội nghiệp.
Thôi trước hết hãy đi
tìm cái con người “tuổi tác xêm xêm, tính
khí dễ thương vô cùng” ấy cái đã.
Hành lí buổi sáng từ Dalat xuống tôi đã gửi ở trong gian buồng cuối khu văn
phòng nhà trường, dinh cơ của chị tạp vụ , vì gặp mưa nên áo quần ướt sũng, tôi
phải tìm nơi này, kinh nghiệm của mọi
giáo viên, là an toàn để thay bộ đồ khô. Chị tạp vụ đang lui cui xếp rửa mớ li
tách vừa bày trên phòng hội đồng thi, thấy
tôi thò đầu vào thì cười săn đón:
- Xong
việc rồi hả cô. Giờ thì cô có đi đâu hay về bên khách sạn luôn?
- Dạ, à.. chết cha ...
Động tác đầu tiên là đi
tìm hành lí. Cái bịch đồ ướt gói vội, cột
chặt vào quai túi xách to, nhưng giờ nó đi đâu rồi . Vừa nhác trông lên,qua
khung cửa sổ nẹp bằng những thanh sắt, bất chợt tôi
trông thấy một ống quần tây đen bay phấp phới, rồi chiếc áo pull trắng, ô bộ đồ của mình, chị
tạp vụ đã phơi giùm.
- Em
tiện tay giặt luôn cho cô, chứ đi xa mà thiếu đồ thay bất tiện lắm. Ở đây nóng
hơn Dalat nên sắp khô rồi.
- Tôi...-
tôi đưa tay lên chặn ngực, tính nói câu gì đó mà quên mất bởi cử chỉ chăm sóc
giản dị mà đầy chân tình này. Có năm tôi
cũng đi làm giám thị ở một hội đồng xa Dalat và
mắc mưa ướt lướt thướt ,bộ đồ đi đường phải ôm về khách sạn, phơi hong ròng rã cả đợt thi, vì phòng trọ quá chật,
đến khi về nhà đem ra giặt thì chiếc áo pull bị ố vàng, lốm đốm kim châm, đành
mặc những khi đi lao động với học sinh mà thội. Nhưng chị tạp vụ thấy người
khách phải gói mớ đồ ướt để ra ngoài va-li, rồi vội vã bỏ đi vì công việc,
thì không nỡ đi qua đi lại mà không làm một động tác là...đem giặt phơi- thiệt
cám ơn chị hết sức. Biết là mưa mà không dè mưa to quá.
- Dạ, mưa hè mà cô. Chỗ này em phơi tạm, chứ có cái góc sau nhà bảo
vệ với nhà xe có một chỗ phơi phóng thoáng lắm, phơi vài bộ thôi, mà kín đáo,
nhờ có gốc phượng to che. Mai cô muốn phơi cứ đem sang đây, chiều thì đem về
Tôi càng bất ngờ, nhìn chị như sợ chị đổi ý : Thiệt
hả chị . Ô thì cô cứ ôm sang, em phơi cho mà ! Trời, vậy thì còn gì bằng.
Bây giờ tôi mới nói lí do mình cần
gặp chị : mượn một cặp lồng, một bình thuỷ để đựng nước sôi, tô dĩa muỗng đũa.
Tôi phân trần rằng do “mình ên” nên ngại ngồi ăn trong hàng quán . Rồi tôi “đế”
thêm cho mạnh thế : cô Hoà Lộc trên hội
đồng thi bày tui xuống đây mượn đó. Lỡ tui có làm bể thì cô ấy sẽ “bảo lãnh”.
Chị chủ nhà cười rung vai. Trời cô ơi,
nhiệm vụ của tụi em là phải giúp các cô
làm tốt công việc. Người hưởng lợi cuối cùng là con cháu tụi em ở đây.
Cách ăn nói cũng thấu lí dạt tình
quá !
Trong lúc chị tới lui soạn đồ cho
tôi mượn, tôi ra sân sau lấy áo quần xếp lại, lòng bỗng dưng trào dâng một niềm
vui nhè nhẹ, vậy mà lúc ngồi kiểm tra những bó hồ sơ thi, tôi thấy chán chường
. Lẽ ra giờ này đang ở nhà. Tôi có quyết
định làm giám khảo không phải tận Đức Trọng này, mà một trường phổ thông
ngay... đầu hồi nhà. Tôi sắp nghỉ hưu,có chế độ ưu đãi của kẻ già, bệnh, con nhỏ.
Mà rồi phải đi thay cho một thầy có con nhỏ ốm bất ngờ. Làm giám thị gần nhà sướng
lắm. Năm ngoái , tôi cứ ung dung chờ gần tám giờ sáng mới đạp xe đến, có đâu mà
đi từ “gà chưa gọi sáng” thế này. Trưa về ăn cơm, tối chăn chiếu thảnh thơi.
Còn “đi huyện” phải sống “ sẩy nhà ra thất nghiệp” , “ cơm hàng
cháo chợ” ...
Nhưng thôi bây giờ cũng tạm ổn .
Nhập gia phải thuỳ tục . Mỗi sáng mình sẽ
xách cặp lồng sang đây gửi cùng túi quần áo ướt. Trưa về mua cơm, áo quần
cũng đã khô. Tối về tắm giặt chả ai giành giật. Xa nhà mà như thế, còn gì bằng
Bây giờ đến khâu về khách sạn. Chiếc xách du lịch khá to, có một dây để quàng vai
và hai dây xách, tôi cứ loay hoay không biết xách hay đeo. Mình đã cố gắng tinh
giản mọi thứ, mà sao nó vẫn nặng thế này. Chị tạp vụ ái ngại nhìn. Bỗng chị bảo :
- Cô ơi, cô cứ về khách sạn, hay đi ăn cơm trước
đi, để hành lí em nhờ người chở sang cho cô . Cô ở khách sạn nào, nói là đồ của
cô gì ? Chứ mình cô, đi bộ nữa, làm sao mà tha hết được!
- Nhờ ai hả chị ? Ở đây có xe thồ không? Tôi lại
thấy ngài ngại
Chị ta bèn bước đến giành lấy một bên quai.
- Em
nhờ được mà, cô yên tâm.
Rồi chị đùa cũng như muốn kết
thúc cuộc giằng co : Cô có kim cương, đô la chi thì lấy ra. Còn lại thì cứ để
đây. Chị em ta còn gặp nhau ba ngày nữa chứ ít đâu!
- Là
sợ phiền chị thôi. Tôi chống chế. Còn đô
la thì... tôi sờ vào chiếc túi vải to đựng
những món đồ vừa mượn của chị, bên trong còn có một chiếc ví nhỏ, loại đựng
kính lão, có chiếc điện thoại nhỏ xíu, mẩu khăn ướt, chiếc chìa khoá phòng, cây viết bi vừa được phát để
làm giám thị và món tiền lẻ ... chà không biết rớt đi đâu rồi hè .A, đầy ra đây nè !
Thấy tôi cũng “chịu đèn” biết
đùa, chị bật cười, giục tôi đi kẻo trưa.
Đường ngang cổng trường vắng tanh. Tôi là kẻ
rời trường thi sau cùng .
Tôi rảo bước, thấy hai tay như có vẻ thừa, mà lòng thì vui dìu
dịu. Bây giờ mình sẽ vô chợ ăn cơm, chứ sáng đi sớm chỉ uống nhanh li sữa, bụng sôi
lên rồi đây . Ở các hội đồng khác mọi năm, sau buổi họp “ học qui chế coi thi
và kiểm tra lại hồ sơ thí sinh” như hôm nay, giám thị nhiều trường trung học
trong tỉnh về huyện coi thi đều được mời “ liên hoan”. Chủ trị là
chủ tịch huyện và hội phụ huynh học sinh của ngôi trường đó. Năm nay sao không
có và chúng tôi cũng không chờ đợi. Một bữa tiệc nhưng là sự đóng góp không hề
nhẹ cho học sinh năm cuối. Dù không được
“nhắn nhủ” nhưng trước đám học trò cùng tuổi với bọn trẻ mình hằng ngày vẫn gặp,
nhưng hốc hác hơn, lam lũ hơn chúng tôi đều hiểu : không quá khắt khe, nhưng
cũng không để sai qui chế. Hình như ban
nãy có mấy đứa cùng đoàn rủ mình ra chợ ăn hoành thánh thì
phải, nhưng mình đã từ chối. Chúng nó còn bận nhận phòng, chuyển đồ. Bọn chúng
có quyết định đã lâu, trưởng đoàn đã sắp xếp mọi chuyện đâu vào đó. Bỗng dưng bị “lẻ bầy” nhưng tôi lại thấy hay
hay.! Mấy ngày ở đây , thôi đến đâu hay đến đó. Kế hoạch vẫn còn đấy cả mùa hè
Chỉ còn
hai kì thi đầu mùa hạ như thế này nữa là tôi sẽ hát bài “tạm biệt
mái trường”, xếp kiếm cung hưởng thú điền viên . Từ dịp tết, ông anh cả báo tin sẽ cưới vợ ngay sau cho thằng út trong mùa hè này. Làm cô phải sắm một chiếc áo dài đẹp một chút để đi đón đâu. Có một hiệu may chuyên thiết kế áo dài cho những bà lão sắp
về vườn như tôi, các chị cứ hối thúc tôi
sang đó để chọn kiểu, lấy số đo nhưng tôi quá bận với biết bao việc chuyên môn
của mình . Rồi đi chỉnh lại mái tóc . Chiều
qua lên nhà chị Nhuỵ để “gửi mẹ”, bà ấy đã nhắc. Nhưng từ từ đã, tui phải đi coi thi Đức Trọng đây. Chị nấu cơm cho mẹ
mấy bữa nghe. Nè tiền ăn đây, mẹ thích ăn gì chị mua cho. Bảnh thì đưa mẹ đi chợ
chơi.Chị đã gần bảy mươi, con cái trưởng
thành, hai vợ chồng già hầu như chay tịnh nhiều năm, nhưng mẹ tôi thì không,
cho nên tôi phải “đề nghị” tỉ mỉ như thế.
Chị đang tưới nước cho mấy chậu cây cảnh trong sân, cầm lấy tờ giấy bạc và giọng tán tỉnh, mi đưa
thêm thêm vô thì dẫn mẹ sang Tây tao cũng dẫn được, ăn gan voi mỡ cọp tau
cũng chiều mẹ.Tôi quắc mắt, thôi đủ rồi
nghe chị, đừng có mà... Chị theo tôi ra đến cổng, tìm túi tôi nhét trả tờ giấy
bạc, vẻ mặt ta đây, tau dẫn mẹ về nhà vài bữa, mi cầm lấy mà uống nước, ăn chè.
