TIỂU THUYẾT THƠ
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN
THANH (NGUYỄN DU)
I. VỀ NỘI DUNG TÁC PHẨM:
1.Nguồn gốc :T ruyện Kiều là truyện thơ kinh điển trong nền Văn học Việt Nam, được viết bằng chữ
Nôm theo thể lục bát
củaNguyễn
Du, gồm 3254 câu, dựa
theo tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" củaThanh Tâm Tài Nhân
Trung
Quốc,
lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà
Minh(từ năm 1521 tới năm
1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, nhân vật Từ
Hải là có thật trong lịch sử.
Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là Đoạn trường tân thanh có
nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột".
2 Chủ đề :Tác phẩm tiểu thuyết có nhiều
giá trị đặc sắc được Nguyễn Du viết bằng thơ lục bát này có thể xem là một tác phẩm thuộc xu hướng hiện thực phê phán .
- Vấn đề mâu thuẫn giữa quyền sống
của con người ( người phụ nữ tài sắc, người
có chí lớn ) với sự thống trị của
xã hội phong kiến lúc suy tàn ,chà đạp,
hủy hoại mọi giá trị sống chân chính
-Ca ngợi những con người mang biểu
tượng đẹp đẽ, cao cả, tinh hoa của cuộc
sống
- Bày tỏ sự đồng cảm và thái độ trân trọng với ước mơ đẹp về một tình
yêu nam nữ tự do, trong sáng, bền chặt
giữa một xã hội mang nặng luân thường đạo lý, thể hiện khát vọng công
lý tự do mạnh mẽ giữa một xã hội bất công , tù túng .
3. Tóm tắt tác phẩm:
+ Giới thiệu về thời gian, không gian,nhân vật: Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh (vua Minh Thế Tông 1522-1566 ở Trung Quốc )Bốn phương phẳng
lặng, hai kinh vững vàng .
Có nhà viên ngoại họ Vương.Gia tư nghỉ (ông ấy ) cũng thường thường
bực trung.Một trai con thứ rốt lòng .Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia. Đầu
lòng hai ả tố nga,Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. . Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc,
lại là phần hơn.Thông minh vốn sẵn tư trời,Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.Phong
lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê .Êm đềm trướng rủ màn
che,Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
+ Thắt nút tạo tình huống
truyện :Tú bà cùng Mã Giám sinh, đi mua người ở Bắc kinh đưa về.Thúy Kiều tài sắc
ai bì,có nghề đàn lại đủ nghề văn thơ .Kiên trinh chẳng phải gan vừa,Liều mình
thế ấy phải lừa thế kia .
. + Câu chuyện phát triển :
.Phong trần chịu đã ê
chề,Tơ duyên sau lại xe về Thúc lang .Phải tay vợ cả phũ phàng,Bắt về Vô tích
toan đường bẻ hoa .
.Rứt mình nàng phải trốn
ra, Chẳng may lại gặp một nhà Bạc kia .Thoắt buôn về thoắt bán đi,Mây trôi bèo
nổi thiếu gì là nơi!
.Bỗng đâu lại gặp một
người,Hơn đời trí dũng nghiêng trời uy linh .Trong tay mười vạn tinh binh,Kéo về
đóng chật một thành Lâm truy .Tóc tơ các tích mọi khi,Oán thì trả oán ân thì trả
ân .Đã nên có nghĩa có nhân,Trước sau trọn vẹn xa gần ngợi khen . Đại vương tên Hải họ Từ,.
Đánh quen trăm trận sức dư muôn ngườịGặp nàng khi ở châu Thai,Lạ gì quốc sắc
thiên tài phải duyên .Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên,Làm nên động địa kinh thiên
đùng đùng.. Đại quân đồn đóng cõi đông
+ Đỉnh điểm :Rằng: Ngày hôm nọ giao binh,. Thất cơ Từ đã thu
linh trận tiền. Nàng Kiều công cả chẳng đền,Lệnh quan lại bắt ép duyên thổ
tù.Nàng đà gieo ngọc trầm châu,Sông Tiền đường đó ấy mồ hồng nhan!
+ Mở
nút : . Xưa nay trong đạo đàn bà,Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường, Như
nàng lấy hiếu làm trinh,Bụi nào cho đục được mình ấy vay ?
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa .
