Monday, August 26, 2019

THƠ ĐƯỜNG LUẬT .


THƠ ĐƯỜNG LUẬT .
I TÌM HIỂU CHUNG :

1.    Định nghĩa :
.
       Thơ Đường  luật là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc . Thơ Đường luật có ba dạng chính : thơ bát cú (mỗi bài tám câu) ,thơ tứ tuyệt(mỗi bài bốn câu ) và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật ) , trong đó, thơ bát cú, nhất là thất ngôn bát cú (thơ 8 câu, 7 chữ) được coi là dạng cơ bản,vì từ nó có thể suy ra tất cả các dạng khác của thơ Đường luật .
2.    Đặc điểm :  Trong các thể thơ của Việt Nam từ trước đến nay,  thể thơ Đường Luật là một dạng thơ được xem là độc đáo . Cả bài thơ chỉ vỏn vẹn không quá sáu mươi từ, bố cục chặt chẽ, niêm luật rõ ràng ,  kết cấu có hệ thống, mỗi câu, mỗi từ đều mang một chức năng cụ thể .Thế nhưng, để cảm thụ trọn vẹn một bài thơ Đường Luật đôi khi thầy trò vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt những bài thơ được viết ngoài chữ Nôm, là chữ Hán .
II NHỮNG ĐIỂM  CẦN LƯU Ý
1.    Bố cụcvà lập luận
a. Thơ  Đường luật thất ngôn bát cú :
  : Một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần : Đề, thực ,luận, kết .
     - Trong Đề, câu 1 được gọi là phá đề với nhiệm  mở ý của nhan đề bài thơ ,câu 2 gọi là  thừa đề, có chức năng tiếp ý của Phá đề để chuyển vào thân bài .
    Do đó, cách thâm nhập bài thơ một cách hiệu quả, đó là hãy bắt đầu từ câu thừa đề , tìm được nhãn tự ( từ chìa khóa )   bao giờ cũng nằm trong câu này, đặc biệt những từ đầu câu thơ  . Từ “nhãn tự”, ta lần lên câu phá đề, rồi xâu chuỗi với nhan đề, thế là  chúng ta đã mở được cánh cửa đi vào bước tháo dỡ ý tứ bài  thơ .
 Nội dung tư tưởng trong thơ Đường luật, dù là thơ trữ tình, luôn  mang không khí nghị luận  xã hội ( tình yêu nước, trách nhiệm với nhân dân, nhân tình thế thái, hạnh phúc trong hôn nhân, thân phận kẻ phong vận giữa đời …), cho nên phần Đề được xem là phần Nêu vấn đề . Hai câu hỏi chúng ta  dành cho học sinh ( đặt trong một câu hỏi lớn ) là : Tác giả đặt ra vấn đề gì, cảm xúc gì ở đây? ( để được giải quyết trong phần  thân bài ). Vấn đề này đã được nhà thơ cắt nghĩa như thế nào ?  
   - Trong Kết ( hai câu cuối) mang trọng trách kết thúc bài thơ, nhưng mở ra một hướng mới : tác giả,chúng ta , những người cùng đọc bài thơ, phải làm gì ?Ở đây, hãy chú ý câu thứ tám, câu cuối cùng của bài thơ . Có lẽ khi đặt bút làm thơ, các  thi nhân thời  trung đại nước ta đã hình dung sự gắn bó giữa hai câu thứ hai và tám ( hoặc hai và bốn  trong những bài thất ngôn, ngũ ngôn  tứ tuyệt)
    - Trong Thực,Luận , giữ vai trò Giải quyết vấn đề của một bài nghị luận xã hội , tác giả sẽ đi từ khâu tả thực  vấn đề ( thực ) sau đó bước qua bàn bạc ( luận ) .Thơ tứ tuyệt không coi trọng phần mà   lắm khi chúng ta dồn hết thời gian để giải mã . Với nội dung một bài văn nghị luận, thì  ở đây được xem là “ Biểu hiện cụ thể” ( mở rộng vấn đề, cảm xúc chính nêu ở phần Đề )Phần này có chức năng mở rộng,thuyết phục người xem tin tưởng , đồng tình với vấn đề, cảm xúc chính  đã được tác giả đưa ra bởi  mỗi bài thơ chứa một mục đích nào đó : bày tỏ quan niệm, kêu gọi, phê phán, tạo mối quan hệ, giãi bày một tâm tư .