Nhưng mẹ lạ giường không đủ được đâu. Thì tau xuống ngủ với mẹ. Nhưng mẹ cũng
không quen ngủ chung. Chị nhìn tôi như muốn bảo, vậy tao phải làm sao. Tau vô
giường mi ngủ, được không, bà thầy rắc rối... Đi coi thi ở huyện có mấy niềm vui, một là tối tối cả đám thầy cô rủ
nhau đi hát karaoke, đi ăn nhậu, đi thăm thú một vài nơi...chứ mọi khi chồng con
cứ đeo một bên , có đâu mà thong dong như thế, hai là khi về còn có “xu hào rủng rỉnh”: tiền công tác phí. Sau mỗi đợt đi xa, “bà thầy rắc
rối” đều mang quà về , đặc biệt cho người mẹ già và lũ cháu nội ngoại sống gần đó của bà . Càng đi xa, thì món tiền gọi là “công tác
phí” càng nhiều. Bọn nhi nữ chúng tôi chỉ quanh quẩn vùng Đơn Dương, Đức Trọng,
một đôi lần đi đến Di Linh, Bảo Lộc, và đến tận Đạ Tẻ duy nhất một . Tôi nhớ tôi
đã mang về mấy túi hạt điều Đạ Tẻ, mẹ con bà cháu rang ăn rúc rích suốt những ngày hè cao nguyên mưa dầm.Có người
“thầu” luôn mấy sọt măng tươi, mang về biếu khắp xóm . Đến Bảo Lộc, một mùa thi
nhớ đời . Có người bà con đã lâu mới gặp,
giới thiệu cho tôi một chỗ quen sát bên hông trường cấp ba Huyện. Đám
các cô tám mạng kéo đến. Ba bữa chúng tôi đặt cơm bún trong quầy hàng của chủ
nhà trong chợ, tối về tắm rửa có nước
nóng, dạo phố chính của thủ phủ xứ trà rất tiện. Tôi sắm được một
chiếc nồi áp suất điện (lần đầu tiên tôi mới biết loại này đã có thể
dùng bằng điện, thay vì củi lửa như loại
mẹ tôi thường dùng), một đôi xăng đan khá điệu cho mình, vì món tiền “
công tác phí” không đụng đến do chủ nhà
rộng lượng cho “các cô ở nhờ mấy bữa, chứ
cả đời mới ghé một lần, tiền nong làm chi”. Có người ngay hôm tập trung
đã tranh thủ mang theo vải để vừa đến nơi là ba chân bốn cẳng tìm một hiệu may, nhờ cắt đo cho một chiếc áo
dài đẹp, vì theo chị, áo dài trên Dalat thợ chỉ may cho người chuyên khoác áo
len, mọi thứ thùng thình như áo các bà đi chùa. Áo may “xứ nóng” eo iếc đâu ra đấy, hôm nào thời tiết nong nóng một chút muốn “thả eo” cất
áo len, cánh các thầy sẽ lé mắt, ôi bà ấy mấy nhóc rồi mà vòng một hai ba đâu
ra đấy cả . Đến chiều muộn chia tay hội
đồng thi, cũng hớt hãi ghé tiệm lấy áo. Tất nhiên có một bước chen ngang , thử
áo thì đã đến tiệm trong buổi tối giữa
mùa thi .Hôm đến Bảo Lộc, cả đoàn có cả một buổi leo thác Đam-ri nữa, kẻo mang tiếng “đi Bảo Lộc” . Đi Di Linh thì tranh thủ hôm đầu tiên ghé viếng
trại phong, tìm gặp nữ tu Mai thị Dậu, bà mẹ của những con người phải sống biệt
lập ở đây, ngày về ai cũng có một bọc cá rô chiên, nhờ các chị căng tin trường
mua và chế biến hộ .Nhưng bọn tôi vẫn thấy
thích thú dạo chợ Đức Trọng, buổi chiều ngày đầu tiên mới đến, hay hôm học trò
được về sớm. Chợ tươm tất, bề thế không thua gì chợ Đalat chúng tôi, hàng hoá lại
rẻ hơn vài phần trăm ( phụ nữ vốn luôn cân nhắc mà! ), lí do là hàng từ Saigon
về đây ít chi phí hơn khi leo mấy con đèo đến
Dalat, nên với món tiền dù nho nhỏ
cũng có thể sắm sanh một vài món quà ưng
ý, bèo nhất là những túi kẹo ngon cho bọn trẻ . Năm nay, mọi dự tính tiêu tan
theo mây khói nhưng tôi có thêm niềm vui thứ ba : cơm một niêu, lều một gian.
Nhờ sự “mai
mối” của vị thư kí hội đồng thi, có mấy hôm liền, vừa ra khỏi cổng trường là
tôi vác cặp lồng trực chỉ khu chợ hay
hàng quán bên đường. Sáng sớm, tôi rảo qua hàng hôm thì xôi, hôm
thì bánh cuốn nóng, hôm bánh mì. Mọi khi đi “có hội có thuyền” lũ chúng tôi “nhập
gia tuỳ tục” mấy đứa cầm càng nào đó,
các nàng chuyên quen “ăn món nước” như ở phố nhà : bún, phở, mì quảng, hủ tíu,
trong khi tôi ăn sáng với bà mẹ già luôn có cơm, canh, cá thịt tươm tất, “quất”
một bụng no kềnh, mới cầm cự được năm tiết rã họng chứ . Bây giờ, tôi đảo lại. Buổi trưa về chân tay
rã rời, mắt mũi nhập nhèm, tôi trực chỉ hàng “món nước” .Rồi tối thì tôi ăn
cháo, hoặc có hôm mắc mưa, tôi nhâm nhi
chiếc bánh bao nóng hổi và li sữa .Mùa hạ về, chợ huyện đầy những loại trái cây
nhiệt và ôn đới. Tôi cứ tha về, bày đầy
lên bàn, ra vô thoải mái nhón cho vào mồm .Thời gian còn lại là nằm dài nhìn đỉnh
mùng, đầu óc vô cùng thư thái, một tâm thế chả bao giờ có được .
Hôm đầu tiên rảnh cả buổi chiều, đám đồng nghiệp trẻ gõ cửa buồng ầm ầm, khi
tôi đang lơ mơ. Đi chợ Đức Trọng mua đồ cô ơi. Thôi tau lười lắm, tụi bay cứ
đi đi. Tôi không chuẩn bị mua sắm gì cả ,
để dành cho tiệc cưới dâu, đi ra vùng biển miền Trung . Để cho chúng nó khỏi
nài nỉ thêm tôi dặn : có ông nào sồn sồn thì “mua giùm” cho tau một trự. Bọn
chúng ré lên cười rồi tiếng chân xa dần.
Đi tắm vừa xong thì lại có tiếng gõ cửa rất mạnh và dứt
khoát. Nè cô, hội đồng thi gửi thư cho cô nè. Chết cha, ban sáng kiểm tra hồ sơ
có gì sai sót chăng. Căn phòng nhỏ vừa đủ đặt chiếc giường đôi , tủ áo nhỏ hẹp, bàn ghế rất bé, khá nóng dù có
quạt mà tôi thấy lưng có một luồng nước lạnh chảy qua . Làm giám thị nên sẽ nhiều va vấp, lôi thôi là ... Tôi mời chú bảo vệ trường vô phòng nhưng
ông nói nhanh, cô xuống mau nghe, tui có xe để dưới, rước cô qua trường cho lẹ.
“Rước” nghĩa là... Có rảnh không qua đây
xếp giấy thi với tớ. Sẽ có bồi dưỡng. Hoà Lộc Trời, tưởng là gì.!
Phòng hội đồng thi nằm
ở khu trung tâm của ngôi trường cấp ba này, cách cổng một khoảng sân rộng. Tôi rón rén đi vào. Chị
thư kí hội đồng dẫn tôi đến trước một mặt bàn đầy những xấp giấy thi trắng, giấy
nháp nhiều màu. Chị làm mấy thao tác “chỉ việc”, mỗi phòng ba chục tờ giấy thi,
ba chục giấy nháp, chia đều các màu. Các xấp xếp vào một tờ bìa cứng màu xanh
dương. Tôi đề nghị là giấy thi buổi đầu nên xếp bốn chục tờ, vì thi môn Văn ba tiếng
ròng rã, lũ học trò luôn xin thêm giấy. Ừ
thì bốn chục . Tôi hơi ngỡ ngàng một chút. Thư kí từng là cán bộ sở , có tiếng khá nguyên tắc .Có lẽ
cũng sắp “ri-tai” rồi,nên buông bỏ bớt là vừa . Rồi chị trở lại công việc hoàn
tất hồ sơ mà ban sáng chúng tôi đã kiểm tra. Chỉ một loáng, chị qua phụ tôi xếp
giấy thi. Căn phòng như tối lại, tôi nhìn ra sân.Ồ, mưa . Khung cảnh ngôi trường
vào hạ vắng lặng, những dãy lớp cửa khép kín, văn phòng thấp thoáng một vài
bóng người, cũng chẳng có gì lạ, nhưng ngồi lặng lẽ một mình giữa chiều mưa
thì... có lẽ chị đồng nghiệp cảm thấy buồn nên mới nhờ gọi tôi qua .
Chúng tôi quen nhau
trong một dịp về nhà ăn tết. Chị học năm thứ ba của trường sư
phạm thành phố, còn tôi là lính mới tò tè, lại khác khoa, chỉ cảnh “đồng hương”
mà kết nghĩa .Chiều hăm hai tháng chạp, sau khi hoàn tất môn thi cuối của học kì một, tôi lọc cọc
ra bến xe miền đông nghe ngóng tình hình để chiều mai khăn gói ra đây xếp
hàng cho chuyến hồi hương sáng hăm bốn tết. Trời ơi người đâu mà nhiều vô kể,
toàn bọn đôi mươi, mặt mày phờ phạc sau
những đêm thức học bài, áo quần lôi thôi, như thế mọi cư dân ét-vê (sv) đều tràn ra đây.Tôi lo lắng
dắt xe đạp ra, vô tình quẹt phải chân một
cô gái vừa từ một chiếc xe gắn máy bước xuống, ngoái nhìn dặn dò người ngồi trước,
một chàng trai trẻ. Pê-đan đập vào bắp giò hẳn đau, cô gái kêu lên “úi da, đi đứng
chi mà...” nhưng khi nhìn vào hai gò má đỏ ửng “thương hiệu” Dalat của tôi thì
chị nắm lấy ghi đông xe . Em đi lộ mô,
Đức Trọng hay Di Linh, có xuống chỗ Bảo Lộc khô ông ? Giọng Huế pha Quảng Trị đặc sệt. Tôi ấp úng, chị cười, rứa tính khi
mô về, chà vé kiểu ni khó gỡ đây. Tôi phân trần rằng chưa biết tính sao, có lẽ
ngồi “xuyên đêm” xếp hàng như mọi người. Chị nhìn tôi một lượt từ đầu đến
chân với đôi mắt thương cảm,không khác
gì bọn tôi vẫn “tia” bọn trẻ cấp hai khi chúng gặp nỗi éo le nào đó.Chị chỉ qua
chàng trai đang ngồi chống chân trên Honda bên kia đường, thờ ơ ngắm đám người chen chúc trước các quầy vé. Thằng cháu tối mai cũng ra đây xếp hàng mua
vé cho chị. Em đưa giấy tờ đây chị nhờ hắn đăng kí luôn cho. Thấy tôi tỏ vẻ ngập
ngừng chị nói nhanh, không thì chiều mai em ra đây cũng được. Em làm chi ở đâu?
Rồi mắt chị long lanh,tay chị nắm chặt vai tôi, cha mi, tau mi một trường,
chung cả kí túc xá... Chuyến xe ròng rã một ngày dài, nhưng chả ai hỏi han ai một
câu vì cả hai đều bị chứng say xe hành bò lê bò càng .Sau đó, cũng ít có dịp gặp nhau. Khu
kí túc xá 135 Trần Hưng Đạo có tới mấy dãy, nào Kinh tế, Dược, Sư phạm, chị ở
chung dãy nhưng tận lầu bốn, mà bao giờ ghé tìm cũng không gặp , chị Hoà Lộc hả,
đi thư viện rồi. Ơ chị mới qua bên khu Dược, à chị ăn cơm bên cháu chị ở khu Kinh tế. Nhưng có hôm chị tìm tôi. Mi
có biết cạo gió không , tau đi Bình Dương về, say nắng hay sao mà mệt lử .Có bà
chị nhưng cũng nhừ tử như tau rứa. Chị hướng về một phụ nữ đang nằm
trên chiếc giường tầng, mắt nhắm nghiền, hơi thở nặng nề. Một chiều cuối đợt
nghỉ lễ kéo dài, mấy đứa bạn cùng phòng
của tôi về quê cả, chỉ mình tôi lủi thủi giữa khu kí túc xá bít bùng,vắng lặng,
chợt có người tìm bỗng thấy đỡ tủi thân. Sang năm giờ ni tau ở nhà rồi, còn mi
thì ráng lên, năm nhất khi nào cũng có cảm giác lê thê. Chị về Bảo Lộc hay
là... À, chị lên Ty (Sở ), phụ trách một mảng chuyên môn . Em về Dalat dứt
khoát gặp chị thường xuyên. Nhưng em thuộc biên chế Đồng Nai,chị à. Chúng tôi đều là những cô giáo thuộc diện
“cán bộ đi học”, chị từng là hiệu phó môt trường tiểu học vùng kinh tế mới Bảo
Lộc, còn tôi là một Tổng phụ trách trường cấp 1-2 ở vùng Định Quán.Mình xin về gần nhà được không ? Phụ nữ đi xa miết cũng
không hay. Em năm nay bao nhiêu tuổi rồi ...
