(Quang Dũng )
I.
NÊU
VẤN ĐỀ :
1.
Trình
bày đặc điểm thể loại: Thể thơ cổ phong( thể thơ phổ biến trong và sau đời Đường
), có từ thời Hán, Tùy ,
không thịnh hành như thơ Đường,lại khác thể thơ
Đường nhiều mặt . Đó là không buộc niêm luật chặt chẽ, không đòi hỏi nhiều về tính hàm súc, cô đọng
như thơ Đường. Trường thiên thất
ngôn ( thuộc thể thơ cổ phong ) là những bài thơ dài, nghiêng về trần thuật, hoặc
biểu cảm liên tục trước một đề tài không dứt, do đó cũng cần phải có từng phần,
mạch lạc, có cấu trúc hợp lý…
*Đoạn
móc xích: thơ cổ ít đòi hỏi niêm luật -> có thất ngôn trường thiên . :mạch lạc
Tác giả nêu bật giá trị nghệ thuật, nội dung
của thơ thất ngôn trường thiên
2.Đưa nội dung chính của tác phẩm ( luận đề ) Nhà thơ trẻ Quang Dũng
đã vận dụng thể thơ này để chuyển tải những tình cảm ,. đấy là nỗi nhớ
triền miên, nhớ chơi vơi , dựa vào một cấu trúc phát triển theo dòng tư tưởng
và tình cảm : (1)nhớ và tự hào về tinh thần cống hiến quên mình, vượt gian khổ
của đồng đội,(2) nhớ những giây phút được
thư giãn, có chút hưởng thụ nhỏ bé, và (3) nỗi nhớ thương, ngưỡng mộ những chàng vệ quốc có triết lý sống rất đẹp đẽ,. tạc
nên một bức tượng đài bất tử
*Đoạn diễn dịch,
có luận cứ chứa ba luận điểm chính của bài thơ .
II.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1.Vài nét về tác giả :Quang Dũng gia nhập Quân
đội Nhân dân Việt Nam vào ngày Cách
mạng tháng Tám thành công, trở
thành phóng viên tiền phương của báo Chiến
đấu. Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn
Tây. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ
2 Lý do chọn thể thơ :
-
Với thể thơ thất ngôn trường thiên,Bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng có vần bằng lẫn trắc , không độc vận mà nhiều vần ,có vần chính , vần chéo , vần ôm , có vài cặp
đối, không áp dụng những qui tắc ngặt nghèo về mặt phối thanh bằng trắc ,
số lượng chữ trong câu cũng linh hoạt //.Cả
bài thơ mang không khí Thể Hành
, một thể thơ được sử dụng để diễn tả một tâm trạng bi hùng. ( đặc điểm về nghệ thuật và nội dung của thể thơ. Đoạn
song hành)
-Tây Tiến ( ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, chứa đựng niềm tương tư của
một người từng sống, chiến đấu, chứng khiến bao nỗi gian khổ, cả hy sinh đau
thương của đồng đội trong binh đoàn Tây
Tiến, nay buộc phải chuyển sang công tác
ở một đơn vị mới, lòng nhà thơ bồi hồi nhớ
thương ) //Cả bài thơ với 38 câu
và bốn
từ nhớ , nhưng niềm nhớ nỗi thương
trào dâng từng câu thơ, từng cảnh vật, từng con người.// Dù
không chọn từ nhớ nữa, bởi nỗi nhớ bao trùm cả bài thơ , nhưng ngay hai câu mở
bài, dường như đứng độc lập giữa bài
thơ, nhưng ý tưởng xuyên suốt bài thơ , mỗi từ , mỗi hình ảnh đều mang một ý
nghĩa . ( giải thích gía trị của
động từ Nhớ .Đoạn móc xích )
3. Cắt nghĩa từ Tây Tiến :Trung đoàn 52 Tây Tiến, thường gọi là Trung đoàn Tây Tiến, là một trung đoàn của Quân
đội Nhân dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Pháp . Tổng quân số trung đoàn bộ binh khoảng
1500 đến 3000 người. Trung đoàn được thành lập ngày 27 tháng 2 năm 1947,
Binh sĩ bao gồm các chiến sĩ giải phóng quân từ Việt Bắc về Hà Nội chuyển thành Vệ
quốc đoàn, tự vệ chiến đấu, công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo
thành thị, các nhà sư, cựu binh trong quân đội thuộc địa Pháp, người dân tộc...
tự nguyện tham gia Mặt trận Việt
MinhTrong
cuộc Kháng chiến Chống Thực Dân Pháp ,Trung đoàn đã lập nhiều thành tích vẻ
vang,dành được nhiều huân chương quân
công các hạng.
