I.
KHÁI NIỆM
1.
Định nghĩa : Phương pháp lãng mạn là một kiểu cơ bản sáng tạo nghệ thuật xưa nay , nhằm
tái tạo cuộc sống theo dạng mong muốn có của nhà nghệ sĩ .Phương pháp này được
hình thành từ trào lưu ( chủ nghĩa ) lãng mạn, trong đó nhà văn hòa hợp những
khát vọng dân tộc với chủ nghĩa nhân đạo truyền thống, quay lưng với cuộc sống hiện tại bằng cách đi tìm lý tưởng trong quá khứ vàng son , hoặc hướng về một thế giới
mới lạ, trong đó chỉ có ánh sáng và tình yêu thương đồng loạị .
2.
Nguồn gốc :
-
Ở châu Âu , có những tiểu thuyết với cốt
truyện đề cập đến những mối tình lãng mạn,
có sự hư cấu phong phú, người ta gọi bằng
từ “ romance”( bởi khi mới hình thành thể loại này, tác giả sáng tác bằng
tiếng Roman, một dạng ký tự của ngôn ngữ La Mã cổ đại) Trong tiểu thuyết lãng mạn sau này, đặc
biệt bắt nguồn từ Pháp, yếu tố lãng mạn thường nhấn mạnh vào các câu chuyện tình lịch sử. Một thể loại khác song
song với lãng mạn là Gothic,
trong đó kết hợp cả yếu tố kỳ ảo.
-
Ngày nay, lãng mạn ( lãng: sóng nước, mạn: nước
tràn ra) có thể hiểu “ những
con sóng xô vào bờ nhè nhẹ , hay từ xa
vào tới bờ mạn mạn nhẹ nhàng quyến luyến" Cả hai từ còn có một
nghĩa chung là “ không bị điều gì bó buộc cả” Lãng mạn chủ nghĩa là một khuynh
hướng văn nghệ nói chung ( thơ văn, âm nhạc,hội họa, phim ảnh ..) ở Châu Âu thế
kỷ XIX, trái với chủ nghĩa cổ điển
nguyên tắc, trong đó con người tự do bộc
lộ cảm xúc, không bị những qui tắc ràng
buộc, tâm hồn vượt lên những giá trị vật chất dung tục đời thường , hướng đến chân,thiện, mỹ cao
cả
3 Nội
dung tư tưởng : Hoàn toàn đối lập với
tính chất lên án xã hội đánh mất đi những giá trị sống cao quý, và thay thế vào
đó là những con người tôn thờ danh lợi, đam mê tầm thường trong văn học hiện thực phê phán , văn học lãng mạn đi sâu vào chủ đề ca ngợi những thái độ sống chân chính,
đề cao những giá trị đích thực của con người: lòng nhân ái, sống trách nhiệm,
yêu quê hương, coi trọng những giá trị tinh thần( quý trọng sách, niềm hạnh phúc nhỏ nhoi từ một kỷ niệm xưa, , tình
yêu nam nữ trong sáng con
người trưởng thành, sống mãnh liệt, chân
thật và vị tha
.. Tác
phẩm đậm chất nhân đạo chủ nghĩa và hướng đến cải tạo
xã hội mang màu sắc lãng mạn.)
3.Đặc
điểm nghệ thuật : Chủ nghĩa lãng mạn là
một cuộc cách mạng tinh thần, làm thay đổi cách suy nghĩ và cảm
xúc của người nghệ sĩ , dành vai trò ưu
thắng cho cho cảm xúc và trí tưởng tượng trong sáng tác . Nét cơ bản nhất của
phương pháp lãng mạn là đề cao cá tính sáng tạo, khơi dậy cái thế giới bên trong của tác giả . Từ đây dẫn đến
sự phát triển mạnh mẽ của thơ ca trữ
tình . Thủ pháp các nhà văn lãng mạn chọn dùng
là lối tương phản ..