Nói thiệt nghe, hồi
đó tui tưởng bà chắc “băm” rồi. Ừ, vùng
miền đông đất đỏ là trung tâm sốt rét , trung tâm tàn phá nhan sắc . Tui tuổi
giấy tờ thì đầu năm học ni là nghỉ hưu,
chú đúng ra là sang năm . Hồi đó ba chị là công chức chế độ ông Diệm, mẹ mới
mang thai đã làm khai sinh để được hưởng lương con . Cái tên tui trai gái đều
được. Chữ “trai” sửa sang “gái” chỉ cần tô chữ g và a to lên. Trời, bà thua tuổi
tui tới ... mười hai tháng mà h ồi ở kí túc xá xưng chị người ta ngon lành,
tôi rủa thầm, nhưng miệng lại an ủi chị, thôi nghỉ hưu sớm thì khoẻ .Con đường
công danh cũng đã khiến chị thấm thía và mệt mỏi.Có bữa tui nghe
tin bà không ở Sở nữa mà về trường, làm ban giám hiệu.
Ừ, thì vì nhà chỉ còn ba, với thằng em con khác mẹ . Mẹ đẻ mất hồi tớ
về Saigon học, hai chị giờ cũng đang sống
trong đó . Năm đầu sau khi rời
trường sư phạm, tôi về nhận công tác một trường gần huyện Lạc Dương, chị có đến
dự đại hội công đoàn nhà trường. Trông chị vẫn tươi tắn, trẻ trung, tươm tất.
Chúng tôi chỉ trò chuyện đúng một câu trong buổi tiệc liên hoan: chừ ở với ai hả em gái? Với mẹ. Chị cười
vui mừng, tư thế rõ là của một cán bộ Sở hỏi thăm nhân viên và an lòng khi biết
họ yên ổn.
Trường chị
bây giờ lớn nên công việc của chị khá nhạy cảm,hiệu phó phụ trách chuyên môn.Nhưng sau một thời gian nhọc nhằn và đụng độ với công việc,
chị xin ra đứng lớp. Giờ mới ân hận là phải chi làm quen với giáo án, học trò
... ngay khi tốt nghiệp như mọi giáo viên khác
.! Làm thầy mà không thể dạy được tiết nào cho ra hồn, thì chẳng khác
chi lấy chồng mà không sinh được con, như nông dân mà mà mùa nào cũng thất bát
, như lính ôm súng ra trận mà không biết lẫy cò .. Bà được những thứ đó .Nhưng chị biết không, rất
nhiều người chê tớ lù đù. Thôi bà, người
ta có lí do của họ. Tớ cũng biết vậy nên
thấy thanh thản. Mình ốm một trận tưởng chết, rồi đi tu, ai dám cơ cấu một cán
bộ như vậy vào ban giám hiệu chứ.Nè, hỏi thật nghe, bộ đau rồi là ...tu luôn hả.
Chị vừa ghé sát vai tôi, cấu vào hông khiến tôi giãy nảy.Chứ chị thì sao? Chị hả,
thôi cái nghiệp nó vậy. Nghề tụi mình bồ biết rồi, mối quan hệ rất hẹp. Chúng tôi xì xụp
hụp cháo vịt trong một chiều mưa hè lành lạnh phố huyện. Nghỉ hưu rồi bồ tính làm chi. Ô thì ở không, đi chơi đôi bữa cho khoẻ. Rồi
chị sẽ dẫn ba về Huế buôn bán với
bà chị. Cửa hàng trà Bảo Lộc
để lại cho vợ chồng cậu em. Sao
ba chị không muốn ở cùng con trai hả? Ở
con nào chả được, nếu ông thích thì tớ sẽ để ông về lại Bảo Lộc, ừ ông có nhiều bạn bè ở đây lắm .Để tớ cho bồ cái địa chỉ ,mai mốt có đi du lịch Huế
thì nhớ ghé chỗ tớ nghe. Chị thì thầm kể chuyện bà chị cả , người phụ nữ hôm
nào nằm mệt nhọc ngủ trong khu kí túc xá khoa sư phạm. Chồng chết bệnh, có bốn
con đều đang sống khá giả trong Saigon. Chị có nhà riêng, đôi lúc cũng ghé ở với đứa nọ, đứa kia, cuối cùng thì đành
về lại quê mẹ. Tiệm bán đặc sản của chị nằm ở đường phố chính của Huế, kinh
doanh thuận lợi lắm. Thuê hai người, trả lương năm, một đi mua hàng , một ngồi
bán,bà chị chỉ coi ngó mà thôi. Cô em sẽ phụ chị tích cực đây. Chị dẫn tôi về tận
cổng khách sạn, chia cho tôi một trong hai gói cracker vừa mua. Tôi chợt thấy cảm
động. Lâu lắm rồi mới có người mua bánh cho tôi. Vẫn có quà của phụ huynh, học
sinh dịp lễ, tết, nhưng quà bây giờ khác
xưa nhiều, những tấm vải đẹp, chiếc ví kiểu cách, lọ mĩ phẩm thông dụng, có khi
là chiếc phong bì . Bánh kẹo không mấy
ai biếu nữa Tắm táp nhanh rồi đi ngủ đi
nhe, mai trước sáu giờ phải có mặt đó.
Chị không về, mà sẽ vào ngủ trong khu y
tế nhà trường. Tớ về khuya làm lỡ giấc của
bồ thì sao. Tôi nhìn chị. Mọi sinh hoạt đều diễn ra ở hội đồng thi, vậy chị
thuê khách sạn làm chi. Hay là muốn “ trong ổ rơm có cô em sầu mộng, cảm lạnh lùng
thấm thía giấc cô miên” (thơ Bàng Bá Lân)? Như đọc được ý nghĩ của tôi,chị
đùa, vì tớ muốn để cho bồ cảm nhận những
đêm ở Đức Trọng như thế nào. Nóng hơn Dalat nhiều phải không ? Mà cũng ngột ngạt
hơn Bảo Lộc. Chỗ tớ là vùng “chuyển” mà.
Một chút Dalat, một chút Đức Trọng, vị chi là... Bảo Lộc. Có phải không đã nà ? Đó là lối dùng từ quen thuộc của chị. Có phải không đã nà ?
Buổi sáng
thi môn đầu tiên, tôi được xếp vào làm giám thị một ở chính phòng
học mà tôi từng chê bai “bò cầu
thang muốn đứt hơi, chen qua bờ hành
lang hun hút, đến - về đều mệt bở hơi
tai”, thế mà hôm nay cầm xấp để thi chỉ
vỏn vẹn năm tờ, bước chân tôi như mọc cánh. Giám thị hai là một cô giáo còn rất
trẻ, vừa ngồi thừ người dăm phút là ngáp chảy cả nước mắt, phải nhờ giám thị ba “ngó hộ một tí” để đi rửa mặt, rồi ra vào uống nước mấy lần. Nếu
tôi nhập chung phòng bốn người trong
khách sạn thì tôi cũng sẽ bị chứng thiếu ngủ như cô bạn đồng nghiệp này . Trong
cái rủi luôn có cái may ! Cô giáo trường
khác, lần đầu đi huyện than thở, em xuống đây... bón như dê. Trưa về chợt mắt một
tí rồi chắc kiếm... cháo ăn. Còn tớ !
Trưa mình sẽ mang cặp lồng ra chỗ cổng
trường mua phở, rồi vô phòng hội đồng thi ngồi ăn, nghỉ trưa ở đây luôn . Năm
ngoái đi coi thi bên hội đồng trường
chuyên Thăng Long, khối gì đứa ngủ trưa
ngay trong phòng hội đồng . Hôm qua quên xin chị tạp vụ chỗ nghỉ trưa, tôi hơi
tiếc rẻ nhưng lại tự an ủi, thôi cứ “phó thác” cho trời tính, tới đâu hay tới đó, giờ cứ làm cho tốt chuyện
coi thi cái đã .
Chỉ có năm tệp bài phải thu trong khi mọi người là hăm bốn,
vì thế mà chúng tôi được “ra” rất sớm.
Chị tạp vụ đang đứng trên hiên cùng một
chú nhóc độ tuổi mười hai mười ba, mặc một chiếc quần short
cũ, chân đi ba ta, áo cầu thủ, hẳn vừa từ
một sân bóng nào đó về. Đúng rồi, mặt cu cậu còn đỏ ửng thế kia. Khuôn mặt
nhỏ tóp mà tóc lại hớt cao nên trông càng nhỏ, nhưng đôi mắt rất to và ngang
nghạnh . Cậu bé vừa tôi nhìn bỗng thèn thẹn, khẽ cúi đầu như muốn chào rồi vụt chạy vào trong
-Cô đi ăn phở với ba
mẹ con nhà em không ? Rồi về vô phòng y tế
chợp mắt một tí lấy sức. Có chăn mùng đủ cả, đêm qua cô thư kí cũng nghỉ
ở đó. Sợ quên thì thằng cu em hắn gọi cho. Lọc cọc về bên khách sạn chi cho khổ.
Ăn ba miếng lại đi liền mà.
Sao ở đâu lại có chị tạp vụ dễ
thương , chu đáo đến thế .Quả là một thiên thần
bản mệnh được thượng đế gửi đến cho tôi . Tôi mừng thầm .Vừa lúc đó có một mái tóc đen và chiếc áo len xanh biển đồng phục thò ra
sau khung cửa . Ô cô bé thí sinh phòng 24 ban sáng đây. Con gái em mới đi thi
ra. Con gái chị hả ? Tôi sững sờ nhìn con rồi nhìn mẹ, nhìn mẹ rồi nhìn sang
con . Cô này hồi sáng canh phòng con . Mi có
quay tới quay lui hỏi bài chi không ,cô bắt được thì chết. Ơ đề thi dễ mà, ở trường cô
con cho kiểm tra tới lui mấy lần.
Trong lúc chị đang đùa với con
thì tôi tò mò nhìn cô gái nhỏ và nhìn người mẹ. Một khúc cây già cằn cỗi, sù sì
và một cành tơ mơn mởn. Cô thiếu nữ cao dong dỏng, mái tóc đen dài tết bím gọn
gàng, khuôn mặt búp măng hồng hào, đôi mắt
rạng ngời, còn mẹ, người mẹ tóc đã chớm bạc,
lưa thưa mấy sợi túm lại một “củ tỏi” sau gáy. Mặt chị tròn vành vạnh,
đôi mắt bên to bên nhỏ, làn da thật kì lạ, vừa đỏ ửng, vừa nám, có một vết chàm
to chạy dài từ gò má trái xuống cổ. Chân tay đều ngắn ngủn;
tôi đã thuộc diện “ mét mốt” mà chị chỉ đứng ngang vai tôi, trò chuyện với hai
con chị cứ để chúng nó cúi xuống. Tôi nhớ có một nhà văn thuộc thế hệ trước 1945 đúc kết câu sau khi mô tả một phụ nữ “ thị là
người đàn bà có cái nhan sắc của một
người đàn ông không đẹp trai”. Nhưng dẫu
chưa quen biết nhiều, tôi thật sự quí mến tấm lòng đẹp đẽ của chị, dù có thể chỉ
dành cho tôi trong mùa thi này.
Bốn người kéo nhau ra cổng. Hai đứa
con bỏ đi trước chúng tôi một đoạn khá
xa.
Tôi lên tiếng hỏi han , giọng vừa
chân tình vừa đùa cợt
- Nhà
anh chị có gần đây không ? Mẹ con đi ăn nhà hàng, để ba ở nhà lục cơm nguội hả
?
- Dạ đâu, có
cô nó nấu cho rồi. Nhà chỗ chợ đi lên một chút, cô nà.
Cô nó tuổi chắc cũng ngang cô, dạy bên trường Kim Đồng, đang nghỉ hè. Anh nhà
em dễ tính, ăn uống giản dị, xuề xoà.
- Chị đâu phải quê ở đây, phải không ? Giọng y
như mẹ tôi !
Tôi đã bắt
đầu giở ngón “ thấy người sang bắt quàng làm họ”. Chị vẫn thản nhiên :
-Quê hả, em tận Nghệ An cơ. Còn
nhà chồng người Xuân Sơn, có rẫy cà phê ông bà nội cho, chú bác làm rẽ, ăn tứ lục.
Mai mốt về hưu sẽ ổn định bên đó luôn, ở
đây mới có cái chòi đủ chui vô chui ra
thôi
Tôi chú ý đến quê chị :
- Xuân
Sơn hả, vậy là giáp với Xuân Trường.Chị cả của tôi làm dâu nhà ông bà Hoe Bường
bên đó, không biết chị có...
- Ô, vậy hả .
