Bài 9
THỂ
LOẠI TÙY BÚT
NGƯỜI LÁI
ĐÒ SÔNG ĐÀ
(
Nguyễn Tuân )
I.
NHỮNG
ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC
PHẢM
1. Chủ đề : Trong chương trình Đọc Hiểu văn bản cấp phổ thông trung học , hai tùy bút đặc sắc
nhất của văn học Việt Nam hiện đại Người lái đò sông Đà và Ai
đã đặt tên cho dòng sông ? của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từng được phân tích, khai thác dưới nhiều góc
độ khác nhau , để mục đích cuối cùng
không ngoài hướng tới trọng tâm của bài học : Tình yêu , lòng ngưỡng mộ của Nguyễn Tuân đối
với người lao động và con sông Đà; niềm tự hào Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho
sông Hương và con người đất thần kinh có
đời sống trí tuệ , tâm hồn phong phú
2. Hướng khai thác Tùy bút Dựa vào những đặc trưng cơ bản của thể tùy
bút, chúng ta lần lượt kết hợp ba bước
về đối tượng chính của bài Tùy bút (1) một dữ liệu khoa học đời sống đối tượng
(2) cách mô tả đối tượng qua những thủ
pháp nghệ thuật đặc sắc (3)cảm nghĩ của tác giả .
3. Bố cục tùy bút Người lái đò sông Đà
Ở tùy bút Người lái đò sông Đà , chúng ta thấy nhà văn Nguyễn Tuân chọn bốn đối tượng: hình dáng tổng quát của sông Đà , sông
Đà hùng vĩ, con người ông đò trước con sông hung hãn đó, và phần còn lại trong
tùy bút danh cho việc nêu cảm nhận về đoạn sông Đà thơ mộng.
II.
ĐỌC
HIỂU :
1.
Về hình dáng tổng quát của sông Đà
- Do
đặc trưng của thể Tùy bút, người viết hối hả ghi lại nguồn cảm xúc dâng trào ,
bằng lối hành văn mang đậm phong cách cá nhân, nhưng không hề quên dựa vào
những cứ liệu khoa học rất chính xác . Về hình dáng tổng quát của sông Đà, ông
thừa hiểu rằng ai cũng biết sông Đà dài dài 983km (đoạn
chảy trên đất Việt dài 543km) chảy quanh co qua Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ .Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện
Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Và trong cảm nhận của Nguyễn Tuân khi nhìn từ máy
bay ,thì Sông Đà tuôn dài như một áng tóc
trữ tình,đầu,chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc . Lối so sánh mang màu sắc liên tưởng có chút gợi cảm này
đã biến một hình ảnh tự nhiên trừu tượng
qua những con số khô cứng, thành một biểu tượng đẹp về sông Đà- một người thiếu
nữ khỏe mạnh, giàu sức sống. Yêu vẻ đẹp vốn là
phong cách của Nguyễn Tuân .
- Về màu sắc nước sông Đà, tác giả tỏ ra giận
dữ trước tên Sông Đen người Pháp đặt cho con sông này. Hẳn người Pháp có nguyên cớ của họ . Do nhìn
từ máy bay xuống, làn nước chảy qua nhiều vùng mà ánh nắng chiếu xuống không thể len qua những lớp lá rừng dày, đáy chồng chất đá , rõ ràng phản chiếu một màu
đen .Người Pháp đã đặt cho sông Đà cái tên
và mang tên này đi khắp thế giới
-Sông Đen . Nhưng tác giả giàu
tình yêu sông Đà, ông chỉ thấy nước sông Đà mùa thu nước lừ lừ chín đỏ ,mùa
xuân dòng xanh ngọc bích .Nguyễn Tuân luôn
xem sông Đà như một thiếu nữ xinh đẹp .