*Đoạn
song hành :quân số, thành phần tham gia
, thành tích của trung đoàn 52 .
4.Hoàn cảnh sáng tác và h ai câu
đầu :
- a. Quang Dũng cho biết
ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng
Phù Lưu Chanh , tỉnh Hà Nam (Cuối năm 1948, sau
chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm
Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. ) Một quãng thời gian ngắn rời xa đơn vị , bao
nhiêu kỷ niệm xưa ùa về, sống động, đẹp đẽ , đầy xúc động và ý nghĩa
b. Những
từ vô cùng ý nghĩa : Xa rồi, nhớ về, nhớ chơi vơi . Xa rồi, thế là không
còn có cơ hội gặp lại, tìm lại những ký ức đẹp , cho nên nhớ lắm , nhớ vô cùng
. Hai động từ nhớ đi liền trong một câu, cùng với trạng từ “chơi vơi” khiến nỗi nhớ thương càng
nồng đượm, càng da diết, càng chồng chất . Hai danh từ riêng ( Sông Mã, Tây Tiến)
không chỉ là tên một con sông, một
binh đoàn , mà mang ý nghĩa hoán dụ . Địa
bàn hoạt động bao trùm vùng miền Tây
Thanh Hóa , thượng nguồn sông Mã , vùng rừng núi Tây Bắc Việt
Nam và Thượng Lào: từ Châu Mai, Châu Mộc, sang tận Sầm Nưa rồi vòng về qua miền
tây Thanh Hoá và nhiều
vùng lân cận, một vùng chiến địa rộng lớn , có biết bao bản làng, điệp
trùng rừng núi , bao dân tộc , bao con người mà bước chân nhà thơ đã đi qua, đã tìm đến, đã gặp gỡ
. Đơn vị Tây Tiến là cách gọi trìu mến ( tiến về phía tây)
của trung đoàn 52. Cả hàng nghìn con người với biết bao khuôn mặt, tên tuổi,
tính cách ,số phận từng đồng cam cộng khổ bên nhà thơ ( Quang Dũng từng là
Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham
gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc.). Hiện tại hẳn cũng
có những giây phút va chạm căng thẳng của
đời binh nghiệp, nhưng bây giờ tất cả đều đáng trân trọng, vì đó là kỷ niệm hào hùng, quý giá nhất. c .Hai câu cũng hé mở biết bao niềm thương nỗi
nhớ ông chỉ dành cho Sông Mã và Tây Tiến mà thôi !
Nỗi nhớ
của nhà thơ về những ngày tháng
gian lao mà anh dũng ấy đã trở
thành miền ký ức đẹp đẽ
*Đoạn diễn
dịch. Phần a chứa luận cứ ( ý cơ bản của hai câu đầu )Phần
b phân tích các giá trị nghệ thuật và nội
dung của hai câu thơ này . Các luận chứng kết hợp cả kiến thức về
lịch sử, địa ý, có so sánh ( giữa tứ thơ và cuộc đời : nhớ chơi vơi ) để mở rộng
cảm xúc chủ đạo toàn bài : nhớ thương đồng đội. Phần c là tổng hợp .
Nếu đối chiếu với dạng lập luận trong các văn bản
nghị luận xã hội, các thao tác trong
bình giảng văn học có dung lượng dài
hơn, do phải khai thác từ nghệ thuật để rút ra nội dung, từ đó mới đẩy lên thành
luận cứ và mới có thể đánh giá tổng hợp được.
5.. Khổ thơ
14 câu này là một bức tranh gói ghém tất cả những gì mà nhà thơ gọi là nhớ “Sông Mã và Tây Tiến”.Quang Dũng được nhiều người biết ở một sĩ quan quân đội tài hoa, vẽ tài,
hát giỏi, thơ hay -> Đoạn thơ là một bức tranh
bằng ngôn ngữ rất đẹp, có bố cục cân đối, sinh động, đường nét hài hòa, màu sắc vui tươi, làm nền cho chân
dung người lính và chiến địa gian khổ ->.Ta có cảm giác như ông luôn ngẩn người
nhìn ngắm, trong mọi thời điểm, mọi tư thế , tai lắng nghe những âm thanh của vạn
vật, vừa dạt dào chất thơ và nhạc .