Chị quay người nhìn thẳng vào mặt tôi. Vậy mai mốt cô về hưu thu xếp xuống
Đất Làng chơi ít bữa, rồi em dẫn sang thôn em. Mười phút chớ mấy.Ở chơi với
em lâu lâu, em có nhiều chuyện muốn kể
cô nghe lắm. Cô về hưu, viết sách đi. Chuyện em kể biết đâu sẽ rất ... lâm li
bi đát.
- Có giống phim nhiều tập Hàn Quốc không ?
- Hơn ấy chứ.
Chị vốn biết biết đùa, nhưng trong
cái vỏ xù xì ấy, có thể dấu kín một nỗi niềm nào đó chăng ?Tôi lại trêu chọc
- Con
đi thi, mẹ phải được nghỉ chứ. Đằng này
cả con trai cũng vô phụ mẹ luôn . Nhà trường không cho chị nghỉ hả ?
Chị thật thà :
- Tại
có hai cô bên văn thư với y tá là chính
rồi, nhưng họ không quen , mà em cũng rảnh.
Thầy Thuần ( hiệu phó của trường, chủ
nhân bath-room mà chị Hoà Lộc ghé sử dụng mỗi chiều ) dặn em dừng lân la hỏi
han ai, cũng đừng đến gần khu con bé
thi, còn thì việc mình mình làm.
Chợt chị thì thầm :
- Mà
cô nè, con bé em hắn học Văn, em thấy hắn
cứ “chổng khu” chép rồi học thuộc lòng hết
cả mấy cuốn văn mẫu. Ở trường mỗi khi có bài kiểm tra, hắn cũng bò ra mấy đêm
soạn hàng chục trang, kêu là giải đề , rồi
học thuộc. Mà bữa nào về cùng khoe, con trúng tủ. Nhưng em thấy cha hắn lo. Anh
nói cái kiểu học hành thi cử thế này là không ăn thua, không bền. Thế kỉ hăm mốt
rồi mà cứ học vẹt như thầy đồ ngày
xưa,thì rồi đất nước làm sao đây ! Người ta đã lên cung trăng,mà mình còn ngồi
đó nhai như kéc, không biết tư duy động não sáng tạo chút nào cả, ai nói chi
cũng gật. Thấy anh ấy bực, em cũng lo theo. Là sao hả cô ?
Tôi bỗng giật mình. Một
ông bố “công tác bên uỷ ban”, có vợ làm tạp vụ trường học, sao có một tư
duy độc đáo thế . Ở người vợ tôi đã thấy có gì đó khác thường, thì ông bố này
quả là một ẩn số. Tôi ngập ngừng:
- Đúng
là... chưa phù hợp lắm. Hiện cũng đang dần sửa đổi,chị à. Ở đời cái gì đúng thì được giữ lâu, chứ cái chưa đúng thì
rồi phải thay đi.
- Ôi,
ông xã em cũng hi vọng y như cô đó .
Dọc đường có nhiều người đạp xe ngược chiều với chúng tôi thân thiện cười chào chị tạp vụ, khiến tôi rất
ngạc nhiên. Có thể là văn hoá ở đây
chăng, bởi dù sao chị cũng là thành viên của một hội đồng sư phạm. Đến
hiệu phở, thì cử chỉ niềm nở ấy càng khiến
tôi càng ngạc nhiên, còn chị trịnh trọng đáp lễ.
Nhưng sau buổi thi chiều thì tôi hiểu được ý
nghĩa của những cử chỉ ấy.
Bây giờ đứng ở hiên như chờ tôi
là chàng cầu thủ mặt đỏ ửng ban sáng.
Tôi còn chú ý tới một nhân vật thứ tư
đang ngồi ở băng ghế đá đặt mé
hiên gần phòng tạp vụ ,cúi đầu trên tờ đề thi, bên cạnh ngồi nép sát vai người đàn ông gầy gò , có mái tóc dài rủ xuống phủ gáy này chính là cô con gái chị tạp vụ. Bí thư
huyện uỷ, ban sáng ông đến dự khai mạc mùa thi , sao ông ngồi ở đây, giờ này !
Thấy tôi sững người với tia nhìn có vẻ khá ngỡ ngàng, viên bí thư cũng lịch thiệp chào tôi rồi lại cúi xuống đề thi , lẩm
nhẩm cùng cô gái tính toán. Chú bé đã quay ra cùng chị tạp vụ, tay chú cầm túi
đựng cặp lồng của tôi, còn người mẹ thận trọng trao tôi túi quần áo. Chị nhỏ giọng
giới thiệu: Ông xã em. Anh vô đón con bé.
Phu quân của chị tạp vụ trường này là ... Có lẽ tôi sẽ kể với chị Hoà Lộc khi có thể,
mà hẳn chị cũng đã biết rồi . Mấy hôm liền tôi cứ bô lô ba la với chị, vì tôi thấy chị
cũng rất xuề xoà với chúng tôi như thể là đồng nghiệp với nhau. Nhưng có hề gì
! Tôi sẽ đem “bí mật” nói ngay với chị
Hoà Lộc, trong buổi tối của ngày thi các môn ba
bốn, chúng tôi được về sớm, chị hứa sang tôi, đợt thi đã đi được hai phần
ba chặng đường, công việc của chị hẳn đã nhẹ bớt rồi.
Nhưng chị đến với vẻ mặt đầy ủ ê,
mệt mỏi. Trong bộ đồ mặc nhà vải
dày, dệt hoa văn tinh tế, may kiểu cổ
tai bèo, trông chị như một thiếu nữ, nhưng dáng chị nặng nề kéo
chiếc va li hành lí vào phòng , tay kia trao cho tôi túi mận tam hoa rồi ngồi
phịch xuống ghế, thở hắt ra nặng nề,
thì bây giờ đúng là chị. Hình như chị đang có chuyện buồn.
Tôi lẳng lặng mở túi mận trút vào
mấy ngăn cặp lồng, dợm bước vào trong để
rửa, chợt bắt gặp đôi mắt bực bội của chị
ném về phía chiếc cặp lồng, khiến tôi phân vân có rửa mận không chị .Hả, ô, rửa
chứ, không rửa ăn luôn cả bụi đất hả chị
hai. Chị cáu kỉnh . Tôi hơi bực, tính
kêu, ô cái chị này, khi không đổ quạu người ta . Ở trường chúng tôi có những kiểu kết bạn theo tổ chuyên môn, theo tuổi
tác, theo lối xóm, nhưng đến hội đồng thi những kiểu ấy bị rã ra, mà hình thành
một kiểu khác : chung buồng trọ. Dù ở trường ít thân thiết, nhưng về coi thi thì ai cũng tỏ ra nhường nhịn , tôn
trọng nhau, chỉ vì để làm tốt trách nhiệm mà
thôi. Sau mùa thi thì đâu lại vô
đó. Thôi kệ ,còn tối nay chứ mấy,thôi ráng chịu đựng mai giờ này mình ở Dalat, bả về Bảo Lộc, có muốn gặp cũng khó. Tôi nhẹ
nhàng bê mấy ngăn mận ra. Chị đang rã
tóc chải lại, rồi cột buông lơi với một
chiếc mùi soa . Có lẽ chị từ phòng bath-room nhà thầy Thuấn là nhờ chở đến đây, từ chị thoảng mùi thơm của
xà phòng , của nước hoa dìu dịu, quyến rũ . Lớp phấn son ban ngày đã được gột sạch, nét chì tô đậm chân mày, đường
viền chân mi, khiến vẻ sắc sảo trên đôi mắt, khuôn mặt của ngày bây giờ là vẻ dịu dàng, đằm thắm, ấm áp.
- Mại
dô mận tam hoa chín ngọt đây, ăn ngay không
thôi là hết sạch đó, mại dô a lô.
- Cho tớ
thử một trái coi nà. Con bé bán cho tớ nó kêu ngọt lắm.
Chị thò tay nhón một quả bỗng rụt lại như bị điện giật. Ôi sao trái nào cũng mềm rụn thế này. Kiếm cho tớ trái nào giòn giòn chút được không ?
Tôi vội lè chiếc hột trong miệng
ra, đảo tới lui mấy ngăn mận loang loáng
nước. -Chả có trái nào giòn cả. Chị mua
lựa hay mua mớ. Mua mớ. Mà tớ thấy hình
như... có trái giòn. Đây mời bà chị lựa,
em thua rồi, ban nãy rửa phải nâng niu muốn khùng luôn vì sợ nó
dập.
- Ừ.
Bây giờ chị mới chịu vui lên. Ăn mận chín như vầy mới đã chứ. Ngọt ghê hè, ngậm vô là biết liền.
Chị quờ tay cầm một cuốn sách
dày tôi đang đọc dở trên gối
- Ôi
bồ đi coi thi mà cũng chịu khó tha được
cả cái sở thú này theo hả ?
- Đâu. Tôi bật cười với lối vi von độc đáo của
chị Lộc. Chị cầm cuốn sách lên “Từ điển về thế giới loài thú” lật ra trang đầu, bắt gặp một đôi vẹt xanh đỏ đang quấn quýt
bên nhau, đôi mắt mệt mỏi của chị bỗng
gợn nét bâng khuâng. Nhưng chị không lật tiếp mà chuyển sang tay khác, mở xem từ trang cuối. Để
coi, yểng nẻ, yến nè, xén tóc. Tôi nhìn chị. Có ai đó đã từng nhận xét, người đọc sách từ cuối lên đầu là người nóng
vội trong mọi quyết định, nhiều tham vọng, đồng thời cũng nhiều năng lực . Chị
đặt sách xuống giường, vẻ mặt lại bâng
khuâng, như người vừa đánh mất điều gì đó. Tôi kể lể là hôm qua ghé quầy tạp hoá gần khách sạn mua sữa,
thấy họ bày bán cuốn này thì thích nên mua. Hè đọc chán có thể cho đám cháu đọc
ké. Chị không nói gì, chóp chép nhai mận.
Tôi vừa nhấm nháp vừa canh chừng bộ quần áo vừa giặt đang móc bên thành
cửa sổ.Dù đã kẹp chắc nhưng vẫn lo nó bay xuống đường. Chị bỗng như nhớ ra
- Ôi quên dặn bồ sáng đi sớm ghé nhà thầy Thuấn
mà phơi. Giọng chị ân hận
- Chị Luyện phơi giùm hai ngày nay rồi.Không có
chị ấy, chắc tớ không dám giặt đâu.
Và bây giờ tôi quyết định “bật mí” những bí mật mình vừa khám phá hai hôm
nay. Không ngờ chị bạn vẫn thờ ơ đón nhận, vẻ mặt có phần đố kị.
- Xời,
chuyện này tớ biết lâu lắm rồi, em hai
- Lâu là khi nào ? Hai vợ chồng chị Luyện người
Cầu Đất, còn bồ ở tận Bảo Lộc lận mà .
Tôi tỏ vẻ nghi ngờ.
Chị vờ như không nghe mà bỏ vào
trong đánh răng, sau đó trở ra leo lên giường tung chăn đắp ngang ngực. Đồng hồ
trên tay tôi chỉ tám giờ rồi. Thôi mai còn một ngày chinh chiến, phải đi ngủ sớm.
Vất vả đây, vì tiêu chuẩn (mọi giám thị đều được một lần làm giám thị ba) cả đặc ân ( giám thị phòng
ít thí sinh nhất ) đã hết rồi . Còn chuyện chị Luyện thì có liên quan gì đến
chúng tôi đâu mà bận tâm, dù hôm cùng ăn trưa, chị kể chị có nhiều người thân bên thôn Xuân Sơn, đã từng
sang thôn Xuân Trường, nơi chị gái tôi về
làm dâu ở đây, đi phúng điếu và đưa tang
anh rể tôi
cách nay đã hơn hai chục năm. Mẹ sinh chị ra
có mấy ngày là mất, còn cha là ai chị không biết. Ông ngoại đón chị về
nuôi, dì cậu chăm nom cho chị học hết cấp
một, cũng vì nhà ngoại nghèo mà đông con. Chị vô Cầu Đất
khi nào ? Thì theo “quân hắn” đi thi Cao Đẳng Sư Phạm trên Dalat, cô nà
. Quân ấy đi học, em đi mần, ai thuê chi cũng mần, cuốc cỏ, gánh su su, hái chè, chăm người già, bế con nít ...Rồi
quân ấy về lại ngoài Bắc nhà mình khi học xong, em ở lại. Ở đây ba năm đã quen
người, quen việc. Chị em có liên lạc với nhau không hả chị ? Cũng thỉnh thoảng. Nhiều đứa chừ làm bà nội, bà ngoại cả rồi. Em
thì... ngoài bốn mươi mới đẻ. Chị bỗng
ngượng ngùng e thẹn. Ngoài bốn mươi mới làm mẹ, bây giờ cô hoa khôi tuổi mười
tám, vậy chị đã ở tuổi... ôi hơn chúng tôi khá đấy, nhưng sao trên khuôn mặt của
một “ người đàn ông không đẹp trai” chị vẫn còn nhiều nét khoẻ khoắn của tuổi
năm mươi nhỉnh một tí. Có lẽ dung nhan ấy
khiến thời gian đối với chị là vô nghĩa .
