*- Bài thơ được sáng tác trong dòng Thơ Mới (
1932-1945), có các điểm nổi bật về nội
dung và nghệ thuật: đề cao cái tôi cá nhân- nghệ thuật là sự dung hòa của nhiều
nét đẹp trong thơ dân gian, thơ Đường, thơ Đường luật và thơ phương tây
- Tác giả chọn thể tám
chữ, có kết cấu của văn nghị luận giải
thích, khiến người đọc liên tưởng đến Hát nói, một thể thơ dân tộc, đặc biệt
lối gieo vần liên vận của thể thơ này, cùng âm điệu reo vui, không khí ca trù
trong bài hiện lên rất rõ. Nhưng với phong cách “thơ Xuân Diệu thường diễn tả lòng ham sống bồng bột của
De Noailles và Gide, nghệ thuật tinh
vi của Baudelaire”, cách dùng từ rất táo bạo,rất mới ,lại tinh tế theo
kiểu phương tây, lối đặt câu cũng khác
xa với cấu trúc ngữ pháp Việt Nam, vì thế màu sắc cổ điển, hiện đại xuất hiện
khá độc đáo, gây ấn tượng .
*
Có thơ từ 1933 , tuổi
mười bảy, thực sự bước vào con đường sáng tác khi phong trào Thơ mới đã giành
được chiến thắng trên thi đàn, Xuân Diệu trở thành nhà thơ tiêu biểu nhất của
giai đoạn phát triển mạnh mẽ và rực rỡ của phong trào Thơ mới 1936-39. Tập thơ
đầu Thơ Thơ (1938)có tiếng vang lớn trong tầng lớp thanh niên thành thị , đem
đến cho thơ ca lãng mạn đương thời một tiếng nói mới mang ảnh hưởng của thơ ca
lãng mạn và tượng trưng Pháp .Thơ ông khi đó đã bộc lộ một cách nồng nhiệt
những ham muốn của “cái tôi”trong đông
đảo tầng lớp thanh niên tiểu tư sản .Bài thơ Vội vàng có thể xem là một trong
số tác phẩm mang đậm phong cách Xuân Diệu nhất .
Bài thơ mở đầu với khung cảnh mùa xuân thật rộn ràng
và kết thúc bằng lời kêu gọi hãy tận hưởng tất cả những vẻ đẹp ấy, đón nhận vồ
vập ,cuồng nhiệt . Tại sao như thế ?
Cứ xem bốn câu đầu mang dáng dấp một
bài ngũ ngôn là đề từ, vậy ta hãy tạm đặt nó sang một bên . Những câu trong
phần thứ nhất (của ong bướm... hoài xuân)là phần nêu vấn đề trong một bài thơ mang mạch lập luận chặt chẽ của thể nghị luận . Vấn đề gì ? Mùa
xuân và tuổi trẻ . Mùa xuân đẹp vô cùng .Hình ảnh , hương thơm, âm nhạc . Một
bức tranh xuân hay một khu vườn địa đàng, ở đó con người tận hưởng trọn vẹn
những gì là hạnh phúc nhất đời người .Ong bướm đang rộn ràng trong tuần tháng làm mật ,và cũng đang say
sưa hưởng tuần trăng mật sau ngày
cưới.Đồng nội ngào ngạt hương hoa , và khắp nơi ríu rít tiếng chim ca , những
khúc tình si . Còn nơi nào đẹp hơn xuân
ở đây . Lối mô tả “của ,này đây và rồi này đây, của ”rất mới trong cách diễn
dạt của thi ca Việt truyền thống, nhưng rất phù hợp với khung cảnh vườn xuân
tưng bừng và tâm trạng nồng nhiệt hòa
nhập của tuổi trẻ và nhà thơ . Vì họ cũng đang ở giai đoạn đẹp nhất trong cuộc
đời .Hàng loạt hình ảnh vừa so sánh nổi và so sánh ngầm (ẩn dụ), hiện lên trong
mắt người đọc : ánh sáng chớp hàng mi, sáng sớm mang thần vui gõ cửa, tháng
giêng như đóa môi ...Tất cả đều là sự khởi đầu , khởi đầu một ngày mới (mỗi
sáng sớm)một sức sống mới (ánh sáng chớp hàng mi,)một tuổi mới (tháng giêng
ngon..)Cảm nhận vừa táo bạo, vừa hồn nhiên,vừa tươi trẻ, đó là nét đẹp tuổi thanh xuân . Nhưng vấn đề
tác giả muốn nói không dừng lại ở đó ,mà chính là hai câu kết đoạn : Tôi... vội vàng một nửa . Tôi không chờ nắng
hạ mới hoài xuân . Tất cả dồn vào từ “vội vàng”. Nếu xét về mạch lập luận,
ta thấy tác giả đang dùng lối bác bỏ . Ừ,
xuân và tuổi trẻ đều đẹp , nhưng tôi không nhẩn nha thưởng ngoạn, mà phải vội
vàng, hối hả, vì hạ sẽ đến, tôi sẽ hối tiếc .
