Monday, August 26, 2019

ĐỌC TÁC PHẦM TỰ SỰ THEO TÌNH HUỐNG .



I.                    CHỦ ĐỀ  CỦA NHỮNG TÁC PHẨM TỰ SỰ 
          Nội dung tư tưởng của các tác phẩm thuộc  loại tự sự ( truyện ngắn,tiểu thuyết, kịch …) rất phong phú.                 Tuy nhiên , chúng ta có thể gom về các nhóm  sau

-         1.Đấu tranh cho sự tự do , trong đó con người  được đối xử  bình đẳng , bác ái . Chủ đề  này  nằm trong các tác phẩm thuộc xu hướng cách mạng ( Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc, Tinh Thần Thể Dục  của  Nguyễn Công Hoan
-          2.Trách nhiệm của công dân với Tổ Quốc (các  câu chuyện lịch sử về Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ trong Đại Việt Sử ký của Ngô Sĩ Liên)
-         3. Đấu tranh cho một  thể chế chính trị tốt đẹp : có chính quyền cách mạng- có lãnh thổ độc lập- người dân sống trong thanh bình ( Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành , Những đứa con trong gia đình  của Nguyễn Thi, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ Nhặt  của Kim Lân, Chiếc Thuyền Ngoài Xa của Nguyễn Minh Châu , kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng) Chủ đề  này  nằm trong các tác phẩm được xây dựng bằng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa) .
-          4.Phê phán và lên án xã hội đề cao những giá trị nghiêng về vật chất danh vọng, tiền bạc, lạc thú không có điểm dừng , chà đạp nhân cách, phẩm giá con người,đảo ngược những giá trị cao quý , đồng thời cũng ca ngợi những khát vọng được sống trong ấm no hạnh phúc của  người lao động (Thượng Kinh Ký Sự của Lê Hữu Trác , Chức Phán Sự Đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều  của Nguyễn Du, Chí Phèo của Nam Cao,Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh ,vở kịch Hồn Trương Ba, Da  Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ..) Chủ đề  này  nằm trong các tác phẩm được xây dựng bằng phương pháp  hiện thực phê phán

-         5. Ca ngợi những con người sống có lý tưởng cao đẹp, có khát vọng chân chính, vượt lên trên những ham muốn tầm thường, nâng cao giá trị sống của con người(Ông già và biển cả , Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam, Những Người Khốn Khổ của Victor  Hugo, kịch Romeo và Juliet của Shakespear) Chủ đề  này  nằm trong các tác phẩm được xây dựng bằng ngòi bút lãng mạn.

Để nắm được chủ đề tư tưởng của văn bản tự sự, việc tìm  tình huống và bám tình  huống là yếu tố cơ bản để thâm nhập tác phẩm tốt nhất
II TÌNH HUỐNG

1.     Tình huống là gì ?Để có thể khai thác mỗi tác phẩm theo đúng chủ đề , chúng ta có nhiều lối thâm nhập. Một hướng  đi tích cực, chủ động và hợp lý hơn cả, đó là bám tình huống truyện.
         Mọi tác phẩm tự sự đặc sắc đều  gắn liền với những tình huống truyện độc  đáo.
        Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa…Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” và “…những người cầm bút có cái biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống…nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”      .Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt … Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”
   Như vậy , “ một cái tình thế xảy ra chuyện, (Nguyễn Minh Châu) điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày(Nguyên Ngọc)” thường nằm vị trí nào trong  một tác phẩm tự sự ?
2.  Vị trí của tình huống :     Kịch, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, ngay cả những   văn bản thuộc thể loại   truyện không có cốt truyện, đều có phần chứa một biến cố đầu tiên, quan  trọng xảy ra cho cuộc đời nhân vật ngay  sau khi nhân vật chính đó xuất hiện. Biến cố nằm luôn nằm trong phần tạo một nút thắt lớn cho câu chuyện .  Biến cố này được gọi là Tình huống truyện. Sự cố đầu tiên xảy ra cho nhân vật là một  sự xung đột,mâu thuẫn,va chạm do hành động của hai bên gây ra Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ  Có nhiều dạng tình huống: Tình huống hành động, Tình huống tâm trạng Tình huống nhận thức.

      3.Cách tìm tình huống : Nhiều tác phẩm tự sự có những  kết cấu riêng, tùy theo ý đồ của tác giả , nhưng bao giờ  người đọc cũng sẽ phát hiện ra năm phần  chính của cốt truyện: khai đoan, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Dựa theo nhân vật chính trong phần Khai đoan , tác giả sẽ cho chúng ta biết  nhân vật chính tên tuổi là gì ? Sống vùng nào, trong giai đoạn nào, làm nghề gì, tính tình như thế nào, hay có thể gom lại trong bốn phần : xuất thân từ đâu? Đời sống trí tuệ, tình cảm ra sao ? đại diện cho thành phần giai cấp nào trong xã hội ?
  Sau những phần đó, ta sẽ thấy nhân vật bị đẩy vào một cảnh ngộ đặc biệt nào đó, mà cảnh ngộ này sẽ chi phối toàn bộ  những diễn biến xoay quanh số phận ( giàu nghèo) tính cách ( tốt xấu) của nhân vật chính . Cảnh ngộ này chứa một sự biến –đó là cuộc đụng độ giữa nhân vật với một hay nhiều người, tạo nên một cái gút ( nút thắt) . Chúng ta gọi đây là tình  huống truyện. . Từ sự biến này, câu chuyện phát triển qua hàng loạt tình tiết khác, dẫn đến cao trào, bắt buộc  đi đến kết thúc câu chuyện (mở nút) Hầu hết các  tác phẩm  tự sự đặc sắc luôn mang theo tam giác này.
III.             TÌNH HUỐNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM :
 * Tình huống hành động: là dạng tình huống đặt ra buộc người viết để cho nhân vật  phải giải quyết  bằng những hành động
1.     VI HÀNH   ( Nguyễn Ái Quốc )Đọc   Vi Hành, một truyện ngắn “ cực ngắn” được viết   bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc, ta thấy tình huống tác giả đặt ra khá ly kỳ. Người Pháp đã nhập nhằng giữa hai thanh niên Việt Nam có tuổi tác, vóc dáng, sắc tộc  hao hao nhau, đang có mặt ở Pháp..
 Câu chuyện phát triển với ngòi bút châm biếm  theo hai ý tưởng lớn: (1) tác giả đồng tình với cách  đánh giá của người Pháp bản xứ ( Khải Định là một ông vua bù nhìn,dốt nát, ăn chơi ), nhưng(2) tác gỉa cũng lên thái chủ trương mị dân của chính phủ Pháp ( lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái là trò giả hình tráo trợn ở Pháp ) Như vậy, để mở chiếc nút thắt đầy  trớ trêu của câu chuyện, tác giả buộc phải lên tiếng qua một  truyện ngắn đậm màu sắc châm biếm,lối chơi chữ, tương phản,phóng đại mà người Pháp thường dùng, khẳng định hai con người này hoàn toàn đối lập với nhau :tác giả  đến Pháp để đòi tự do cho dân Việt Nam tại bản xứ, trong đó con người được đối xử bác ái, bình đẳng . Trái lại, Vua Khải Định đến Pháp để thỏa hiệp với thực dân Pháp