Nhân vật chính trong các tác phẩm
văn học lãng mạn luôn bất bình và lên án
xã hội bị cuốn theo những cơn lốc vật chất , bênh vực quyền
sống và phẩm chất con người, nêu cao lý tưởng tiến bộ, dù có khi mang màu sắc
không tưởng ( nhhư khát vọng cuả Jean Valjean trong Những người khốn khổ
- tiểu thuyết của Victor Hugo ). Tính
cách nhân vật trong các tác phẩm tự sự văn học lãng mạn tích cực ( bởi có những tác phẩm thuộc khuynh hướng lãng mạn tiêu cực-
đề cao những nhu cầu tình cảm mang tính
lạc thú tầm thường )thường rất nhẹ về ý
nghĩa phổ biến, khái quát , mà thiên về cá tính
riêng biệt độc đáo, đặc biệt phi thường , đến mức ngoại lệ . Có khi là
những tính cách cao kỳ , ngạo mạn, đối lập
với hoàn cảnh tầm thường vô vị. Số lượng tích cách mà văn học lãng mạn khắc họa ít phong phú như
văn học hiện thực phê phán, có khi là sự
phân thân của tác giả ( các nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam và nhóm Tự
Lực văn
đoàn ) nhưng cũng phong phú, bắt nguồn từ cuộc sống muôn màu, đa dạng
mà tác giả gặp gỡ , dù không phải là nhân vật điển hình về
đời sống, nhưng tiêu biểu về tình cảm, tâm trạng ( Những người khốn khổ, Romeo
và Juliette, Ông già và biển cả )
4. Tác phẩm tiêu biểu:
-
truyện ngắn : Truyện ngắn của Thạch Lam, Vang bóng một thời ( Nguyễn Tuân ) , Ông già và biển cả ( Hemingway )
·
- tiểu thuyết : Những người khốn khổ ( Victor
Hugo ) Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell, Mỹ )Trăm năm cô đơn ( Gabriel García
Márquez, Colombia ) Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Trung
Quóc ) Tiếng chim hót trong bụi mận gai ( Colleen McCulough, Úc )
- kịch
: Romeo và Juliet ( Shakespear )
- tùy bút : Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân ) Ai đã đặt
tên cho dòng sông ? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường )
II. HƯỚNG ĐỌC HIỂU:
1.
Dựa vào thể loại :
- với các
truyện ngắn ,tiểu thuyết, kịch tự sự : chúng ta dựa vào các đặc điểm về hình thức,
nội dung của từng thể loại được giới thiệu cụ thể trong chương mở đầu
- với thể loại
thơ : chúng ta dựa vào phần giới thiệu về thơ ở chương “ thơ ca”
-với thể loại tùy bút ( tùy: thuận
theo, bút :biên chép, cảm hứng nảy sinh
trước sự vật có thật rồi ghi chép, bày tỏ tâm trạng )Hình
thức thể loại này cho phép nhà văn
phóng bút viết bộc lộ cảm hứng(3), dựa vào tùy cảnh, tùy việc (1)mà
suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày(2) v.v. Những chi tiết, con người cụ
thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức,
đánh giá.) Tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả, dù có đôi nét tương
đồng với với phóng sự ,nhưng phóng sự
thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện.
Vì vậy, có thể xem nhà văn đã vận dụng nhiều nguyên tắc của phương pháp
lãng mạn để viết tùy bút .
2.. Dựa vào
phương pháp lãng mạn:
- về nhân
vật : nhân vật của văn học
lãng mạn không được tác giả khắc họa để phê phán cuộc sống ( văn học hiện
thực phê phán ) không đấu tranh tiêu diệt
những suy thoái của xã hội ( văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa ) mà để bảo vệ cuộc
sống. Nhân vật phải trả lời
cho câu hỏi ta là ai ? Giá trị cuộc đời ta ở đâu ?
-
hệ thống hình ảnh, sự kiện , tình tiết : mang tính tương phản –nêu ý nghĩa hai hệ thống tương phản này.