2. Sông Đà hùng vĩ
2. Sông Đà hùng vĩ
- Bây giờ
, đứng trước đoạn sông Đà ở vùng thượng
nguồn , tác giả tìm hiểu nguyên nhân khiến sông Đà “ác như một mụ dì ghẻ ” là do Sông Đà chảy qua vùng núi đá vôi của vùng rừng
núi Sơn La, Lai Châu nước ta nên lòng
sông rất hẹp, nhiều ghềnh thác, nước chảy xiết, vô cùng hiểm trở .Đó là sự kiện khoa học khách quan .Nhưng
theo tác giả ,ông mượn câu hát ví von
“Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”(Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy
Tinh)Lối lý giải đậm màu sắc dân gian,lối tu duy của ngừoi lao động Tây
Bắc .Thái độ “căm ghét ”sông Đà trong
lòng tác giả như nhân dân oán hận chàng
Thủy Tinh, thật rõ ràng .
- Sau đó , ông nêu lên sáu thế hùng
vĩ, hung bạo của Sông Đà .Mỗi thế , sau khi đưa cứ liệu khoa học, cây tùy bút
nổi tiếng này lại có lối miêu tả đầy ấn
tượng, rồi gửi gấm tình cảm rất dễ tạo sự đồng thuận với người đọc .
. Thế thứ nhất là đá bờ sông
dựng vách thành .Không nêu con số vách thành cao bao nhiêu, nhưng ông viết
“mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới thấy
mặt trời” hoặc “ngồi khoang đò qua
quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, ” và ông liên tưởng đến một
kẻ đang đứng trong hẻm tối giữa hai tòa
nhà cao tầng, vừa ngóng cổ trông lên ô
cửa tít lầu cao , cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn
điện . Vách bờ sông Đà (hai bên là
núi đá vôi )cao như thế đấy .Cho nên,dù Nguyễn Tuân không trực tiếp nêu
cảm xúc, người đọc vẫn thấm thía với tâm trạng
không dễ chịu chút nào của người dân khi đi đò qua quãng sông này, đó là lạnh lẽo, tối tăm,
pha nỗi sợ hãi .
. Thế thứ hai là lòng sông Đà
vô cùng hẹp . Bề rộng bình quân của sông Hồng, con sông lớn nhất vùng đồng
bằng Bắc Bộ là 788m , còn ở đây “nai hổ
đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia ” hay “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua vách bên kia ”, nghĩa là chỉ
độ dăm mét . Hẹp thế, mà hai bên lại núi cao , đá cứng , làm sao nước thoát kịp giữa mùa mưa lũ, làm sao mà lụt tràn không xảy ra! . Do độ dốc lớn và sức
nước chảy xiết, sông Đà được các nhà nghiên cứu xếp vào loại "sông hung dữ
bậc nhất ở Đông Dương". Thủy Tinh thật tàn
ác !. Đó là lối miêu tả với ngòi bút
liên tưởng rất cụ thể, chất chứa niềm cảm xúc phong phú.
. Thế thứ ba là ghềnh.Ghềnh
là quãng bờ sông đầy đá lấn ra mặt nước
sông . Ghềnh Hát Lóong dài hàng cây số.
Đó là cơ sở khoa học . Dòng nước cuồn
cuộn từ núi cao đổ về, va phải bờ sông không bằng phẳng mà chỉ có đá xếp chồng chất,tràn ra mặt nước,cho
nên “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”.
Nước trước những luồng gió núi đập vào
bờ tạo thành sóng . Gió mạnh, đá chất chồng, sóng bỗng vô cùng hung tợn “cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm ”. Cách tả không thể nào giàu ấn tượng hơn
nữa , bởi sóng, đá, gió bây giờ là những con quái vật bên sông và núi ,
có hình có dạng ,vô cùng tàn bạo , hung ác . Hậu quả là ông lái
đò nào qua đây mà không thận trọng thì bị “đòi nợ xuýt ”, ngay, bụng thuyền
bị lật ngửa ra, người chủ con đò chết một cách oan uổng . Ta có cảm giác
tác giả đang rùng mình,mặt kinh hãi, pha nét căm hờn con sông , lẫn cảm thương
ông đò .
