Monday, August 26, 2019

Bài 10 TÁC PHẨM TỰ SỰ - PHƯƠNG PHÁP HIỆN THỰC PHÊ PHÁN VỞ CHÍNH KỊCH HỒN TRƯƠNG BA- DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)


                     Bài  10
TÁC PHẨM TỰ SỰ - PHƯƠNG PHÁP HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
                            VỞ CHÍNH  KỊCH   HỒN TRƯƠNG BA- DA HÀNG THỊT
                                (Lưu Quang Vũ)
    I.  NGUỒN GỐC
Vở kịch này được tác giả Lưu Quang Vũ biên  soạn  lại theo câu chuyện cổ cùng tên.
 Xưa,  Trương Ba, còn trẻ tuổi nhưng nổi tiếng giỏi cờ . Trung-quốc có ông Kỵ Như cũng được nhiều người biết đến. Kỵ Như liền đến tận nhà Trương Ba  tỉ thí. Đến ván thứ ba, Kỵ Như bí thế . Trương Ba kiêu hãnh bảo: Đế Thích  cũng không gỡ nổi.   Bấy giờ Đế Thích là thần cờ trên thiên đình, liền xuống trần, làm    một ông cụ già mách nước cho Kỵ Như. Trương Ba thoạt tiên  cau có, nhưng nhìn kỹ  ông cụ ,chàng chợt hiểu, liền sụp xuống lạy , xin tạ tội , rồi  giữ Đế Thích lại khoản đãi rất chu tất. Đế Thích cũng rất yêu mến Trương Ba.Sau đó,  vị thần cờ tặng một nén hương, mỗi lần cần đến thần  thì thắp lên một cây  .Từ đó, hai bên rất tương đắc.
Trương Ba chết đột ngột. Sau khi chôn cất chồng, chị  vô tình  thắp ngay cây nhang vị thần cờ tặng .Đế Thích xuất hiện.  Hiểu rõ  sự tình ,  thần bèn cho hồn Trương Ba sống trong  xác người hàng thịt vừa chết . Vợ Trương Ba thấy người hàng thịt biết là thần Đế Thích đã làm cho chồng mình sống lại, mừng rỡ đón vào . Vợ con người hàng thịt cũng chạy theo níu lấy chồng . Xóm làng đành đem việc đó lên quan  Chỉ vợ Trương Ba nhận gã này    chồng mình,  còn nhà hàng xóm    xác nhận đó là anh hàng thịt . Quan sai đi mổ lợn, nhưng anh ta lúng túng. Quan lại sai  hắn tỷ thí  với   những người khác  thì hắn có những nước cờ không ai địch nổi. Quan bèn phán cho về nhà Trương Ba.
II . TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH :
Vở bi kịch  được biên tập lại có nội dung    tưởng rất sâu sắc .
1.Giới thiệu: Trương  Ba là một nông dân ngoài 50 tuổi,yêu ruộng vườn, cây cối,trẻ con ,có tấm lòng tử tế, tốt bụng  hiền lành .Ông lại  đánh cờ giỏi . Hai ông bà sống với    vợ chồng người con trai và chaú Gái . Bạn thân là Trưởng Hoạt, một người lính già . Vị tiên Đế Thích chơi cờ giỏi,một lần xuống trần đánh cờ với Trương Ba,bèn tặng ông mấy nén nhang, căn dặn đốt lên khi gặp trắc trở .
*Phần này, tác giả cho ta biết nhân vật chính Trương Ba,có số phận (nông dân,chủ một gia đình hạnh phúc) tính cách( giỏi cờ, tốt bụng ,yêu trẻ, yêu vườn  ruộng  ) thế nào !
2. Thắt nút: Bỗng  một ngày,Trương Ba chết bất ngờ , do Nam Tào, Bắc Đẩu gạch tên nhầm. Chôn cất được hai tuần, bà vợ vô tình lấy nhang đốt(Đế Thích tặng) Bà bay lên trời,gặp ba vị tiên. Họ cứu sống hồn Trương Ba bằng cách cho nhập vào xác một Hàng Thịt vừa chết.
  *Một biến cố quan trọng xảy ra cho nhân vật chính(chết cả trí tuệ tình cảm,thân thể, rồi sống phần tâm và trí trong   hình hài một  người khác. ) Biến cố đó tác động lớn đến số phận,tính cách nhân vật như thế nào ?.Cũng từ biến cố này, tác giả muốn gửi gấm nhiều  thông điệp  .Những thông điệp gì ?
