HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
(Thân Nhân Trung)
Ngày xưa , Hoàng đế dựng bia
đá trên núi cao để ghi khắc công lao, cho nên gọi là bia
. Bia ký là một thể loại văn học quen thuộc ở phương Đông thời cổ, ca ngợi công đức, thường ngắn gọn. Tác giả dùng văn biền ngẫu, tản văn ,có lối lập luận rất gần với thể loại nghị luận xã hội ngày nay . Dung lượng một bài bia thường ngắn, kết cấu chặt chẽ , giọng văn nghiêm trang .
. Bia ký là một thể loại văn học quen thuộc ở phương Đông thời cổ, ca ngợi công đức, thường ngắn gọn. Tác giả dùng văn biền ngẫu, tản văn ,có lối lập luận rất gần với thể loại nghị luận xã hội ngày nay . Dung lượng một bài bia thường ngắn, kết cấu chặt chẽ , giọng văn nghiêm trang .
Do Thân Nhân Trung vâng lệnh
vua Lê Thánh Tôn biên soạn năm
1484, để tôn vinh các tiến sĩ đỗ
đạt năm 1442 , nội dung bài bia
nhắc nhở đời sau một chân lý lịch sử:
"Kẻ sĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước" . Ta thấy nhà vua và tác giả
nhận thức rất rõ mối
quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục với sự thịnh suy của đất nước. Hiện tại, chiếc bia này nằm ở chính
giữa khu bia phía Đông Văn Miếu
Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070, (đời vua Lý Thánh Tông). Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo .Vị Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam được thờ tại đây . Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám, kề sau Văn Miếu ,là nơi học của các hoàng tử, các học trò giỏi trong nước. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám ( diện tích 54.331 m2) bao gồm: Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Bên trong (nội tự) có những lớp tường ngăn ra làm năm khu.
Bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám là các bia đá ghi tên những
người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Hậu Lê và thời Mạc (1442-1779) tại Văn
Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam . Có tất cả
82 tấm bia tiến sỹ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ghi tên 1307 tiến sĩ (1442-1779) Tấm bia đá
cao 1,75m (chưa kể đế bia), rộng 1,3m, có bia cao 1,1m, rộng 0,7m, độ dày là
0,25m . Kích thước bia không đồng nhất tùy theo triều đại tiến sĩ được tôn vinh
Nhan đề bài học do sách giáo khoa chọn, có
lẽ câu phương châm này là linh hồn của bài bia tiến sĩ 1442 .. Năm 1789, sau
khi thống nhất nước nhà và lên ngôi , vua Quang Trung cũng sai Ngô Thì Nhiệm viết bài chiếu cầu hiền,kêu gọi
sĩ phu cả nước nhiệt tình đem khả năng , khối óc , con tim , đóng góp vào công
cuộc xây dựng nước nhà . Nếu Quang Trung cho rằng “hiền
tài phải làm sứ giả cho thiên tử ”, thì ba trăm năm trước đó, vua tôi nhà
Lê đã mạnh mẽ khẳng định một bước mốc cao hơn : Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia
Hiền tài hay hiền sĩ là danh từ chung để chỉ những người có đức hạnh và tài năng . Nguyên khí là tiềm năng, tiềm lực, tức là năng lực chất chứa trong mỗi một người trí thức . Theo quan niệm Nho giáo thì nguyên khí chính là phần tinh tuý của các sự vật, của sự sống.Cả câu nói này có thể hiểu rằng , khối óc, con tim, thể lực của những bậc hiền tài sẽ đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của Đất Nước
Bài bia có kết cấu mạch lạc .
Hiền tài hay hiền sĩ là danh từ chung để chỉ những người có đức hạnh và tài năng . Nguyên khí là tiềm năng, tiềm lực, tức là năng lực chất chứa trong mỗi một người trí thức . Theo quan niệm Nho giáo thì nguyên khí chính là phần tinh tuý của các sự vật, của sự sống.Cả câu nói này có thể hiểu rằng , khối óc, con tim, thể lực của những bậc hiền tài sẽ đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của Đất Nước
Bài bia có kết cấu mạch lạc .