. Thế
thứ tư là những giòng sông
ngầm dưới đáy sông . Chúng ở đâu ? Ở quãng Tà Mường Vát phía dưới
Sơn La . Đó là những cái hút nước , giống như cái giếng bê tông thả xuống sông
để chuẩn bị làm móng cầu , tất nhiên
chúng nằm song song với dòng chảy
chính của sông Đà .Miệng những cửa sông ngầm vốn hẹp, nước tràn qua “thở và kêu
như cửa cống bị sặc ”, nước xoáy tít ; thuyền
vô tình lọt vào cửa sông ấy, chẳng khác gì một chiếc lá mong manh rơi
vào ly và bị đũa khuấy thật mạnh.
Tất nhiên chiếc lá sẽ bị đánh tả tơi . Thuyền thì sao ? Thuyền “trồng ngay cây chuối ngược , rồi vụt biến
đi, đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau, mới thấy tan xác ở khuỷnh sông
dưới”.So sánh con thuyền với chiếc lá , là lối so sánh ấn tượng nhất , cụ
thể nhất , dễ hiểu nhất về hình ảnh một chiếc thuyền mong manh bị
khối nước có cường độ không thể
nào mạnh hơn nữa uy hiếp, tấn công và
tiêu diệt để nước tuôn đổ vào lòng khúc
sông ngầm, một dạng sông hiếm thấy ,chỉ gặp ở sông Đà . Cửa con sông ngầm dưới đáy sông Đà là miệng
một quái vật hung tợn nhất ở trái đất
này! Đó là cảm nghĩ của tác giả .
Thế thứ
năm, thác sông Đà . Thượng nguồn sông Đà thuộc
xã Ka Lăng, huyện Mường Tè (Lai Châu) khởi nguồn từ độ cao 1.500m tại núi Nguỵ
Sơn của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sông Đà dài 983km (đoạn chảy trên đất
Việt dài 543km), trong đó có 232km chảy trên địa phận tỉnh Lai Châu. Trong
hơn 230km ấy có 170 thác và 130 ghềnh. Người Thái sinh sống ven dòng sông này gọi
con sông là Nậm Tè (sông Thật). Thác đầu tiên trên dòng sông Đà có tên
Kẻng Cớn (nghĩa tiếng Thái là đá mới lăn). Ngay cả mùa cạn nó cũng rất xoáh lại
với sông Đà. (Báo Dân Trí ngày 14. 1.2010) Với Nguyễn Tuân,ông có cách nhìn rất cụ thể . Thác Sông Đà rất
lớn, chiếm diện tích rất rộng, lại có cường độ dòng chảy rất mạnh Nhà văn so
sánh : Sóng bọt trắng xoá cả một chân trời đá . Còn cường độ giòng chảy của
thác thì thế nào ? Tác giả không đưa ra
con số cụ thể như các nhà khoa học , mà ông có lối ghi chép khác .Ông chọn
tiếng nước thác đổ, đó là tiếng rống lồng lộn, gầm thét của một ngàn
con trâu mộng bị bỏng lửa giữa rừng tre
nứa cháy nổ bùng bùng. Tả giòng nước thác ầm ầm đổ chỉ có
thể mượn những âm thanh chính xác
nhất này để về sự dữ dội ,ào ào tuông đổ
không ngừng nghỉ của thác Sông Đà . Tác gỉa
bộc lộ chân thật cảm nhận của ông
về cường độ dòng thác Sông Đà với lối
liên tưởng cụ thể như thế . Một nhà báo
đã bộc lộ đầy hài hước về ấn tượng thác sông Đà .Những tên thác Kẻng Mỏ, Kẻng Mân,
Kẻng Cớn chỉ nghe thôi đã thấy gai người... là những “đặc sản” chỉ có nơi
thượng nguồn sông Đà . Cảm
giác càng gai người khiếp sợ khi Nguyễn Tuân đang đứng sững sờ bên chân thác , một quãng ầm ầm mà quạnh hiu, một
thế giới không thuộc về con người .