 3.Phát triển: Vô số những được mất ,vinh nhục, buồn vui…Trương Ba phải đón nhận và chấp nhận  khi sống nhờ trong thân xác anh Hàng Thịt .
    -được: Từ quan niệm của Đế  Thích (tâm và trí  là phần chính của con người),nên thoạt đầu Trương Ba rất hạnh phúc trong hình hài Hàng Thịt,vì trước hết là “được ở bên bà vợ, được nhìn thấy bà”.Nhờ xác Hàng Thịt, chứng đau lưng,hen suyễn Trương Ba không còn  .Cô con dâu vui vì bố chồng khỏe mạnh.Theo cô, cái bên ngoài không  quan trọng,chỉ tấm lòng thương yêu, trí tuệ cao sáng của con người ta mới là đáng kể .
    -mất : bà vợ vẫn thương người nằm dưới đất hơn,đứa cháu Gái lảng tránh,gọi Trương Ba là lão giết lợn ;anh con trai thì vui mừng, khuyên bố bán vườn , đi buôn, dễ dàng đánh lừa thiên hạ (bởi trong hình hài Hàng thịt,bọn quan chức, sai nha sẽ bị mắc  lỡm) .Theo anh , khi đã mưu cầu sống với bất cứ giá nào thì chẳng nên chê thơm,chê hôi.Trương Ba trong  cái vỏ Hàng Thịt  tức giận đánh con,anh con trai sờ thấy máu và chế giễu bố rằng ông đã trở nên  nhu nhược. Trương Ba còn chịu nhiều nỗi khổ tâm khác .
          Khổ tâm thứ  nhất là Trương Ba phải giải hòa sự ghen tuông,tranh giành  chồng  giữa vợ ông và vợ Hàng Thịt .Vợ Hàng Thịt khẳng định rằng ,tâm trí  chồng bà,thân chồng tôi; vợ Trương Ba mai mỉa , rằng không có tâm trí  Trương Ba, thân Hàng Thịt đã thối rữa.Vợ Hàng Thịt yêu cầu nhận lại thân xác chồng ,khiến vợ Trương Ba ghen tuông.
          Khổ tâm thứ hai là bọn Lý Trưởng kết án vợ Trương Ba cướp chồng người, đến gây sự. Con trai Trương Ba phải dùng tiền đi buôn hối lộ cho họ mới  được yên ổn . Lý trưởng  lại  bắt buộc Trương Ba phải cùng mụ hàng thịt mở lại cửa hàng  buôn bán  thịt, và phải ở đây đến tận  nửa đêm mới được về nhà mình.Trương Ba vốn nhân ái, nên ra sức giúp đỡ . Trương Ba sống phân thân, rất thanh khiết khi ở nhà, nhưng sang nhà Hàng Thịt,bên cạnh vợ hắn thì trong ông bỗng dậy lên thèm muốn xác thịt rất  tầm thường .Trong xác Hàng Thịt, Trương Ba ăn uống ham hố, thô lỗ , nhưng mụ vợ Hàng Thịt lại si mê con người hiền hậu,lời nói thanh tao ,cử chỉ nhã nhặn,ân cần, khiến mụ ta nhớ lại thời con gái , và cuối cùng rủ Trương Ba bỏ trốn .Cửa hàng của Trương Ba cân điêu cân sai, bắt chẹt khách hàng nên dân làng căm ghét cả mụ vợ lẫn Trương Ba.
           Khổ tâm thứ ba ,Khi chơi cờ với Trưởng Hoạt, nước cờ của ông (theo cách nhận xét của Trưởng Hoạt)không còn dũng mãnh, khoáng hoạt,thâm sâu như trước đây  , mà vụn vặt, tủn mủn,thô phũ, bần tiện , bởi xác Hàng Thịt khống chế .
          Khổ tâm thứ tư, Trương Ba càng ngày càng nhận ra một sự thật đau lòng và phũ phàng : Sống nhiều, trẻ lâu làm gì, khi phải mang thân người khác , và xót xa khi Lý trưởng nhận định : thời buổi này chẳng ai sống bằng chính  thân mình cả. Vậy,chân lý cuộc sống ở đâu ?