- Ừ,
bà Luyện thì tớ không biết, nhưng ông chồng bà ấy thì- giọng chị như đếm từng từ
- hồi mười một tuổi đã xuống trọ học tận
sát bên nhà tớ. Dân Cầu Đất ngày ấy muốn
đi học một là lên Dalat, hai là phải xuống B’lao. Chị nằm nghiêng, lưng quay về
phía tôi khi nhấn nhá những câu này. Chợt chị đổi thế nằm ngửa .Bạn có buồn ngủ cũng ráng thức nghe tớ kể nhé, chuyện
nhà bí thư huyện đấy.
Họ đã từng gắn bó suốt những năm
chàng trai Cầu Đất học phổ thông trên đất trà Bảo Lộc. Cha anh có quen một chủ hiệu thuốc lào sát nhà chị
Lộc nên gửi anh xuống đây . Cậu út chị Hoà Lộc
với anh là bạn khá thân thiết nên anh thường xuyên sang nhà chị chơi. Nhưng
chưa được bao lâu thì ông tiệm thuốc lào chuyển xuống khu Hố Nai , gần
Biên Hoà, cha anh đành xin bố chị
cho tá túc.Nhà chị có mỗi ông bố là “ hoa hậu” thêm cậu út, nay có một đồng
minh nữa, không khí trong gia đình có phần thêm sinh khí. Bốn cô con gái.chị là
bé nhất và được nuông chiều, nên hai chàng trai cũng luôn tỏ ra nhượng bộ cô bé. Chị nhớ hồi chị đã mười
lăm, còn anh và cậu út chuẩn bị thi hết
tú tài hai, bố mẹ chị lên nhà anh ở Cầu Đất dự đám cưới người
anh cả . Cứ lâu lại thấy một anh chàng lộc ngộc, cao nghều, mặt đầy mụn, thập thò ra chào, bố chị kêu lên, ôi ông bà lắm
trai thế, cho tôi cái thằng N. ( trọ học
nhà chị ) đi. Ba anh cũng vui vẻ bảo.
Thì ông bà cho tôi cô út nhà ông bà nhé. Họ cũng có một cô tuổi với chị. Người chị lớn đã thoát
li tham gia cách mạng từ lâu rồi. Dù là
đùa nhưng là một lời nguyện ước cho đôi trẻ .Là con gái, chị khắc ghi giây phút
ấy.
Ngày đất nước thống nhất chị vừa
tuổi hai mươi, làm cô giáo tiểu học. Trường chị về công tác là nơi khó khăn nhất
huyện Bảo Lộc, nhưng chị tự nguyện đến chỉ vì một lời dặn dò của thầy giáo trường sư phạm: những nơi này rất cần cán bộ nòng cốt. Chị không e ngại trước bất cứ khó khăn gian khổ nào, nên chỉ
sau một học kì, cô hiệu phó là tên gọi của
chị lúc ấy. Và sau hai năm, chị về thành phố học đại học khoa Sư phạm Sử . Anh
lúc ấy cũng đang học bên trường đại học
tài chính. Hồi vừa đỗ tú tài, anh đã lên Dalat học quản trị kinh doanh, rồi sau
đó tham gia lực lượng thanh niên xung phong, bây giờ mới có dịp đi học lại. Họ
sẽ tốt nghiệp cùng một năm, và tất nhiên
là rồi những gì đến sẽ đến. Chị thực sự
bình an, hạnh phúc.
Thế rồi...
Sau tết năm học cuối,
chị thấy anh trở lại trường muộn mất mấy hôm, tâm trạng luôn lo lắng. Lí do
là anh
phải đứng ra cáng đáng việc nhà
trong suốt mấy tuần qua. Người chị cả từng
rời chiến khu về thành phố, lập gia đinh, rồi bị tai nạn ra đi rất đột
ngột khi cậu con trai chưa kịp cai sữa .
Người anh rể quê tận miền Quảng – Đà, lại chuyển quân triền miên, làm sao có thể chăm sóc con được.
Ở nhà anh, cha mẹ đều đã khuất núi, một em trai hi
sinh trong chiến dịch biên giới, ba người
khác đều đã có gia đình nhưng mưu sinh
vô cùng vất vả . Cô em út vừa đi dạy, vừa phải thuê người chăm nom cháu. Anh tự
nhận lấy trách nhiệm lo toan mọi thứ,
trong khi đó, anh cũng chỉ là một sinh viên .Ngày cưới sẽ hoãn lại và chưa biết
đến bao giờ... Anh vẫn muốn cưới khi cả
hai cùng ra trường, còn đứa cháu thì anh chị sẽ nhận “đỡ đầu” một thời gian.
Anh không thể buộc người em gái út chăm cháu một mình. Cô ấy còn đi lấy chồng nữa ...Cô giáo cấp ba
tương lai Hoà Lộc nhìn thấy một gia đình
ngày mai của mình hoàn toàn tương
phản với những gì cô mơ ước. Sẽ không
bao giờ có một ngôi biệt thự nhỏ
nằm khuất dưới rặng thông, để có
những chiều tà cả hai sẽ ra đây uống
trà,nghe gió reo vi vu,và chờ đợi một nhân vật thứ ba chào đời. Mà chắc chắn là một gia đình khác, đầy chắp
vá Cô em sẽ để anh chị nuôi cháu. Nếu cô
“ở vậy” thế là mình phải nhận thêm một “giặc Ngô”! Còn lấy chi phí đâu cho cháu nhỏ, cho cả người giúp
việc ?Chị mới hăm sáu, một cán bộ của Sở giáo dục Lâm Đồng. Có trình độ, có tuổi trẻ, chị sẽ có một hạnh
phúc mới. Thôi anh cứ lo chuyện nhà anh
đi, cho mọi người thấy trái tim anh vĩ đại
thế nào,còn tôi, tại sao tôi không thể đi tìm hạnh phúc riêng cho mình chứ !
Một năm, hai năm rồi tám năm trôi
qua.Chị cũng có một vài người bạn, nhưng hễ tìm đến nhà ở Bảo Lộc thăm bố và em
trai tật nguyền là họ “lặn” ngay .Chị chợt
nhớ lại những năm tháng bên anh, chẳng bao giờ anh có sự phân biệt đó. Khi bàn
bạc với chị chuyện nhận chăm nom đứa bé sớm mồ côi mẹ , anh bảo : nhà mình
đã có ông, có cậu, nay có thêm cháu càng vui chứ sao . Vật chất vốn quan trọng nhưng không đáng kể, tinh thần,
tình người mới là thứ cần gìn giữ, vun đắp, em à . Anh mượn hình ảnh chiếc lều
cắm trại để tô đậm cuộc sống sum vầy
trong đại gia đình mới. Hai đứa mình là hai chiếc cọc lều chính. Ba và cậu hai
góc sau, cháu nhỏ và lũ trẻ sắp ra đời giữ hai góc trước. Lỡ còn
cô nó,anh để đâu, cho ở ngoài chơi hả .. Chị cứ gào khóc, bịt tai không buồn
nghe .
Anh về Đơn Dương nhận công tác ở
kho bạc huyện. Cháu lên mười, bố cháu tái
giá, theo bố ra Trung. Và lúc này anh mới chuẩn bị kết
hôn. Cô em vẫn ngày ngày lên lớp, rủ chị baby- sitter hôm nào, chị Luyện , của đứa
cháu về ở cùng . Cô đến dự họp mặt lớp sư phạm ngày xưa cùng Hoà Lộc.
Anh nhờ chuyển một món quà. Cuốn tiểu thuyết “Người mẹ” của Maxim Gorki, và lá
thư mỏng chỉ vỏn vẹn ba từ Anh xin lỗi.
Chị không buồn đọc mà quẳng tất cả vào thùng rác . Việc gì mà phải xin phải xỏ ở
đây. Anh có tội lớn với tôi, anh phải trả suốt đời, cho anh hay như vậy. Anh muốn
tôi làm người mẹ tốt, nhưng anh có nhớ anh đã
muốn biến tôi thành ô-sin cho nhà anh ...
Ở nhà anh ,Bé Bình Yên chào đời , cô bé mấy hôm nay đi thi tốt nghiệp
ấy, khi tuổi bố tứ thập . Căn hộ chật chội
sau nhà khách của kho bạc chị Lộc lần đầu tiên đến thăm, là ngày tiến biệt mẹ
bé đi thật xa. Vợ anh bị hạch , sau đó biến chứng, chạy chữa ròng rã hai năm liền.
Hai người cô Cầu Đất lại cùng nhau giúp anh nuôi dạy cháu...
- Nhà
khách kho bạc huyện Đơn Dương hả ? Ô , bọn mình đã từng ở trọ trong đó mấy ngày
đi coi thi. Ngay ngày ấy, một nhà vừa đưa tang...
Tôi kêu lên. Phải cái nhà nằm ngay sau giếng nước trong khu tập thể
không?Phía trước là nhà khách vừa xây...
Mùa thi ấy cách nay đã lâu rồi , mười sáu năm
. Đoàn của trường chúng tôi về huyện với quân số bao nhiêu tôi không nhớ, nhưng chỗ trọ bị xé lẻ do trung tâm thị
trấn Thạnh Mĩ mới được thành lập, cơ sở vật chất còn đều trong gian đoạn
xây dựng. Mọi người giành nhau khu nhà
nghỉ uỷ ban bố trị gần chợ, gần trường,
cuối cùng bốn đứa, hai thuộc tổ Sinh và hai tổ Văn của tôi được đưa đến ngôi
nhà khách đẹp đẽ , hai tầng với độ chục phòng
còn thơm nồng mùi vôi mới, những
chiếc giường đơn như thể vừa ra khỏi tiệm mộc cách đó vài giờ ! Phòng chúng tôi trọ tận cuối dãy trệt ,cửa kính ba bề sáng
choang, phía trước là con đường nhựa vừa được sửa sang, nếu đi mãi là đến Nha
Trang, bên trái là dãy chuồng trại đã bị dỡ đi hết mái che, kèo cột, khung cửa,
chỉ còn trơ những ô hộc ngăn vách và những
máng ăn bằng gạch, những vạt rau bù ngót
mọc xanh um. Nhìn ra sau là dãy nhà lợp
ngói cũ kĩ, chừng dăm gian nhỏ, âm u, rêu mốc, khoảng sân khá rộng, một bi giếng
xây cao, có nắp dậy sạch sẽ , khu vệ sinh
có bốn năm buồng nằm sát với khu chuồng trại đổ nát, tận cuối dãy
nhà, thẳng góc với toà nhà hai tầng đẹp đẽ bề thế này. Là khách trọ chúng tôi
chỉ mong có thế thôi : nước và nhà vệ sinh.
