Monday, August 26, 2019

BÀI 20 THƠ NĂM CHỮ


       

   “Sóng” là một bài thơ có nhiều nét độc đáo . Trước hết ,thể thơ ngũ ngôn trường thiên ta thường gặp ở những bài thơ đậm chất tự sự ( Cá nước của Tố Hữu, Đi chùa Hương của Nguyễn Nhượng Pháp, và mới đây nhiều bạn trẻ rất thích chùm thơ ngũ ngôn trường thiên của Nguyễn Tất Nhiên, nhiều bài có ấn tượng đã được nhạc sĩ Phạm Duy chắp cánh bay bổng  bằng những giai điệu đẹp )Như vậy,điều  nhân vật trữ tình –tự sự , mà tác giả muốn ẩn vào để kể câu chuyện tình yêu của mình là  Sóng và Em . Đây là nét thứ hai gây cảm giác thú vị cho người đọc, đặc biệt giới trẻ . Tiếp theo , Xuân Quỳnh viết bài thơ này(1967) khi đã   thành hôn cùng  anh Lưu Tuấn, một nhạc công của đoàn văn công trung ương  vào năm 1964 (sau khi nữ  thi sĩ cho xuất bản tập thơ  Chồi Biếc 1963). Như vậy có thể hiểu tình yêu của sóng bờ không chỉ là tình yêu đôi trẻ ,mà là  hạnh phúc của người  thiếu nữ trong hôn nhân . Nét cần lưu tâm nhất là nhà thơ mượn hình ảnh gió thổi mặt nước chạm bờ tạo nên sóng, để liên tưởng đến tình yêu . Lối so sánh này rất gần với cảm giác của những người trẻ đang yêu , sự gần gũi , sự đụng chạm giữa nước và bờ … Nét tiếp theo, lần đầu trong mục thơ văn  xây dựng chủ nghĩa xã hội, học sinh được làm quen với một nữ thi sĩ . Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ thứ hai sau Đoàn thị Điểm, người dịch Chinh phụ ngâm của Đặng  Trần Côn từ chữ Hán sang chữ Nôm  thế kỷ thứ 17, và Bà Chúa thơ Nôm  Hồ Xuân Hương ,thế kỷ 18 .  Hồn thơ nữ luôn có những nét riêng  độc đáo  . Thứ đến,  thơ của một tâm hồn nữ,  giãi bày tình yêu hôn nhân, hẳn có nét khác người nam . Hơn nữa , ngôn ngữ ,nhạc điệu trong thơ mang đặc trưng của phong cách thơ Xuân Quỳnh .Và nét độc đáo cuối cùng , bài thơ viết về tình yêu hôn nhân, khi miền Bắc đang hối hả công cuộc xây dựng lại đất nước sau nhiều tháng năm kiên cường chống thực dân Pháp, đồng thời gánh lấy sứ mạng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vô cùng cao cả , thực hiện trách  nghiệm giải phóng Miền Nam, thống nhất  đất nước, với biết bao “cuộc chia ly màu đỏ” và  hai người  chia tay sao chẳng nói điều gì, mà hương thầm vương vấn mãi người đi!”
        Đó là những nét ta cần lưu ý, về mặt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sóng  khi giúp học sinh đọc hiểu thi phẩm này .
     Có một số từ ngữ chúng ta cần cắt nghĩa  trong quá trình  cảm nhận bài thơ. Đó là những từ cùng một trường nghĩa   . Về sóng có biển,bờ, gió, dữ dội,ồn ào, dịu êm .lặng lẽ, lòng sâu,mặt nước, mây ,vỗ , phương Bắc,Nam,tan ra ,     Về tình yêu có em ,anh, tìm ra tận , nhớ ,thức,ngủ, nghĩ, trong mơ , không biết nữa,  yêu nhau,nhớ, cuộc đời, năm tháng  ,ngàn năm ,ngày xưa ,ngày sau, nét đẹp tâm hồn
       Xác nhận bài Sóng là một dạng thơ tự sự-trữ tình .Tự sự là kể chuyện . Vậy tác giả muốn kể chuyện gì  ?    Lần  đầu khi tôi  tìm hiểu bài thơ Sóng, có một   người đã nhận định : Bài thơ là lời của một cô gái ,xưng là em , có tên là Sóng .Cô sống trong sông, nhưng “sông không hiểu nổi mình”, Sóng tìm ra biển . Ở đây, cô đã gặp biển và ở lại .Cô đã trải nghiệm biết bao cung bậc cảm xúc trong tình yêu hôn nhân . Với cô, lúc này, cô bộc lộ nhiều nét đẹp tâm hồn điển hình của người phụ nữ Việt Nam , không chỉ trong tình yêu, hạnh phúc gia đình mà trong cuộc sống.