          Khổ tâm thứ năm , một lần đối diện với xác Hàng Thịt, Trương Ba hầu như hoàn toàn thất thế trước hắn, nhận được một nhưng mất gấp mười.  Chính Đế Thích đã  để cho xác hắn được sống trong hồn Trương Ba, nhưng hắn đã thống trị Trương Ba. Hắn phân tích cho Trương Ba thấy đầy đủ những được mất mà Trương Ba nhận khi chung sống với hắn,an ủi Trương Ba hãy đổ hết mọi tội lỗi nơi hắn, khuyên Trương Ba nên sống thỏa hiệp  với hắn .
*Ta thấy một chuỗi biến cố liên tiếp xảy ra cho nhân vật chính, khắc họa sâu thêm số phận và tính cách nhân vật.Trong Kịch, ta thấy nhân vật thường xuyên xung đột với rất nhiều con người xung quanh . Chỉ một mình cô con dâu thấu hiểu cảnh ngộ , đứng “ cùng phe” với Trương Ba, còn lại đều  là kể đối đầu(Trưởng Hoạt ), hoặc lợi dụng ông ( vợ chồng Hàng Thịt , anh con trai, Lý trưởng  ) hay xa  lánh ( cháu nội, vợ ) Ở đây là bi kịch,nên xung đột càng quyết liệt, thông qua ngôn ngữ, hành động các nhân vật mâu  thuẫn  với nhau, khiến số phận nhân vật ngày càng hướng về phía cực đoan, sắp đi đến cao trào. Trương Ba vô cùng mệt mỏi .
4. Đỉnh điểm : Trương Ba về nhà mình, gặp mọi người  thân .Họ đều oán trách ông,ngay cả cô con dâu vốn rất quý trọng, cảm thông với ông .
     Trương Ba đi tìm Đế Thích . Vừa lúc ấy,một đứa bé lên mười, thằng cu Tỵ, bạn hàng xóm của Bé Gái cháu ông,lại qua đời đột ngột .Đế Thích thuyết phục hồn Trương Ba nhập vào đấy .Trương Ba cân nhắc .
·         Ở đây, biến cố đánh dấu khoảnh khắc mà xung đột của cốt truyện kịch phát triển đến độ căng thẳng nhất (Trương Ba cân nhắc   nên hay không nên tiếp  tục sống nhờ ) đòi hỏi phải giải quyết tức khắc,qua đó số phận nhân vật chính trải qua giờ phút quyết định.
5.Kết thúc (mở nút): Trương Ba quyết định chọn cái chết. Ông trả thân xác Hàng Thịt về với chị vợ, giành sự sống cho Cu Tỵ.
    Dù ra đi ,nhưng ông vẫn ở bên gia đình thân yêu của ông, qua mảnh vườn, khóm cây ,và luôn bên cạnh người vợ hiền, đứa cháu ngoan .
III. THỂ LOẠI :  Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc thể loại chính kịch . Đây là một thể loại kịch phổ biến hiện nay, khi xã hội đối diện với nhiều vấn đề buộc  giới văn nghệ sĩ phải lên tiếng. Nếu đẩy đến tận gốc theo lối bi kịch, sân khấu chỉ còn là những xác chết, người xem  sẽ cảm nhận vấn đề có tính cực đoan. Nhưng nếu chỉ  chọn một kết thúc vui vẻ, ấn tượng đọng lại trong khán giả không sâu. Do vậy, tác giả chọn chính kịch. Vẫn  đảm bảo những nguyên tắc bất biến của kịch (  nhân vật kịch, hành động  kịch, ngôn ngữ kịch và xung đột kịch ) Ngôn ngữ kịch pha hai màu sắc hài và bi kịch, hành động không có nhiều yếu tố của bi ( những cái chết, sự thất bại vô cùng thảm hại của nhân vật chính ) xung đột vẫn quyết liệt , nhân vật kịch để lại nhiều ấn tượng đẹp cho người xem, dù phải chấp nhận một sự  hy sinh lớn lao . 
IVĐỌC HIỂU
Đoạn trích  được chọn nằm ở  ba phần : Phát triển (bước cuối) Đỉnh điểm và Kết thúc. Đây là phần trọng tâm của vở bi kịch .