* ĐỌC HIỂU
CÁC ĐOẠN TRÍCH :
-
Kiều cậy nhờ
em thay mình kết duyên cùng Kim Trọng
-
Nỗi lòng của Kiều khi phải sống ở lầu xanh
-
Hạnh phúc
ngắn ngủi của Kiều bên Từ Hải
I .ĐẶC ĐIỂM
CỦA CÁC ĐOẠN TRÍCH
1 . Vị trí các đoạn :
a.Kiều đã hứa hôn, đã hẹn ước "trăm
năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai" với Kim
, bây giờ do cảnh ngộ đau thương của
gia đình, nàng đành từ hôn với
người tình cũ, đi đến với một duyên mới
. Con người tình nghĩa, nàng phải ‘đền bồi’ cho Kim Trọng bằng cách nào ? Đêm
đó, Kiều thao thức rất lâu bên đèn. Thúy Vân sau giấc ngủ ngon, ghé đến hỏi han.
Kiều bèn có cơ hội bày tỏ nguyện
vọng của mình. . Nhưng liệu Thúy Vân có thuận tình , một tình huống xem ra
không dễ dàng chút nào : lấy chồng thay chị!. Vân và Kim Trọng chưa hề có tình
yêu, không lưu luyến vì những kỷ niệm đẹp, liệu rồi có thể gắn bó suốt đời
không ?
b. Cuộc hôn nhân ngỡ an phận bên Mã
Giám Sinh, nào ngờ một bước sa chân, Kiều bị đẩy xuống tận cùng hố đau thương. Kiều đã phải đối diện với cuộc sống
ê chề ấy như thế nào ?
c.
Rơi vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều may mắn gặp được Từ Hải, một trang hảo hán
tài giỏi ,có chí lớn. Đây là giai đoạn Kiều
sống trong hạnh phúc trọn vẹn .
2.Hướng đọc hiểu các đoạn trích :
-
Về chủ đề :Ba đoạn trích đánh dấu những mốc quan trọng trong đời Kiều,
mang theo những thông điệp sâu sắc về ý
nghĩa nhân cách đạo đức, phẩm giá ,khát vọng tự do của con người,những giá trị sống, t hái độ sống
tích cực trong một xã hội đầy bất
trắc, đ ánh đồng tất cả bằng những đòi
hòi và đề cao tiền tài , quyền lực và
thú tính .
- Về nghệ thuật :nhân vật chính diện mang những nét truyền thống, được lý tưởng hóa , nên miêu tả bằng ngôn ngữ có tính ước lệ, nhưng rất sinh động . Diễn biến tâm lý Kiều và Từ Hải được nhà thơ khai thác sâu sắc,
được miêu tả vô cùng chân thực và sinh động . Phương thức biểu đạt (kể
chuyện, miêu tả, biểu cảm) của văn tự sự nhuần nhuyễn.
II. ĐỌC HIỂU :
1. Nhân vật Thúy Kiều
:
Thúy Kiều
– người con gái tài sắc vẹn toàn Thúy Kiều là người con chí hiếu, là người tình
chung thủy, là người trọn nhân nghĩa và giàu đức hi sinh. Mặc dù cuộc đời nàng
chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vần cố gắng vươn lên và phẩm
hạnh của nàng luôn tỏa sáng.
Để đáp đền chữ hiếu , Kiều đã gạt chữ
tình sang một bên dù mối tình đầu
đời trong sáng, thiêng liêng với Kim Trọng được coi là lẽ sống của đời nàng.
Với Kim Trọng, Thúy Kiều là một người tình chung thủy Kiều chỉ nghĩ đến nỗi đau và lo lắng trước cái đau của người yêu . Duyên mình đã lở, còn cái dở dang của người
yêu thì sao? Đắn đo, suy tính trước sau, nàng thấy chỉ có một cách có thể cứu
vãn phần nào là Thuý Vân sẽ thay mình đền đáp tình chàng!
Đó là một món nợ. Mà nợ tình thì làm sao trả được? Kiều
đành cậy em, lạy em , biết ơn em cả lúc
ngậm cười chín suối,Thế nhưng, duyên có thể trao, nhưng tình lâm sao trao được
? Đến lúc trao các kỉ vật thiêng liêng, cầu chúc hạnh phúc cho em thì Kiều
không còn tỉnh táo nữa. Nàng trở lại hoàn toàn bản chất con người mình, cảm nhận
đầy đủ nỗi đau của mình và thốt lên thống thiết.Lí trí buộc nàng phải dứt tình
với chàng Kim, nhưng trái tim nàng thì không thế.