. Thế
cuối cùng , lòng sông Đà đầy đá .
“Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông , mỗi lần có chiếc
thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền .”Đá tràn từ bờ sông,
qua chiều ngang sông , đến ghềnh, đến sông ngầm, hẳn nhiên không ít nơi thác .Sông Đà là … Sông Đá .Mỗi tảng đá
lòng sông Đà là một tên thủy tặc , cướp sông
vô cùng tàn độc
,tinh quái, và nham hiểm .
Các nhà khoa học đánh giá sông Đà bằng một cách
nhìn mà chúng ta đã thấy có pha màu sắc ấn tượng : con sông hung dữ bậc nhất
Đông Dương . Riêng với tùy bút này, Nguyễn Tuân giúp chúng ta thấm thía hơn
khái niệm “hung dữ bậc nhất Đông Dương”ấy . Người đọc sẽ nhìn sông Đà ở góc độ
kẻ thưởng ngoạn thiên nhiên ,còn nhà khoa học đã bắt gặp ở sông Đà nguồn than trắng, đem lại
giòng điện to dồi dào cho đất nước .
3.
Con người ông đò trước
sông Đà , dòng sông hung hãn
a. Chiếc
đò vùng sông Đà , phương tiện mưu sinh giá trị
Sông
bao giờ cũng mang theo những chuyến đò ngang,đò dọc . Nguyễn Tuân đã gặp những
chủ nhân các chuyến đò ,con đò .Đó là những người lái đò dọc trên sông Đà .
Những chiếc thuyền bề ngang chỉ độ nửa mét, dài chừng mười mét, hai mũi thuyền
khá nhọn, cần ba người khỏe mạnh với sáu
tay chèo , rất phù hợp với địa hình có
sáu thế hùng vĩ của một con sông lắm
ghềnh thác, lòng sông hẹp,bờ sông có những vách đá sừng sững , lòng sông chất
chồng đá, và đáy sông có những giòng sông ngầm
rất khủng khiếp . Hàng hóa từ thượng nguồn về xuôi ,qua hàng trăm cây số lênh
đênh là chè khô ,mỗi bao năm mươi kilogam, chen chúc trên đò là bốn mươi bao
và ba con người, làm sao tất cả thuận buồm xuôi gió, đặc biệt phải vượt qua
hơn trăm con thác lũ , thì rất cần những ông đò tài năng, kinh nghiệm, yêu nghề
.Nguyễn Tuân không đưa ra những phẩm chất ấy, mà ông chỉ ghi chép bằng ngôn ngữ
riêng của mình, bằng nhiều thuật ngữ sông nước, bằng lối liên tưởng ví von vốn
là đặc trưng của thể tùy bút, bằng lối cảm nhận rất riêng của ông , để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với tấm lòng một nhà
văn yêu con người ,yêu cuộc sống, yêu quê hương .
b.Ông đò, một chiến binh dũng cảm:
Dưới con mắt Nguyễn Tuân, trước tiên
ông đò, người cầm lái chính,thuyền trưởng con đò, là một chiến binh
dũng cảm. Ở những trang tùy bút của mình, tác giả dùng rất nhiều chi tiết để ca ngợi ông , với những yếu tố gây ấn
tượng nhất. Chẳng hạn , người chiến binh ấy thường xuyên chống chọi với đám
“hung thần” trên thác dữ sông Đà , thì
trước hết ông phải kiên cường “Cữơi lên
thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như là
cưỡi hổ”. Cường độ dòng chảy của
thác sông Đà rất mạnh, có thể khi đánh vào chỗ hiểm nhất trên người ông đò, như
muốn tiêu diệt ông , sau khi đã bẻ gãy
cán chèo, đội úp thuyền .Lúc đó, ông đò phải “cố nén vết thương, tiếng chỉ huy ngắn gọn,tỉnh táo”.