 Ta thấy đoạn trích vở kịch có các xung đột : Trương Ba - xác Hàng Thịt;  Trương Ba - mọi người thân trong gia đình ,Trương Ba - Đế Thích
1. Xung đột : Hồn Trương Ba - Xác Hàng Thịt: Đây là cuộc chiến đầy khốc liệt và cay đắng giữa hai con người trong một thân xác.  Xác Hàng Thịt  đã uy hiếp tâm trí   Trương Ba , buộc ông phải đáp ứng những nhu cầu vật chất cho hắn , và đến lúc này, hắn thực sự vô cùng thỏa mãn . Tạm gọi là màn 1 trong cảnh VII của vở kịch, chúng ta thấy cuộc xung đột có các bước :
 -bước  thứ nhất: (Xác Hàng Thịt  bắt đầu … Xác Hàng Thịt  buồn rầu ) Xác Hàng Thịt  thắng thế , vì Trương Ba  trong thân xác gã hàng thịt   phải sống với con người  bản năng, vật chất của hắn , ham hố về danh (người cha từ hiền lành bỗng  tàn bạo, nóng nảy, đánh đập con cái thật nhẫn tâm) về lợi( thèm ăn ngon rượu thịt) về tình (đam mê dục vọng, phụ nữ ).Ngôn ngữ đời thường của Hàng Thịt (tát thằng con tóe máu mồm máu mũi;món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi , cũng tham dự chút đỉnh ; chân tay  run rẩy, cổ nghẹn lại, tự  dưng bỏ chạy, hoài của  )giàu hình ảnh,cảm  xúc, làm lộ rõ con người tham lam ,thực dụng.Tuy nhiên, khi nói về Trương Ba, hắn cũng biết chọn những từ khái quát,trau chuốt (linh hồn cao khiết ) tỏ ra khôn ngoan, hiểu biết .  Ngôn ngữ sách vở của Trương Ba ( cái vỏ không có tư tưởng,cảm xúc , ta vẫn có đời sống riêng , nguyên vẹn, trong sạch,thẳng thắn, ta  )cho thấy ông có học , hiểu biết, đề cao đời sống tinh thần . Tuy nhiên, những câu đáp trả yếu đuối (nói láo, im đi, không , ta đã bảo mày im, ta không muốn nghe ..)cho  thấy phần thắng nghiêng về Hàng Thịt .
    Trước mắt mọi người , Trương Ba là một ông bố tàn nhẫn(danh), một gã buôn thịt tham ăn tục uống,(lợi ) một người đàn ông đa tình ( tình ). Trương Ba có trăm lần khẳng định trước Hàng Thịt và mọi người là “ nguyên  vẹn, thẳng thắn, trong sạch” thì vẫn bị chê bai nực cười thật !


-bước thứ hai (Xác Hàng Thịt  buồn rầu… Hồn Trương Ba như tuyệt vọng )
 .Hàng Thịt tỏ ra mềm mỏng với Hồn Trương Ba khi thấy Trương Ba cáu giận,  mối họa  chia tay rất dễ xảy ra .Hắn bèn  nêu lên  một   cơ hội tốt đẹp  Trương Ba nhận khi sống trong Xác của hắn  (có thể làm lụng, nhìn ngắm người thân ).
  .Hắn   an ủi, dỗ dành Trương Ba . Theo hắn, là một ông bố tàn nhẫn, một gã buôn thịt tham ăn tục uống, một người đàn ông đa tình chỉ là cái vỏ , Còn sự “ nguyên  vẹn, thẳng thắn, trong sạch”bên trong , Hồn Trương Ba cứ giữ , bởi vì  Tôi là cái bình  để chứa đựng linh hồn của ông” . Hàng Thịt  khôn ngoan và chủ động
 . Hắn lên án  Trương Ba “khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác là cái lý lẽ cao siêu”, nhưng rất phù hợp trong hoàn cảnh “sống nhờ ”của Trương Ba . Lý lẽ cao siêu này  là bệnh của kẻ lắm chữ nhiều sách )  (Trương Ba đau khổ ,hành hạ tâm hồn, cho rằng mình    người cha độc ác, người  chủ nhà mê ăn uống, người chồng háo sắc ,thì lại  kết tội do  Hàng thịt gây ra xúc phạm thể xác.