      Vậy, sóng là gì ? Có những yếu tố nào tạo mối liên quan giữa  sóng và tình yêu ?
       Không khí chuyển động tạo thành gió .    Gió di chuyển  trên mặt nước biển, đẩy nước  chạm vào bờ , tạo nên những gợn hoặc cuộn sóng lớn . Khi nam nữ yêu nhau, sẽ có một yếu tố như gió (khát vọng tình yêu  chi phối  những suy nghĩ của khối óc, những xúc động bồi hồi ,có lúc thật vui , ồn ào,dữ dội , nhưng cũng có lúc êm  dịu,có lúc buồn lặng lẽ ) đẩy mặt nước (em ) đến với bờ (anh ) .Đó là  tình yêu .Tác giả đã hẳn nhiều dịp ngồi ngắm sóng biển, thích thú theo dõi từng con sóng đẩy nước chạm bờ, có sự vồ vập,cả âu yếm vuốt ve, cô liên tưởng đến tình yêu hôn nhân của mình .
    Ở hai khổ thơ đầu,nhà thơ đã định nghĩa tình yêu là gì qua hình tượng con sóng, nhưng không dùng lối diễn dịch, mà chọn hướng quy nạp . Khi con tim luôn ở hai cung bậc cảm xúc  cao và thấp nhất , lại dường như đối lập nhau (dữ dội- dịu êm ; ồn ào-lặng lẽ )và khối óc thì “không hiểu nổi mình”, cô không thể lý giải được con người cô ở thời điểm mà ông bà thường gọi là “phải lòng ” một ai đó . Nhưng rồi cô biết đó là hiện tượng mà “ngày xưa, ngày sau  vẫn thế ”,là quy luật , khi Trưng Trắc yêu Thi Sách, đến bây giờ,nhà thơ,nhân vật trữ tình , đang sống trong tuổi yêu đương,sống với trái tim luôn ở hai cung bậc cảm xúc  ,còn khối óc thì đầy khó hiểu, đó là khát vọng tình yêu . Vì vậy , nhân vật “em”là bờ ,phải tìm đến “anh” (mặt nước),với một tư thế rất chủ động ,rất quyết tâm (tìm ra tận ) thì trái tim, khối óc mách bảo họ , tình yêu đấy
    Anh và em là hai đại từ ngôi hai  và cả ngôi thứ nhất  để xưng hô và gọi ,trước hết là mối quan hệ ruột rà trong gia đình, có anh ,người con trai lớn,và em , người nhỏ hơn,có thể cả nam và nữ .Sau đó là chỉ những mối quan hệ thân tình, xã giao trong cuộc sống
    Trong tình yêu, không biết tự bao  giờ,trong ca dao , ta đã bắt gặp lối xưng hô thân tình ,đẹp đẽ này .Giữa anh và em có một từ bắc cầu : yêu nhau .
   Yêu là một động từ ,một cử chỉ thể hiện cảm xúc mãnh liệt,sâu đậm ,chân thành và có khuynh hướng chiếm hữu  của hai nhân vật ta gọi là anh em dành cho nhau. Bởi tình yêu nam nữ bên cạnh những yếu tố tinh thần còn có sự quan tâm về thể xác. Nhưng ở đây, bài thơ đẹp bởi nhà thơ luôn đề cao mặt tinh thần, lý trí, vẻ đẹp luôn “nghĩ về anh , em, về   sóng, về biển ” ,có một chút bâng khuâng của con tim “không biết nữa”.Trong hai khổ ba tư,  hai động từ “nghĩ”,đi liền với một động từ “không biết” như đối lập, nhưng đó là trạng thái tâm lý  yêu đương .Tình yêu luôn tỉnh táo,cân nhắc, nhưng đôi khi cũng có chút bồng bột , buông thả .
