Cùng một thế hệ với các nhà Thơ Mới nổi tiếng ( Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử ) nhưng Tố Hữu chọn
xu hướng sáng tác phục vụ nhân dân,với
quan điểm “ nghệ thuật vị nhân sinh” . Năm 1935, lúc nhà thơ vừa tròn 15 tuổi, Phong trào Mặt trận
Bình dân Pháp lên
cao, lập được Chính quyền mới ở Pháp theo xu hướng cánh tả. Nhiều nhân vật của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc
bấy giờ như Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Nguyễn Chí Diểu, Bùi San,...
đã giác ngộ Tố Hữu đi theo con đường cộng sản. Từ đó, ông có cơ hội tiếp cận với nền văn học cách mạng tiến bộ trên thế giới
,văn học cách mạng Nga , Pháp . Tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng
Cộng sản" của Các Mác -
Ăng-ghen và
bộ "Tư bản" của Các Mác cũng
có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và suy nghĩ đang hình thành của Tố Hữu
Từ ấy là tập thơ đầu của Tố
Hữu, được sáng tác
trong khoảng 10 năm ( 1937 đến 1946). Xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ , năm 1959 tái bản có nhan
đề "Từ ấy", bắt nguồn từ câu thơ: Từ
ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim.
Từ ấy gồm 71 bài thơ tập hợp trong 3 phần tương ứng với ba giai đoạn lịch
sử: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài), thông qua chặng đường hoạt động
10 năm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu. Bài thơ “ Từ ấy” được trích trong cụm thơ này .
Máu lửa có 27 bài thơ được sáng
tác trong 2 năm (1937 -1939). Trong thời
gian này, Mặt trận Dân chủ Đông Dương đang
phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương
.Trên thế giới, phong trào chống phát xít, bảo vệ
dân chủ và hòa bình thế giới diễn ra sôi nổi. Với Tố Hữu, giai đoạn này ông được
gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người
lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế.
Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ
sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ
ấy là một điển hình.
Phần Xiềng xích gồm 30 bài sáng tác trong thời gian
tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ ( 1939 đ- 1942.) Phần này như một bản quyết
tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước
súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở
ngại.
Phần Giải phóng gồm 14 bài, sáng tác từ
1942 đến 1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không
khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Bài thơ “ Từ ấy” ra đời vào tháng 7. 1938 Tố Hữu
gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ năm 1936 và 1938 gia nhập Đảng Cộng sản
Đông Dương. Có lẽ đây là cảm xúc sâu đậm, mãnh liệt và chân thành của nhà thơ,
một chiến sĩ cộng sản ghi lại trong những
ngày ông vừa được bước chân vào hàng ngũ
của Đảng cộng sản , sau khi trải qua một thời gian thử thách .
Về hình thức, tác giả vận dụng
thể thơ mới như các nhà thơ trẻ trong
giai đoạn này.Dù vẫn giữ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt truyền thống,nhưng
cách hiệp vần phong phú (dùng nhiều vần như trong thơ cổ phong trường thiên: vần
liên tiếp, vần gián cách). Nhịp điệu linh hoạt, giọng thơ sôi nổi, kêu gọi; đó
là sự giao thoa giữa thơ dân gian ( song thất ) thơ Đường ( thất ngôn ) thơ mới
( thơ sonnet), ngôn ngữ giàu hình tượng và cô đọng và cảm xúc .Chính sự kết hợp
Đông -Tây nói trên đã tạo nên bản sắc dân tộc và sức hấp dẫn riêng của Thơ mới
và bài thơ Từ ấy nói riêng .
Chính từ hình thức nghệ thuật độc đáo này,nên dù bài
thơ là nguồn cảm xúc mang hơi hướm lý tưởng
và màu sắc chính trị, nhưng hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu, giọng điệu dạt dào chất
thơ , làm người đọc hứng thú . HÌnh thức và nội dung tư tưởng đẹp đẽ này đã từng
lôi cuốn biết bao con người trẻ đứng
lên đi theo Đảng, dấn thân vào con đường đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc .
Bài thơ có ba khổ, gọn ghẽ như mọi bài thơ mới thời bấy giờ, và tư tưởng trong thơ cũng
rất mới Ở khổ một , câu chú ý là câu thơ thứ hai : Mặt trời chân lý chói qua tim . Mặt trời chân lý là một hình ảnh
ẩn dụ .Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm và
bật nhất trong Thái Dương Hệ .Khối lượng khổng lồ của nó (332.900 lần khối lượng Trái Đất)[15] tạo ra nhiệt độcực đại trong dải quang phổ vô cùng lớn mà
chúng ta gọi là ánh sáng khả kiến. Còn chân
lý là sự thật có trong tự nhiên,
như một quy luật, không phải do con người tạo ra Có thể
hiểu rằng chân lý cách mạng là một điều rực rỡ, đẹp đẽ như mặt trời, được nhiều
người thừa nhận. Tim là bộ
phận chính trong cơ thể đóng vai
trò sự tuần hoàn, chuyển dịch máu huyết . Tim mang sự sống thể chất và tinh thần của con người,
là biểu tượng của tình yêu . Nắng hạ vốn rất sáng , rất ấm nóng . hồn là phần vô hình trong con người, đó là suy nghĩ, tình cảm .