* Đoạn
móc xích, nhưng trọng tâm nằm ở câu b: báo trước bố cục bài thơ .
a. Hai câu đầu
tác giả tả cảnh ngang tầm mắt , một vùng rừng núi âm u , dày đặc bóng
đêm, lớp lớp sương sa “lấp” đoàn quân mệt mỏi trở về sau những giờ hành quân
gian khổ ./ Bóng đêm dày đặc , những bó
đuốc cháy , lửa vàng rực như hoa, cứ trôi đi theo đoàn quân áo quần ướt sũng
trong sương , với Quang Dũng, hình ảnh ấy
là “ hoa về trong đêm hơi” rất thơ, có chút ấm áp và rất bình yên / Không thấy bóng đêm đen, không thấy bóng dáng người lính vất vả, phờ
phạc sau cuộc hành quân,mà chỉ thấy những bó hoa lửa to bồng bềnh trong sương
trắng xóa và tâm trạng thư thái của người chỉ huy .
* Đoạn diễn dịch : cảnh nhìn ngang tầm mắt ở
vùng Sông Mã-phân tích cảnh đó có những
nét độc đáo nào, giá trị nghệ thuật ra sao- tổng hợp
b. Nhìn lên cao của bức tranh,
ta bắt gặp những ngọn núi cao , rất cao ./
Với ngôn ngữ đầy góc khối của
Quang Dũng “ dốc lên khúc khuỷu, ngàn thước lên cao”, những nét vẽ sắc cạnh, đã
cho ta thấy chót vót những điểm mà người lính phải chinh phục, và ấn tượng hơn
“ heo hút cồn mây súng ngửi trời” hiện lên hình ảnh một chiến sĩ, vai mang
súng, đang vượt đỉnh một ngọn núi heo hút giữa rừng già, mũi súng
đã chạm vào mây trời, trên khuôn mặt đẫm mồ hôi , nhoẻn một nụ cười chiến
thắng ./Hỏi anh “ trời có mùi gì?”khi
anh đã phả giác quan thứ ba ( mắt ngắm đuốc và sương, da tận hưởng hơi ấm trong
rét buốt,bây giờ là mũi ) .
* Đoạn diễn dịch : cảnh nhìn
lên cao ở vùng Sông Mã-phân tích cảnh đó có những nét độc đáo nào, giá trị nghệ
thuật ra sao- tổng hợp
c. Hạnh phúc hơn khi nhìn
xuống chân mình, dù “ dốc thăm thẳm, ngàn thước xuống”, những thung lũng
vô cùng sâu thẳm và hoang vu ,
anh bắt gặp những mái nhà thấp
thoáng trong màn mưa rừng Anh đã chinh
phục được một nơi cao nhất, để bản làng
dưới kia được yên ổn, thanh bình ./ Câu thơ với bảy thanh bằng thật êm ả, thanh thản, như lòng người lính trẻ
. Vây bủa là hiện thực của chiến địa, có
những gian khổ và hy sinh , nhưng vẫn là
hình ảnh được nhà thơ , vốn mang nét lạc
quan ,tếu táo của người Hà Nội, những trí thức trẻ hiểu biết, trách nhiệm,
trung thành và dũng cảm, nhìn dưới
góc độ
vượt lên trên hiện thực : anh bạn bỏ quên đời , thác gầm thét, cọp trêu
người .Ra đi từ Hà Nội , bây giờ là “ thành phố xa xôi” , nơi ấy có “ ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió lên
khơi” thì ở đây, bao quanh là một sự thật
đến nao lòng : thác đổ, thú dữ , và đồng đội ra đi mãi mãi /. Không hề thấy bóng dáng giặc hiện lên trên
khung ảnh, không có đổ máu, mà vẫn đầy ấn
tượng về sự mất mát, hy sinh . Có lẽ những điều đó không nằm trong bộ nhớ
nhung cho kỷ niệm đẹp của nhà thơ về sông Mã và Tây Tiến.