1.Nêu vấn đề (Tôi dẫu…đầu
tiên): Theo quan điểm của
người viết, cũng là tầm nhìn rộng lớn của các vua quan nhà Lê, hiền tài
là nguyên khí ->nguyên khí cao,thấp-> đất nước thịnh,suy ->sự thịnh
suy sẽ ảnh hưởng đến ngôi báu-> nhà
vua cần chiếu cố hiền tài là việc đầu tiên.: luận đề . Bằng lối lập luận
móc xích ,tác giả phân tích mạch lạc
luận đề, tạo sức thuyết phục.Đây cũng là lý do của việc lập bia khắc tên tiến
sĩ .
2.Biểu hiện cụ thể ( tác
dụng của việc dựng bia )
a.-Luận cứ1 : kẻ sĩ quan hệ
với quốc gia trọng đại như thế nên vua quí trọng kẻ sĩ vô cùng
-Luận chứng:ban khoa danh,đề
cao bằng tước trật, nêu tên trên tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc văn
hỉ
-Tổng hợp: Không có việc gì
mà triều đình không làm đến mức cao nhất .
Đoạn
văn có thao thác lập luận diễn dịch
b.Luận cứ 2 : Việc hay tốt
của hiền tài đã một thời lừng lẫy, nhưng chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài->muốn
sáng lâu dài, nên cho dựng bia đá ->bia đá
giúp kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn -> sự phấn chấn sẽ gắng sức giúp vua , không chỉ chuộng văn suông, ham
danh hão
Đoạn văn có thao tác lập luận móc xích .Câu
cuối cùng chứa luận cứ .
3
.Hiền tài phải làm gì khi
tên được khắc trên bia ?
- Với các tiến sĩ mới đỗ, bia nhắc nhở họ hai mặt . Về cách
sống, cách làm việc, cách cư xử, phải luôn chú ý việc củng cố vận mệnh đất nước
; về luân thường đạo lý, cần trách ác, mà làm thiện.
- Đối với mọi kẻ sĩ trong thiên hạ, phải đem khả
năng phục vụ đất nước để được vua tin
dùng (về cách sống, cách làm việc, cách cư xử) không nhận hối lộ, rơi vào nhóm
gian ác (về đạo lý, luân thường)
Cách lập luận song hành, phân tích ,mạch lạc ,thuyết phục
Đỗ Tiến sĩ năm 1469 Thân Nhân Trung (từng giữ chức thượng
thư bộ lại, Đông các đại học sĩ tế tửu Quốc Thử Giám)Ông có hai con trai và
cháu nội đều đỗ Tiến sĩ .
DÀN Ý
DÀN Ý
1
Nêu
vấn đề : nhà vua cần chiếu cố hiền tài là việc
đầu tiên vì hiền tài có khối óc, con tim, thể lực tốt . Những bậc hiền tài sẽ đóng góp rất
quan trọng vào sự phát triển của
Đất Nước
2
Biểu hiện cụ thể :
- kẻ sĩ quan hệ với quốc gia
trọng đại như thế nên vua quí trọng kẻ sĩ vô cùng
-lập
bia để hiền tài có sự phấn chấn, sẽ gắng sức
giúp vua , không chỉ chuộng văn suông, ham danh hão
3. Hiền tài phải làm gì khi tên được khắc trên bia ?
- Với các tiến sĩ mới đỗ: luôn chú ý việc củng
cố vận mệnh đất nước, trách ác, làm thiện
- Đối với mọi kẻ sĩ trong thiên hạ : đem khả
năng phục vụ đất nước, không nhận hối lộ
Câu hỏi :
1.
Định nghĩa thể loại Bia ký ? Kết cấu bài Bia ký theo dạng nghị
luận giải thích như thế nào ?
2.
Phân tích ba bước trong
bài Bia ký
( Dalat 16.11.2013)
( Dalat 16.11.2013)
No comments:
Post a Comment