Tại sao thế . Phần thứ hai của bài thơ,
phần giải quyết vấn đề ( xuân đương tới...chẳng bao giờ nữa)chính là
đáp án cho câu hỏi này .Trong đoạn thơ chiếm phần lớn dung lượng toàn bài , nhà
thơ đem so sánh giữa tuổi trẻ và mùa xuân,với giọng điệu đầy màu sắc đố kị .
Nhưng đó lại là sự thật .Này nhé. Tác giả cũng mượn từ xuân để ví ngầm với tuổi
trẻ, nhưng xuân tuổi trẻ hoàn toàn đối lập với xuân đất trời . Xuân tuổi trẻ
“đương tới, còn non ”nhưng rồi “sẽ qua , sẽ già , sẽ mất”, chỉ vì qui luật tạo hóa đã mặc định (lượng trời
chật, không cho dài thời trẻ nhân gian,
) và không có diễm phúc “hai lần
thắm lại”; trong khi đó xuân đất trời
thì tuần hoàn, cứ đến độ sau đông thì lại về , không ai chiếm giữ vị trí ấy
.Các cặp từ luyến láy được nhắc ba lần
“nghĩa là, ”hay lượng từ nối “mà, nhưng , nói làm chi, nếu ” vốn rất kiêng kỵ
đưa vào thơ, bởi những diễm từ, uyển
ngữ mới là chốn đi về trong thi ca , thế
nhưng với lối văn nghị luận trí tuệ, những từ ấy lại có sức nặng . Hình ảnh nhà
thơ đang đứng lên,đưa tay lý giải , tìm cách thuyết phục rằng : Tuổi trẻ , sao
trời nỡ hẹp hòi, lại ban cho ngắn quá
.So sánh, phân bua, cuối cùng nhà thơ trẻ kêu to : Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi , nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất
trời .Đoạn thơ này được viết theo lối liên vận (vần chân kết từng cặp đi liền :
qua- già; mất- chật; gian –hoàn;lại-mãi ..), dùng câu có tám chữ, giọng rộn
ràng, réo rắt ,lại có những lý lẽ sắc bén , dễ khiến người đọc liên tưởng đến
thể Hát nói , một thể thơ rất quen thuộc
với Nguyễn Công Trứ . Đặc biệt hai câu thơ vừa nêu ở trên,có thể đặt vào vị trí “thơ”trong phần thân bài của
mọi bài Hát nói truyền thống (vì trong
quá trình phát triển, hình thức của thể thơ này đã thay đổi một vài yếu tố ) . “Thơ” trong Hát nói là hai câu tác giả dùng của chính mình hay
mượn thơ khác đặt vào,thông thường là
những câu chữ Hán (thể Hát nói gắn liền
với chữ Nôm)ngũ ngôn hoặc thất ngôn . Đó là về hình thức.Về nội dung, “Thơ”
trong Hát nói mang trọn thần thái bài
thơ .
Trong những câu thơ còn lại của đoạn
thơ, nhà thơ chứng minh vì sao cần sống vội vàng,cuồng nhiệt, tác giả bày tỏ
tâm trạng xót xa, mất mát trong mạch lập
luận diễn dịch mà câu nêu ý cơ bản và câu gói đoạn là một. Ta hãy xem : Chẳng
bao giờ , ôi ! chẳng bao giờ nữa (ý cơ
bản của đoạn diễn dịch), mùi tháng năm... sắp sửa ( các ý dẫn chứng) Chẳng bao giờ , ôi ! chẳng bao giờ nữa(câu gói đoạn).
Mất mát
về mặt thời gian (rớm vị chia phôi)về không gian(sông núi than thầm tiễn
biệt)về vạn vật , (gió hờn vì nỗi phải bay đi ,chim ngừng hót vì sợ phai tàn).