* Đoạn diễn dịch : cảnh nhìn
xuống thấp ở vùng Sông Mã-phân tích cảnh đó có những nét độc đáo nào, giá trị nghệ
thuật ra sao- tổng hợp
d Và bao quanh vẫn cảnh mô tả không khí bình yên của cuộc sống ,
bản làng vào vụ mùa, bữa cơm của người lính nồng nàn thơm hương xôi nếp, thực
phẩm quen thuộc của cư dân Lào /.Lại một câu thơ với rất nhiều thanh bằng mang
theo niềm hạnh phúc nhỏ bé được người lính nâng niu .Người lính cảm nhận
hương vị dẻo ngọt của bát xôi ngày mùa(vị giác ) giữa tiếng ầm ào của
thác, cả tiếng rống đêm đêm của ông ba mươi(thính giác )/ Một bức tranh, cảm nhận
bằng mọi giác quan ,thật thỏa mãn
* Đoạn diễn dịch : cảnh nhìn
xung quanh ở vùng Sông Mã-phân tích cảnh đó có những nét độc đáo nào, giá trị nghệ
thuật ra sao- tổng hợp
E ( đánh giá chung về nghệ thuật của khổ thơ )
Ngôn ngữ
đẹp đẽ, vừa gọt giũa (hoa về trong đêm hơi, ngàn thước lên cao,mưa xa
khơi , cơm lên khói, thơm nếp xôi ) nhưng cũng rất mộc mạc ( bỏ quên đời, cọp
trêu người, không bước nữa ..)thay cho những nét cọ, lọ màu,
nhưng chuyển tải nhiều hình ảnh, sắc màu cho bức tranh thơ này.
Âm nhạc dường như cũng rộn ràng trước mọi tầm nhìn , bởi âm điệu luôn thay đổi theo khung cảnh khách và tâm trạng nhà thơ .
Nhịp có khi là 2/2/4( cảnh bao quanh tầm mắt ) có khi đổi qua 4/3 ( cảnh
dữ dội của chiến đia) , tạo nên một bức
tranh nền của người lính Tây Tiến, giữa
chiến trường máu lửa, khí hậu khắc nghiệt( sương dày, đêm tối, mưa xối
xả ) địa hình hiểm trở với núi cao,vực sâu, thác lũ ,thú dữ ,những bản làng heo
hút.
*Đoạn song hành : nêu giá trị chung về nghệ thuật
của 14 câu thơ trong khổ đầu .
Nỗi nhớ của nhà thơ về những ngày tháng gian lao mà anh dũng ấy đã trở thành miền ký ức đẹp đẽ . / Đầu
năm 1947, đoàn quân Tây Tiến (Trung đoàn 52) được thành lập có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao địch ở thượng Lào để
hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở những vùng khác trên đất Lào. Địa bàn hoạt động của
đoàn quân Tây Tiến rất rộng gồm vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam và Thượng Lào: từ
Châu Mai, Châu Mộc, sang tận Sầm Nưa rồi vòng về qua miền tây Thanh Hoá./ Những
nơi này lúc đó rất hoang vu hiểm trở,
núi cao, sông sâu, rừng rậm, nhiều thú dữ. Sinh hoạt của người lính Tây Tiến hết
sức gian khổ, ốm đau không có thuốc men, tử vong vì sốt rét và trận mạc.
*Đoạn diễn dịch, minh họa thêm nội dung
đoạn thơ . Nỗi nhớ của nhà thơ về những
ngày tháng gian lao mà anh dũng ấy
đã trở thành miền ký ức đẹp đẽ là nhận định chung về tình cảm tác giả dành cho chiến sĩ Tây
Tiến.
6.Trong đoạn thơ ở khổ thứ
hai, tác giả vừa vẽ tranh, vừa dựng lại một câu chuyện. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đức Tùng nhận xét: thi sĩ vốn kể chuyện rất giỏi.Đúng thế .
Tám câu thơ , với hai khổ tách bạch về nội dung,cùng gieo vần chéo , tác giả kể hai câu chuyện /.
- Một
đêm liên hoan văn nghệ giữa chiến sĩ Tây Tiến và những cô gái Lào
. Đóng quân giữa rừng biên giới , đêm đầy bóng tối , hôm ấy bỗng bừng sáng
. Thiếu nữ lộng lẫy ,duyên dáng trong trang phục dân tộc,
duyên dáng, e ấp ,thẹn thùng trong những
điệu múa dân dã . Chỉ bấy nhiêu nhưng cũng đủ cho những người lính,vốn thanh
niên trai tráng Hà Nội, thấy bâng khuâng xao xuyến, nhưng là niềm hạnh phúc thật
trong sáng . Hạnh phúc bởi nhà thơ ví
von những bó lửa củi rừng là đèn hoa chúc của đôi uyên ương, bởi nỗi bất
ngờ ( kìa, em xiêm áo..), nhưng thật cao
đẹp tình quân dân .Vì sao? Nhà thơ chọn những từ thật hoa mỹ ,chải chuốt, cả những từ Hán Việt cầu kỳ dành cho
khách : hội đuốc hoa, xiêm áo, nàng ,nhạc xây hồn thơ . Nếu không có từ “ doanh trại”, người đọc
cứ ngỡ tác giả đang kể và tả một đêm văn nghệ ở thủ đô Lào .