   Ở đây, người  viết phải đúc kết mọi ý tưởng trong hai cặp thơ song thất,  đối ý đối từ , cả âm điệu, nhạc điệu rất chặt chẽ . Bám cách đối, vị trí cặp đối ( thực hay luận ) thì  chúng ta sẽ hiểu được ý đồ tác giả .
Về kết câu thơ Đường luật ( kết cấu là đi sâu vào việc  tổ chức nội dung ,ý tưởng bài thơ, để làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng,còn bố cục  là việc sắp xếp hệ thống câu làm sao có cân đối nhiều hơn là  hướng về nội dung ), câu thừa đề (cùng với câu cuối trong phần Kết ) được xem là linh hồn của một bài thơ Đường luật . Do đặc điểm gò bó, lại có nhiều qui luật chặt chẽ về hình thức, nên việc chọn từ, đặt ở đâu là vô cùng quan trọng . Trong câu thơ trọng tâm này, nhiều nhà thơ còn dồn  hết cho tứ thơ ,tình cảm của mình vào một vài từ gọi là “nhãn tự”.

  b. Thơ thất ngôn tứ tuyệt : Bố cục gồm  hai phần . Nếu các phần  không có  chứa cặp  đối, chúng ta biết rằng phần chọn là  đề và kết . Nếu có một cặp đối và  một cặp bình thường, đó là luận và kết .Ngược lại, khi ta bắt gặp một cặp bình thường, theo sau là cặp đối, ta có đề và thực . Dạng đầu tiên phổ biến nhất . Với bố cục đề- kết chúng ta sẽ có hướng kết cấu : Câu phá đề  đã nêu lên ý  tưởng gì  của đề bài ? Câu thừa đề chứa nội dung gì để chuyển vào thân bài ? Hay cụ thể hơn ,tác giả nêu lên vấn đề gì trong bài thơ(đề ) , và tác giả đưa ra hướng hành động như thế nào (kết ) ? Ta biết trong một bài thơ Đường luật , bát cú  và tứ tuyệt ( dạng  chọn đề kết ), trọng tâm bài thơ dồn vào câu thơ thứ hai và cuối . Như vậy, thơ tứ tuyệt có khác gì về  bố cục,kết cấu với thơ bát cú, thì chúng ta tạm hiểu : đó là một cách “rút gọn” thơ bát cú . Nắm được bố cục như thế, chúng ta dễ xác định kết cấu bài  thơ và khai thác hợp lý các giá trị của tác phẩm

   2 .Từ ngữ dùng trong các bài thơ Đường Luật rất cô đọng, hình ảnh , giàu  tính nhạc .
   -  Hãy  bắt đầu tìm nhãn  tự ( keywords) trong  câu thứ hai, thừa đề . Làm sao để xác định đúng ? Hãy đọc từng âm tiết một , đọc to ,trọn bài và câu thơ tám chữ này, thì ta sẽ phát hiện ra.
      Chẳng hạn với bài “ Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão”,  nhãn tự là “ tam quân tỳ  hổ” .Có ba tầng nghĩa ở đây . Tầng thứ nhất, đó là binh sĩ trong đội quân vốn được lịch sử đánh giá là hùng mạnh của đời Trần . Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, thanh niên Đại Việt ngày ấy   có tầm vóc chỉ dưới 1m50, nhưng quân trang,vũ khí  họ mang trên mình nặng đến  50 ký , cho nên sức mạnh của họ phải xem như ngang hàng với cọp báo . Tầng thứ hai, tác giả đề cao đội quân rất hùng hậu,có tổ chức, có trui rèn qua binh lửa, giàu kinh nghiệm trận mạc, bách chiến bách thắng của nhà Trần  , chỉ có thể sánh với cọp dữ . Tầng thứ ba, chính là tác giả muốn kín đáo đề cao những thành tích vẻ vang của quân nhà Trần và riêng bản thân . Sử sách từng ghi nhận vô số cống hiến lớn lao của Phạm Ngũ Lão  vì nhà Trần, và ông đã được trọng thưởng xứng đáng . Nếu chọn tầng nghĩa này  , nối với câu cuối , khi ông thấy mình còn thua kém Gia Cát Lượng ,nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc, là nhà ngoại giao cự phách , nhà phát minh tài năng , là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong mọi  thời đại .Danh tiếng lẫy lừng như thế , nhưng Vũ hầu luôn  luôn  đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi . Có lẽ hai vẻ đẹp rạng ngời trong tài năng và nhân cách của Vũ Hầu đã khiến Phạm Ngũ Lão nghiêng mình ngưỡng mộ, xem đây là tấm gương để nỗ lực không ngừng .
