Monday, August 26, 2019

Bài 8 THƠ ĐƯỜNG LUẬT THẤT TỰ TÌNH II ( Hồ Xuân Hương )



1.       Tác giả : Hồ Xuân Hương (1772- 1822)lập gia đình sớm , nhưng không trọn vẹn .Ban sơ, bà làm lẽ của Chánh tổng Nguyễn Bình Kình (Tú Kình, bởi ông đã đỗ tú tài ) hay còn gọi là  Tổng Cóc (Cóc là tên cúng cơm  từ bé,  được cha mẹ  để  phòng ngừa  ma quỷ ám hại ) giàu có, chuộng thơ ca, quý mến tài năng người  vợ lẽ. Tổng Cóc bén duyên Hồ Xuân Hương cũng từ văn chương. Chàng dựng hẳn một căn nhà nhỏ giữa ao cho nàng ở và cũng là “Nhà thủy tọa” đàm đạo văn chương thơ phú. 

2.     Hoàn cảnh ra đời: khi  sống với Tổng  Cóc trong cảnh thê thiếp

B.    ĐỌC HIỂU :
-         1 Nêu vấn đề : Nữ thi sĩ mang tâm trạng gì khi  sống với Tổng  Cóc trong cảnh thê thiếp ? . Hãy đọc câu thừa đề “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Ta có cảm giác đây là lời than đầy cay đắng, uất hận, bế tắc của nhà  thơ trong  kiếp lẽ mọn .  Trơ là một từ  đa nghĩa . Có thể hiểu là cứng đờ, không chuyển động, thẫn thờ  (trơ như phỗng ) hoặc không biết  xấu hổ ,chai đá ( mặt trơ mày đá ) hoặc một mình , lẻ loi( còn trơ lại một mình ).  Từ trơ ở đây đi liền với danh từ “cái hồng nhan” . (Trong truyện Kiều, Nguyễn Du viết “ Còn chi là cái hồng nhan” mang giọng điệu  chua xót, ai oán  về thân phận bẽ bàng của một người con gái trẻ đẹp ) Tác giả Hồ Xuân Hương còn mang nỗi thất thần, chai cứng, và lẻ loi  tận cùng trong thân phận bẽ bàng cay đắng của mình . Càng chồng chất nỗi tê tái ấy  khi thao thức giữa đêm khuya , mà từng hồi trống sang canh cứ từ xa dội về, báo hiệu thời gian cứ trôi, mà nỗi cam chịu  không vơi .
3.     Biểu hiện cụ thể của vấn đề :Những cảm xúc , nỗi niềm cụ thể hơn  của tâm trạng bi kịch ấy là gì ?
  - Hai câu thực là cuộc sống trong cảnh làm vợ lẻ : một cuộc sống hôn nhân không viên mãn Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.  Tú Kình lấy Hồ Xuân Hương về làm lẽ, rất cưng chiều. Ông ta xây một cái nhà giữa ao cho vợ lẽ ở, vừa trông coi ao cá vừa làm nơi dạy học. Cái nhà thủy tọa ấy cũng trở thành nơi đàm đạo thơ phú của vợ chồng Tú Kình với đám nho sinh trong vùng Hồ Xuân Hương chấp nhận cảnh làm lẽ vì lòng ngưỡng mộ tâm hồn yêu thơ ca của chồng .Uống  rượu ,thưởng  trăng có lẽ nếp sinh hoạt quen thuộc của họ . Hồ Xuân Hương trong  phận lẽ mọn ,không khỏi bị vợ cả  và anh em nhà Tú Kình soi mói, đàm tiếu, so bì. Bản thân người chồng dù  yêu vợ đến đâu cũng có lúc giao động Nỗi cô đơn bởi bao quanh chỉ là những bức tường thành  thiếu tình người ngăn chận .  Con người cá tính , muốn bứt phá , quẫy đạp Tú Kình hẳn  đã xúc phạm vợ . Với Xuân Hương, đó là một sự tổn thương ghê ghớm . Bà đã nhận ra chén rượu lắm men mà không say, vầng trăng  chưa bao giờ tròn, tất cả đẩy bà vào nỗi cô đơn đến độ trơ trọi , cô lẽ
.Hai vế đối nhau (say lại tỉnh , khuyết chưa tròn ) đối nhau về hình ảnh , từ ngữ, nhưng bổ sung cho nhau mặt nội dung , một cuộc sống hôn nhân không viên mãn .  Thái độ thông thường của Hồ Xuân Hương trước  nghịch cảnh là gì ? “Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám, đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”. Chân mây, mặt đất là  cụm từ chỉ không gian vây quanh chúng ta .Đó còn là những ngăn cách vô  hình giữa người với người Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích thấm thía “ Buồn trông nội cỏ  dàu dàu, chân mây mặt đất một màu xanh xanh” .Xuân Diệu khi viết bài Tứ tuyệt tương tư cũng ai oán “Lâu lắm em ơi, tháng rưỡi rồi Sao nhiều xa cách thế, em ơi! Sớm trông mặt đất thương xanh núi; Chiều vọng chân mây nhớ tím trời” . Nỗi cô đơn bởi bao quanh chỉ là những bức tường thành  thiếu tình người ngăn chận .  Con người cá tính , muốn bứt phá , quẫy đạp ( xuyên ngang, đâm toạc ) thì chỉ gặp những va vấp, những rêu và đá lớp lớp ,  chồng chất ,lại càng cô đơn ..

 3. Nhà thơ làm gì ? Bà ngao ngán và than thở “ mảnh tình san sẻ tí con con” .  Bà khóc cho thân phận mình, hờn giận, anh em họ mạc nhà chồng. Những  nỗi đau này có lẽ là yếu tố  để Hồ Xuân Hương viết Tự Tình I.

Chung sống một thời gian, ,kết quả của hôn sự này được cho là một bào thai  .Người chồng trước áp lực của nội bộ  giòng họ đã  không hiểu Hồ Xuân Hương viết thư trách cứ vợ và  bỏ nhà ra đi. Nhà thơ bây giờ chỉ còn cách dứt áo, cắt dứt dây tơ với Tổng Cóc   Lần thứ hai , Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Bé gái, kết quả mối tình đầu không trọn đã mất .  Lúc này bà viết bài thơ “ Khóc Tổng Cóc

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

. Có lẽ sự  rẽ duyên của người vợ cả và bà con   nhà Tổng Cóc, Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: cóc,  nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc, dù  Tổng Cóc còn sống,  Bôi vôi để đánh dấu vào cóc, thì cóc đi đâu rồi cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn. Cóc đi đã đem theo cả dấu vôi, dẫu có nghìn vàng cũng không chuộc lại được vì mất Cóc là mất luôn cả dấu.   Bài thơ hé mở phần nào những oan nghiệt, đắng cay mà nhà thơ cam chịu trong cảnh lẽ mọn ở  nhà Tổng Cóc. Bây giờ tìm được hạnh phúc mới, thi sĩ hả hê như kẻ thoát khỏi gông cùm xiềng xích của ngục từ trần gian .





No comments:

Post a Comment