     . Hắn khuyên Hồn  hãy sống thỏa hiệp với Xác (Hãy cứ chiều Xác, và đổ lỗi cho Xác để hồn thanh thản , vì hai bên rất cần nhau )
  * Trong cuộc chiến này, kẻ chủ động vẫn là Xác Hàng Thịt : hắn lùi (  mềm mỏng an ủi ) rồi tiến ( kết tội Trương Ba ), rồi lại  khuyên nhủ ( làm hòa )   Trương Ba từ chỗ nổi giận, rồi chỉ lắp bắp (nhưng ..) rồi ngạc nhiên (chiều chuộng)rồi cay đắng(lý lẽ của anh thật ti tiện )và cuối cùng tuyệt vọng, bế tắc  (kêu trời).Xác Hàng thịt trái lại, rất chủ động và khôn ngoan , bởi hắn sống bản năng,mê vật chất,rất muốn níu giữ. Không có Hồn gửi vào, Xác hắn đã thối rữa,còn đâu tận hưởng những ham muốn đời thường nữa .Ngôn ngữ Xác Hàng Thịt rất trí tuệ , cộng với lối    duy  rất mạch lạc, logic  (.. Ông có tâm hồn cao khiết, vì hoàn cảnh,vì để sống mà ông nhân nhượng tôi .Cứ việc đổ tội cho tôi .Miễn là , thỏa mãn những thèm khát của tôi .)Hắn nắm được ưu và khuyết của Hồn ,những lợi thế của mình, ra tay đấm,xoa,cuối cùng uy hiếp, ra lệnh cho Hồn . Đây là bài  học cho những người kém bản lĩnh, chỉ thích sống dựa dẫm vào   vị thế, tiền bạc ,cả tình cảm của người khác .
-          2  Xung đột Trương Ba - mọi người thân trong gia đình :
  . với vợ : Ông bây giờ còn biết đến ai nữa (danh ) – Không có tôi (tình)cũng như không có khu vườn nữa(lợi ).Lời nói, cử chỉ của người vợ chứng tỏ bà rất yêu chồng, giàu đức hy sinh, nhưng bây giờ, bà không thể chịu đựng ông  trong hình hài gã  hàng thịt được nữa
  . với  cháu. Gái rất thông  minh , láu lỉnh . Với Gái, Trương Ba trong cháu là một nông dân (danh)không thô lỗ , mà gắn bó với mảnh vườn, cây cối (lợi)không vụng về, mà khéo léo, chiều chuộng trẻ con, yêu quí chúng (tình )
  . với  dâu : Thày khổ hơn xưa,u con cũng khổ hơn nhiều lắm. Nhà ta như sắp tan hoang ra cả .Làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu(danh),vui vẻ(lợi),tốt lành(tình) như thầy của chúng con khi xưa . Ông tàn nhẫn (danh) tham lam (lợi),nhơ nhuốc (tình). Ngôn ngữ , thái độ  của người con dâu cho thấy chị rất hiểu biết, và sự thông cảm của  chị với ông bố chồng chỉ có mức độ thôi .
      Mặt lặng ngắt như tảng đá ,Hồn Trương Ba  đã nhận ra  một sự thật đau lòng : ông vì quá sống cho mình, và vì Đế Thích mà không sống cho gia đình .Ông đã không mang danh ,lợi,  tình , là nghĩa vụ  và niềm vui  mà mọi người đàn ông chân chính phải đem lại cho vợ con ,cháu chắt . Trương Ba từ một con người sâu sắc, hiểu biết ,sống có trách nhiệm bỗng bị mọi người lên án . Hay cụ thể hơn,ông vốn được tôn là kẻ có quyền bính trong nhà, vốn thương yêu mọi người, khôn ngoan trong quan hệ ,cuộc sống, bỗng bị xóa tên, bị kết án tàn bạo, mê muội . Vì đâu ? Vì ông muốn sống, muốn tồn tại trên cõi đời , cho dù nhờ vả thân xác Hàng Thịt .
  3 xung đột Trương Ba  -  Đế Thích : 
  -cảnh 1 (Trương Ba đốt nhang … tiếng chị Lụa khóc): Hồn  Trương Ba muốn thoát khỏi xác Hàng Thịt. Đế Thích tạm chấp nhận .