2.      TINH THẦN THỂ DỤC  (Nguyễn Công Hoan )Tình huống trong Tinh  Thần Thể Dục của Nguyễn Công Hoan lại độc đáo trong một khía cạnh khác. Một trát ( công văn ) đưa về,  bắt buộc một trăm người nông dân   đàn  ông làng quê nghèo khó này “ phải” đi xem đá bóng .
Bằng lối chơi chữ, tương phản,phóng đại của văn trào phúng tương tự Vi hành , tác giả chỉ trích hành vi đi ngược lại lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái của thực dân Pháp . Và rồi cuộc chiến đấu tranh cho tự do, bình đẳng , bác ái nổ ra. Có tự do hay không ?   . Tự do là phải một lòng một dạ làm theo ý quan . Trái  lại: rũ tù ! Có bác ái không ?Lý trưởng  dửng dưng trước cảnh túng quẫn  của dân lành, nhẫn tâm với kẻ : ốm gần chết cũng phải đi .Đây không biết, đây không nghe .Và ông cũng “không thấy ”luôn .Ba không. Có bình đẳng không? lý trưởng đối xử với người dân quê An Nam thế nào nhé :ngu như lợn.
         3 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi ) : Nhà văn liệt sĩ Nguyễn Thi đã tâm sự cùng tác giả Rừng Xà Nu Nguyễn Trung Thành : Cuộc chiến đấu trước mặt bọn mình(1962-68) chắc chắn sẽ hết sức khốc liệt. Ở trong ấy lúc này chúng ta chưa có dân, chưa có đất, toàn bộ chính quyền còn trong tay kẻ thù. Gần như phải bắt đầu từ tay không mà đi tới giành lại tất cả. Tình hình như vậy mà mình về để làm văn chương thì vô nghĩa, vô duyên quá. Về trong ấy, có lẽ mình sẽ làm tất cả việc gì cần làm cùng với đồng chí đồng bào, làm gì cũng được, bất cứ việc gì có ích dù nhỏ nhất. Mình sẽ chỉ trở lại cầm bút khi nào việc cầm bút thật sự cần thiết và có ích như cầm súng hoặc là hơn thế”.
Vì vậy, để xây dựng một truyện ngắn hướng về mục đích “ đấu tranh bảo vệ dân, gìn giữ đất, xây dựng chính quyền cách mạng” , nhà văn chọn tình huống : Xã Định Thủy  ngày ấy cũng như nhiều thôn xóm miền Nam  đang đương đầu với một cuộc chiến dai dẳng,một bên là  nhân dân  miền  Nam quyết  giữ đất, giữ dân, xây dựng chính quyền cách mạng, một bên là giặc  chủ trương giành dân lấn  đất, lập các vùng  chiến lược, để đặt chính quyền của họ. Giặc có quân lính đông đảo, vũ khí hiện   đại, nắm thế chủ động, còn người dân tay không, thưa thớt, hoàn toàn bị động ,làm sao đây ?

4 . RỪNG XÀ NU ( Nguyễn Trung Thành ) : Cùng hướng về mục đích này, nhà văn cho biết mình  ông đã chọn tình huống  bằng cách nào và như thế nào !
 Nhà văn kể  “ Hồi tháng 5 năm 1962, hành quân từ miền Bắc vào, tôi cùng đi với anh Nguyễn Thi, Cùng đi dọc Trường Sơn từ Bắc vào, đến đêm chia tay mỗi người về chiến trường của mình -là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời. Tôi yêu say mê cây rừng xà nu từ ngày đó. Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận. Không khí ở đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất ngả lưng êm ru.-.. Nguyễn Thi và tôi đã sống với nhau một ngày một đêm chia tay cuối cùng( nhà văn  Nguyễn Thi hy sinh tại Sài gòn năm 1968) trong khu rừng tuyệt vời ấy. Cùng nhau ôn lại cả cuộc đời mình, và nói với nhau về cuộc chiến đấu đang chờ mình trong kia...
     Đầu năm 1965, trên đường từ chiến trường ngoại ô thị xã Quy Nhơn (thuộc tỉnh Bình Định) trở về cơ quan bộ tư lệnh quân khu 5 đóng ở rặng núi Răng Cưa, giáp ranh hai huyện Trà Mi (Quảng Nam) và Trà Bồng (Quảng Ngãi), tôi chứng kiến cuộc đổ quân ồ ạt hung dữ chưa từng thấy của mấy vạn thuỷ quân lục chiến Mĩ vào bãi biển (bãi biển Chu Lai ngày nay ). Tôi còn nhớ rất rõ ngày hôm ấy: ngày 8 tháng 3 năm 1965. Số phận đã cho tôi cái may mắn chứng kiến một sự kiện lịch sử: cuộc đổ quân đầu tiên của Mĩ, ngaỳ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam nước ta.
   Đó là những ngày sôi sục, nghiêm trang, nghiêm trọng, lo lắng, quyết liệt, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ. Tôi được giao viết một truyện ngắn về đồng bằng, nhưng chữ viết cứ nằm bẹp trên trang giấy  .Tôi bèn chuyển đề tài: viết về miền núi. Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hề tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu”
   Truyện  bắt đầu bằng một khu rừng xà nu này . Đó là thời điểm ba năm sau, khi Tnú tham gia đội quân chính quy của cách mạng và về thăm làng. Dít trở thành bí thư chi bộ ( thay mặt Đảng lãnh đạo nhân dân   về mặt chính trị ) kiêm  chính trị viên xã đội ( thay mặt Đảng lãnh đạo nhân dân   về mặt quân sự  ). Người dân đã có chính quyền cách mạng dẫn đường . Rừng xà nu, chính là lãnh thổ, đất đai mà biết bao người đã đổ máu để giữ gìn . Nhân dân sống trong không khí vừa chiến đấu chống  giặc,  vừa ra sức   xây dựng  đời sống kinh tế văn hóa giáo dục , dù  đạn đại bác  của giặc vẫn  dội ngày hai lần ,do chúng không còn dám đổ quân đến .
  “ Có được câu đầu rồi: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc... bỗng tất cả như bật dậy, mở ra. Tôi đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu - (mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình, như chạm nổi lên như vậy, có không gian như tượng tròn và có cả mùi vị có thể ngửi thấy được) - và truyện sẽ kết thúc cũng bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là "bố cục" cơ bản đã thấy được rồi...Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ.”
   Phần khai  đoan, tác giả chọn các nhân vật chính  bằng cách nào ? Cũng là những anh hùng có thật.  Theo lời tác giả,thì “Tôi được biết ông cụ Mết (nhân vật của Rừng Xà Nu) từ những năm  chiến tranh chống Pháp. Làng Xóp Dùi của ông Mết ở bắc Kon Tum , một trong  hai làng kháng chiến nổi tiếng: làng Xi Tơ  ở Gia Lai, và làng Xóp Dùi này  . Ông Mết có rất nhiều thành tích.  Sau 7 năm ở miền Bắc, năm 1962 tôi trở về Tây Nguyên . Khoảng 1963, một chuyến đi công tác gặp giặc càn, bị lạc đường và  đói, tôi tìm vào làng đồng bào Xê Đăng kiếm ăn . Đó là làng anh Đề. Anh Đề, một thanh niên khoảng gần 30 tuổi, là người đứng đầu làng này. Suốt mấy đêm liền, bên bếp lửa nhà sàn đốt suốt đêm để chống rét bằng củi xà nu, anh Đề kể cho tôi nghe chuyện hồi 1959, chính anh đã cùng 10 trai tráng làng này dùng dao rựa, giáo mác giết sạch một tiểu đội lính Diệm, bắt đầu cuộc chiến đấu vũ trang . Nhà văn kể tiếp : Và thật lạ đối với chính tôi, tôi biết rất rõ rằng, chắc chắn rằng "làng" - cái "làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc" ấy - chính là cái làng anh Đề ! Tôi biết và thấy rõ.”
“Và tôi bỗng biết luôn, cũng rõ ràng như vậy, tôi sẽ viết chuyện về cuộc khởi nghĩa của anh Đề, cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một tên khác cho anh Đề. Tên Đề nó Kinh quá, người Kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng tên ấy. Nó "không khí" hơn nhiều. Khi đã biết tôi sẽ viết chuyện anh Đề - Tnú - tôi thấy yên tâm và bình tĩnh.   Tình huống truyện là :làng Xô-man   ngày ấy cũng như nhiều thôn bản  Tây Nguyên  đang đương đầu với một cuộc chiến dai dẳng,một bên là  nhân dân  Tây Nguyên  quyết  giữ đất, giữ dân, xây dựng chính quyền cách mạng, một bên là giặc  chủ trương giành dân lấn  đất, lập các vùng  chiến lược, để đặt chính quyền của họ. Giặc có quân lính đông đảo, vũ khí hiện   đại, nắm thế chủ động, còn người dân tay không, thưa thớt, hoàn toàn bị động ,làm sao đây ?