Ta nhớ phần đầu bài thơ, mùa xuân hiện lên với “cành tơ phơ phất, yến anh khúc
tình si”, đầy nắng gió và rộn ràng khúc nhạc xuân đất trời . Tác giả đã
nhanh chóng nhận ra mùa xuân tuổi trẻ là thế: nhuốm màu chia ly và chẳng
bao giờ gặp lại .Trong bài Hát nói,
đoạn thơ này có thể xem là phần dôi khổ(kéo dài), có tác dụng mở rộng
phần chính khổ ,đó là đoạn thơ so sánh
xuân tuổi trẻ và xuân đất trời ở trên.Hai câu thần thái bài thơ : Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi , nên
bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời . vừa
đúc kết ý tưởng phần chính, vừa đóng lại
ý mở rộng trong phần dôi khổ, và cả toàn bộ phần giải đáp câu hỏi : tại
sao cần sống vội vàng . Ừ, xuân và tuổi
trẻ đều đẹp , nhưng tôi không nhẩn nha thưởng ngoạn, mà phải vội vàng, hối hả,
vì hạ sẽ đến, tôi sẽ hối tiếc
Sống
vội vàng là sống như thế nào ?
Trong bài Hát nói truyền thống, phần kết
luận chỉ vỏn vẹn ba câu, với ba chức năng rõ ràng : dồn (đánh giá đặc điểm nội
dung, nghệ thuật toàn bài thơ)xếp (đề
cao bài thơ)keo (liên hệ bản thân). Ở đây , ta có thể đưa phần đề từ (bài ngũ
ngôn ở phần đầu bài thơ)đặt vào vị trí dồn
. Xuân đất trời ngợp trong nắng , gió,
màu sắc, hương thơm, xuân tuổi trẻ cũng thế, nên sống vội vàng , theo mạch lập
luận toàn bài, là hãy “tắt nắng, buộc gió”. Hành động kỳ lạ , nhưng rất phù hợp với tinh thần toàn
bài thơ . Phần xếp có thể sánh với khổ thơ “mau lên đi... thời tươi”. Hãy “mau đi thôi” để
“ôm, riết, say , thâu”. Ôm sự sống , riết chặt mây gió, say men tình yêu, thâu
hết cả thiên nhiên vào lòng .Nhưng tất cả chỉ dừng lại mức độ muốn..Câu kết ,
keo , liên hệ bản thân, tác giả thể hiện
nỗi khao khát ấy càng táo bạo,vồ vập, mãnh liệt, nhạy cảm, nhục thể nhất
: cắn . Cũng vẫn dừng ở mức khát vọng cao nhất.Tuy nhiên vẫn có thể “dù muộn vẫn còn kịp”, bởi vì có hai yêu tố rất đáng yêu , đáng trân trọng
ở tuổi trẻ : họ nhiệt tình, vì thời gian của họ còn ít lắm : Mau đi thôi, mùa
chưa ngả chiều hôm .
Bài thơ kêu gọi tuổi trẻ hãy tận hưởng
hạnh phúc trần thế , nhằm tìm một lối thoát khỏi thực tại đen tối bấy giờ . Sự
đòi hỏi hưởng thụ ấy trước hết và lớn hết là tình yêu, được nhà thơ bày tỏ một
cách khát khao, rạo rực, vồ vập, bằng mọi giác quan và cảm xúc nhạy bén, nhưng
luôn cảm thấy mong manh , không thỏa mãn, do đó lúc nào cũng hốt hoảng, vội
vàng , lo sợ mọi cảm giác sẽ tan biến, tuổi trẻ, tình yêu sẽ phai tàn .
Xuân Diệu được đề cao là “ông hoàng tình
yêu”. Bài thơ “Vội vàng”rất xứng với danh xưng đó .
1. Bài thơ có hai đặc điểm đặc sắc về thể
loại ? ( hát nói- thao tác lập
luận) Kết cấu hai văn bản thuộc thể loại
này có nét chung như thế nào ? Nêu bố cục –kết cấu cụ thể .
2Phần 1 mang nội dung gì ? Cách nêu vấn đề như thế
nào ? Có tác dụng gì?
1.
Phần 2 ,tác giả giải thích như
thế nào để mở rộng phần 1? Cách giải thích độc đáo,ấn tượng ra sao ?
1.
Tác giả kêu gọi tuổi trẻ hãy
làm gì ? Lối dùng từ, giọng thơ có ý nghĩa gì ?
( Dalat tháng 2.2018 )
No comments:
Post a Comment