- Và câu chuyện một chiều bên sông ở thôn Châu Mộc, bên đất Việt Nam
./ Một chiều sương lạnh, người chiến sĩ
Tây Tiến bồi hồi ngắm những khóm lau trắng
lả mình phất phơ trong gió , ngắm những đóa hoa rừng trôi trên giòng nước lũ,
và bắt gặp dáng một cô gái ( có lẽ thế )
mảnh dẻ chèo con thuyền độc mộc . Chỉ
vài nét chấm phá, nhà thơ tả trọn nét thần thái của cảnh sông nước miền
biên viễn, có chút hoang dại ở khóm lau, dòng nước lũ, cánh hoa trôi, nhưng
không hoang vắng. Điều đó bỗng trở thành kỷ niệm, và khi xa rồi, nhà thơ da diết nhớ thương
Là Đại
đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung
đoàn Tây Tiến. Quang Dũng tham
gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt. Có thể
những lúc này, nhà thơ đang vừa
là một chiến sĩ, vừa là một cán bộ, ông
hiểu rất rõ mối quan hệ lãnh thổ,nhân
dân ,chính quyền .Núi rừng nối liền hai miền Việt Lào, những con người hai miền
sâu đậm với nhau, người lính là chính quyền, tạo sự gắn bó đoàn kết, đó là sức
mạnh để chiến thắng quân thù . Nhưng nếu không “lên gân” thì có thể hiểu đây là thời điểm hiếm hoi để người
lính được tận hưởng những khoảng lặng vừa
sôi nổi , vừa êm ả trong những tháng ngày chiến chinh máu lửa /.Những công dân
thủ đô hoa lệ rất yêu Tổ quốc, thì cũng biết trân quý những giá trị sống đẹp đẽ,
mang giá trị nhân văn cao cả .
Đoạn diễn dịch : cảnh ở Lào
và vùng biên giới Sông Mã-phân tích cảnh
đó có những nét độc đáo nào, giá trị nghệ thuật ra sao , bình luận - tổng hợp
7.
Tám câu cuối trong khổ thơ thứ ba nằm ở mạch thơ ca ngợi người lính Tây Tiến với những
nhận chân về các giá trị sống,thái độ sống và triết lý sống .
- Bức
tượng đài bằng đá, thạch cao hay những
loại khác để tưởng nhớ công ơn người
lính Tây Tiến đã và đang được dựng nhiều nơi, nhưng bức tượng bằng thơ về những
chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến, mãi mãi chỉ có một.
-Họ có ngoại hình mang đậm
chất Tây Tiến . Cái tên Đoàn
binh không mọc tóc cũng là một
tên gọi không chính thức của trung đoàn.
- Họ có đời sống trí tuệ rất mạnh mẽ , bộc lộ qua đôi mắt, và đời sống tình cảm cũng vô cùng
lãng mạn, ấp ủ trong tim . Câu thơ đã khiến có một giai đoạn bị đánh giá đậm chất tạch tạch sè – tiểu tư sản, ủy mị.
Nhưng đó là nét đẹp tâm hồn người, nào ai có thể dấu được .Đó là thái độ sống rất thật và nhân
bản ,
- Vượt lên tất cả, cái đẹp hành động , thật đáng ngưỡng mộ, sự
hy sinh cao cả . Họ đã thề như Kinh Kha xưa
sang Tần ( Tráng sĩ nhất khứ bất phục hề
) còn của họ lời nguyện đẹp đẽ và thiêng
liêng lắm: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh .Một giá trị sống
được cảm nhận cụ thể, trở thành một triết lý sống vĩnh cửu . Ai lại chẳng yêu hòa bình, chẳng ai muốn đất nước rơi vào cảnh bom đạn .
Nhưng đã đối diện, thì mạnh mẽ đương đầu .
-Tên gọi trìu mến của trung đoàn 52 là binh đoàn Tây Tiến, những
con người từ Hà Nội tiến về phía tây đất
Việt thân yêu . Họ mang theo tinh thần “
quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” , đó là thái độ cống hiến với một ý chí tận trung, tận hiếu . Gian khổ , hy
sinh hẳn là điều không tránh khỏi, thì hãy xem như một quy luật sống, để chấp nhận và cả đón nhận với khối óc tỉnh táo, trái tim lạc quan yêu
đời .