Luật quật xếp chỗ ở rồi tìm chỗ ăn bữa trưa, trở lại
nhà khách thì đã hơn hai giờ chiều, cả bọn lăn ra ngủ, dù chiếu hội phụ huynh cho
mượn thoảng mùi mốc, và chăn mùng các giám thị này cất công mang từ nhà trên
Dalat xuống cũng đã lâu vùi tận đáy tủ hương
băng phiến khét lẹt. Đang mơ màng bỗng nghe có những tiếng dội bình bịch như ai
nện cửa. Rồi tiếng những bước chân chạy huỳnh huỵch từ sân vang lên, bốn cô
giáo cùng ngồi dậy, thò đầu nhìn ra cửa
sổ trông về khu giếng. Có chừng chục chú nhóc tuổi cấp hai đang quần nhau một
quả bóng căng tròn . Có điều là không một đứa nào cất tiếng quát tháo, kêu réo
hay la hò, mà chúng phải khuỳnh
tay, quơ chân, có khi là lao vào nện
cái đứa cầu thủ đi sai đường bóng. Có đứa
muốn cười to thì rướn dài cổ để âm thanh không được vang ra. Điều lạ nữa là cả
diện tích khá rộng như một góc sân trường,mà
chúng lại đặt đôi dép làm khung thành ở ranh giới hai gian
nhà cuối dãy, khoảng sân còn lại cách xa vùng giếng sát góc nhà khách mà
! Hình như đấy là vùng “phi quân sự” chăng ? Vừa lúc ấy có tiếng trẻ con gọi
khóc ba ơi ba từ gian nhà tận cùng
ngay trước giếng, rồi một đứa bé độ ba bốn tuổi, đầu đội chiếc mũ len đen viền
ngang màu trắng xô cửa xông ra, chạy về phía cuối dãy có nhà vệ sinh, kêu khóc không thôi.
Đứa bé mặc chiếc áo phao cũng màu
đen , cũ kĩ, vạt dài phủ mông, tay gấp lên mấy khấc, lụng thụng chạy. Dường như không tìm thấy ai, nó lại quay đầu, chạy
về phía căn nhà trước giếng, khóc
kêu Y dỏ, Y dỏ .Một phụ nữa cũng
khoác áo phao xanh biển đậm bước ra . Cả hai
chạy đến dừng lại chỗ ngay cửa nhà vệ sinh đầu dãy, có một sô nước đầy đặt
trước cửa . Đứa bé vẫn gào khóc. Bất ngờ từ sau cánh cửa gỗ mục nát của nhà vệ
sinh thò ra một bàn tay gân guốc, xương xẩu
của đàn ông. Bàn tay cứ vẫy vẫy như
thể trấn an đứa bé. Người phụ nữ ngồi xuống mép sân cỏ gần cửa
nhà vệ sinh, cạnh sô nước đầy, không cho
bàn tay nhỏ của bé đang sung sướng khoắng lấy khoắng để . Có lẽ quá mệt, cô gái kê dép ngồi phịch xuống, tay ôm lưng đứa bé.
Vành chiếc nón áo khoác trật ra, lộ rõ một
giải khăn trắng chít quanh đầu. Lúc ấy
chủ nhân bàn tay vẫy vẫy cũng bước ra khỏi gian buồng nhỏ ấy, xách bổng xô nước
lên. Trên đầu mái tóc dài phủ gáy cũng quấn một giải khăn trắng.Chiếc áo sơ mi
cũ, chiếc quần tây nhàu nát, như đã lâu chưa thay . Chúng tôi nhìn nhau rụng rời,
bàng hoàng. Viền trắng trên mũ đứa bé là
vành khăn tang ! Người đàn ông xốc đứa bé
lên,úp đầu bé vào vai,nặng nề bước đi, cô gái xách chiếc sô không lặng lẽ
theo sau . Đội bóng cũng đã biến mất tự lúc nào.
Chúng tôi băng qua đường ,
men theo vạt sân đá bóng nham nhỏ đất đá, tìm thăm nhà người thân của một chị
trong nhóm. Anh ta từ ngoài Bắc
vào, đã kịp có một tổ ấm, hiện công tác
bên kho bạc huyện này .Cô vợ vừa
vượt cạn, đón bà ngoại vào phụ
chăm nom. Trong nhà có tiếng bà đang trách móc anh con rể chuyện gì đó. À do
anh vừa đi đưa tang về, theo bà thì phải kiêng,vì chạm vía, vì tử khí. Anh phân
trần với chúng tôi, nhưng là chỗ đồng nghiệp, phía chị còn là đồng hương nữa,
nghĩa tử nghĩa tận, sao đành. Cái cô mặc áo phao xanh biển, là o út bé gái , em anh chủ nhà. Anh ấy người Cầu Đất, lận đận nên cưới vợ rất muộn, vậy mà ...
Con còn dại quá, mới hai tuổi rưỡi chứ mấy, may mà có o, chứ bên ngoại tận
ngoài Nghệ . Có phải là cái cô có tên Y Dỏ
không ? Sao tên giống như người
dân tộc, Y Moan ... Không phải đâu. Y Lớn là người cô cả đã mất, còn Y Dỏ là o
nhỏ, cô út . Chúng tôi cúi đầu thở dài, ngậm ngùi ... Trên đường trở lại nhà trọ sau bữa ăn tối,
chúng tôi thoáng thấy một chiếc xe gắn máy và ba bóng người lao qua trong chạng
vạng. Những vành khăn trắng trên đầu, bó
củi khô cột sau yên, họ đi đốt lửa sưởi ấm người vừa từ biệt đang ở ngoài nghĩa trang giá lạnh. Lòng chúng tôi
cũng chùng xuống. Không ai nói với ai
câu nào
Ngày thi đầu tiên qua nhanh, mệt đừ lử ống
điếu bởi ba cái mốc chỗ ở, phòng
thi, chợ đều cách nhau rất xa mà chúng
tôi chỉ có một phương tiện duy nhất là “ô tô bước”. Khi vội vàng cuốc bộ dọc quốc
lộ, mới thấy thị trấn sao càng buồn. Những dãy nhà cấp bốn, cũ kĩ , hàng quán chỉ phục vụ
cho việc trồng trọt,chăn nuôi, chỉ
là tiệm sửa máy móc nông cụ,phân bón, thuốc trừ sâu. Ngày ấy chỉ thi bốn môn, nên chiều mai là về
rồi, mua thứ gì về làm quà đây! Chiều tối
về tắm táp qua loa, hai chị lo cơm tối, còn tôi rủ một chị cùng tổ lần sang khu chuống trại bỏ
hoang, ý đồ là trộm vài bụi bù ngót về gây giống. Tôi thường nấu món canh rau
này cho mẹ, mà không biết tìm giống ở đâu. Có dòng tu Trinh Vương của các bà xơ
dưới Di Linh, tôi có lần ghé chơi nhưng không kịp xin một bụi mang về, do thời
gian ghé qua quá ngắn ngủi . Người đàn ông quấn khăn tang đang lúi húi dùng liềm
hớt từng nhánh non ở nơi rau mọc um tùm nhất, hai đứa tôi bấm nhau tính rút lui
nhưng không kịp. Vẻ mặt người cha đã tuổi trung niên hằn lên nét buồn mà tôi chỉ
bắt gặp trong phim ảnh, một nỗi buồn đau
tận cùng sâu thẳm khiến chúng tôi không biết nên tránh hay ló ra chào hỏi, và
chào hỏi như thế nào. Mà ông ta cũng vờ như không thấy chúng tôi,chỉ lặng lặng
hớt lá non, sau đó lại dùng liềm cắt sát gốc những bụi đã hớt, những cành già,
cẩn thận tấp vào dưới những gốc cây vừa
được cắt . Có là cách hái rau, chăm sóc rau của những nông dân quê tôi .Ừ chúng
đâu có bị bỏ hoang. Người đến thu hoạch vẫn có trách nhiệm đấy chứ . Bất ngờ
người hái rau quay về phía chúng tôi, cất
giọng trầm trầm:
- Các
cô có cần liềm không ? Đây, nó khá bén đó.
Tôi vội đỡ lấy chiếc liềm nhỏ
nhưng lúng túng:
- À
không, bọn em muốn kiếm mấy cây có rễ để đem về Dalat trồng, chứ không hái lá
- Vậy chờ
tôi chút nghe.
Vẫn giữ nỗi buồn ủ ê, ông ta quay đi cùng rổ rau, để chiếc liềm và chúng
tôi đứng phân vân nhìn nhau . Chỉ lát sau người chủ chiếc liềm đã trở lại với chiếc cuốc có cán khá dài và chiếc bao giấy, có thể đựng được cả chục
kí gạo, trao cho chúng tôi Hai cô
giáo từ thành phố xuống huyện hì hục cuốc.
Đất sét vốn dẻo, có vài trận mưa hè nên dính chặt vào cuốc cao su, chúng tôi cứ loay hoay mãi.Chỉ toàn là
cành già mà không có rễ . Người đàn ông
hình như từ xa theo dõi cảnh “ gà bới” nên ngứa mắt bước ra . Phập, phập, chỉ
vài nhát cuốc bổ mạnh, một bụi cây ngót đã bật rễ. Ông chủ nhà tốt bụng giúp
chúng tôi gạt bỏ bớt lớp đất sét bám đầy rễ, lấy liềm xén bớt những cành không
vừa ý, rồi cho cả vào thùng giấy to, Quà Đơn Dương là đây chứ còn gì ! Trong
lúc giúp chúng tôi đào cây, ông chậm rãi
hỏi han, các cô xuống đây làm gì,à, vậy là mai xong rồi; trên đó các cô dạy trường
nào ...Lúc chia tay, ông cười buồn bã, ở
nhà có đại tang, nên các cô thông cảm. Chúng tôi ngập ngừng, dạ vâng, cầu xin cho chị sớm siêu thoát, cho anh và cô
cháu khoẻ mạnh, bình yên. Hình như đến
đây tia mắt người chủ nhà hiện lên một
tia ấm .
Phía giếng, hai cô khác đang chăm
chú rửa rau để nấu canh. Rau xà-lách xo-ong Đơn Dương, chúng tôi hái trên con mương nước khá cao chảy giữa bờ rào nhà trường và
mép đường quốc lộ. Hôm qua ngay khi vừa khăn gói quả mướp lôi thôi lếch thếch
vào trường, những dềnh rau tươi tốt, mơn mởn bên mương sát cổng đã lọt vào bốn
cặp mắt xanh chúng tôi . Nhưng rồi bận rộn chuyện nhà cửa,
ăn uống nên chiều nay buổi thi ngắn, bốn cô ùa vào phòng bảo vệ mượn dao, xin
túi đựng, xắn quần, xăn tay áo ( do thi chiều không phải bận áo dài ) ra đây
hái rau. Ồ nhìn vô vàn ngọn non vươn cả
lên trời, nhưng lại gần mới thấy bờ mương khá cao, sơ hở là ùm xuống nước ngay.
Ở vườn thì cả bốn đã không ngần ngại mà lội mương. Nhưng đây là trung tâm thị trấn, là hội đồng thi,
còn mình dù sao cũng là những giám thị ! Có mấy cô học trò thong thả trên đường
về, áo sơ mi trắng, quần xanh đồng phục, săng đan thấp, túi vải đeo vai, các
cô giáo năn nỉ hái giùm, thế là chỉ vài
giây ngần ngừ, hai thiếu nữ tuổi mười
tám cũng đứng ngay trong lòng mương, cắt roặc roặc từng mớ to, trao lên
cho các cô. Túi căng phồng rồi, bảo th ôi thôi, nhưng có đứa còn cố “roặc” thêm
vài nhát dao nữa. Ở đây đâu có ai ăn đâu. Tự nhiên nó mọc, mình không cắt nó
cũng già... Cắt để nó lên cành non, mai
mốt có cô nào có ghé đây thì ... cắt ăn . Một nữ sinh giải thích , đứa kia phụ
hoạ theo
Cơm tối, không, chỉ có món rau nấu với mì tôm,
thêm mấy ổ bánh mì nguội. Bàn ăn là hai chiếc giường đơn kê nhập lại. Phòng có mười giường như thế, mỗi
giám thị hai, một để ngủ, một làm tủ bày
đồ đạc. Chủ nhà khách quả là đã tính
toán trước cả ! Một chiếc soong to, bóng
loáng như vừa mới mua, bình thuỷ nước sôi đầy, tô đũa, dao thớt,rổ, sô lớn, tất
cả đều được gia đình cô Y Dỏ cho mượn. Hì hụp giành nhau mà húp, mà nhai. Đó, hồi
nãy tao mà không biểu thái nhỏ rau ra
cho mau chín, giờ thì ăn sống. Đêm đau bụng
cho mà kêu trời . Nhưng rau này trộn dầu dấm được mà chị. Trộn là chuyện
khác. Nhưng...Thôi thôi, một cô đứng lên
xoa bụng, ngân nga, sáng bánh mì thịt ổ , trưa xơi mì quảng sợi, tối canh mì
tôm gói, chắc về em sẽ sáng tác mấy bài
hát toàn nốt mì. Cô khác đang thò chân
tìm dép vội ngóc đầu lên, mày phải thêm vô mấy nốt đố mi la , són
són.. Có cô cố vét sợi rau cuối cùng, than thở, ôi em mấy bữa rồi mà không thấy...
són. Bụng cứng lên đây. Thì uống nước lọc
vô, ăn chuối vô. Nhưng em lười. Thôi có tiệc rau này là mai sớm cung đàn sẽ vang lên âm thanh
són són ngay . Bây giờ
thì “ đăng kí”những cây rau ngót
giống. Cho em một cây về .. trồng thử trong chậu cảnh của bố em xem nó có sống
không. Sống sao được, thôi tao không lấy.