-           Trong   câu kết ( thứ tư hay thứ tám ) , cần  nghiền ngẫm, để hiểu được hướng   hành động tác giả đưa ra .Ở bài “Độc Tiểu Thanh ký” , ta đọc câu “ thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?” rất lo-gic khi chúng ta nối với nhãn tự ở câu thứ hai “ độc điếu” . Chỉ một mình Nguyễn Du đến phúng điếu, xót xa, rơi lệ  cho số phận, tài năng  hẩm hiu của Tiểu Thanh, khi nàng đã ra đi mấy thế kỷ rồi, thì mấy thế kỷ sau, Nguyễn Du lo lắng, có chút mong mỏi, có người  đồng cảm và thấu hiểu  với những con người như Tiểu Thanh và bản thân ông . Dồn lại là từ “ khấp”.
-         Yếu tố tiếp theo  cần tôn trọng khi  tìm hiểu một bài thơ Đường luật, đặc biệt  với những tác phẩm  được viết bằng chữ Hán,  cần bán từ nguyên gốc . Chẳng hạn bài Độc Tiểu Thanh ký .
  Trong bài thơ này, ta gặp hai chữ “độc” . Độc ở nhan đề có nghĩa là “ đọc”  giữ vai trò một động từ , còn “độc” ở câu thơ thứ hai , đi liền với từ “ điếu”, thì “độc”  lại có nghĩa là “chỉ, một mình” . Từ “ độc    điếu”  chính là linh hồn của bài thơ này . Lấy câu thừa đề  kết nối với câu   cuối trong bài thơ, tạo thành một  ý tưởng thống nhất : mình ta khóc  thương nàng ( bởi  ta xót xa cho nhan sắc , tài năng của nàng bị chà đạp và hủy hoại bởi cái ác . Ta càng đau đớn, vì  từ xưa đến nay, như một qui luật,  những ai mang  phong vận ấy  cũng đều phải cam chịu  bao nỗi oan uổng, oán hận . Tiểu Thanh, hay Nguyễn Du , hay bất cứ ai tài năng, gia thế , học rộng,giỏi văn chương, đều khó thắng được định mệnh này )thì  biết có ai   rỏ lệ đồng cảm với ta không ?
Nguyễn Du lên tiếng oán thương cho bao  tài hoa và bạc mệnh  do người đời gây nên, đồng thời nhà thơ muốn gióng hồi  chuông cảnh tỉnh về một xã hội chạy theo danh lợi,chà đạp  những giá trị cao quý nhất của cuộc sống , đó là văn chương và kẻ yêu thi phú .
Câu thừa đề với  một vài nhãn tự là xương sống của các  bài thơ Đường luật  thất ngôn bát cú . Có nhiều  bài chúng ta chưa thể cắt nghĩa được nhan đề, lúng túng với câu phá đề, thì hãy bám lấy nhãn tự  và câu thừa đề này . Phân tích kỹ từng từ , sau  đó đi ngược lên Phá đề và nhan đề, thế là chúng ta bắt đầu có chìa khóa để mở cổng dẫn vào nội dung tư tưởng, những giá trị nghệ thuật của bài thơ .
3.   Các cặp câu thực, luận  : Hai cặp Thực luận  là những cặp đối rất chặt chẽ . Bài thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh,  ngôn ngữ cô đọng nằm ở đây, phần thân bài .
 Với bài “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm , tác giả viết
Bốn câu thơ  thực luận  hay  phần Giải quyết vấn đề ( còn gọi là  Biểu hiện cụ thể ), trả lời cho các câu hỏi .  Vui với lối sống không vướng bận lo toan là  như thế nào ? Đâu là giá trị cao hơn ?  Ở hai câu luận, ta thấy một cuộc sống đúng nghĩa  với từ Nhàn.
    Hai nhu cầu tối thiểu nhất của mọi con người ,  từ vua quan đến dân  hèn là “ăn no , tắm mát” . Với lối sống nhàn, ăn chỉ  cần những thức  trong tầm tay,do cuốc xới mà có ,  tùy thời vụ , không  đòi hỏi cao lương mỹ vị , biết chiều chuộng sức  khỏe, chứ không chiều  nhu cầu  vị giác . Tắm  hồ sen, tắm ao, có lợi cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần . “Ăn quá no, mặc quá ấm” là nguyên nhân nhiều căn bệnh, chính Hải Thượng lãn ông đã nhắc nhở .Sống đơn giản như thế ,bởi giá trị con người nằm ở chỗ biết ẩn mình, lùi bước  về nơi thanh tịnh khi cần , dù bị chê là dại .