   Câu chuyện cứ phát triển dần . Những tháng ngày bảo vệ cán bộ Đảng, rồi Tnú   đã trưởng thành, nhận lấy trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang. “ Một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của làng xóm, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngay trước mắt Tnú.”  Đây là  cao trào của tác phẩm. Và đây cũng chính là hoàn cảnh anh hùng “ Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy  )”Hành động thật anh hùng, đẹp  đẽ như sử thi vậy . “Dít , em gái Mai ,sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện..”
   “Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn. Là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm, nhưng không che lấp sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau. Có lẽ cũng từ đó mà thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được...”
 “Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện ra tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các bà cụ già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng thân yêu và thẹn thùng vác ống bươm đứng tránh ra một bên cho Tnú rửa mặt, tắm mình trong vòi nước làng quê... cả đến tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya, cả đến lùm khói quyện lên từ chiếc ống điếu vồ của cụ Mết, cả cái lối Dít xem xét kiểm tra nghiêm khắc và thương yêu từ giấy phép của Tnú, cả mười ngọn lửa xà nu cháy giần giật trên mười đầu ngón tay đau đớn của Tnú... Tất cả, tôi không phải "bịa" thêm gì cả, tôi thấy rõ hết. Mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi, nó hoàn toàn có thật.  Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối... cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.”
“Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời. Nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả, đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây, bởi "nhìn  ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.Đây là phần kết thúc tác phẩm .”
 Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã nhớ lại  bối cảnh,quá trình ông viết Rừng xà nu .Những chi tiết ông kể là cái khung dàn ý của câu chuyện vừa phản ánh hiện thực, vừa pha màu sắc hư cấu.  Tình huống là cốt lõi của câu chuyện. Nó sẽ góp phần xâu chuỗi các bước tiến hành kể chuyện, vừa lý giải và  khắc họa số , tính cách nhân vật chính,
 5.   VỢ CHỒNG  A  PHỦ(Tô Hoài ) .
    Tô Hoài đã mượn những nhân vật, những sự kiện có thật  từ cuộc sống của người dân tộc Mông  những năm 50 của thế kỷ trước để xây dựng câu chuyện.  Năm 1952,là  phóng viên của báo Cứu Quốc (báo Đại Đoàn Kết bây giờ), Tô Hoài  được  cử lên Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu để  viết về cuộc sống nhân dân ở đây. Chuyến  công tác ở Phù Yên (Sơn La). ông gặp một cặp vợ chồng người Mông vào đúng dịp tết truyền thống của họ. Đó là  Lầu A Phử và Mùa Thị A (là  A Phủ và Mỵ trong truyện ngắn cùng tên ) . Họ kể việc phải  bỏ trốn khỏi nhà  tên  thống    rất tàn ác làm tay sai cho Pháp.  Bối cảnh chính của Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài đặt chính ở xã Hồng Ngài, thuộc huyện Bắc Yên (Sơn La ngày nay) Lúc bà bị bắt mới 15, 16 mùa lá rụng( tuổi ) Bà bị thống lý Mùa Chờ La bắt về phục dịch, rồi chồng bà sau này, ông Lầu A Phử cũng bị bắt về nuôi trâu, nuôi ngựa, rồi trồng thuốc phiện.  Những chi tiết thực này có thể xem là tình huống trong truyện : . Mỵ phải làm vợ A Sử vì  món nợ bố mẹ để lại,vì ruộng nương quá ít,  muốn đi chơi xuân cũng bị trói. A Phủ mồ côi,không một tấc đất trong tay, cũng do giành gái ngày xuân mà mang họa, phải làm đầy tớ cho A Sử .  Nỗi khổ đau, ê chề của họ không một ai thấu hiểu . Quá khứ đau thương  của họ do những nguyên nhân rất hiển hiện của mọi con người khi đất nước bị ngoại xâm : không có đất cày cuốc, không  được một chính quyền vì dân  dẫn đường .Thống lý Pá Tra là nguyên mẫu của ông Mùa Chờ La. Mùa Chờ La chuyên đàn áp, cướp bóc của cải người dân nên bà con rất căm thù.  Cái hang mà thời xưa vợ chồng A Phủ  bỏ trốn giờ vẫn còn, người ta gọi là hang A Phủ . bố ông Mùa Chống Lầu
Sau khi trốn khỏi nhà thống lý Mùa Chờ La, hai vợ chồng A Phủ đã về sinh sống và làm cách mạng ở xã Hồng Ngài. Ông Mùa Chống Lầu, con trai Mùa Chờ La và   Lầu A Phử  đều có những vị trí trong chính quyền cả. Ông Mùa Chống Lầu lúc bây giờ đang là ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc khu. Bố tàn ác,nhưng , đến đời con, thống lý Mùa Chống Lầu lại đi theo cách mạng, theo Việt Minh và giúp đỡ cho bộ đội chúng ta rất nhiều. Ông Mùa Chống Lầu đã xây dựng cơ sở, vận động tất cả người Mông khu 99 theo cách mạng, theo bộ đội Cụ Hồ. Tô Hoài đã gặp và làm bạn với thống lý Hồng Ngài (Bắc Yên) khi đó là Mùa Chống Lầu
   Cán bộ A Châu" Đinh Văn Tôn sinh năm 1930. Khi vừa tròn 20 tuổi, ông nhận nhiệm vụ gây dựng cơ sở, tuyên truyền cách mạng cho đồng bào Mông, Mường, Thái ở Khu 99 (huyện Bắc Yên) để tạo điều kiện cho Việt Minh mở rộng địa bàn hoạt động bên tả ngạn sông Đà, kết nối Chiến khu Việt Bắc với chiến trường Sơn La và Điện Biên Phủ. Ông Tôn là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở bản Mùng, xã Tân Phong, huyện Phù Yên. Ông đi theo cách mạng từ rất sớm và và là một cán bộ cốt cán của lực lượng Việt Minh hoạt động tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và huyện Phù Yên.
.  Tháng 1.2012, phóng  viên Phùng Bình của Báo Mới đã có dịp ghé bản  Lung Tang, đỉnh cao nhất của xã Hồng Ngài , huyện Bắc Yên (Sơn La ngày nay) thăm “cô Mỵ “ Ông đã mất, . bà  không biết chữ, không nói, nghe được tiếng phổ thông cho nên  bà cũng không biết mình bao nhiêu tuổi.  Có lẽ hơn 80 ,vậy thôi... Trông bà vẫn còn khỏe lắm.  . Ở nhà hàng ngày bà giúp cháu con những việc cơm nước, lùa trâu vào chuồng. Kể về cuộc sống hiện tại bà bảo "ưng cái bụng" lắm. Giờ đi đâu cũng có xe máy, ngô lúa thì năm nào cũng đủ ăn. Bọn trẻ bây giờ được học hành, được biết cái chữ, đứa nào cũng có cơm no, quần áo để mặc. Cái bà "ưng cái bụng" nhất là con gái lớn lên không bị bắt đi làm vợ nữa. Thích ai thì được yêu, được lấy. Ngày ấy, may là cả bà và chồng dám bỏ trốn, rồi may mắn được gặp cách mạng.Khi kể về người chồng A Phủ - Lầu A Phử, bà tự hào lắm. Bà bảo hai người sống rất hạnh phúc. Khi ông ốm, bà đã cố gắng đi lấy rất nhiều thuốc cho ông nhưng không qua được.Ông cứ dặn bà đừng lấy chồng nữa, ở thế thôi. Bà đã nghe lời ông .