Đất ở đây đất sét, trên mình đất thịt mà. Có thấy ai trên Dalat trồng rau này
đâu. Tôi đang phân vân, thì một cô “búa” thêm. Mà nhà người ta có tang, khi
không đi mượn cuốc liềm, lại bắt chủ nhà
cuốc , phải kiêng cho người ta chứ. Tôi chợt nhớ ra thái độ dửng dưng
ban đầu của người đàn ông, nhưng có lẽ vì thương hại các cô trói gà không chặt
nên ông đã ra tay nghĩa hiệp, để qua một
bên chuyện riêng của mình . Người ta đã có lòng tốt như vậy, hẳn rau sẽ đâm chồi
thôi, dù là đất thịt hay đất nào đi nữa.Tôi ý tứ dựng túi cây giống vào một góc
nhà, nếu có sức người sỏi đá cũng thành cơm, thì có tình người cây khô cũng đâm chồi, nãy lộc.
Tôi chợt có một niềm tin mãnh liệt như thế .
Đi trả đồ nhe. Bốn cô giáo rón rén lên thềm, gõ cửa. Một chị ngập
ngừng, anh cho tụi em vô thắp nhang cho
chị, mai sớm tụi em qua trường rồi chiều về Dalat luôn. Gian bàn thờ nhỏ, tiếng cầu kinh trầm buồn vang lên từ một chiếc
cát-sét đặt dưới chân đèn. Chân dung người mẹ trẻ cười hiền lành sau khung kính
và màn khói nhang thơm. Đứa bé đứng nép vào lưng Y Dỏ. Cô giáo bên Xuân Trường,
Cầu Đất tuổi với chúng tôi đấy. Tạm biệt cô cháu nhé, biết bao giờ mới có dịp gặp
lại !
Ba người tiễn chúng tôi ra thềm.
Đêm thứ hai ở trọ, đã quen mùi
chăn chiểu và tấm nan giường mỏng manh, cứ trở mình là kêu cọt kẹt, lưng đau nhừ.
Thôi cố lên, mai sớm chia tay rồi. Ngày mai ròng rã. Còn đi chấm thi nữa . Năm nay
có đi Nha Trang tắm biển với trường
không, không, em tính về Sài gòn khám mắt. Mùa hè đi, năm học mới lại về . Đôi mắt u uẩn của người đàn ông goá vợ khiến tôi bồi hồi, năm tháng sẽ qua nhanh,anh à...
Ngoài sân bỗng vang lên giọng hát ngọng ngịu, lanh lảnh của trẻ con trong đêm vắng. Một mình luôn lang thang trên đồi,
lòng sung sướng vì khoái đi chơi. Tiếng phụ nữ, Bé, vô đi ngủ. Tiếng trẻ con phụng phịu, ứ con
chưa muốn ngủ. Một mình đi lang
thang ... Các cô giáo đang tới lui dọn dẹp đều ngừng tay, lắng
nghe. Thu vàng của Cung Tiến. Một bài hát buồn, rất buồn, mà với tâm hồn con trẻ,
nhịp phách sao dìu dặt, buông lơi. Có thể là một tiên tri về tương lai của bé chăng?
. Ngày giỗ mãn tang người vợ vắn số của anh, cô em út lặn lội xuống
Bảo Lộc mời chị Lộc lên dự. Cô năn nỉ chị hãy cùng anh nối lại chuyện ngày xưa.
Còn con bé nhỏ thì cô sẽ đón về chăm
nom. Chị hứa sẽ trả lời sau khi
suy nghĩ. Mãi sau giỗ cả tháng , chị mới thu xếp được công việc để ghé nhà cô,
ngôi nhà lâu rồi chị mới trở lại,từ dạo chị ở tuổi tròn trăng, dự đám cưới ông
anh đầu trong nhà. Họ ngồi trên bộ phản ở dãy nhà ngang, trong ra đồi thông rậm rì, canh chừng cô bé lên năm
đang chơi đùa một mình ở đấy, không, còn có một người phụ nữ khác, đội nón lá,
đi ủng lệt sệt, vác từng bó gộc ( thân rễ ) cây chè khô mang chất đầy ở chái bên, dành làm củi. Người phụ nữ mông bành bạnh, không phải quá
béo mà do chân bước vòng kiềng, và do cả
chiếc áo khoác vải ni lông quá dài và rộng,
khiến đôi chân như đã ngắn càng ngắn thêm .Trông cô ta như một chiếc nấm di động. Nhác trông khuôn mặt, chị không khỏi
giật mình. Cô từng bị mìn hay bom napan gì chăng, mà rất kì dị. Cô em vui vẻ giới
thiệu, cô em cháu ông chú họ xa ngoài Nghệ vô mấy năm nay rồi, ở chung với o cháu nhà mình.
Chị dõi theo tấm lưng gò mình dưới những vác củi chè to, thầm nhủ, rồi mình dẫn
bố với cậu em tật nguyền về đây, ngôi nhà này sẽ có tới sáu người
già, và nơi này sẽ là viện dưỡng lão. Cô
em vẫn thiết tha, chị cứ đón ông, với cậu út về ở cùng anh. Nghe phong thanh anh sẽ được điều
qua Đức Trọng, thì khoảng cách từ Bảo Lộc lên ngắn đi. Ba cô cháu bọn tui thì “đóng đô” Đất Làng này luôn. Làm sao được chứ ! Chị dè
dặt bảo rằng có lẽ là chị... không thể, vì ba chị không chịu xa Bảo Lộc đâu, hơn nữa ông đã
luống tuổi , cậu em chưa vợ .Và lí do nữa là chị đã qua tuổi sinh nở từ lâu rồi. Cô em tỏ ra
rất đồng cảm, thì anh sẽ về với chị ở Bảo
Lộc. Còn ngoài bốn mươi, khoa học bây giờ vẫn giúp người ta có con. Chị vẫn lắc
đầu. Một đứa bé con quấy khóc, sáu người già!Hình như chị lắc đầu nhiều hơn. Cô
em ngồi buồn thiu.
Năm sau, không , năm sau nữa,
chị được điều động phụ trách một hội đồng thi cũng ở Đức Trọng này, nhưng không
ở trường Nguyễn Trãi hôm nay, mà trường cấp ba huyện nằm ven quốc lộ 20, đường
lên Dalat. Bấy giờ chị đang làm hiệu phó, về
đây làm phó chủ tịch hội đồng , trách nhiệm nặng nề hơn. Chuyện xưa chị
đã cố dấu, rồi công việc nữa, là những
liều thuốc quí giá để chị sống mạnh
mẽ hơn.
Nhưng một hôm, sau buổi thi chiều thí sinh được về sớm, chị tản bộ ra chợ chỉ
muốn chọn mua một thứ quả gì đó nhâm nhi
một mình trong nhà khách của trường, thì
lúc vừa băng qua một ngã tư, trước mặt là con đường dẫn về trường thi,
chị thấy bóng một chiếc Dream đen từ hướng thị trấn Tùng Nghĩa chậm chậm đến
phía bên kia đường. Xe dừng lại, quay
đuôi về phía chị. Người phụ nữ có đôi chân ngắn ngủn chậm chạp bước xuống, vừa
dợm đi thì thằng bé con độ năm tuổi ngồi
sát tay lái gọi giật, giọng hờn dỗi, mẹ, mẹ ơi. Người đàn ông đỡ đứa bé đặt xuống đường, trong khi người mẹ
quay lại đón con, chị giật mình . Người chồng
đang âu yếm nhìn theo bóng hai mẹ chậm rãi băng qua đường, ghé vào
một sạp hàng đối diện ngay nơi chị đang lựa quả chín. Chị vội vàng bước
sâu vào bên trong để không bị họ phát hiện
ra . Rồi chị cũng mang một túi mận chín
về, có những quả không ưng ý, sao chị vẫn chọn ! Đêm ấy chị không chợp mắt .
Ngày hôm sau, hai buổi thi cuối, chị uống
khá nhiều cà phê, bụng cứ sôi từng cơn.
Về lại Bảo Lộc chỉ để nghỉ mấy ngày, rồi lại tất tả lên tận Sở để làm tổ trưởng tổ chấm môn Sử. Lên đến đây
rồi, mà nụ cười âu yếm của anh hôm nào, lẽ ra phải dành cho chị chứ, nhưng
không phải, khiến chị cứ nghe nhói tim,
có khi như ai đang dằn lên đó một chiếc cối đá rất to. Và rồi có một đêm, một
mình trong buồng khách ,chị đã khóc nức nở, khóc như chưa bao
giờ khóc . Chiều đi bưu điện đánh fax cho người chị ngoài Huế, chị chợt nghe
có người gọi mình. Cô em anh ấy
. Cô ta vui mừng như mọi khi gặp chị, còn chị bỗng thấy mình có vẻ sưng sỉa.
Anh em nhà cô, sao cứ làm khổ tôi hoài vậy ! Cô gái trách sao không thể liên lạc được với chị. Gọi
điện thì im lìm, gửi thư về tận trường lại không thấy hồi âm. Cô giải thích rằng
nhóm bạn sư phạm đang tổ chức đi du lịch xuyên việc để “đón tuổi già”, tìm chị
để đi cùng. Chị nhớ chị phân trần rằng do bận sửa nhà, điện thoại thì mất, còn thư viết
tay lâu nay trường dễ bị lạc ... Cô ta cứ nói,cứ giải thích,cứ năn nỉ,cứ
thuyết phục, còn chị đứng im, nhìn vào
miệng cô ấy và lòng thì buốt giá. Lúc họ chia tay, chị như
muốn đổ cả con người gầy nhỏ, mệt nhọc vào
vai cô gái cao khều kia mà khóc
thật to, nè bạn , phải chi hồi đó tớ nghe lời bạn qua Đức Trọng sống
cùng anh ấy thì bây giờ đâu có thảm hại như vầy. Nhưng rồi chị vẫn đứng lặng
người, môi mím thật chặt, toàn thân
như gồng lên để dấu một tiếng nấc nghẹn ngào . Mọi chuyện đã quá muộn, Lộc ơi !
Bồ biết tại sao mấy đêm rồi tớ
không ghé đây không ? Đúng là tớ muốn “thấm thía giấc cô miên” đó. Tớ không
nghĩ là về đây sẽ gặp vợ con anh ấy, cả anh ấy nữa. Nằm thao thức mới thấy, có lẽ chị Luyện cũng giống
tớ, chỉ là kẻ “điền chỗ trống”.Người mà anh ấy
thực sự yêu thương là mẹ bé Bình Yên. Tại sao ư? Nếu anh muốn sống đời với
tớ, sao phải chờ đứa cháu trai mười tuổi mới tính chuyện cho mình! Trẻ mồ côi
năm tuổi là tự lập nhiều mặt, chúng nó
khôn trước tuổi, do nghịch cảnh. Tớ từng dạy bọn ấy nên tớ biết. Anh cũng không
đến với Luyện lúc ấy. Tớ biết hôm cô em tìm tớ sau ngày mãn tang chị dâu thì
hoàn toàn là sự tính toán độc lập của cô ấy, chứ không phải do anh nhờ cậy. Nên
tớ nghĩ, thôi anh ấy hẳn cũng buồn khổ,chịu đựng như tớ, mình chẳng nên buồn.