c.Ông đò giàu kinh nghiệm vượt thác :
Như bao người lao động khác , ông đò có một
tài năng hơn người, đó là kinh nghiệm .Theo tác giả , với trận chiến với giặc
nước, ngoài sự dũng cảm của người lính, ông đò phải giàu kinh nghiệm “nắm chắc binh pháp thần sông thần đá” biết rõ đặc điểm từng hàng sóng đá . Không ai
ngoài những ông đò tuổi tác, khỏe mạnh, từng trải sông nước mới biết được từng luồng sinh , luồng tử trên sông Đà . Có lẽ Nguyễn Tuân đã cùng họ
vượt thác ,đã “phỏng vấn”rồi ghi chép lại . Mỗi con thác sông Đà có ba cửa, mà
tác giả dùng ngôn ngữ trận mạc gọi bằng “thạch trận vòng thứ nhất, nhì ,ba”.
Chỉ ông đò mới biết mỗi vòng mở ra năm cửa, duy nhất một cửa sinh ,lại thay đổi
. Phải biết vòng một,cửa sinh nằm bên tả ngạn con sông . Vòng hai, lại chệch
qua hữu ngạn sông, vòng cuối cùng, cửa sinh chen vào chính giữa .Ông đò từng trải biết rõ đặc điểm từng hàng sóng
đá trên vòng thạch trận . Vòng thạch
trận thứ nhất , ông
phải nắm đựoc bờm sóng,mà rảo bơi chèo
lên, Vòng thạch trận thứ hai đè sấn lên, chặt đôi ra Vòng thạch trận
thứ ba, ông đò phóng
thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa .
d. Họ
yêu nghề và rất khiêm tốn ,nhưng quý giá
Với các
ông “ cuộc sống là giành lấy cái sống từ tay thác ,không có gì là hồi
hộp đáng nhớ” sau khi họ đã vượt qua
biết bao con thác,với những cái tên nghe gọi đã thấy kinh hoàng .
Câu chuyện họ trao đổi vẫn là “cá dầm xanh cá anh vũ” , loài cá sống nơi
rất xa của Sông Đà, không có bóng người sinh sống, những nơi sông Đà cuồn cuộn
chảy, những vách đá lừng lững, những khối đá đầy hình thù kì dị . Cá không
ăn mồi ,chỉ đi
hút rêu , khoáng sa ở dưới vực
sâu nước chảy, đáy có đá dưới lòng sông
suối , đẻ trứng trong hang tận đáy sông ,nhưng có giá trị đặc biệt, được xem là loài cá quý với danh hiệu cá
tiến vua. Họ yêu nghề
và rất khiêm tốn ,nhưng quý giá như những chú các anh vũ, dầm xanh, những phẩm
chất cao quý của người lao động Á Đông
và Việt Nam .
e. Những diễn viên xiếc tài ba:
Trong mắt
Nguyễn Tuân, những ông đò sông Đà còn là những diễn viên xiếc tài ba .Do phải
vượt qua ba hàng thạch trận và phải chọn
cho bằng được cửa sinh để thuyền thắng sóng,
mà các cửa sinh không cùng nằm trên một đường thẳng , chúng từ trái
,quẹo sang phải, rồi lao vào chính giữa .
Hàng thạch trận thứ nhất, cửa sinh bên tả, ông đò bắt buộc không nghỉ
mắt nghỉ tay; hàng thạch trận thứ hai , cửa sinh bên hữu ghì cương lái,lái miết
một đường chéo ; hàng thạch trận cuối cùng,
( hàng 2 )Cửa sinh bên hữu, ghì cương lái,lái miết
một đườngchéo , ông đò điềm nhiên đưa thuyền vượt qua . Tất cả mọi tư thế cần uốn lượn như diễn
viên xiếc, thuyền như mũi tên tre,tự động xuyên,
lái, lượn vút,vút,cửa ngoài,cửa
trong,trong cùng .Tác giả đã ghi chép cảnh vượt thác của ông,bằng ngôn ngữ
sống động, nhiều thuật ngữ sông nước , sinh động, hóm hỉnh,để bày tỏ lòng ca ngợi ba
nét của ông đò,thứ vàng mười của Tây Bắc.Ta cũng rất tự hào về họ từ khi đọc thiên tùy bút này
4.