 6.  VỢ NHẶT (Kim Lân )  là một  truyện ngắn  được sáng tác năm 1962, một khoảng lùi có độ  xa từ nạn đói kinh hoàng 1945. Với Kim Lân “Chuyện Tràng “ nhặt vợ” là một sự lạ,nhưng sự kiện đó chỉ gây ra   chút tò mò ban đầu thôi.. Tình huống câu chuyện được nhiều người xem là  độ đáo ở điểm một người thiếu nữ , do nạn đói  trôi dạt đến nơi Tràng vẫn hằng ngày đẩy xe cút kít mưu sinh. Chị giúp anh một lần, đòi anh trả công bằng bốn bát bánh đúc,rồi sau đó theo anh về làm dâu mẹ  anh .  Từ biến cố lớn lao này xảy ra thật bất ngờ trong đời Tràng, đặc biệt cho chị “vợ nhặt”, câu chuyện diễn tiến theo ba cảnh . Cảnh một,( là quá khứ ) Trang giữ vai trò chủ động. Với Kim Lân, “ do hoàn cảnh khắc nghiệt của đời sống, mọi người không còn đủ sức để  nhận ra điều đó là ngược đời . Nó còn được dùng như một  cái thước đo vô hình, kiểm lại cuộc sống hiện tại của họ.Câu chuyện của Tràng nhanh chóng không còn được bàn tán nữa ,khi họ cùng nín lặng hiểu ra   số phận khắc nghiệt đang treo lơ lửng trên đầu họ Cảnh hai(hiện tại ) nhân vật  quan  trọng là người mẹ.Nhà văn tâm sự “Chuyện Vợ Nhặt do tôi sáng tạo ra.Không thể có một bà mẹ,một cô con dâu như thế trong đời  sống thực .Tôi muốn phân tích tâm trạng,thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống không có lối thoát . Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự yêu thương nhau,không phải là sự giành giật” Tác giả  xúc động nhất đoạn bà  cụ Tứ đón nhận cô con dâu.Bà nhanh chóng hiểu rõ hoàn cảnh và chấp nhận ngay. Tình của người mẹ thật lớn.  Bà không chỉ thương con trai mà đầy lòng thương xót đối với người đàn bà cùng quẫn kia,  dù hoàn cảnh bà cũng không khá hơn lắm. Đó là bản chất nhân đạo trong tâm hồn người Việt. Đó cũng là chủ đề của câu chuyện.
  Qua cảnh cuối,(tương lai ) chị con dâu trở  thành người mở ra một hướng đi trong tương lai cho cuộc sống của họ . Nơi ngưỡng cửa của cái đói,họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó, họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới ,dù là rất mong manh   Một niềm tin mong manh trước khi người người nồng nhiệt đón mừng cuộc cách mạng trong tháng Tám năm ấy(1945)    Sau đêm tối,  bình minh sẽ hiện ra. Trong  bóng đen của  cái đói hoành hành, người ta không mơ  tưởng những điều cao siêu, mà ấp ủ khát vọng được “nên người, có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này” một “ địa vị” giản đơn nhưng  không dễ dàng có được, nuôi giữ một  dự định “mua lấy  đôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại có ngay đàn gà” chút “ tài sản nhỏ nhoi”  bắt đầu từ hạnh phúc ấm ấp “ chị vợ là người hiền hậu đúng mực,bà mẹ cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh,  còn Tràng thì vui sướng, phấn chấn” .
    7. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
     Được tác  giả  lấy bối cảnh từ  một  gia đình làng chài miền trung . Người  dân vừa bước ra khởi một cuộc chiến chống Mỹ  khốc liệt  hơn hai mươi năm ,  vết tích chiến tranh còn để lại rất rõ.   Nhân vật Phùng từng đã  cầm súng mười năm trên rừng A So thuộc miền quê này  để người dân có một cuộc sống mới : có chính quyền cách mạng,  ngư  dân được cấp đất . Theo    Phùng,  tất cả sẽ ổn .    Thế nhưng , tại sao  người chồng   ở nơi này lại  đánh đập vợ .Không riêng gì người bố thằng Phác, mà qua lời cô y tá, một cư dân tại đây, hầu hết đàn ông, những chúa thuyền vùng phá này  đều rất tàn bạo với vợ con . Vì  vậy mà cô y tá  chưa chịu lập gia đình . Thắt nút câu chuyện nằm ở đây. Và cũng là tình huống của câu chuyện.
    Từ đó, những   vấn đề lớn buộc phải giải quyết  : (1)   ngư dân lấy sông nước làm nhà nên việc cấp đất   trở nên vô nghĩa .  Công việc “ vô nghề đi tát, mạt nghề đi câu” , khiến hạnh phúc hiếm hoi của  hai vợ chồng với đàn con đông đảo là “ chỉ vui khi thấy con được ăn no” .  Chính quyền phải  giúp họ một chiếc cần câu khác .(2)  Vừa ra khỏi cuộc chiến, người chồng còn mang  một quan niệm xưa cũ .Không mang lại bát cơm no cho con cái ( lợi lộc vật chất ) thì danh dự một người chồng,  người cha, người chủ con thuyền là con số không,  dù anh ta có được vợ con cảm thông đến đâu, đó là vợ đưa lưng chịu trận, còn con gái lớn  tìm cách uy hiếp đứa em trai luôn thù hằn cha đã đánh đập mẹ mình ,để “ bảo vệ cha” . Vì vậy, cứ “ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, chị phải  cắn răng  nín lặng chịu  đựng . Phải làm sao cho người chồng nhận ra vấn đề ?
(3) Đừng nhìn vào cảnh thuyền và biển đẹp như một bức tranh cổ,   khiến người xem luôn mơ tưởng một cuộc sống có tương lai rộng mở, hạnh phúc, no ấm.Thực tế cuộc đời vốn phũ phàng. Phùng không hề nhìn thấy thuyền, biển thật đẹp lúc bình minh, mà anh chỉ thấy dáng người mẹ, một phụ nữ làng chài, vất vả, nghèo khổ, nhưng mạnh mẽ,  bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông” .
…Họ vẫn chưa có hạnh phúc trọn vẹn, con cái thiểu thốn, tương lai bế tác . Trách nhiệm của “các chú cách mạng” là gì?ở đâu ?

   8 . VŨ NHƯ TÔ  (  Nguyễn Huy Tưởng ): Vở kịch này được viết năm 1943khi Nguyễn Huy Tưởng  gia nhập Hội  Văn hóa cứu quốc. Hoạt động của Hội là gạt bỏ những nét tiêu cực phong kiến lạc hậu trong văn hóa Việt Nam, vốn xem nhẹ  vị trí quan trọng của người nông dân, lại  đề cao sức mạnh quyền lực của vua chúa thống trị . Qua lịch sử , ông bắt gặp Vũ Như Tô,một  nhân vật có thật, .” Đại Việt sử ký toàn thư  không dùng những lời lẽ tốt đẹp mà chép sử  bằng sự thật: "Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước”. . Mới một năm, công trình dành cho vua Lê Tương Dực  hoàn thành 1/5, nhưng dân chúng vô cùng khốn khổ : đói kém, mất mùa, nhân dân oán than, thù trong (Trịnh Duy Sản)giặc ngoài (Trần Cao).  Vũ Như Tô là một nghệ sĩ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật không phục vụ nhân dân , gây nên nhiều  đau khổ, cuối cùng bản thân ông “  bị chém ở ngoài cửa thành, khi  Như Tô đương coi làm mấy nóc nhà đại điện chưa xong. Mọi người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn. "
    Tình huống tác giả đặt ra là : Ông xiêu lòng bởi lời thuyết phục của Đan Thiềm, một cung nữ bị thất sủng :Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại muôn đời .Dân ta nghìn thu được hãnh diện .. Hậu thế sẽ xét công cho ông, và nhớ ơn ông mãi mãi. Đất Thăng Long này thành nơi kinh kỳ lộng lẫy nhất trần gian.
Từ tình huống này, vở bi kịch  phát triển theo hướng tiêu cực như lịch sử đã ghi chép :nhân dân khốn khổ, đất nước loạn lạc, vua bị giết. Vũ Như Tô   cũng không bảo toàn được  thân mình . Vở kịch đặt ra một vấn đề thứ nhất. Người nghệ sĩ  phải sáng suốt và nhân ái , phải có tấm lòng đồng cảm với nhân dân, nhận ra đâu là điều quan trọng  nhất : nhân dân hay  sự xa hoa lãng phí , nghệ thuật phục vụ cho ai trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc ?  Thứ ba,bản thân người cầm quyền cũng cần tỉnh táo và nhân hậu  khi   chọn lựa : vì mình hay vì dân ?
   9. TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG,MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY    dựa theo một tình huống lịch  sử  của nước nhà . Đấy là thời điểm nhà vua chủ quan khi ung dung sống trong thành Cổ Loa kiên cố, có nỏ thần linh  nghiệm .
    Tác giả dân gian  chỉ ra những bài học dựng nước và giữ nước sâu sắc :
-          Cổ   Loa thành và Nỏ Liên Châu có nguồn gốc từ đâu ? Nhân dân có vai trò như thế nào  trong công cuộc  giữ nước của vua An Dương Vương ? ( chính họ tạo ra Cổ   Loa thành và Nỏ Liên Châu.)
-          Vì sao nhà vua không hề có ý thức cảnh giác khi biết Trọng Thủy là con trai Triệu Đà, kẻ thù của mình ?( Thái độ quá tự tin , tự mãn , vua bỗng xem nhẹ vai trò lãnh đạo đất nước của mình, không coi trọng số phận của sinh linh trăm họ bằng hạnh phúc của con gái, không chú ý đến giang sơn mà chăm chăm vào Cổ   Loa thành và Nỏ Liên Châu.)
-          Bản chất của Trọng Thủy như thế nào ?( gián điệp đột nhập chốn trung tâm thành, đưa tay tráo nỏ)
-          
10   .THUỐC ( Lỗ Tấn)Mới đọc,câu chuyện có những tình tiết khiến người đọc khó nắm bắt  trọng tâm.Nhân vật chính là ai? Nhân dân ở thành Thiệu Hưng hay Hạ Du, một nhân vật chỉ  xuất hiện gián tiếp.Ở đây có thể chọn ra hai tình huống . Nếu lấy nhân dân là nhân    vật chính, thì tình huống là gì ?Họ đối xử tàn tệ với Hạ Du, người chiến sĩ của tổ chức chống triều đình nhà Mãn Thanh, kẻ sẽ  đem đến cho họ cuộc sống mới.Nếu chọn Hạ Dụ làm nhân vật chính thì ngược lại cũng thế: anh bị hành hình, máu anh bị biến thành một món hàng hóa. Ước nguyện của Lỗ Tấn là qua câu chuyện, ông muốn lên tiếng đánh động người Trung Quốc một vấn đề , mà chính  Thu Cẩn đã quyết tâm “không đổ máu cách mạng sao có thể thành công”, nghĩa là nhân dân hãy tỉnh táo và có thiện cảm với phong trào cách mạng. Đó là vị thuốc là máu các chiến sĩ đã đổ để chữa trị căn bệnh xa rời cách mạng của nhân dân.Đừng dùng máu người yêu nước để chữa chứng ho lao, vì hành động đã báo động  nguy cơ người dân thật sự mê muội và không có lòng tin vào cách mạng.
* , Tình huống nhận thức : tình huống trong tác phẩm dẫn đến những xung đột và biến cố buộc người đọc phải suy nghĩ, nhận biết, đánh giá  để tháo gỡ .
 1. TRUYỆN KIỀU (Nguyễn Du):
   Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du đưa ra thuyết tài mệnh tương đố “ chữ tài chữ mệnh ghét nhau” dẫn đến nhiều khổ đau cho Kiều, những cuộc bể dâu. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là  vì thói  đời tôn thờ  tiền bạc . Kiều phải bán mình , để có tiền chuộc cha . Đấy là một nút thắt, tạo nên  một tình huống vô cùng lớn lao của pho tiểu thuyết thơ này .
    Từ đây, nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng để dựng lên nhiều vấn đề lớn . Cuộc đời Kiều là sự mâu thuẫn  về quyền sống của con người ( đặc biệt người phụ nữ )với sự áp bức của xã hội phong kiến suy tàn.  Nỗi đau của Kiều trong quãng đời lưu lạc là  bi kịch của những kiếp người yếu thế trong xã hội, một xã hội lấy  sức mạnh của người có địa vị, tiến của ,háo sắc làm giá trị sống. Vì vậy, tính cách  và những   phẩm chất của Kiều tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người . Hình ảnh Từ Hải xuất hiện như một vì sao rực rỡ  xua tan bóng  đêm bất công, tàn bạo, là bản hùng ca về lẽ phải, công bằng .
        
