I GIỚI
THIỆU:
Đọc trọn bài thơ, ta chỉ thấy lời bà Tú tâm tình về cảnh
ngộ và tấm lòng đẹp đẽ của bà vì con và đặc biệt là chồng
1.Nhan đề : Thương có nghĩa là muốn chiếm giữ, và quý trọng ,
cả biết ơn . Đối tượng được nhà thơ quý
trọng, tri ân đó là “một nửa của mình ”:vợ . Người xưa xem việc cưới vợ về chung sống là một việc làm vô cùng quan trọng, ngang hàng với
trách nhiệm học hành, đỗ đạt , vì nghĩa
vụ của người đàn ông với xã hội là có đủ
danh vọng, tiền bạc và tình yêu . Đối với gia đình, bổn phận người con trai
theo quan niệm Nho giáo cần có người nối dõi tông đường . Nhà nông lại cần sức
lao động. Tóm lại,vợ là người đi suốt cuộc đời với người đàn ông mà gia đình,
dòng họ, xã hội đã kết đôi họ với nhau,thiêng liêng hơn cả tình yêu từ trái tim
.Rồi trong kiếp người trăm năm,người chồng ấy lần lượt “gạch tên”nhiều người thân : ông bà, bố mẹ,anh chị em, con cái, và vợ là tên sau cùng .
2. Bà Tú :
tên thật là Phạm Thị Mẫn, sinh năm 1869, hơn ông Tú một tuổi , là hậu duệ của
danh sĩ Phạm Quý Thích ở làng Lương Đường (Hải Dương). Nghĩa là bà cũng thuộc
dòng dõi nho giáo, rất “môn
đăng hộ đối” với Tú Xương. Cuối thế kỷ 19 gia đình bà từ Hải Dương sang thành
phố Nam Định mở cửa hiệu buôn bán. Hai nhà ở
cùng phố , Tú Xương và Phạm Thị Mẫn quen thân nhau, từ thủa vị thành niên. Bà
Mẫn có đủ tứ đức của người con gái lớn lên trong một gia đình nề nếp, vừa có
cái mau mắn tháo vát của một người vợ
đảm đang, va đập với kinh tế thị trường. Với ông Tú ,ngoài tình yêu vợ chồng sâu đậm,bà
còn dành cho ông lòng bao dung, che chở của một người chị, người
mẹ. Tú Xương cưới vợ rất sớm (16 tuổi ). Suốt mấy chục năm, bà nuôi ông đèn sách, thi cử . Tú Xương
“phạm trường quy” tới 8 khóa thi. Cuối cùng ông chỉ đỗ có cái tú tài ,dù vốn
chữ Nho và kiến thức văn chương Đông – Tây, ở Nam Định thời ấy không mấy người sánh được
với ông.Nguyên nhân bắt nguồn từ thói phóng túng nghệ sĩ của ông không phù hợp với những nội quy trường ốc
ngặt nghèo và không kém phần phi lý lúc bấy giờ. Nhà nước bấy giờ chỉ tuyển
người đỗ cử nhân. Thế là Tú Xương không giúp được gì cho vợ con . Bà Tú
phải bao nuôi, che chở ông Tú như đàn con tám
người của mình vậy. Bà Tú là một phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phương diện như tần tảo,
thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình.. Điều đặc biệt là chính bà đã đi
vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn.
IIĐỌC
HIỂU :
.
1.
. Bà Tú phải nhận lấy trách nhiệm vô cùng nặng nề :
Trong Đề, câu 1
được gọi là phá đề với nhiệm mở ý của
nhan đề bài thơ ,câu 2 gọi là thừa đề, có chức năng tiếp ý của Phá đề để chuyển vào thân bài .
-Câu 1 (phá đề) kết hợp với nhan đề trong bài thơ Thương
vợ giúp ta có thể hiểu rằng nhà thơ quý vợ vì bà đã chấp nhận một cảnh ngộ thật vất vả .Nhiều
người thấy câu thơ bảy chữ này “Quanh năm buôn bán ở mom sông ”dường như không
thừa một âm tiết nào , vì tất cả đều có ý nghĩa . “Buôn bán” là công việc trao đổi hàng hóa dưới hình thức mua đi ,bán lại để kiếm lãi .