-          bước  thứ nhất Trương Ba ngỏ ý muốn tim óc  mình thoát  khỏi thân Hàng Thịt ,vì không hợp nhau . Đế Thích an ủi , dưới đất , trên trời, không ai được sống theo những điều mình nghĩ bên trong.Nghĩa là giữa khối óc và cơ thể không bao giờ thuận nhau .Đó là qui luật.Nên Hồn Trương Ba hãy cứ sống như xưa nay . Ở đây, Trương Ba phải  thua Đế Thích
-          . bước  thứ hai:     Hồn Trương Ba trở nên sáng suốt . Ông đưa ra lập trường sống  của mình : sống như thế nào ? Nhưng không nên sống dựa vào thân xác, đồ đạc,tiền bạc của người khác .Rồi Trương Ba quyết định như ra lệnh cho Đế Thích : hãy trả hồn lại xác anh Hàng Thịt.Chị vợ cũng đang cần anh chồng .Rồi Trương Ba hăm dọa tuẫn tiết  Đế Thích lo sợ, loay hoay tìm một xác mới để gửi gấm khối óc Trương Ba .Thế là Trương Ba tạm thuyết phục Đế Thích giải thoát ông khỏi xác Hàng Thịt . Cuộc xung đột có phần ưu thế nghiêng về Trương Ba , nhưng khát vọng sống trong ông thế nào ?
·         Trong cảnh 1, lập trường Trương Ba chọn để đứng về  hướng ấy thật rõ ràng :sống là tồn tại, nhưng không có nghĩa phải phụ thuộc, cậy nhờ  người khác .Cái danh ở đây là dù  được làm người, nhưng  cái lợi là hưởng những giá trị chỉ toàn vật chất do kẻ khác mang lại , và cái tình là gì ? Là kẻ nô lệ, nhơ nhuốc  Ở đây, Trương Ba đã bắt đầu nghĩ đến người khác, trước hết là  chị vợ Hàng Thịt .Có lẽ ông thấm thía với tâm trạng bị bao người thân yêu xa lánh , ghẻ lạnh.
-          cảnh 2(Cái Gái gọi …không còn cái vật quái gở ): Đế Thích loay hoay và cuối cùng muốn gửi khối óc  con tim Trương Ba vào xác Cu Tị . Trương Ba đi đến quyết định đầy bất ngờ .
. bước thứ nhất  : Đế Thích dùng mọi lý lẽ để  thuyết phục Hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Bản thân thằng bé  lên mười này vốn khôn và ngoan (nghĩa là  rất hợp với con người đầy sáng suốt và  nhân ái trong Hồn Trương Ba ). Trương Ba sẽ có cả  cuộc đời trước mắt , điều mà mọi người đời mong muốn . Nhưng Trương Ba nghĩ  việc không tốt đẹp cho ông : làm thanh niên (danh )khỏe (lợi) trẻ(tình ) trong xác cu Tị,vậy Cháu Gái là bạn thân của Cu Tị, và chị Lụa , mẹ cháu , sẽ… thế nào ! Sự lưỡng lự này cũng cho thấy, Trương Ba đã thắng Đế Thích, nhưng sự sống dần xa ông .
              .bước thứ hai  : Đế Thích không đồng tình với thái độ chọn cái chết của Trương Ba, vì bản thân vị tiên này cũng có những khao khát về danh (một vị tiên là Đế Thích)lợi (được khen là đánh cờ rất giỏi, sánh với Trương Ba)tình (được Trương Ba yêu quí ). Đế Thích muốn Trương Ba sống bản thân ông ,và chỉ cho Đế Thích ,chứ không hiểu rằng bây  giờ  Trương Ba muốn sống cho người khác, không mình,vì Đế Thích nữa . Nếu cứ sống tiếp trong xác cu Tị, sẽ khổ hơn là chết .Không chỉ riêng ông , mà mọi người thân , đặc biệt cậu con trai yêu quí .Bây giờ, Trương Ba có danh mới (Trương Ba thật)tìm được lợi mới (sự thanh thản)tình mới (thanh khiết ).
·         Trong cảnh 2, Trương Ba đã gỡ được cái nút thắt như chiếc thòng lọng siết  ngày càng chặt vào cổ ông ( Trí và tim Trương Ba  sống nhờ  nhập vào xác một Hàng Thịt vừa chết ) Ông chấp nhận cái chết cả khối óc ,linh hồn, thể xác  để cứu nhiều người, đó là gia đình ông, gia đình Hàng Thịt và mẹ con chị Lụa .Những kẻ ăn bám (Lý trưởng và đám trương tuần)không còn cơ hội dở trò  ức hiếp, bóc lột dân lành .
-Đoạn kết : Trương Ba vẫn  tìm được chỗ đứng của mình trong lòng những người ông thân yêu (danh ) ông đem trái ngọt cho lũ trẻ, đem điều tốt lành cho cuộc đời (lợi)ông vẫn gần gũi bên người thân (tình ). Những điều tưởng như đơn giản mà quí giá, vì khi còn sống trong xác người khác, ông đã đánh mất .