     2 . CHÍ PHÈO  ( Nam Cao )
         Không  mong mỏi  lộc trọng quyền cao” trong Kiều, mà với  Chí Phèo, một  chàng trai tuổi hai mươi ,chân chất,  cần kiệm, chỉ “ ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.” Có vợ, có một gia đình nho nhỏ, đó là hạnh phúc, tình yêu. Có ruộng  nghĩa là đã có chút tài sản sau nhiều tháng năm cần cù, tích cóp, chồng làm thuê, vợ dệt vải . Có danh , là một nông dân, xóa bỏ cái thân phận làm tá điền cuốc mướn, cày thuê . Chỉ thế thôi. Trong khi đó, chức quyền, vàng  bạc, mê đắm  sắc dục trong Bá Kiến được  thỏa mãn đầy đủ, thế như ng lão vẫn ghen tuông với  Chí, một con người hiền lành, có lòng tự trọng. Một cơn ghen  vì tình, đã biến  một  nông dân hiền lành thành “ thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ” là con quỷ dữ của làng Vũ Đại , phá nát mọi ước mơ chân thật của   anh ta .
  Từ đây, tác giả đã đẩy câu chuyện qua nhiều  bước phát triển đầy kịch tính . Ước mơ đẹp bị hủy hại,  cuộc sống bị đè nén, nhân hình đến nhân phẩm bị  chà đạp , một bộ phận nông dân đã phản kháng bằng con đường lưu manh . Tác giả còn   phát hiện và khẳng định  nhân phẩm đẹp đẽ của người nông dân  .Từ đó, tác giả gián tiếp phê phán tình trạng tha hóa nặng nề của nông    thôn Việt Nam trước cách  mạng tháng Tám : giai cấp địa chủ  đề cao quyền lực, tiền của, nhan sắc, xem đó là những thước đo giá trị con người,  đẩy  biết bao dân lành xuống vực thẳm đau thương .  Tác giả mơ hồ  cảm thấy  mối xung đột giai cấp ở nông thôn ngày càng khốc liệt, mối căm thù âm ỉ trong lòng  người dân thấp cổ bé họng, khi một thế hệ mới ra đời, dù Bá Kiến và Chí Phèo không còn .
 3  CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh)
    Tiểu thuyết Cha Con Nghĩa Nặng lên án nạn cậy dựa tiền của,  thân thế cao trọng  của giới cầm quyền trong thôn trang,  khiến hạnh phúc ngỡ êm ấm của người dân lành tan nát . Hương Hội Hào đã có vợ con, nhưng lại dùng có vỏ chức sắc và chút  mồi chài đã   chinh phục được con tim  si mê bả lợi danh của Thị Lựu, vợ Trần Văn Sửu, và kết của cuộc ngoại tình ấy là Bé Sung, mà người chồng vẫn  ngỡ là con mình. Đỉnh điểm của cuộc tình tay ba, lại là một nút thắt tạo tình huống cho những trang tiểu thuyết thấm đẫm nước mắt là vợ chồng  xung đột khi Sửu tình cờ phát hiện vợ dan díu với kẻ khác , chị  vợ lại bao che cho nhân tình, rồi chịu lấy cái chết thảm thương.
   Câu chuyện phát triển  với nhiều tình tiết  xoay quanh ba chữ danh-lợi-tình . Sung bị bệnh chết, còn Tí và Quyên hiền lành, chăm chỉ, được những nhà giàu có muốn cưới gả. Từ tình yêu, họ có của cải. Nhưng còn vướng một chuyện, đó là họ  còn có một người cha từng là can phạm, nghĩa là tiếng tăm cha không đẹp . Bị bố vợ xua đuổi vì lý do này, Sửu quyết định tự tử . Nhưng những đứa con giàu lòng hiếu thảo hơn cả bạc vàng, quyền thế và  hạnh phúc riêng tư, đã đứng lên  bảo vệ cha.
 4.   SỐ ĐỎ ( Vũ Trọng Phụng )
    Nhưng  mọi thứ đều có hai mặt . Con người đã biến những khát vọng đẹp đẽ ( danh  thơm tiếng tốt,  giàu sang,hạnh phúc ) thành tham vọng. Có khi tham vọng trở nên lố bịch và nhố nhăng,  khiến bản  chất ban đầu của con người  là “ nhân chi sơ tính bổn thiện” bỗng biến dạng, méo mó, vô cùng tàn độc với đồng loại,  với cả những người thân yêu đáng kính trọng, bởi vì họ có mắt mà như mù, có tai mà như điếc, có tim mà trống rỗng    Xã hội ấy đã suy tôn một thần tượng là kẻ vô học,thiếu đạo đức nhưng gặp vận may là rơi vào xã hội thượng lưu của họ .Với họ, những giá trị cao quý trong đời người chỉ là  địa vị, tiếng tăm, là sự giàu sang xa hoa, và cuộc sống  đề cao lạc thú tầm thường .Nhà văn Vũ Trọng Phụng đã dựng lại bi kịch này   trong tiểu thuyết Số Đỏ . Bối cảnh mà ông chọn là Hà Nội và giới thượng lưu ở đây những thập niên 30 của thế kỷ trước . Những trang tiểu thuyết đã lên án gay gắt xã hội  đồi bại đương thời, chà đạp lên những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp bao đời. Từ đó, tác giả cắt nghĩa cụm từ Số đỏ. Không phải gã Xuân tóc đỏ  gặp vận may, mà chính xã hội đó đã tạo nên “người hùng” của  họ .
   Dù chỉ tập trung phê phán phương diện đạo đức , sinh hoạt của xã hội  thượng lưu  thành thị  giai  đoạn này, nhưng tác phẩm vẫn có màu sắc chính trị- thời sự và có tính chiến đấu rõ rệt ( lên  án và phủ định xã hội  thực dụng đó )
  Vũ Trọng Phụng sử dụng rất đắt các thủ pháp chơi chữ, phóng đại, nói ngược ,bằng giọng văn lúc giễu nhại, lúc bông đùa  tếu táo, cả cười cợt cay độc, khiến cho những trang tiểu thuyết  vô cùng sống động, hiện trên trước mặt hậu sinh những con người hào nhoáng đẹp đẽ thơm tho, sống phè phỡn trên nhung lụa . Nhưng nhìn kỹ, đó là những thây ma thối rữa.
   5.  CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN  VIÊN (Nguyễn Dữ)
   Nhưng nhà văn Nguyễn Dữ ở thế kỷ XVI đã mượn  “ con ma” để tạc nên chân dung một  nho sĩ yêu nước thương dân chân chính . Anh chỉ là một hàn sinh,  nhưng bức bối trước cảnh dân làng  triền miên trong bệnh tật ,đói kém, dù đã dâng cúng  Thổ Công, vốn hàng nghìn năm che chở bảo bọc dân, rất nhiều lễ vật.Đốt đền, như một giải pháp xua đuổi  vị  Thổ Công dở chứng này hãy đi nơi khác “làm ăn” . Tình huống của câu chuyện truyền kỳ đậm màu sắc hoang đường nằm ở đây.  