8 .Lễ tiễn biệt không có giọt lệ tiếc thương của người mẹ, người vợ, mà chỉ
có sóng sông Mã gào thét, đưa họ về cõi vĩnh hằng . Nơi yên nghỉ là nơi họ
đã từng sống và chiến đấu, miền biên cương của tổ quốc . Hùng tráng , bi thương
xen lẫn ,hòa trộn, đã bao nhiêu năm , tiếng sóng sông Mã vẫn ầm ào , vang vang
cả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và bây giờ,
còn đấy bao cuộc chiến chưa ngưng đổ máu và lệ .
Tại ngọn đồi ở xóm Châu Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn (nơi đặt
Trạm quân y Trung đoàn), cách đây hơn 50 năm đã có hơn 200 chiến sỹ của đoàn
quân Tây Tiến nằm lại trong tiếng chiêng thương tiếc của người dân Mường Vang.
9 .Bốn câu cuối đứng độc lập trong một khổ vần chéo, ý tưởng như quyện chặt
với nhau ,hàm súc, hình ảnh , giọng điệu
lại mạnh mẽ như một lời thề ./ Nhiều từ cùng một trường nghĩa :
không hẹn ước, một chia phôi ,chẳng về xuôi . Ai là chủ ngữ của những hành động đó ? Chiến sĩ Tây Tiến. Đó là “người đi” là
“đường” là “ai” và cuối cùng , nếu họ hy sinh ,là “ hồn”
. Cả bài thơ , Quang Dũng luôn tránh những
động từ nói đến cái chết, mà dùng hình ảnh có khi pha màu lạc quan ( bỏ quên đời
) và trang trọng ( về đất , chẳng về xuôi )/ Những ý thơ gọt giũa đó chở
theo bao tâm nguyện : Tự do hay
là chết, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
, và cụ thể hơn: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh .
III.
KẾT LUẬN
Trên tấm bia ghi chiến tích trung đoàn Tây Tiến đặt tại tỉnh Hòa
Bình có tạc 10 câu thơ trong bài Tây Tiến
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
1.
Tây Tiến nghĩa là gì ? Nhiệm vụ của trung đoàn này ? Quang Dũng giữ vai trò gì
trong binh đoàn ?
2.
Bố cục bài thơ . Nêu dòng
cảm xúc của tác giả xuyên suốt bài thơ .
3.
Khổ đầu với 14 câu ,tác giả vẽ lên một bức
tranh về chiến địa, nơi trung đoàn Tây Tiến đóng quân. Bức tranh có bố cục rất
cân đối, sống động, nhiều đường nét mạnh nhưng
hài hòa , những gam màu nóng lạnh pha trộn khiến tranh tươi mới .Ở đây
còn là một bức tranh giàu tính nhạc . Hãy chứng minh con người đa tài ( thơ, vẽ ,nhạc ) của thi
nhân (ở cảnh ngang tầm mắt , cảnh nhìn
lên cao, cảnh dưới chân, cảnh bao quát xung quanh ) ? Khổ giữa 8 câu mô tả những cảnh gì ? Bằng những
đường nét nào ? Qua bức tranh , tâm hồn của nhà thơ thể hiện như thế nào ? Nội
dung tư tưởng tác giả muốn thể hiện là gì ?
4.
Khổ thơ 8 câu này được đánh giá là bức tượng
đài của chiến sĩ Tây Tiến. Hãy mô tả bức tượng đài này . Nỗi nhớ thương,tự hào
về đồng đội được nhà thơ bày tỏ như thế
nào ?
5.
Mở bài ( hai câu đầu ) chứa chất tình cảm gì của nhà thơ về đơn vị
cũ . Hai danh từ riêng ( Tây Tiến , sông Mã )
được gọi là biện pháp tu từ gì
trong câu thơ , ẩn dấu một nội dung gì ?
6.
Bốn
câu cuối bài khiến bạn liên tưởng đến những phương châm chiến đấu nào của dân tộc ta qua
hai cuộc kháng chiến? Ở đây, lời hô hào rất hình ảnh, đi vào lòng người, hãy chứng
minh .
Nhan đề bài
thơ có ý nghĩa gì ? Bài thơ được viết theo thể loại gì ? Đặc điểm của thể thơ
này về hình thức , nội dung ?
No comments:
Post a Comment