Kiều thực sự rơi vào bi
kịch . Kiều không còn gì nữa .Quá khứ đẹp đẽ đã trao hết cho Vân, trâm gãy bình
tan rồi .Hiện tại, tơ duyên với Kim đã chấm dứt . Tương lai vô cùng mờ mịt , bạc
bẽo như vôi, như nước chảy hoa trôi, như số kiếp mong manh của Kiều . Đau xót
hơn, khi Kiều luôn nhận lấy mọi tội lỗi , rằng mình đã phụ bạc Kim Trọng. Nhưng
ở đây, ta thấy một khía cạnh trong nhân cách Kiều , một con người sống trọn
nghĩa,vẹn tình .
Mọi
khổ đau, hy sinh mà Kiều phải chấp nhận đều do xã hộ dùng đồng tiền, lạc
thúc chà đạp kiếp người ngay lành .
.
Sáu
câu đầu trong đoạn trích “ Nỗi thương mình” hé mở cuộc sống đau thương ấy
. Những câu bát chẻ đôi, ý tưởng bổ sung cho nhau , những cụm từ cũng dùng theo
lối nói nhấn , tô đậm cuộc sống có những
“ cuộc say đầy tháng, trận cười thâu đêm” .Khách là những
kẻ ăn chơi phong lưu , phường Tống Ngọc, Trường Khanh. Công việc của Kiều được
nhà thơ giàu lòng nhân ái gọi bằng từ đẹp đẽ “lá gió cành chim” , sớm
đưa, tối tìm” bằng những cử chỉ “bướm lả
ong lơi” . Đó là một trong “tứ đổ tường” mà nho gia phong kiến , cả mọi xã hội
, gồm “ trai gái,rượu chè, hút sách,cờ bạc” lên án . Sự thô bĩ, phủ phàng của cuộc sống lầu xanh
được Nguyễn Du miêu tả đầy tế nhị, như muốn nâng đỡ Kiều, tôn trọng nàng Khi giới thượng lưu xưa cần thỏa mãn nhu cầu tình dục, thì xã hội đã đẻ ra một nguồn cung chu đáo. Tệ
nạn ấy đã biến Kiều, một thiếu nữ con nhà gia giáo ,thành nạn nhân .
Kiều không hề thỏa hiệp. Trong câu bát ở đoạn tiếp,
ta thấy Kiều buồn đau “ giật mình, mình
lại thương mình xót xa” . Từ “ mình” đi
với động từ “ giật mình, thương mình xót
xa cho mình ” là toàn bộ tâm trạng Kiều,mà cô chỉ biết đặt câu hỏi : tại sao
? Kiều giật mình vì cuộc sống bỗng đảo lộn
thật đau đớn , mới “phong gấm rũ là” nay như
hoa tan tác, mặt dày dạn, thân nhơ nhớp .Lối nói chẻ ( bướm lả ong lơi,
bướm chán ong chường, dày gió dạn sương, mưa Sở mây Tần ) đi kèm với các câu hỏi
tu từ “khi sao, giờ sao, thân sao” và
thán từ ( bấy thân, nào biết ) là nỗi đau đớn,tiếc nuối, xót xa , bế tắc đến tận
cùng giữa lầu xanh ..
Còn bây
giờ, Kiều vẫn miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống phù phiếm, giả tạo, gượng ép chốn bùn lầy này . Bốn cảnh đẹp ở nơi lầu son
gác tía là phong hoa tuyết nguyệt , nhưng với Kiều ,tất cả đều đượm nét u buồn
, bởi người buồn thì cảnh cũng đeo sầu ,hay bốn thú vui tao nhã của giới tao nhân mặc khách cầm
kỳ thi họa, với Kiều là những thú vui gượng
gạo . Kẻ cùng đối ẩm, thưởng nguyệt , lắng
nghe cung đàn hay xướng họa câu thơ nào phải là tri âm ! Tài năng tuyệt diệu của
Nguyễn Du, hay bởi tấm lòng trân trọng, đồng cảm với Kiều, nên ông đã dồn mọi yếu tố
giả tạo của cuộc sống lầu xanh và mô tả nỗi lòng Kiều chỉ vỏn vẹn trong
bốn cặp lục bát, mà gói ghém được tất cả .