       Từ đây, tác giả lần lượt phê phán  giới quan chức tham lam nhưng mù quáng, tàn độc. Hồn ma một tên quan võ nhà Minh thất trận, bỗng trở thành  Thổ Công  . Đó là một quan chức . Hắn có những lễ vật nhân dân dâng cúng,bằng cách gieo rắc tai họa . Mặt phải mua chuộc quan lại gần đó , mới mong  mà yên bề hưởng lộc. Thủ đoạn như thế, nhưng không lường được người dân đốt đền.
  Từ đó, tác giả ca ngợi con người yếu thế nhưng sáng suốt và nhân ái. Tử Văn chỉ là một người học trò nghèo, nhưng vì thương  cảm người dân bị gã Thổ Công giả quấy nhiễu, nên đốt đền. Hành động sáng suốt này không ngờ đã khôi phục lại  chức vụ cho  vị Thổ   Công ở đây, từng là quan ngự sử thời Lý Nam Đế , ở đền đã  nghìn năm  . Họ hợp tác với nhau,  cùng Diêm Vương, cũng là bậc minh quân, trừng trị bọn gian tà . Tác giả trân trọng  viên quan Phán Sự mà Tử Văn được trao cho , một vị quan vừa hiểu biết, lại thương yêu dân lành.
     6 . THƯỢNG KINH KÝ SỰ ( Lê Hữu Trác )
   Nhan đề đã cho chúng ta hiểu đây là một tác phẩm ghi chép việc thật, người thật, cảnh thật. Cảnh kinh thành  Thăng Long, cụ thể hơn, trong khuôn  viên phủ Chúa  Trịnh, thời điểm từ tháng giêng đến hết năm ấy (năm 1781) . Việc thì chỉ có thể   gói gọn trong một cụm từ “ chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán”. Và dù tác phẩm không có hư cấu, tình tiết này vẫn xem là nút thắt của  cuốn ký sự đặc sắc này.
  Trọn năm ra vào phủ Chúa, tác giả ấp ủ nhiều tâm trạng, xuyên suốt tác phẩm là “ nỗi khiếp sợ lợi danh”. Cuộc sống, khung cảnh, con người trong phủ Chúa mà tác giả gặp  đâu đâu cũng như được dán rõ hai từ ấy .Căn bệnh của Thế tử  lên sáu, bị chứng bệnh về máu, nguyên nhân theo tác giả “ ăn quá no,mặc quá ấm” , là bệnh của vua chúa . Cách chữa cũng mang  tư tưởng  quyền quý . Thế tử là bậc thánh đế,làm sao có thể dùng  những vị  thuốc nhặt nhạnh từ dưới đất đen như  bạch truật (một loại rễ cây)thục địa ( đậu đen và hà thủ ô cô đặc ) can khương (gừng ) ngũ vị (năm vị ,ngọt chua, đắng, cay mặn trong các loại cây lá hoang dại), lại do một ông già quê mùa từ trong rừng sâu mang đến. Trịnh Sâm mất,tác giả vào phủ sụp lạy Trịnh Cán, ông chúa  con khen chè ngọt,thích uống, nhưng tác giả buồn khổ, chỉ vì cứ dùng mãi thứ  thuốc khổ hàn, cho nên mới tai hại như thế này . Thế tử năm tuổi lên ngôi ra thị triều, sau khi  Chúa Trịnh Sâm băng hà nhưng mắc bệnh sợ gió,vừa ra ngoài là cảm .Dùng thuốc quý, nhưng lại sinh thêm bệnh suyễn nặng.
  Ngự y trong triều  coi trọng việc được khen thưởng hơn tính mạng người bệnh  Phương pháp chữa trị của họ, như Lê Hữu Trác gay gắt phê phán ở những trang cuối tập ký sự: Phàm bệnh không thực thì hư ,thuốc chữa bệnh không công thì bổ . Một năm nay cứ công phạt  mãi mà không bớt ,thì bệnh không thực mà hư, phải bổ chứ . Công không xong, bổ không làm ,thì chữa bệnh bằng cách nào ? Làm thuốc thì phải nghĩ đến việc cứu người chứ . Cái lòng trung của kẻ làm tôi trong nghề thuốc ở đâu ? Nhưng trước những lời cao quý ấy, các thầy lang chỉ cười lạt . Với tác giả , họ quen nịnh hót vua quan, buộc cấp dưới phải tôn kính, nên khinh khi tất cả
 Chú bé là kết quả của cuộc hôn nhân  giữa chúa họ Trịnh và một  cung nữ ,là một người mà lịch sử ghi nhận  đã gây ra nhiều tai ách trong phủ chúa Trịnh và triều đình Hậu Lê, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị - xã hội Đàng Ngoài , rất được  Chúa Trịnh Sâm  sủng ái, Tuyên phi ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai. Nhưng Trịnh Cán là một thế tử ốm bệnh .  Chúa Trịnh Sâm  tạ thế , kinh thành có biến loạn,vị   Chúa con đã không qua khỏi . Người mẹ cũng chết trong điên loạn. Ôi, danh vọng, giàu sang,lạc thú, hẳn đấy là nỗi lòng những ai theo dõi tập ký sự này .
 Từ tình huống này, tác  giả đã kín đáo bày tỏ cảm nhận của mình về ba nội dung trên đây  một cách sâu sắc và thấm thía .
.  7.   TẤM CÁM ( truyện cổ tích dân gian )
         . Ước mơ  có một cuộc sống thật đủ đầy, hạnh phúc vợ chồng tràn trề , trong  tư thế một bậc mẫu nghi thiên hạ hẳn là khát khao đẹp đẽ và đáng trân trọng của người lao động xưa .Có lẽ vì thế mà truyện cô tích Tấm Cám ra đời .Tấm Cám cùng tranh  giành một chiếc yếm đỏ . Đó là tình huống tạo một nút thắt vô cùng  quan trọng cho câu chuyện cổ đặc sắc này , bởi chiếc  yếm rơi vào tay Cám rồi không thấy xuất hiện nữa. Chiếc yếm đã gợi lên trong tâm hồn hai thiếu nữ về nhan sắc của mình , là yếu tố quyết định hôn nhân. Nhưng sau đó là những tháng ngày xung đột quyết liệt giữa mẹ con Cám và Tấm, để giành giật ngôi hoàng hậu.Những bước phát triển này   của câu chuyện  dẫn đến cao trào:Tấm hội ngộ cùng vua trong một quán nước của bà lão .Và những gì đến sẽ phải đến, mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng. Khát vọng về tình yêu trọn vẹn, về sự sang  trọng ,giàu có  của cha ông ta thật đẹp đẽ và đáng ngưỡng mộ, bởi   đích tới cuối cùng của cuộc sống là  gì ? Là danh vọng, tiền của, hạnh phúc . Qua câu chuyện cố tích được  đánh giá đặc sắc nhất của kho tự sự , tác giả dân gian cũng muốn lên án những con người  cậy dựa quyền bính, dù là quyền làm mẹ kế, mà tối tăm, tàn ác, lại tham lam, coi trọng  địa vị, bạc vàng, tình yêu hơn mọi giá trị cao quý và chân chính ở đời .
  8.  NGƯỜI TRONG BAO ( Sê-khốp )