Câu thơ “Hồn tôi là một vườn hoa lá” có thể
hiểu từ khi ông tìm được mặt trời
chân lý cuộc sống của tác giả
phơi phới như mảnh vườn đang độ
phát triển, đâm chồi nảy lộc
Rất đậm hương và rộn tiếng chim... chân lý của Đảng như chất xúc tác ( nước, phân bón, khí hậu ôn hòa ) làm cho cây tươi tốt, có hoa rực rỡ nở, tất nhiên chim chóc kéo đến đông đúc
Những hình ảnh Mặt trời , nắng hạ, tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim đều mang ý nghĩa ẩn dụ , đi liền với nhau, vẽ lên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động, một bức tranh tình cảm tràn đầy niềm vui sướng. Các từ mạnh ( chói, bừng, đậm, rộn ) càng tô đậm nguồn cảm xúc mãnh liệt, yêu đời , hạnh phúc vô bờ trong tâm hồn nhà thơ từ khi ông được đón chận chân lý cách mang và như được sống một cuộc sống khác . Nhịp thơ sôi nổi , từ 2/2/3 đến 2/3/2 hay 3/1/3 thể hiện một tâm trạng dào dạt nguồn hạnh phúc .
Rất đậm hương và rộn tiếng chim... chân lý của Đảng như chất xúc tác ( nước, phân bón, khí hậu ôn hòa ) làm cho cây tươi tốt, có hoa rực rỡ nở, tất nhiên chim chóc kéo đến đông đúc
Những hình ảnh Mặt trời , nắng hạ, tim, vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chim đều mang ý nghĩa ẩn dụ , đi liền với nhau, vẽ lên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động, một bức tranh tình cảm tràn đầy niềm vui sướng. Các từ mạnh ( chói, bừng, đậm, rộn ) càng tô đậm nguồn cảm xúc mãnh liệt, yêu đời , hạnh phúc vô bờ trong tâm hồn nhà thơ từ khi ông được đón chận chân lý cách mang và như được sống một cuộc sống khác . Nhịp thơ sôi nổi , từ 2/2/3 đến 2/3/2 hay 3/1/3 thể hiện một tâm trạng dào dạt nguồn hạnh phúc .
Thế hệ thanh niên thời bấy
giờ chịu sự chi phối của tư tưởng tư sản
của xã hội tư bản chủ nghĩa , một xã hội
có sự tiến bộ vượt bậc về phương
thức sản xuất ,là một bước tiến có ý nghĩa lịch sử trong xã hội nhân loại. Nhưng
cách mạng tư sản vẫn là sự thay thế chế độ bóc lột phong kiến bằng chế độ bóc
lột tư
bản chủ nghĩa, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản của xã hội là
xóa bỏ chế độ người bóc lột người.Cách mạng vô sản là một
cuộc cách mạng xã hội và chính trị , giai
cấp công nhân tiến hành lật đổ tư bản
Lenin cho rằng để chiến thắng
hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, đảm bảo cho các dân tộc giành lại được độc lập, thì
phải thực hiện sự liên minh, thống nhất của giai cấp vô sản tất cả các nước và
các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.Ở Việt Nam,Nguyễn Ái Quốc cho rằng: Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản. Với những người thanh niên
tha thiết với vận mệnh dân tộc, hạnh phúc nhân dân , đây là mặt tròi chân lý, soi cho họ con đường đi qua đêm đen đang bị thực dân Pháp chiếm giữ .Làm sao nhà thơ
không dạt dào xúc động ?
Cảm xúc hạnh
phúc này đã tạo cho ông có những chuyển biến trong nhận thức . Ông hiểu ngay mục
đích đến cuối cùng là phải xây dựng một khối đời , bao gồm “hồn tôi với bao hồn khổ” . Phải làm sao trong tư tưởng ?Gần gũi họ, sau
khi trang trải , sẻ chia những nguồn sống
về tinh thần , vật chất, và sau khi đã “
bu ộc cột “ rất chặt lòng nhà thơ , tình
cảm nhà thơ với những hồn khổ này . Liên tiếp nhiều động từ cùng một trường nghĩa
( buộc, trang trải, gần gũi ) trong một
đoạn thơ, bốn câu rời , nhưng có mạch lập
luận móc xích rất chặt chẽ. Tư duy của
người cộng sản trẻ tuổi này cũng rất rõ ràng, sáng sủa. Trong các
truyện ngắn “Rừng Xà nu” và “ Vợ chồng A Phủ”, chúng ta gặp hai thanh
niên rất trẻ, những đảng viên cộng sản trẻ, hiểu biết ,nhiệt tình , đã nhận thức
rõ mục đích hành động của mình, là “xây dựng một khối đời “.Đó anh Quyết và A Châu. Nhận thức của họ hẳn mạch
lạc, thông sáng như Tố Hữu tuổi 17 .Do đó, qua khổ cuối, hành động mới là điều
cần thiết để tọa nên một “ khối đời” mạnh.
No comments:
Post a Comment