-
bài học mang tính giáo dục, thẩm mỹ .
II.
KẾT LUẬN :
1 .Nghệ sĩ vốn là những tâm hồn nhạy cảm
và giàu
lòng trắc ẩn ( lòng thương xót con người luôn dấu kín, không phô bày lộ
liễu ). Khi những giá trị chân chính của cuộc sống bị đảo lộn, kẻ giữ thế chủ động là người giàu sang, có địa vị, được đề cao, ngược lại, những con người bé nhỏ,
khiêm nhường có lúc, có nơi bị cô lập. Nhà văn cần có một tấm lòng thấu cảm
để hiểu con người xung quanh “đang nghĩ gì, cảm xúc của họ ra sao, từ đó có cư xử
thích hợp”, thông qua việc nắm bắt những hiện tượng , những số phận chấp nhận vị thế “ nhìn lên không bằng ai,
nhưng nhìn xuống không ai bằng mình”,
và luôn tìm cách đề cao , gìn giữ
những điều đó, đồng thời
phản ánh qua văn học, nghệ thuật, với mục đích cải tạo cuộc sống trở nên
tốt đẹp hơn. Nếu nhà văn thuộc khuynh hướng yêu nước-cách mạng chọn lối
triệt tiêu cái xấu bằng đấu tranh
vũ lực, bảo vệ những con người đó, nhà
văn hiện thực phê phán thì lên án những
nguyên nhân gây ra sự xung đột giữa hai
điều tốt xấu,nhưng lại để cái tốt bị mai một và lãng quên, có khi bị chà đạp,bị thủ tiêu. Nhà văn lãng mạn lại
chọn một lối đi đơn giản, nhưng chỉ dễ
dàng với những ai đủ dũng khí : đứng lên trên cái xấu, quay lưng với nó . Có lẽ
vì thế, trừ thơ ca lãng mạn đề cao tình yêu quê hương, con người, văn học lãng
mạn chiếm một dung lượng tương đối khiêm tốn trên thị trường văn học nghệ thuật
nói chung, trong chương trình học bậc phổ
thông nói riêng .
2
. Thế nhưng, giòng văn học này để lại cho người đọc nhiều tác phẩm
giá trị, về kịch, tiểu thuyết lẫn truyện ngắn . Hẳn những người có một trình độ
học vấn nhất định đều không thể không biết
đến mối tình lãng mạn của đôi bạn trẻ Romeo
và Juliet . Vở kịch này giúp chúng ta hiểu thế nào là chủ nghĩa nhân
văn,văn học nghệ thuật thời phục hưng có
đặc điểm gì… Bộ tiểu thuyết đồ sộ Những người khốn khổ của Victor Hugo đã khiến bao con tim cảm động trước tấm
lòng phục thiện và cúi xuống những linh hồn nhỏ
đau thương của người tù Jean Valjean .Rất nhiều nhà văn trẻ trên thế giới đã bỏ công học tập cách viết tiểu thuyết của đại văn hào người Pháp này .
Và ông lão Santiago đã ở tuổi cổ lai hy vẫn
miệt mài giong buồm ra khơi để
đánh bắt cá, dù 84 lần trước đã
thất bại. Bây giờ, chuyến 85 , sau ba ngày đêm vật vã với con cá kiếm nửa tấn, với hy vọng có thể hưởng
một mùa đông đầy đủ, thì lũ cá mập xông đến.
Trở về căn lều nghèo nàn bên bờ biển, ông say sưa ngủ . Chỉ thế thôi, mà tác phẩm đã mang đến cho nhà
văn giải Giải Pulitzer năm
1953 và Giải
Nobel Văn học năm 1954. Việt Nam chúng
ta tự hào có Thạch Lam Nguyễn Tuân và những nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn,
đã mang đến một sinh khí mới cho nền văn học lấy những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ
của con người làm chủ đề chính trong các tác phẩm của mình .
No comments:
Post a Comment