   Hai câu  mang chất luận nhưng lại nằm ở vị trí thực như muốn khẳng định một thực tế , kẻ ngỡ khôn chưa hẳn là ngoan , và kẻ dại không thể là ngu xuẩn .Cái chốn lao xao nhiều khi là cạm bẫy, còn nơi vắng vẻ chính là con đường của một cuộc sống tốt lành .
: Hai cặp Thực luận  là những cặp đối rất chặt chẽ . Bài thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh,  ngôn ngữ cô đọng nằm ở đây, phần thân bài
4 Đốiể thuyết phục người đọc đồng tình để cùng  chọn một hướng hành động  tích cực, hiệu quả nhất, thì rất cần phần Giải quyết vấn đề, tức là bốn câu thực và luận . Vì sao cần đối và đối như thế nào, thì đó là luật chung của thơ Đường luật,có gốc gác từ thơ Đường . Chúng ta chú ý sự sáng tạo trong đối và tác dụng của các cặp đối này .Cách tạo dựng hai cặp đối đặc sắc, ý nghĩa có lẽ là đối trong bài “Độc Tiểu Thanh ký ”của Nguyễn Du .Trong hai câu thực, tác giả “đối” thế nào ?  Chi phấn    hữu thần        liên tử hậu
           Văn chương  vô mệnh    lụy phần dư
   Tạm dịch : Son phấn có tinh khí nên sau khi chết vẫn còn dính dáng đến
                     Văn chương không phải do trời định, mà phần dư vẫn bó buộc người .
Ở đây ta thấy có những từ  đối rất sáng tạo. “Phần dư” (phần : đốt cháy,dư : thừa ra) “tử hậu” (sau khi chết ) , có thể hiểu là  phải chết hay bị đốt vẫn còn dấu  vết . Hai vế có ý nghĩa tương đương với nhau  .Hữu thần và vô mệnh lại đối lập nhau . Hữu thần có thể hiểu rằng có linh hồn, tinh khí; vô mệnh là không có số phận, không chịu cảnh trời định, vì đó là thơ ca .
 Và cặp từ “liên lụy”tách rời ra (liên có  nghĩa là nối liền nhau ; lụy : có dính dáng tới, gây bó buộc với ai đó ) Gộp lại ,bản thân trong tiếng Hán Việt, từ liên lụy mang nghĩa : vì người này mà gây rắc rối đến người khác .
    Cả hai câu thực , với  dụng ý  kể lại sự kiện có thật  , có thể hiểu : Có nhan sắc,có tài thơ văn, dù sắc đẹp đầy tinh khí, còn thơ không  có số trời định, nhưng bị đốt, phải chết, vẫn chịu nhiều liên lụy , rắc rối . Tóm lại, Nguyễn Du muốn nói Tiểu Thanh  xinh đẹp , nhạy cảm, bị đẩy đến cảnh chết trẻ và thơ cô , lẽ ra được trân trọng,thì bị đốt,nên đến nay vẫn gây xúc động cho người đến viếng. Tác giả cảm thương trước nhan sắc,thơ văn Tiểu Thanh bị  chà đạp đầy oan uổng . Tác giả có chút cay đắng trước nỗi oan mà Tiểu Thanh phải nhận .
   Đây là cách đối bổ sung, vì đứng độc lập sẽ không mang ý nghĩa trọn vẹn .
   Qua hai câu luận ( tác giả bày tỏ thái độ) , cách đối cũng ấn tượng
           Cổ kim/         hận sự   /       thiên nan vấn
           Phong vận/    kỳ oan   /      ngã tự cư .
   Thiên nan vấn nghĩa  từng từ là “trời khó hỏi”,   có thể hiểu là “ đừng nên hỏi trời, vì hỏi trời khó lắm”  Phong vận (phong :phẩm chất  mỗi con người; vận: nét tao nhã bên ngoài )là dáng dấp và  khả năng mỗi người . Cũng đồng nghĩa với  kẻ có gia thế , tài  năng .
 Kỳ oan ( nỗi oan lạ lùng )  chính là  sự oan uổng , bị  kết án dù vô tội.
   Tạm dịch:   Trời không trả lời  bao tiếng kêu  oán  trong quãng thời gian   xưa nay                                            Ta  tự  đành mang oan uổng khó hiểu                       trong  hình hài , cốt cách con người.