    Ở khổ tiếp theo (khổ thứ năm ),tác giả bộc bạch một tâm trạng   rất thường có ở những đôi lứa yêu nhau : nỗi nhớ  Thoạt tiên,nhà thơ mượn hình ảnh con sóng  rì rào vỗ đêm ngày, như không bao giờ ngủ , đó là một quy luật tự nhiên ai cũng biết.Thế thì trong tình yêu nam nữ cũng có một “ triệu chứng” như thế . Cô nhớ người yêu,nhớ trong buổi ban ngày, nhớ vào ban đêm, cả khi nhu cầu sinh lý cần phải ngủ,thì  đòi hỏi tâm lý vẫn  thức trong mơ để nhớ . Hai câu thơ có lẽ hay nhất bài thơ, được tác giả “dôi khổ ”trong một khổ chỉ bốn câu thông dụng, như muốn nhấn mạnh nỗi nhớ của mình . Nhớ là một  động từ,thể hiện hành động trí óc, con tim luôn nghĩ về  một đối tượng với tâm trạng yêu quí lẫn bồi hồi .Nhớ trong khi yêu còn có tâm lý muốn chiếm hữu, muốn gặp gỡ . Nhà thơ trữ tình –chính trị Tố Hữu cũng  ấp ủ một nỗi nhớ những con người,mảnh đất Việt Bắc , khi đã từng gắn bó mười lăm năm, nay ông cùng cán bộ về tiếp quản thủ đô những ngày tháng 10.1954. Nỗi nhớ là lòng tri ân, và mong ước có cơ hội đáp đền  Quang Dũng cũng gửi nỗi nhớ đơn vị Tây Tiến , một binh đoàn với nhiều chàng trai Hà Nội , tiến về Tây  Thanh Hóa ,giáp Lào, thanh trừng bọn phỉ , giữ gìn nền độc lập còn non trẻ của Tổ Quốc, nỗi nhớ đó là niềm tự hào, là lòng ngưỡng mộ ..Mức độ nhớ trong tình yêu dường như mãnh liệt hơn tất cả - cả trong mơ còn  thức-nhớ trong ý thức lẫn tiềm thức . Nhưng đẹp nhất vẫn là nỗi nhớ của đôi bạn trẻ đến mức độ “cả trong mơ còn  thức ”.
     Ở khổ thứ sáu, nhà thơ bộc bạch một tâm trạng khác trong tình yêu .  Điều này có sự nghịch lý giữa sóng và tình yêu. Sóng có khi trôi dạt nhiều hướng, do gió thổi,nhưng tình yêu thì chỉ có một hướng, một phương : phương anh . Cách diễn dạt thể hiện một lời thề đinh ninh : dù trong cuộc sống có bị đẩy ra Bắc,vào Nam, em cũng cũng mãi mãi chỉ nghĩ về anh mà thôi . Đất nước  trong giai đoạn kêu gọi những chàng trai ,cô gái “khi Tổ Quốc  cần, họ biết sống xa nhau ”thì những lời thơ đẹp và ý nghĩa “nơi nào em cũng nghĩ hướng về anh –một phương”Đó là lòng thủy chung Ngay khái niệm thủy chung cũng mang nhiều tầng ý nghĩa .Thủy là sự bắt đầu,chung là kết thúc .Tình yêu đi từ thuở mới yêu nhau ,đến lúc bạc đầu, cuộc sống còn gì đẹp hơn . Người ta vẫn hiểu rằng, trong đời có những lúc chúng ta cô độc . Bố mẹ,anh chị em ,những người thân yêu nhất sẽ rời xa ta,vì  họ có cuộc sống của họ, chúng ta cũng vậy.  Nhưng anh và em sẽ cùng nhau đi hết cuộc đời , không phải do pháp luật  hay tôn giáo quy định, mà do tình yêu tạo nên.
    Vẫn mượn hình ảnh sóng miên man dội vào bờ ,vượt qua bao chướng ngại trên đường đi , Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.(khổ 7)
 Khổ 8 và 9 có cùng một nội dung . Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:
“Làm sao được tan ra 
  Thành trăm con sóng nhỏ 
Giữa biển lớn tình yêu 
Để ngàn năm còn vỗ”
 Tại sao  ư ? Vì cuộc đời này đầy hữu hạn , năm tháng qua đi, tuổi già,cái chết cuối chân trời , không như sóng , biển bờ đâu . Bai thơ do Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), và sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, và được đánh giá là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách của Xuân Quỳnh[1].