Thế mới hiểu Kiều khao khát có một tấm chân
tình ra tay cứu vớt. Khi gặp Thúc Sinh, dù có sự từ chối của thân phụ chàng, cô
đã tha thiết cầu xin ,bằng mọi khả năng, để tìm cho mình một lối thoát.
Và khi được Từ Hải giải thoát khỏi chốn
nhơ nhớp này, cô như được tái sinh .
ThúyKiều là nhân vật tượng trưng cho những gì
đẹp đẽ,tinh hoa của con người . Tấn bi kịch mà Kiều đang chịu đựng nói lên một sự
thật : khi xã hội suy tàn thì mọi giá
trị chân chính đều bị đảo ngược
Đoạn trích còn vấn đề mâu thuẫn giữa quyền sống của con người ( người phụ
nữ tài sắc, người có chí lớn ) với sự áp bức của xã hội phong kiến lúc suy tàn
2. Nhân vật Từ Hải : Từ Hải là người như thế nào ?Đấng nam nhi xưa
nay luôn vướng vào ba khát khao: danh vọng,
tiền bạc,lạc thú . Ở đây, tác giả kể về Từ Hải :
đang sống hạnh phúc với Kiều ( hương lửa đương nồng ) mới nửa năm, thì Từ
Hải đã “động lòng bốn phương”, muốn tung bay lập công danh .Nguyễn Du đã dành
cho Từ Hải, người hùng mà ông gửi gắm biết bao ước mơ về lẽ phải, công bằng ,
ba câu thơ với rất nhiều hình ảnh đẹp , mang tính ước lệ .Từ tình cảm ( động
lòng bốn phương) đến hành động ( trông vời trời bể, thanh gươm yên ngựa lên đường
)Đấy là con người của chí lớn, của những ước mơ thay đổi sơn hà . Từ Hải có một
tầm nhìn xa, biết mình biết người. Biết mình nay chỉ có hai bàn tay trắng ( bốn
bể không nhà ) , nhưng một năm sau sẽ vang khúc khải hoàn với mười vạn quân
tinh nhuệ trong tay, đi giữa tiếng chiêng dậy đất, bóng cờ rợp đường . Đó là lợi.
Rồi Từ Hải sẽ mang danh của kẻ phi thường
trong trời đất này , còn Kiều sẽ là phu nhân ( được rước nghi gia ) . Danh vọng, của cải, hạnh phúc , đó không phải cũng là ước mơ của Kiều sao ? Và lúc này ,
trong giờ phút hiện tại ,Kiều lại lưu luyến tiễn một người , một cánh chim bằng,
đang bay lên cùng gió mây !
Đây là
tự sự có yếu tố kể chuyện, miêu tả, biểu cảm rất đặc sắc. Tác giả dựng
lên trước mắt mọi người hình ảnh một Từ Hải ngang tàng, mắt trông ra biển trời
vời vợi, bên mình sẵn sàng ngựa chiến,giáo gươm . Lời đối thoại giữa Từ Hải-Kiều
cho thấy họ đang hạnh phúc, nhưng trong
lòng Kiều có chút bất an : cô luôn mong có người che chở . Nhưng những lời hứa
đinh ninh của Từ Hải khiến cô yên tâm . Và cuối cùng là cảm xúc của ai ? Của tác giả .Nguyễn Du chốt
bằng hai câu thơ, với một lời ngợi ca đẹp nhất dành cho Từ Hải .
Ta thấy ở đây tác giả muốn ca
ngợi những con người mang biểu tượng của
những giá trị đẹp đẽ, cao cả, tinh hoa của
cuộc sống
Câu
hỏi
: 1. Vẻ đẹp
trong nhân cách Kiều ..Đặt Kiều vào bi kịch đời người, Nguyễn Du muốn nói lên
điều gì ?
Khát vọng của Từ Hải là gì ? Từ Hải
hứa hẹn với Kiều những điều gì? Trong bao lâu ? Điều đó ,cho thấy Từ Hải là người như thế nào ?
2. Đoạn tự sự có yếu tố kể
chuyện, miêu tả, biểu cảm rất đặc sắc. Ngôn ngữ đậm màu sắc bác học . Hãy chứng minh.
3.
Đặc điểm truyện nôm bác học ( nói
chung ) và truyện Kiều.
No comments:
Post a Comment