Sông Đà
thơ mộng
a.
Dòng chảy : Chảy về đồng bằng(từ Hòa bình về Việt trì, dài gần 75
km )mặt sông Đà thoáng,êm đềm tràn ngập sương mù,nắng ,cảnh quen thuộc của
mọi con sông trên đất nước Việt
Nam .
Tác gỉa liên tưởng đến tứ thơ Đường của Lý Bạch về sông Trường giang (yên hoa tam nguyệt :tiết xuân tháng ba, trên sông hoa khói )cảnh sông thật thơ mộng.Gặp khúc sông về xuôi ,như
gặp lại người yêu ,một thiếu nữ bớt hờn dỗi. Cách mô tả , ví von cũng làm người đọc thấy lòng dịu lại, sau những giờ phút vất vả tham quan vùng thượng nguồn sông Đà , hay gồng mình ,thót tim vượt thác cùng các ông đò sông Đà .
Tác gỉa liên tưởng đến tứ thơ Đường của Lý Bạch về sông Trường giang (yên hoa tam nguyệt :tiết xuân tháng ba, trên sông hoa khói )cảnh sông thật thơ mộng.Gặp khúc sông về xuôi ,như
gặp lại người yêu ,một thiếu nữ bớt hờn dỗi. Cách mô tả , ví von cũng làm người đọc thấy lòng dịu lại, sau những giờ phút vất vả tham quan vùng thượng nguồn sông Đà , hay gồng mình ,thót tim vượt thác cùng các ông đò sông Đà .
b. Ven bờ : Cảnh vô cùng êm ả,vắng
lặng, sự sống nảy sinh , không còn thác đổ ầm ầm, không còn những con thuyền
đuôi én vượt thác gian nan Đây là cảnh ở
quãng “Đà giang độc bắc lưu”(nhập vào song Hồng) Bên bờ :Cảnh lặng tờ, bờ sông
hoang dại như thời tiền sử ,lá ngô non mới nhú, cỏ tranh đang ra những nõn búp,
con hươu thơ ngộ :không có bóng người,nhưng có dấu hiệu con ngừoi sinh sống.
Cách dùng từ mới lạ( tịnh không,thơ ngộ )Bờ Sông Đà là một em bé đáng yêu .
b. Mặt sông : Dưới sông có con thuyền lững lờ trôi , cả không gian và mặt nước êm ả, khiến người ngoạn cảnh nghe cả
tiếng cá quẫy đuôi, giọng ngừời nói êm êm,không gào thét thi đua cùng thác lũ ,
con đò mình nở chạy buồm vải , bởi gió
lộng,vùng nước rộng và êm đềm . Tất cả khiến tác giả liên tưởng đến một thiếu nữ tươi tắn
(mình nở ) dụi dàng(giọng êm )
SĐ quãng về xuôi đựơc Nguyễn Tuân cảm nhận như một “cố nhân”,bớt giận dỗi, điệu đà ( sắc nước ),tưoi tắn, dịu dàng.Ngôn ngữ giàu chất thơ.Đây là vùng Sông Đà “bắc lưu” ,êm ả như bao con sông ở đồng bằng Việt Nam .
SĐ quãng về xuôi đựơc Nguyễn Tuân cảm nhận như một “cố nhân”,bớt giận dỗi, điệu đà ( sắc nước ),tưoi tắn, dịu dàng.Ngôn ngữ giàu chất thơ.Đây là vùng Sông Đà “bắc lưu” ,êm ả như bao con sông ở đồng bằng Việt Nam .
III.
KẾT LUẬN
Qua
những trang tùy bút, học sinh có cơ hội tận mặt sông Đà, con sông hùng vĩ của
đất nước .
(Dalat 07.2014 )
No comments:
Post a Comment