    Ôi, danh vọng, ,lạc thú, vẫn là  nỗi lòng  của những ai  đọc truyện ngắn Người Trong Bao của Sê-khốp, nhà văn truyện ngắn bậc thầy của thế giới. Với cảm nhận của ông, tiếng tăm ,quyền lực, địa vị  là đích tới của mọi ước mơ, nhưng nó cũng hủy hoại con người ta. Nhân vật người thầy giáo dạy môn Tiếng Hy Lạp có nỗi khát khao quyền lực thật kỳ lạ . Anh ta mượn một cái vỏ  uy quyền của người khác để  khủng bố, đe dọa  đồng nghiệp , cư dân trong phố, cả giới chức sắc nhà thờ   trong suốt mười lăm năm, Ai ai cũng khiếp sợ hắn, chỉ vì  họ phải “nhẫn nhục trước những lời lăng mạ,không dám nói thẳng rằng mình yêu trung thực và tự do , vì cốt sao kiếm được miếng ăn,ấm thân, vì một chức tước hèn mọn nào đó chỉ đáng mấy đồng xu” Tình huống tạo nên cái gút cho câu chuyện nằm ở đây
        Mọi hoạt động mang tính nhân đạo đều vì hắn mà không  thể thực hiện, vì những nơi ấy, hắn không  được đóng vai trò lãnh đạo rõ nhất  . Nhưng cuối cùng hắn  bỏ ăn suốt một tháng trời, vì chính cô gái hắn  yêu đã trông thấy hắn ngã  cầu thang rồi cười vang; mà kẻ xô hắn(là em cô ta,đồng nghiệp mới về dạy ở chính ngôi trường của hắn ) trước đó nhất quyết không   hề  tỏ ra nao núng, sợ hãi ( như cư dân khắp thành phố này)  từ những lời hăm dọa mang theo sức nặng ghê gớm của cái vỏ quyền lực , lại là kể  lột mặt nạ, lột sạch sẽ mọi cái bao hắn mang để hù dọa mọi người . Cho đến một hôm,có người đã phát hiện ra một phần  chân tướng của hắn. người thầy   thường xuyên gói  mình trong   những cái bọc  thờ ơ, vô tâm trước mọi chuyện, để  che đậy con người thật “một gã ton hót, mách lẻo ,là kẻ cố leo lên bậc thang công danh, một  kẻ si tình Rồi hắn chết.. Nhưng rồi không khí  trong trường học, ngoài phố xá vẫn cứ ngột ngạt. Sẽ hình thành một “ người trong bao” mới. Điều này đã khiến viên bác  sĩ Ivan – người được nghe ông thầy giáo Burkhun ,  đồng nghiệp của Belikhop kể chuyện ,thốt lên : Không, không thể sống như thế mãi được.
  9 . HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ)
“ Không thể sống với bất cứ giá nào” . Không, không thể sống như thế mãi được.   Thái độ kiên quyết của viên thầy thuốc Ivan hay  chính Sê-khốp  cũng là thái độ dứt khoát của Trương Ba trong  vở kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng thịt cuả Lưu Quang Vũ.
  Trương Ba trong mắt  mọi người  là một nông dân có tấm lòng thương yêu, có  trí tuệ cao sáng. Ông bị các vị tiên trên trời gạch nhầm tên trong sổ tử, thế là   toàn thân tê cứng  .  Đế Thích bèn nhập óc và tim  ông vào xác gã hàng thịt. Mọi rắc rối và phiền toái nảy sinh từ đây . Cũng là biến cố đầu tiên kỳ lạ trong đời Trương Ba   Hàng Thịt    cái vỏ cho Trương Ba gửi linh hồn, nên  hắn luôn lèo lái Trương Ba, buộc Trương Ba phải làm theo những đòi hỏi của hắn.Trong thân xác Hàng Thịt, Trương Ba bỗng ham hố về danh ( ông bố đánh đập con cái tàn nhẫn ) , về lợi( thèm ăn ngon rượu thịt) về tình (đam mê dục vọng, phụ nữ) Ông bỗng lạc lõng giữa bao người thân. Bà vợ   đau đớn vì “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa (danh ) – Không có vợ(tình)cũng như không có khu vườn nữa(lợi ).” Cô con dâu xót xa “Làm sao giữ được thầy ở lại hiền hậu(danh),vui vẻ(lợi),tốt lành(tình) ở lại như thầy của chúng con khi xưa”.Cháu gái hồi tưởng ông  nội “người  là một nông dân (danh)không thô lỗ , mà gắn bó với mảnh vườn, cây cối (lợi)không vụng về, mà khéo léo, chiều chuộng trẻ con, yêu quí chúng (tình )” Cả mảnh vườn cũng sẽ bị anh con trai đem đi bán để mở cửa hàng thịt
Bây giờ, trong xác gã Hàng Thịt ,Trương Ba là một ông bố tàn nhẫn(danh) một gã buôn thịt tham ăn tục uống(lợi ) một người đàn ông đa tình (tình ) Trương Ba có trăm lần khẳng định trước mọi người là “ nguyên  vẹn, thẳng thắn, trong sạch” thì vẫn bị chê bai nực cười thật !
   Gã Hàng Thịt sống bản năng, không ai lên án hắn vì  những yếu tố ấy không vi phạm luật pháp, nhưng với Trương Ba lại là nỗi khổ tâm . Một  con người sống “ nguyên vẹn, thẳng thắn, trong sạch”trở nên như điên dại. Trương Ba nhận ra nguyên nhân :Sống nhờ vào đồ đạc,của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằngnày cái thân cũng phải sống nhờ người  đó .
 Trương Ba tỉnh táo hơn (Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn ) nhân ái hơn (Hồn anh hàng thịt sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta. Còn chị vợ của anh ta nữa, chị ta thật đáng thương.
Trương Ba lại trở về trong vị trí  người chồng, người cha, người ông (danh ) ông đem quả ngọt cho lũ trẻ, cho cuộc đời (lợi)ông vẫn gần gũi bên người vợ hiền (tình ).Thật bình dị, mà đánh mất rồi tìm lại, mới thấy ý nghĩa biết bao.
    10 .LỤC VÂN TIÊN(Nguyễn Đình Chiểu )
Tiểu thuyết chương hồi Lục Vân Tiên là bộ  truyện thơ được nhân dân Nam Bộ yêu quí. Tình huống truyện đặt ra mang màu sắc truyện thơ dân gian, nay người ta gọi là  tình huống anh hùng cứu mỹ nhân.  Bởi mang trong mình giòng máu “ giữa đường dẫu thấy bất bình mà tha”, đang trên đường đi thi, cứu người là trách nhiệm của đấng nam nhi, cũng là tính nghĩa hiệp của người dân Nam Bộ, chẳng mong được trả ơn, Lục Vân Tiên đã bẻ cây đánh cướp Phong Lai, cứu nguy cho cô cháu Kiều Nguyệt Nga, Kim Liên. Đó là tình huống nhận thức .
    Từ cái “ nút thắt” này mà  nhà thơ mù của đất Nam Kỳ “đã nhìn thấy” rất rõ và lên án xã hội suy yếu ,loạn lạc . Bọn độc ác, phản trắc,  trộm cướp nổi lên khắp nơi, , gian thần lộng hành, giặc ngoài xâm lược, vua bất lực, nhân dân khốn khổ trăm bề . Nguyễn Đình  Chiểu nghiêm khắc phê phán, đồng thời ca ngợi  những con người như Lục Vân Tiên, Hớn Minh   đã  cùng với nhân dân đứng lên cứu nước. Tác phẩm “ là bản trường ca ,ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý ở đời” (Phạm Văn Đồng)

