Bài 5
TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - CA DAO
HÀI
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY- TAM
ĐẠI CON GÀ –
I.
NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Định nghĩa
Truyện cười dân gian là một trong
những thể loại tự sự tiêu biểu cho dòng
văn học dân gian , do nhân dân lao động sáng tác , vận dụng một số thủ pháp gây cười , để qua tiếng cười mang tính giải trí và đả kích , châm biếm, có
khi chỉ dừng lại hài hước , mua vui .
Truyện cười dân gian vừa mang những yếu
tố một truyện ngắn,có cốt truyện, nhân vật, tình tiết ; nhưng kết cấu, diễn
biến của truyện, nhân vật được thể hiện chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ và xung
đột, nên đọc luôn có cảm giác xem một vở
hài kịch ngắn.
Ca dao hài mang không khí tự sự. Có
bài gọn gàng như một vở hài kịch,có bài để lại những phương châm sống hay chỉ
để giải trí.
Các thủ pháp gây cười : phóng đại, chơi chữ,
nói ngược ( tương phản ).
2. Phân
loại
Có hai loại truyện cười . Truyện khôi hài
chỉ nhằm giải trí. Truyện trào phúng có nội dung đả kích, phê phán , giáo dục
nhiều hơn .
Truyện trào phúng cũng có hai nhóm .Nhóm thứ nhất giễu cợt những tính cách xấu
nói chung, không mang tính xác định xã
hội cụ thể . Nhân vật cười là những anh chàng tham ăn, nói khoác, đãng trí , sợ
vợ..
Nhóm thứ hai miêu tả những biểu hiện hài
hước của những tính cách xấu gắn liền
với bản chất của các tầng lớp xã hội cụ
thể . Cái hài nằm trong những con người mang những thói xấu đi ngược lại những
quan điểm đạo đức, xã hội của nhân dân , bộc lộ qua những hiện tượng trái tự
nhiên ,vừa gây nên những phản ứng về mặt tư duy lô gích ,vừa gây nên những hậu quả về mặt đạo đức-xã
hội .Nhóm truyện này thường nêu chỉ ra lên những tính cách xấu gắn liền với bản
chất của những tầng lớp xã hội nhất định ; nhân vật có tính xác định xã hội cụ
thể , có tên gọi nói lên thành phần của mình : lý trưởng,thầy đồ, quan huyện
…Thói xấu của họ gắn liền với bản chất xã hội của từng tầng lớp người , thí
dụ như thói dấu dốt của thầy đồ, thói
cửa quyền của lý trưởng
Nhóm truyện này thể hiện tập trung những
quan điểm chính trị-xã hội của nhân dân, tính chiến đấu sắc bén của truyện
cười, một vũ khí đấu tranh xã hội, đấu
tranh giai cấp của nhân dân lao động thời xưa .
II.
TÁC
PHẨM
1. Nhóm truyện:
Hai truyện cười “Tam đại con gà ” và
“Nhưng nó phải bằng hai mày” là những
truyện trào phúng tiêu biểu . 2. Cắt nghĩa từ khó :
a. Nhan đề : Nhan đề hai truyện ngắn
này đã gây sự chú ý . Trong quá trình
đọc hiểu, nhan đề sẽ được hé mở từ từ
. Hai truyện đưa ra hai nhân vật thuộc tầng lớp có địa vị xã hội trong làng
: Thầy đồ và lý trưởng .Thầy đồ (thầy là
người có học, được xã hội quý trọng , đồ là
người đi học ) chính là người
cung cấp kiến thức,răn dạy đạo đức cho lớp trẻ .Gọi thầy đồ (thầy
dạy con trẻ ) để phân biệt với thầy
cúng, thầy bói ,thầy địa lý … trong làng .Lý trưởng (lý là thôn làng, trưởng là
người đứng đầu một thôn )Đây là đơn vị hành chính nhỏ nhất của một nước ta ngày
xưa. Lý trưởng chẳng khác nào đại diện vua ở triều đình để cai quản dân ( có
đông đảo nhân dân, đất đai rộng,có người lãnh đạo ) Người dân có những khát vọng gì về hai vị công
bậc này? . Phải sáng suốt, nhân ái , nghĩa là hiểu biết , công bằng, bảo vệ
quyền lợi người nghèo .