          Hai câu đối nhưng bổ sung để tạo thành một : Từ xưa đến nay, như một qui luật,  những ai có phong vận cũng đều phải cam chịu  bao nỗi oan uổng, oán hận . Tiểu Thanh, hay Nguyễn Du , hay bất cứ ai tài năng, gia thế , đều khó thắng được định mệnh này .
 “Phong vận kỳ oan ngã tự cư” mà Nguyễn Du thấm thía là gì ? Nguyễn Du từng  được người đời khen ngợi học rộng giỏi thơ. Đó chính là phong vận .Bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký “được rút từ "Thanh Hiên thi tập".  Có nhiều nhận đinh thì thi tập này được ông viết vào những năm trước 1802, trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn, để nói lên tình cảnh, tâm sự của mình trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu ở quê nhà, lúc gia đình đã sa sút theo đà sụp đổ của chế độ  - Trịnh.  Nguyễn Du sinh năm 1765.   Con số này  cùng với tiểu sử cho biết ông là người của một dòng họ từng làm việc và hưởng bổng lộc của nhà Lê , là những trung thần. Trong một thời gian khá dài, từ khi Tây Sơn ra Bắc hà (1786) cho đến khi Tây Sơn thất bại (1802), rõ ràng Nguyễn Du có tính việc phục quốc (phù Lê). Nhưng những chiến thắng của Quang Trung năm 1789 đã làm cho nhiều người có tư tưởng chống Tây Sơn khiếp đảm. Do đó, Nguyễn Du bi quan, chán nản.. Điều hiển nhiên là niềm tưởng nhớ nhà Lê, nỗi uất ức của người dồn phải dồn vào thế hàng thần. Một kẻ phong vận  nhưng không được thỏa chí, phải chấp nhận bi kịch, đó chính là “ kỳ oan ngã tự cư”. Soi chiếu với  thân phận Tiểu Thanh và biết bao giai nhân tài tử ông đã gặp,  tác giả  chiêm niệm và đưa ra một nhận định đầy chua xót .Hai câu này nằm trong phần Luận, chứa đựng  thái độ đánh giá, ý kiến bàn bạc của riêng cá nhân nhà thơ, đôi khi trở nên phương châm , bài học triết lý .

5. Vần : Vần là một kỹ xảo trong thơ  Đường luật .Có hai loại là vần trắc và vần bằng .Nhiều nhà thơ rất có ý thức về việc gieo vần . Ở Nguyễn Khuyến , vần “eo” trong bài  thơ Thu điếu là một nét độc đáo  và dường như có dụng ý .Tác giả muốn khép mình lại trước thời cuộc đang “eo sèo” vì danh lợi , được thua,đúng sai,mất còn . Về vần  và bài  Thu ẩm  lại khiến cho người đọc có cảm giác nặng nề, ngột ngạt ,như  “ ba gian nhà cỏ thấp lè tè”, như nhập nhèm cảnh “ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe ” và mủi lòng trước cảnh ngộ phải từ quan để giữ khí tiết nhà nho của thi sĩ mùa thu “mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” .Hiếm khi chúng ta gặp những bài thơ Đường luật có vần trắc . Nguyễn Khuyến đã để lại cho chúng ta mấy bài như thế . Một bài vẫn mang không khí  buồn bã,khắc khoải . Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả . Tiếng dế kêu thiết tha ,  Đàn muỗi bay lả tả .Nỗi niềm tỏ cùng ai .Lòng này buồn cả dạ .Biếng nhắp năm canh chày, gà sớm đã giục giã . Nhưng một bài khác lại vui tươi,rộn ràng,nhờ cách gieo vần có một không hai ở nhà thơ : vần ết . Năm ngoái năm kia đói miệng chết .Năm nay phong lưu đã ra phết ..Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,ngoài cửa bi bô rủ chung thịt .Ta ước gì được mãi thế này, Hễ hết tết thời còn lại tết . Vần ết chứa một niềm vui đầy phấn khích,như muốn hét lên, nhãy cẩng lên sung sướng trước không khí tết tràn ngập khắp nơi .