 *Tình huống tâm trạng Tình huống  tâm trạng  thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó,  nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn trữ tình 
  1.  CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân ) :Lấy bối cảnh là khuôn viên một trại giam ở vùng Sơn Tây  dưới thời  nhà Nguyễn, nơi dừng chân cuối cùng của sáu kẻ phản nghịch, trong đó có một tử tù đặc biệt ,xuất thân là một trí thức, từng là Huấn đạo họ Cao , giỏi võ nghệ, lại  quý trọng chữ và  tham gia khởi nghĩa, chống  triều đình, đấu tranh giành cơm áo cho dân nghèo. Vị quản ngục, kẻ nắm quyền giam giữ Huấn Cao lại  luôn   khát khao có bức thư pháp do chính Huấn Cao viết để treo trong nhà, vì đó là báu vật.Đối diện Huấn Cao, một sĩ phu yêu nước, thương dân, tính cách khẳng khái , không cúi mình trước vàng ngọc, quyền thế , Quản ngục  thấy mình đã chọn nhầm nghề.
Từ những chi  tiết  này, nhà văn đã dựng lên một tình huống éo le : liệu ông có   được Huấn Cao trao tặng báu vật này không ?
 Từ tình huống này, một giá trị sống thật cao quý được tôn vinh : đó là  chữ.   Chính vì “ chữ” mà Huấn Cao không “ép mình vì vàng ngọc hay quyền thế” mà tham gia khởi nghĩa,  vì “chữ” mà Quản ngục ray rứt “ mình đã chọn nhầm nghề mất rồi”khiến Huấn Cao cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của thầy tớ Quản Ngục ( Biệt nhỡn là con mắt đặc biệt hàm ý thái độ kính trọng người khác bằng những  cách đặc biệt ; liên tài là thương người có tài mà không gặp vận may) Câu chuyện kết thúc không ở riêng   cảnh cho chữ,mà hình ảnh Huấn Cao hiên ngang ra pháp trường,còn quản ngục gạt lệ từ quan .
.   2  HAI ĐỨA TRẺ  (Thạch Lam) :Thạch Lam viết nhiều truyện ngắn,dạng không có cốt truyện. Lấy bối cảnh là một phố huyện nghèo miền đồng bằng sông Hồng,thời điểm trước cách mạng tháng Tám ,  gần một nhà ga , nhưng về đêm vô cùng tối tăm và vắng lặng . Thời gian truyện kéo dài từ hoàng hôn đến tận khuya . Nhân vật chính là hai đứa trẻ , Liên chín tuổi, và An tám tuổi.  Tình huống tác giả đặt ra là chúng thấp thỏm chờ chuyến tàu cuối cùng từ Hà Nội về miền núi, băng qua phố huyện, vào lúc trời về khuya .  Tại sao ? Chuyến tàu hằng đêm  mang lại  cho chúng  ba điều đối lập với cảnh phố huyện  nghèo (những toa sang trọng)vắng lặng (tiếng  còi tàu, tiếng bánh xe rít vào đường sắt ) tối tăm  (đèn tàu sáng trưng, đồng kền lấp lánh ). Chờ đoàn tàu mất hút trong đêm, họ thanh thản chìm vào giấc ngủ . Và cứ thế . không cao trào, không xung đột .
  Từ tình huống này, tác giả sẽ  dẫn người đọc đi tìm hiểu  khung cảnh phố huyện kéo dài từ lúc mặt trời lặn đến nửa đêm như thế nào,cuộc sống cư dân ở đây ra sao, nhưng nét đẹp tâm hồn họ là gì . Cuối cùng, tác giả đưa ra một giá trị của cuộc sống: dù  sống trong nghèo khổ, tối tăm, vắng vẻ, nhưng tâm hồ  luôn biết hướng ra ánh sáng, no ấm và đông vui , dù chỉ qua một chuyến tàu đêm từ Hà Nội, quê hương của hai đứa trẻ .
3.     ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ ( Hemingway ):Đây là một truyện vừa của nhà văn Mỹ đã đạt giải Nobel văn chương  năm 1950. Tác phẩm kể lại chuyến ra khơi  một mình vào  ngàythứ 85 của ông lão Santiago , sau 84 ngày triền  miên thất bại . Phần đầu , tác giả cho chúng ta thấy cuộc sống cơ cực của ông lão tuổi ngoài bảy mươi này : góa  vợ, sống trong một túp lều ven biển , mọi thứ trong nhà đều là con  số 1 : một giường, một bàn, một ghế.Ông có một người bạn thân, chú bé hành xóm mười tuổi . Có con số 2 là những bức ảnh tôn giáo  treo trên vách.  Bữa ăn của ông đã đạt đến số 3:  cơm gạo vàng, đậu và cá. Phần tiếp theo , tác giả cho biết  ông lão  không mơ danh vọng, tiền của hay  sắc dục như mọi ngư dân khác  .  Với ông, biển chính là người phụ nữ ông yêu quí.  Ông ra biển   đánh cá để thỏa mãn  nỗi  khao khát của một ngư phủ . Trong ông , niềm đam mê lớn là tôn thờ  cầu thủ bóng chày Ma Diago và   trong giấc mơ luôn mong mỏi được gặp chú sư tử châu Phi kiêu hãnh . Thế thôi. Và đây chính là tình huống truyện. Từ một nút thắt này, tác giả dẫn chúng ta theo dõi hai cuộc chiến : giữa ông lão và con cá kiếm, sau đó là  giữa ông lão và đàn cá mập, để bảo vệ con cá kiếm, khi lũ cá này  xông đến, giành giật thành quả của ông .Dự định  “ sẽ có một mùa đông đầy đủ” tiêu tan. Thế nhưng ông về lều ngủ ngon. Trong giấc mơ, ông gặp lại chú sư tử châu Phi quen thuộc . Với tác giả, tất cả chỉ là một phần tám của  nội dung. Bảy phần còn lại trong “ tảng  băng chìm”, tự chúng ta cảm nhận.
4.      ROMEO VÀ JULIET ( Shakespear) Vở  bi kịch đậm chất lãng mạn của nhà biên kịch nổi tiếng của nước Anh và thế giới có một tình huống gay cấn : đôi bạn trẻ yêu nhau khi gia đình  hai  bên lại là kẻ thù truyền kiếp . Trong khi  đó, cha mẹ cô gái đã có ý định gả chồng cho cô rồi . Vậy họ phải làm sao để gìn giữ hạnh phúc ? Câu hỏi này đã khiến biết bao khán giả tò mò theo dõi vở bi kịch đặc sắc này .
5 .NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ  (Victor Hugo): Jean Valjean một  cựu tù khổ sai . Anh dường như sống trong  địa ngục vì cả xã hội quay lưng với anh .Anh đã đánh cắp một món đồ quý của nhà thờ  và bị bắt . Nhưng vị tu sĩ ở đây, giám mục  Myriel cứu thoát khi nói với cảnh sát rằng đó là đồ ông tặng cho Valjean. Khi chia tay vị Giám mục già nói với Jean Valjean rằng anh nhất định phải trở thành một người lương thiện và làm nhiều việc tốt cho mọi người . Giăng Vangiăng chỉ vì một câu nói, một hành động cao quý của linh mục Mirien mà thay đổi hoàn toàn. Suốt quãng đời còn lại, ông luôn làm những việc thiện, hy sinh cả hạnh phúc của mình vì người khác. Giăng Vangiăng là biểu tượng sáng ngời của sự tu thiện .


 IV . KẾT LUẬN :
 1.Mọi tác phẩm tự sự đều mang theo một tình huống chứa  đựng chủ đề tư tưởng của tác phẩm đó.Đó cánh cửa  chính của mọi ngôi nhà .Mở được cánh cửa này, chúng ta có cơ hội thâm nhập ngôi nhà, đi sâu vào việc khám phá những giá trị đặc sắc của tác phẩm văn chương.
2. Phải đọc tác phẩm nhiều lần, xác định cụ thể tình huống,là bước đầu tìm được niềm hứng thú khi tận hưởng một tác phẩm nghệ thuật.
                                        Dalat 4.06.2015


  


No comments:

Post a Comment