   Phong cách tác giả là gì ? Chúng ta hiểu chung chung  khi những nét riêng của tác giả về mặt nội dung và nghệ thuật được lặp nhiều lần ở những tác phẩm khác nhau,ta gọi là phong cách . Vậy,có thể hiểu : phong cách  sáng tác  hay phong cách tác giả là  nhà văn, nhà thơ đó thường viết về những đề tài gì , với nội dung tư tưởng gì ta thường gặpở nhiều tác phẩm  (viết về điều gì ). Và tác giả thường  chọn thể loại nào, lối diễn dạt từ câu,chữ, giọng văn , biện pháp tu từ … ra sao (viết như thế nào ). Ở đây, đề tài Xuân Quỳnh thường chọn vốn rất gần gũi với cuộc sống đời thường , như Tiếng gà trưa,Mái phố, Bao giờ ngâu nở hoa .Gởi lại thành phố nắng, Sân ga chiều em đi , những biến cố ,sự việc rất gần gũi, thân quen được  thi nhân đưa vào thơ mình . Sóng , thuyền biển cũng là những ẩn dụ phổ biến trong tình yêu . Từ đề tài phong phú đó, bao giờ  Xuân Quỳnh cũng hướng lòng về những khát khao cuộc sống trọn vẹn, êm đềm, pha chút chịu đựng, nhọc nhằn,cam chịu của một tâm hồn phụ nữ . Thơ Xuân Quỳnh giàu màu sắc tự sự- trữ tình, nên rất nhiều bài thơ, nhà thơ chọn lối kể thủ thỉ  của thơ ngũ ngôn trường thiên ,nhiều bài rất đặc sắc, tạo ấn tượng đẹp cho người đọc  (Chuyện cổ tích loài người,Thơ tình cuối mùa thu, Lời ru của mẹ ,Gởi lại thành phố nắng )Ngôn ngữ thơ giản dị ,đời thường, không quá cầu kỳ gọt dũa, nhưng giàu âm vang , bởi là tiếng lòng của tác giả .Nhà thơ luôn khao khát bắc nhịp cầu giữa thơ và người đọc , nên không dừng ở việc tả cảnh,tả tình thuần  túy, mà dường như mỗi bài có một địa chỉ người nhận cụ thể .
           Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng là hiện tượng vật lý, lại là biểu tượng của một tình yêu nam nữ, bắt nguồn từ những rung động  và tỉnh táo của hai người trẻ , tạo nên sự gắn bó , thủy chung , mãnh liệt và bền vững trước thời gian .
Từ hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Sự  chân thành, thắm thiết ,thủy chung trong tình yêu nam nữ, cũng là những phẩm chất đạo đức cao đẹp của người phụ nữ mọi thời đại .
Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
“Ôi con sóng nhớ bờ
  Ngày đêm không ngủ được”
Đọc xong bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.


 a

No comments:

Post a Comment