6   Trung thi hữu họa :


   Rất nhiều nhà thơ trung đại tận dụng một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc của thơ Đường trong quá trình sáng tác để gửi gắm nỗi lòng  :  mượn cảnh ngụ tình . Đọc Thu điếu của Nguyễn Khuyến , hay Bảo kính cảnh giới bài 46 của Nguyễn Trãi , ta thấy rõ điều này . Một nhà thơ Đường nổi tiếng với đánh giá của người đương thời và sau này là Vương Duy “trong thơ luôn có tranh”Nhà thơ có khi mang cả một bức tranh phong cảnh vào trọn bài thơ . Bức tranh có bố cục rất cân đối. Từ điểm nhìn tạo bố cục tranh,ta có thể  xác định vị trí nhà thơ đang đứng, hoặc ngồi, để cảm nhận cảnh và sáng tác thi phẩm của mình .


   Ở bài Thu điếu, ta thấy Nguyễn Khuyến tả cảnh thu rất đẹp. Nhà thơ ngồi trên một chiếc thuyền câu rất nhỏ, nhìn ngang tầm mắt thấy nước trong vô cùng, hơi nước mùa thu phả vào mặt ,có cảm giác lạnh và chút cô đơn,lạc lõng  (lạnh lẽo) .Nhìn xuống dưới chân ngồi,bên ngoài thuyền câu, mặt nước gợn sóng lăn  trong làn gió thu nhẹ nhàng. Nhìn lên thấy lá vàng ,nhỏ và khô ,rơi nhanh trong gió. Từ đó, theo quán tính, tác giả đưa mắt nhìn lên cao : mây lơ lửng trôi qua giữa bầu trời thu  xanh ngắt . Không thấy gì nữa, đã hút tầm mắt , nhà thơ quay đầu  nhìn xung quanh , bắt gặp con đường nhỏ quanh co , vắng vẻ  dẫn vào nhà,hai bên trồng đầy trúc . Tác giả  thả hồn vào cảnh, say sưa ngắm, tận hưởng tất cả cung bậc thu , từ không gian trong lành, yên vắng, đến bầu trời thu cao rộng, sáng tươi, đến làn gió thu mơn man, đến chiếc lá thu bé xíu, khô cong,rơi nhanh , đến mặt nước thu lành lạnh, đến khóm trúc trước cổng vắng người,  thấm thía nỗi cô đơn lạc lõng và nâng niu tất cả .Thế mà gọi là câu cá sao ?Chỉ là để thấm thía nỗi cô đơn lạc lõng và nâng niu tất cả. Thế thôi !
     Mộ là bài thơ tứ tuyệt,được trích từ tập thơ tù viết bằng chữ Hán Ngục trung nhật  ký của Bác Hồ ,là một bài thơ cắt ra , có thể gọi như thế , từ một bài Đường luật  thất ngôn bát cú , theo dạng đề, kết . Bốn câu thôi nhưng cũng đủ để một bức tranh  chiều buông ở một miền sơn cước . Không ai hình dung đây là một bài thơ của một tù nhân trên đường đi đày, và ngày đã tàn mà chưa biết dừng chân nơi đâu . Bài thơ bắt đầu với hình ảnh một dáng  chim trời  mệt mỏi đang nghiêng cánh  trở về rừng tìm chỗ nghỉ .Đây là hình ảnh ngang tầm mắt, có thể hiểu người ngắm cảnh đang đứng và đi .Nhìn lên cao , một vài  đám mây trôi dạt lang thang .Nguyên bản là cô vân mạn mạn độ thiên không .Bây giờ thì tác giả ngước mắt lên cao, nhìn theo một đám mây mạn mạn (mây khá rộng, không  giới hạn hình dạng vì cứ trôi dạt đi ), tức là người tù đang chuyển dịch cùng với đám mây trôi theo trên đầu. Thi sĩ bị đày ải nơi đất khách quê người, không bạn bè người thân,thì bây giờ có một đám mây lẻ bạn đang đồng hành trên cao kia .Nhìn xuống, tác giả tình cờ bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ miền núi từ trong một ngôi nhà nào đó bên đường, đang xay ngô .Không có hình ảnh nào đẹp hơn cảnh một thiếu nữ khỏe khoắn đang lao động, đặc biệt xay ngô,vì cử chỉ uyển chuyển, dáng mềm mại, phô tất cả nét trẻ trung tươi tắn của tuổi tròn trăng .Và nhìn quanh, ồ , bếp lửa cơm chiều đã rực hồng . Bầu trời đã tối, nên bếp lửa nhỏ từ ngôi nhà bỗng trở nên cháy đỏ,ấm áp ,cả sự no đủ, bao trùm lấy không gian . Bài thơ đã dùng ngôn ngữ để vẽ lên một bức tranh  lúc chạng vạng ở miền sơn cước. Tranh có bố cục rất cân đối, từng chi tiết được quan sát tỉ mỉ ( chim mỏi, mây lẻ loi, bếp hồng, sơn thôn thiếu nữ  ). Người tù cô độc, nhưng xung quanh ăm ắp sự sống,tình người. Đám mây cứ theo bước chân người tù, như một bạn đồng hành , như báo trước rồi ngày tự do sẽ đến .Và trong tăm tối của kiếp tù đày, tác giả đã có cảm giác sự sống, tình người và ánh sáng  tràn ngập khắp nơi .
    Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới ,số 43”, Nguyễn Trãi  đã vẽ lại một bức tranh ngày hè rất sống động .Bức tranh ấy tập trung trong hai cặp thực và luận của bài thơ Đường luật thất ngôn bát . Cảnh ở đây không có chiều cao,chiều rộng,mà chỉ có cảnh gần và cảnh xa . Thế nhưng,cả không gian làng quê vào ngày hè thật rộn rã, tưng bừng trong ấm no,hạnh phúc .Gần là cảnh hoa lựu nở đỏ rực bên hiên,và ngoài ao sen bắt đầu kết gương ( vì đã qua mùa hoa nở, hương sen thơm không còn )xa là âm thanh đông vui của bến cá về, và tiếng ve inh ỏi dưới nắng hạ trong những tòa nhà đẹp .Vậy còn  cây “hòe lục” ở câu phá đề . Thực ra, có thể hiểu , cây mang ý nghĩa ẩn dụ nhiều hơn là tả thực . Hòe lục đùn đùn tán rợp giương . Đây là câu thơ linh hồn  của bài thơ . Nhãn tự là “đùn đùn ”,nghĩa là phát triển ở mức cao nhất  . Hòe lục hàm ý cuộc sống vật chất và tinh thần. Nhưng dù chúng ta hiểu ở khía cạnh tả thực cũng hợp  lý. Cuộc sống vật chất đạt mức cao nhất nên  “phun” và “tiễn” Cuộc sống tinh thần phát triển ở mức cao nhất cho nên  “lao xao, dắng dỏi ”. Vì vậy mà tác giả khao khác có thể tấu lên một cung đàn để ca  mừng rằng khắp nơi nhân dân đều được no ấm .Bài thơ ra đời sau cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh đầy gian khổ, và đời nhà Lê thái bình thịnh trị hiển hiện khắp nơi. Với tấm lòng một vị quan  cả một đời vì dân, ta hiểu được niềm vui cất thành thơ của Nguyễn Trãi .
   Vần là một kỹ xảo trong thơ  Đường luật .Có hai loại là vần trắc và vần bằng .Nhiều nhà thơ rất có ý thức về việc gieo vần . Ở Nguyễn Khuyến , vần “eo” trong bài  thơ Thu điếu là một nét độc đáo  và dường như có dụng ý .Tác giả muốn khép mình lại trước thời cuộc đang “eo sèo” vì danh lợi , được thua,đúng sai,mất còn . Về vần  và bài  Thu ẩm  lại khiến cho người đọc có cảm giác nặng nề, ngột ngạt ,như  “ ba gian nhà cỏ thấp lè tè”, như nhập nhèm cảnh “ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe ” và mủi lòng trước cảnh ngộ phải từ quan để giữ khí tiết nhà nho của thi sĩ mùa thu “mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” .Hiếm khi chúng ta gặp những bài thơ Đường luật có vần trắc . Nguyễn Khuyến đã để lại cho chúng ta mấy bài như thế . Một bài vẫn mang không khí  buồn bã,khắc khoải . Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả . Tiếng dế kêu thiết tha ,  Đàn muỗi bay lả tả .Nỗi niềm tỏ cùng ai .Lòng này buồn cả dạ .Biếng nhắp năm canh chày, gà sớm đã giục giã . Nhưng một bài khác lại vui tươi,rộn ràng,nhờ cách gieo vần có một không hai ở nhà thơ : vần ết . Năm ngoái năm kia đói miệng chết .Năm nay phong lưu đã ra phết ..Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,ngoài cửa bi bô rủ chung thịt .Ta ước gì được mãi thế này, Hễ hết tết thời còn lại tết . Vần ết chứa một niềm vui đầy phấn khích,như muốn hét lên, nhãy cẩng lên sung sướng trước không khí tết tràn ngập khắp nơi .