Nhưng đêm nay chị vẫn chưa nguôi
sầu muộn.!Và chị ơi, anh ấy đang thực sự hạnh phúc mà. Hãy cứ cho rằng số phận
gửi đến anh ba người phụ nữ, nhưng “kế
hoạch” của ông trời chỉ muốn một người đi với
anh cho đến khi chấm dứt cuộc
hành trình trên dương thế này . Nhưng thôi, có lẽ từ hôm nay, mọi nỗi buồn sẽ
tan hết, chị nhỉ . Tôi hỏi chị : Chị Luyện có biết ..”kỉ niệm xưa” của bồ với
anh em nhà Cầu Đất không ? Chị ngập ngừng, chắc là không . Chỉ biết cô em với tớ
là đôi bạn học sư phạm thôi .Rồi đột
nhiên như chị nhớ ra điều gì. Bà ấy có
biếu mình mấy nải chuối sáp, nhưng giờ tha về Bảo Lộc mệt quá, mình tặng bồ đó. Chuối sáp ai đó tận Bến Tre tặng cô chúng nó, nhưng nhà có người
đi thi nên họ không ăn. Chuối này phải luộc chín,ngọt lắm, trị nhiều chứng bệnh
người già đó nghe, bồ mang về biếu mẹ
đi, chút quà mùa thi. Tôi đùa,tui mang về tặng cho bà chị Cầu Đất, chị ấy luộc
chín lại mang sang Xuân Sơn tặng cô cháu Binh Yên. Y hệt bài hát Bông sen. Cô
bé hái sen tặng cô giáo, cô giáo tặng
chú thương binh, chú tặng cô y tá, cô y tá là má cô bé, tặng cho cô bé. Họ đem
bông sen đặt dưới ảnh bác Hồ. Chị nhìn
tôi, bực dọc rồi cười, bà cũng biết đùa. Nhưng chị cũng hiểu, chúng ta là một ,chị à .Họ sẽ
không vui khi biết chị luôn buồn vì họ.Họ sẽ vui khi biết nơi nào chị được sống yên ổn .
Đêm qua thức rất khuya mà sáng sớm chúng tôi vẫn
dậy kịp giờ và tỉnh táo. Trong lúc chị Lộc trang điểm, thay quần áo thì tôi chạy
ù đi mua đồ ăn sáng. Gặm bánh mì cho
nhanh, tay đút bánh, miệng nhai ,tay kia
đi vơ đồ đạc bày biện suốt ba đêm bốn
ngày để hết lên giường, để trưa về chỉ kịp
nhét vào túi xách ,rồi trả phòng. Tan hội đồng thi, sẽ quá giang xe ai đó ra bến xe buýt. Hành lí
thì trưa bọn đi đôi với xe máy, nhớ xin
quá giang qua hội đồng luôn cho tiện. Chị Lộc đã có người bên
trường cưỡi xe sang đón cùng hành lí để kịp đi ăn sáng. Làm tướng là sướng
thế đó. Mà mình làm lính cũng có niềm
vui của mình chứ. Buổi thi môn Toán tới ba tiếng đồng hồ
ròng rã, như môn Văn, nhưng học trò đổ mồ hôi, thầy cô cũng canh chừng lom lom
vì sợ chúng nó chuyền đáp án cho nhau. Tôi được thả lỏng toàn thân khá lâu trong tư thế một giám thị hai, chỉ
vì giám
thị một là chàng trai học trò cũ,
nay là đồng nghiệp, giáo viên dạy chính môn Toán đầy hóc búa này, đảm nhận hầu
hết mọi khâu. Tôi vốn không quen thức khuya, mất ngủ , nên đầu ong ong, sật sừ,
cũng ra vào uống nước mấy bận như cô gái cùng làm giám thị môn Văn hôm nào. Chị
Luyện bê nước tạt qua phòng, trông thấy
tôi khẽ cười. Tôi không biết là có một
món quà chị đang chờ tôi. Cơm gà kho gừng, bắp chuối nộm, em dọn
ăn trưa cho ba mẹ con, san cô một chút, gọi là quà cây nhà lá vườn, khỏi
mất công cô ra chợ. Đây mới đúng là cơm
Đức Trọng đó cô. Tôi hớn hở bê cặp lồng nặng trĩu tay, ngăn cơm,
ngăn gà còn ấm nóng, ngăn bắp chuối nộm
thơm mùi nồng rau răm, ngăn quả có mấy
lát đu đủ chín đỏ, băng qua con đường tắt
mọi hôm, tay kia là bộ quần áo vừa khô,
xếp gọn gàng. Tôi nhớ đến những bụi rau ngót bên hiên dãy nhà hoang của khu xóm
bé Bình Yên mười mấy năm trước. Nó vẫn còn mấy khóm “con cháu” trong vườn rau của
mẹ tôi. Tôi chợt bồi hồi, những khóm bù
ngót, mọc lẻ loi bên khu trại chăn nuôi hoang tàn , nhưng người đến hái vẫn bỏ chút
công chăm sóc. Những cành rau lại lên xanh, mỗi ngày .Chỉ vì loài rau
ấy có sức sống rất mãnh liệt.
Tôi
ngồi bên cửa sổ phòng trọ trong khách sạn, tận hưởng bữa cơm trưa trên đất khách ,lòng
bồi hồi,pha lẫn bâng khuâng, man mác . Hôm đầu được mời cháo vịt, nay được đãi
cơm gà, suốt mấy ngày thi luôn được nhận
nhiều đặc ân, có biết bao “quí nhân” phù trợ. Cảm giác lo lắng, có chút buồn bực
ở buổi ban đầu tan biến đi đâu cả.
Nhưng dìu dịu một nỗi đồng cảm
cho người bạn cùng phòng. Cuộc đời con người !
Lấy gì bù đắp cho chị đây, chỉ cầu mong
thời gian trôi, chị sẽ xa nơi này, định cư ở miền thuỳ dương cách biệt, và lắng lòng đón nhận phận số như
một chương trình đã được mặc định . Phần nệm giường này tối hôm qua chị Lộc đã thều thào trong màn nước
mắt. Bạn biết không. Già nửa đời người, tớ đã bị đánh mất rất nhiều thứ tớ cho
là quí. Mất xe đi làm, mất sạch giấy tờ tuỳ thân, cháy nhà, cướp khoét
vách cuỗm hết của cải, tớ cũng đau khổ
nhiều ngày tháng. Nhưng bây giờ, khi biết đã
thực sự mất đi con người mình yêu thương nhất, thì tớ mới thực sự thấm
thía. Đó mới là vàng,là ngọc. Sao ở tuổi gần ba mươi, tớ ích kỉ, ham hố thế, rồi ngoài bốn mươi, mà tớ vẫn luôn sống thủ thế
cho mình . Và khi nó thuộc về một người
khác, tớ mới tiếc thương làm sao ! Tớ vẫn biết Trời, Phật luôn làm “phép lạ”
cho những ai có một niềm tin yêu chân thành, mãnh liệt vào cuộc sống, vào con
người, nhưng dường như tớ bị lãng quên.Bây giờ tớ mới thấm thía tại sao Puskin viết cầu cho em có được một người như tôi đã
yêu em là muốn tìm cho mình sự thanh thản trong tâm hồn. Thôi thì chị Luyện đã thay tớ nuôi con anh, rồi
cùng anh sinh con, xây dựng tương lai. Chị sẽ có trách nhiệm với anh , với các
con suốt đời.Phần tớ, tớ chỉ đứng thật
xa, nhìn họ hạnh phúc mà đón lấy hạnh
phúc cho mình .
Tôi
muốn an ủi chị lúc ấy bằng một câu mà tôi luôn chọn : Không có điều mình thích
thì hãy thích những gì mình có.
Bây
giờ tôi lại rảo bước trên lối tắt dẫn qua trường thi. Qua khỏi khách sạn, một
vài sạp hàng, có con đường trải đá hiện
ra bên hông chợ. Nhà cửa lùi dần, hiện lên trước mắt tôi
là cánh đồng lúa xanh rì chạy ngút đến
chân trời. Một bãi đất trống ven đường
xúm xít người buôn bán, chỉ toàn rau củ thôi,
những sọt chanh, sọt củ cải, bí
xanh, bí đỏ.., người bán mặc áo khoác,
đi ủng, đội nón lá, chẳng khác chợ âm phủ Dalat, họp nửa khuya đến sáng. Sáng sớm
tôi qua mỗi bận, người mua bán đã vãn dần, nhưng dấu vết rau rác, vết hằn xe
bánh rất to, thì đây là một nơi buôn rau tập trung khá lớn cửa thị trấn Tùng
Nghĩa này , đưa rau đi nhiều nơi, có Dalat nữa . Bây giờ là một bãi đất trống,
loang lổ những vũng nước mưa chiều hôm
qua . Bây giờ tôi đến trước một ngôi
chùa nhỏ, chùa sư nữ . Rào quanh chùa
không phải là những trụ bê tông vững chải,mà
vô số bụi mồng tơi, bù ngót, đậu
ngự... xanh tốt.Nếu không chú ý tấm bảng gỗ nho nhỏ treo trước cổng, nào ai
nghĩ đằng sau dãy bờ rào dung dị
này là cõi riêng thiêng liêng của những
người phụ nữ hiền lành, yếu đuối. Một con đường khác hiện ra bên hông chùa, vài
ngôi nhà mới xây , nhỏ bé ven đường, dãy nhà cao hình chữ L sừng sững giữa đồng, trường cấp ba mới nguyên màu sơn, mái ngói . Hôm nay nữa
thôi là tạm biệt nhé. Đám đồng nghiệp đi xe máy
vừa kéo hành lí vào phòng thì
tôi cũng kịp trờ tới. Ôi sao chị đi nhanh thế. Đi... trực thăng mà ! Tôi lỉnh
vào phòng tạp vụ, túi to những đồ đoàn cần
phải trả, có món quà dành cho cậu con
trai, cuốn sách “ cả sở thú”, có quà cho cô chị đi thi đại học, mấy chiếc
bút mới, và quà tặng mẹ Luyện, bộ quần áo dệt hoa có kiểu
cổ tai bèo giống hệt bộ của chị Hoà Lộc. Chị cảm động mà kêu trời, ôi
cha quà cáp chi không biết nữa. Hay chưa, tấm lòng người Dalat chúng tôi mà. Chị
à, trong túi kính lão này có nhiều “kim cương” chị trao những hôm nay. Với
chúng tôi, trình độ, tài năng,
dung nhan trong chị là số không, nhưng xin dành tặng chị con số 1 đặt lên trước
những số không ấy, số một kim cương của tấm lòng cao quí .
Giám
thị hai , phòng 24. Tôi thong thả bò mấy chục bậc cầu thang,chen qua đám học
trò chen chúc mới đến nơi. Năm nữ sinh
nhìn tôi thì thào, bà cô này bữa đầu... Tôi thấy ngường ngượng khi mình đã dành
đặc ân của người khác . Bình Yên nhìn tôi khẽ cười như bảo, gặp lại cô, số mình có duyên với nhau cô hè. Thi môn Anh,
môn cuối. Giám thị một sốt ruột ra vào
,có lẽ mong người nhà đến đón. Tôi được phép leo vào ngồi một băng ghế học
trò , lặng ngắm cô bé con gái cưng của chị Luyện. Con sẽ thi đại học
nông lâm cô à. Để mai mốt về trồng cà
phê với O con . Vậy còn ba mẹ, em trai
thì sao ? Ơ chị ấy nói ba thì có mẹ, mẹ lại có con, còn O con không có ai cả
. O Nhỏ hắn nhiều mối lắm cô. Thằng anh
hắn đó, con O lớn, ngoài Đà Nẵng cũng cứ
đòi Dì ra với con. Cháu gần ba mươi, kỹ
sư xây dựng. Tôi nhìn thấy một cô gái cao dong dỏng, đeo kính cận, đi ủng, đội
nón lá, áo khoác bít bùng, dạo bước giữa
rừng cây, hát ngân nga Một mình luôn lang thang
trên đồi, lòng sung sướng vì khoái đi chơi. Người cô hiền lành mà cô bé đã gọi bằng một tên rất
riêng Y Dỏ đang lui cui nhặt nhạnh những
quả thông khô để về treo trước hiên nhà
, một mái nhà đơn sơ và những con
người đơn chiếc như Hoà Lộc, như tôi luôn ấp ủ .
Chị
Hoà Lộc ơi, mình cứ sống tốt với mọi người thì không ngại chị chuyện cô đơn khi
về già. Nếu lỡ bị đặt vào cảnh ngộ đất
khách quê người thì thượng đế sẽ cử thiên thần bản mệnh đến. Tôi nói vậy có phải không đã nà !
Nguyễn Xuân
Viết tại BVHH thành phố HCM cuối tháng 05.2019
No comments:
Post a Comment