Quanh năm gắn liền với thành ngữ “quanh năm suốt tháng” có nghĩa rằng công việc chiếm hết quỹ thời gian của người
chọn việc buôn bán làm nghề mưu sinh . Mom sông là vùng ven sông , chỉ không
gian kinh doanh của bà Tú . Cả ba cụm từ khái quát ba yếu tố để giới thiệu
một con người, chở theo tình cảm người
viết : nhân vật (bà Tú )có cuộc sống
không hề nhẹ nhàng, thời gian
thì triền miên,dai dẳng, và không gian đầy hiểm nguy sóng gió. Hai từ đậm màu
sắc dân dã (quanh năm , mom sông ) đã ẩn
chứa niềm cảm thương sâu sắc của Tú Xương dành cho vợ
- Câu 2(thừa đề )tiếp ý của phá đề để chuyển vào
phần Thực .Bà Tú tần tảo vì “năm con với
một chồng”. Rất nhiều dồn bút mực để khai thác tầng tầng ý nghĩa chất chứa
trong câu thừa đề này. Trong câu thơ trọng tâm này, nhiều nhà thơ còn dồn hết cho tứ thơ ,tình cảm của mình vào một vài
từ gọi là “nhãn tự”. Và từ đó là “nuôi
đủ”. Biết bao gian khổ,nhọc nhằn, vất vả đặt lên vai bà Tú,vốn con nhà quan
, để “nuôi đủ” đàn con đông đảo, đặc
biệt , với một ông chồng , ngỡ “ăn theo”( trong ngôn ngữ tiếng Việt dân gian ,
người xưa chỉ gọi nuôi chồng con, nhưng ở đây thì ngược lại. ) Tú Xương luôn tự nhận mình là một người chồng đầy tiêu
cực và nhược điểm .Nhà thơ thường cường điệu lên để chế giễu con người ăn
chơi,vô trách nhiệm của mình .Ở đây cũng thế .Cười trong xót xa,bởi ông hiểu
rất rõ sự hy sinh to lớn của vợ .Nuôi nghĩa là cung cấp những điều kiện về vật
chất ,tinh thần để một cơ thể sống tồn tại,khỏe mạnh . Đủ nghĩa là không được
thiếu .Một người phụ nữ nhỏ bé, tần tảo để làm sao cho một gia đình bảy miệng
ăn được “đủ” qua mỗi ngày , và người chồng hiểu thấm thía điều đó, thì Tú Xương
thật lòng yêu quí và biết ơn vợ biết bao .
.
Chẳng hạn với bài thơ Thương vợ , chúng ta hãy nghiền ngẫm câu thừa đề “nuôi đủ năm con với một chồng”. “Nuôi”nghĩa là cung cấp những điều kiện về vật chất ,tinh
thần để một cơ thể sống tồn tại,khỏe mạnh . “Đủ” nghĩa là không được thiếu .Một người phụ nữ nhỏ
bé, tần tảo để làm sao cho một gia đình bảy miệng ăn được “đủ” qua mỗi ngày, hơn thế nữa , mấy chục năm ròng ( mà ta biết ông bà Tú có những tám người
con, trong đó chỉ có hai nữ ) . Bà phải làm gì để có thể nhận lấy trách nhiệm
vô cùng nặng nề này? Thế thì câu trả lời
có ở phần Phá đề . Và chính vì thế mà có
nhan đề bài thơ .
2. Tất cả là do số phận,là duyên nợ ,và cả cam
chịu .
- Câu 3 và 4 được gọi là thực , có chức năng
giải thích rõ ý nhan đề , đồng thời là phần chứng minh cho phần Đề .Bà Tú “buôn bán” để “nuôi đủ” chồng
con như thế nào ? Tấm lòng thương yêu vợ nhà thơ thể hiện ra sao?. “ Lặn lội” ( mượn câu ca dao xưa )là một từ tượng hình, mô tả một bà Tú cực nhọc về thể xác, còn “eo sèo” là từ
tượng thanh, nhấn mạnh nỗi ê chề về tinh thần. Mang tiếng vợ ông Tú, nhưng bà
phải vượt qua bao nhọc nhằn, cay đắng .
Tú Xương mượn lời vợ để kể lể, đó là tấm lòng xót xa của ông dành cho vợ, cả
cho chính mình .
- Câu 5 và 6
được gọi là Luận, mang nhiệm vụ phát triển rộng ý phần đề và nhan đề . Có thể
xem đây là phần Bình trong một bài nghị luận . Tú Xương nói hộ vợ, rằng tất cả
là do số phận,là duyên nợ ,và cả cam chịu . Có tấm lòng cảm thông vợ sâu sắc như thế, ông đâu phải là kẻ
vô tích sự .
3. Nhà thơ tri ân vợ
- Câu 7 và
8: Nhưng nhà thơ đã giễu cợt con người mình ,một ông chồng mà “có cũng như
không ”. Cần khai thác sâu ý tưởng câu thơ này . Phần Kết có nhiệm vụ kết thúc
ý toàn bài, và tập trung câu tám . Nối với câu 2 ( nuôi đủ năm con với một chồng ), thế mà (có chồng hờ hững cũng như không )ta hiểu sâu về sự hy sinh cao cả của người vợ hiền, nhưng Tú
Xương không thể san sẻ .Nhan đề bài thơ đã nói hộ ông .Do vậy, dù có thể cất
hết những câu thơ còn lại, thì khi Đọc hiểu thơ Đường luật, chúng ta cần xâu
chuỗi nhan đề,câu 2 và câu 8 , ý trọng tâm hay chủ đề tư tưởng sẽ lộ ra ngay.
.
-
.
No comments:
Post a Comment