7Nhịp  điệu :
-         Nhạc điệu :  Sự liên kết vần tạo nên âm điệu cho câu thơ ( trầm bổng, cao thấp,to nhỏ )  Nguyên tắc chung là   tùy vần bằng hay trắc( cuối câu thứ nhất ,hai và các câu chẵn ) mà nhà thơ buộc phải phối thanh theo qui luật. Bài thơ vần bằng, nhưng luật thì dựa vào   âm thanh của từ hai câu 1 và câu  8 Nếu hai từ đó là thanh trắc, theo nguyên tắc “ nhất tam ngũ bất luận” (các âm tiết  1,3,5 tùy tiện ) và “ nhị tứ lục phân minh” ( các âm tiết 2,4,6 phải tôn trọng qui luật  ). Vậy, chữ thứ hai là trắc, thì tư là bằng và sáu là trắc , Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Nếu câu thơ với nhiều thanh bằng,  nội dung mang theo sự êm ả, ngược lại nếu nhiều thanh trắc, nội dung có sự gay cấn, song gió .
Trong bài Hoàng hạc lâu, nhà thơ Thôi  Hiệu đã viết : Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản, 
Bạch vân thiên tải không du du. 
Ta  thấy câu 1 chỉ có  một âm tiết mang thanh bằng, câu thứ hai chỉ  có hai âm tiết thanh trắc. Điều đó, nội dung chứa một ẩn ý : Câu thơ thứ nhất có nghĩa  Hoàng Hạc lâu gắn liền với hình ảnh thần tiên thơ mộng giờ chỉ còn là ảo ảnh hư vô. Tác giả nhớ về ngày xưa để nuối tiếc cho những gì đã qua, đã mất của cuộc đời.-Câu thơ thứ hai  sử dụng tới 5/7 thanh bằng, nhất là ba thanh phù bình (không du du) ở cuối câu đã gợi tả rất thành công cái cảm giác hẫng hụt và tiếc nuối. Đồng thời có khả năng gợi hình tượng, thể hiện vẻ ngưng trệ như không muốn trôi đi của những đám mây. Mặc dù nói đến sự tích lầu Hoàng Hạc nhưng nổi bật lên trên câu chuyện ấy là tâm trạng nuối tiếc, hẫng hụt của nhân vật trữ tình trước chuyện còn mất trong đời .  
-          Tiết tấu :  là sự nhanh chậm trong quá trình đọc câu thơ, thường gọi là ngắt nhịp. Thơ Đường luật có nhịp phổ biến là 2/2/3 ( khác với thể song thất lục bát là 3/2/2)  Nếu nhịp khác thường, ắt hẳn nội dung câu thơ chứa một nét đáng chú ý . Thí dụ   “ Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non” ( Tự tình II, Hồ Xuân Hương ) Tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa từ “ trơ” . Đây cũng là nhãn tự của bài thơ .

    

Trong chương trình Ngữ  Văn ở ba khối lớp bậc Trung học phổ thông , các tác phẩm thuộc thể loại  thơ Đường luật thường được chọn ở phần Đọc hiểu văn bản tương đối nhiều và có chọn lọc . Các tác phẩm thuộc thể thơ này  nhỏ gọn, bố cục cụ thể, mang xu hướng  chung của đa số các nhà thơ trung đại, đồng thời cũng ẩn chứa những phong cách, tâm hồn rất riêng và độc đáo của mỗi một nhà thơ .

III. KẾT LUẬN:
1.    Do những yêu cầu  khắt khe  nhiều mặt về hình thức, Thơ Đường Luật ngày nay ít được lớp nhà thơ trẻ hưởng hưởng ứng. Các nhà thơ mới ( 1932-45) đã thổi vào hồn giòng thơ xưa cũ bằng một hình thức   mới  qua thơ năm, bảy,tám chữ, thất ngôn trường thiên...Hệ thống niêm luật , đối vần có rất nhiều cách tân, đem đến cho các thể thơ Việt Nam một sinh khí mới
2.     Tuy nhiên, thơ Đường Luật là một kho tàng ông cha đã để lại cho con cháu, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Trước hết, phải có một phương pháp thâm nhập bài thơ, tìm thấy nét đặc sắc chung của thể thơ này và nét riêng, mang phong cách  của mỗi tác giả, mỗi giai đoạn lịch sử . Yêu quí thể thơ Đường luật cũng là một cách thể hiện tình yêu tiếng mẹ đẻ,là  trách nhiệm của mỗi người dân đối với Tổ Quốc .
                                ( Dalat mùa xuân 2018 )

No comments:

Post a Comment