  Lưu Quang Vũ viết vở “Hồn Trương Ba , da hàng thịt” bằng cách dựa trên một câu chuyện cổ tích cùng tên. Cốt truyện từ   dân gian này có nội dung đơn giản
      Câu truyện cổ dân gian  vừa mang tính giải trí,vừa nói lên tấm lòng “nhân ái” của Đế Thích (có bạn chơi cờ). Lưu Quang Vũ đã “biến tấu”thành một vở bi  kịch mang tính   thời đại sâu sắc . Nam nhi ở đời ai chẳng mong cầu danh  vọng, tiền bạc , lạc thú , cho dù người đó sống ở đâu trên lục địa , vào thời điểm hồng hoang như thời Đam San , hay thời kỳ đất nước ta chuyển mình sau hơn nhiều thập kỉ chiến tranh, bom đạn (1981-84)lúc Lưu Quang Vũ viết soạn vở kịch này, hay thế kỉ XXI chúng ta đang sống . Đó là đích đến cao cả , tốt đẹp , nhiều khi còn là những phẩm chất thiêng liêng của một con người  làm chủ gia đình, làm rường cột quốc gia . Nhưng để hướng về đích đó, cần một phương pháp sống, có kế hoạch  thực hiện.
 Với  thiền sư Minh   Niệm , sự  hưởng thụ (để đạt đến   thỏa mãn) càng  dung dưỡng  bản năng,  tô đậm chất tầm thường của con người,để cảm xúc th ống trị, tâm trí mê mờ,không nhìn thấy đúng sai, thật giả, điều nên và không nên làm Càng lao vào tình dục, ham muốn  thì càng khao khát mãnh liệt .  Tôn thờ danh, lợi ,tình và chịu kiếp nô lệ sẽ bào mòn năng lượng, sức khỏe  trí  tuệ , làm tê liệt khả năng phấn đấu, vươn tới những giá trị lớn , con đường lớn Sức chịu đựng, bản lĩnh ngày một yếu dầnmà  làm lớn dậy  những thói quen tìm kiếm những   cảm giác dễ chịu, tránh né cảm giác khó chọi . Là một nông dân hiểu biết, Trương Ba cũng nhận ra một qui luật : hưởng nhiều, nợ nhiều

    Với Trương Ba, từ một nông dân nguyên vẹn, thẳng thắn, trong sạch, ông thành gã hàng thịt  tàn ác, tham lam và  mê sắc dục . Ông không còn được gia đình, có vợ con,cháu chắt … quí mến, tôn trọng . Vì phương pháp sống của ông là gửi khối óc vốn sáng suốt, giàu lòng thương người cho một gã hàng thịt  có cơ bắp, mê ăn uống và phụ nữ . Mọi kế hoạch , như dạy con trai ,giúp vợ , gìn giữ vườn thuốc nam, bị đảo lộn . Trương Ba đành chấp nhận cái chết . Là một nông dân hiểu biết, Trương Ba cũng nhận ra một qui luật : hưởng nhiều, nợ nhiều

  
   Chủ đề của hai vở bi kịch này, vấn đề xã hội không và chưa giải quyết được : Hãy hướng về nhân dân, hay những con người mình thân yêu,thì cuộc sống , dù chấp nhận hy sinh,vẫn tốt đẹp và nhiều ý nghĩa . Còn nếu  mang tâm lý dựa dẫm , quyền lực, tiền bạc, cả thân thể người khác, kết thúc sẽ vô cùng bi thảm .
    Vấn đề này, hai vở kịch trên đã giải quyết được .
 Trải qua năm tháng, những vở bi kịch vẫn bất tử trong lòng  mọi tầng lớp khán giả
Câu hỏi :
1.      Nêu nguồn gốc của vở bi kịch này.
2.       Tóm tắt vở bi kịch qua năm bước .
3.      Đoạn trích  được chọn   đọc nằm ở  ba phần : Phát triển (bước cuối) Đỉnh điểm và Kết thúc. Đây là phần trọng tâm của vở bi kịch .
 Ta thấy đoạn trích vở kịch có các xung đột : Trương Ba - xác Hàng Thịt;  Trương Ba - mọi người thân trong gia đình ,Trương Ba - Đế Thích
 Hãy phân tích các xung đột và ngôn ngữ nhân vật


No comments:

Post a Comment