b. Tam
thiên tự: ( ba ngàn chữ
) là một
cuốn sách cổ, do Ngô Thì Nhậm soạn, dạy chữ nho cho người Việt. Tên sách nghĩa đen là
"ba ngàn chữ", xếp 3.000 chữ nho và nghĩa tiếng Việt giải nghĩa , như
một bài vè cực dài. Mỗi câu hai âm, khi đọc lên luôn có vần nên rất dễ nhớ. Cuốn sách "Tam thiên tự của Đoàn
Trung Còn (1950-60) có 3.000 chữ Hán(theo
cuốn "Tam thiên tự") cổ nhưng dịch nghĩa và phiên âm bằng chữ quốc
ngữ. Sách bắt đầu với: 天 Thiên - trời, 地 Địa - đất, 舉 Cử - cất , 存 Tồn – còn, 子 Tử - con, 孫 Tôn – cháu , 六 Lục – sáu, 三 Tam – ba, 家 Gia – nhà, 國 Quốc - nước . Sách kết thúc với: Tự - chữ
Tam
thiên tự vẫn thông dụng và
tới nay cũng còn nhiều người sử dụng.
c. Đặc điểm của chữ Hán : Chữ Hán là chữ
tượng hình . Người học có thói quen dựa vào hình ảnh sự vật trong đời sống để suy luận nét chữ đang học . Thí
dụ chữ 人,mang
hình ảnh một người đứng dang
chân , học trò suy ra nhân (người) . 丄 , một nét ngang, một nét thẳng,chỉ lên
trên ,nghĩa là “thượng ”(trên) đối lập với “hạ”
(dưới ) .

.
d.
鷄, đọc là kê: chỉ con gà. Cò, dân quê gọi là con dù dì .Cú, dân quê gọi
là con dủ dỉ ,thuộc bộ lông vũ gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người lao
động,
năm đồng
:có giá trị đến bốn chục cân thóc,
là kết quả khó nhọc cả một vụ mùa
eCải Ngô: những nông
dân nghèo, sống nương nhờ cọng rau cải, cái bắp ngô
fThổ Công :còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất Nhiều
nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông
Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra). Do đó, Thổ Công
là một trong những vị thần quan trọng trong gia
đình, bên cạnh Táo quân. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát
hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát
hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ
tiên về. Việc cúng Thổ công Cũng là một
vấn đề khá lý thú với người Việt Nam ta.. Những người Hoa Kiều và một số
người miền Nam thường khi cúng thổ công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ
thổ công (vì theo một vài sự tích thì thổ công bị đầu độc và chết, nên ông rất
sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn),
còn người miền Bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
3 Tóm truyện :
Hai truyện có kết cấu giống nhau , cho nên có thể gom lại trong một cột tóm
truyện chung ,
a. Phần
giới thiệu nhân vật , ta thấy một anh học trò
nổi tiếng thông minh , được mời làm thầy- một lý trưởng có tiếng xử kiện giỏi,
được dân làng tin tưởng .
b
Đến thắt nút, tình huống khá ly
lỳ xảy ra : Thầy
cứ loay hoay với chữ “Kê”(gà) trong ba ngàn chữ,còn lý trưởng nhận hối lộ cả bên nguyên lẫn bị
khi chưa xử án .
Thắt nút là yếu tố quan trọng trong truyện,
càng vô cùng cần thiết trong kịch . Ở truyện cười dân gian cũng thế . Tác giả
dân gian có thể không biết đọc viết, chưa qua một lớp học nào về lý luận văn
học, nhưng họ nắm bắt tình huống rất tài tình . Từ “tình huống thắt nút” này,
có thể có thật trong đời sống của người dân quê ngày xưa,cũng có thể hư cấu,
nhưng đây là linh hồn câu chuyện đậm màu sắc chiến đấu này , để người lao động
công kích, lên án bản chất xấu xa của giới trí thức phong kiến từ cấp thấp nhất
. Không có tình huống thắt nút này, vở hài kịch sẽ không hình thành . Rõ ràng,
tác giả dân gian đang mời chúng ta xem hai vở hài kịch trong một màn diễn . Bàn chân con cò (cò, dân quê gọi là con dù
dì ) rồi bàn chân con cú (cú, dân quê gọi là con dủ dỉ ). Thực sự bàn chân của
ba con vật thuộc bộ lông vũ này, gắn bó
với cuộc sống hằng ngày của người lao động,
rất giống nhau.
Từ tình huống thắt nút, ta thấy có sự tương
phản giữa bản chất (thầy và quan đều giỏi) mà hiện tượng thì …
Vậy hai nhân vật tai mắt này phải làm sao,
để chứng tỏ mình vẫn giỏi ?
C . Phát triển của câu chuyện.
Thầy cho trẻ đọc nhỏ, rồi cậy nhờ Thổ Công chỉ vẽ, bèn cho trẻ đọc to:Dủ dỉ là con dù dì . Lý
trưởng phạt kẻ đưa hối lộ ít... Người học thường chú ý bàn chân con gà qua những nét chữ mà
thầy cho là rắc rối , học trò lại hỏi gấp, khiến thầy không thể nhớ
được cụ thể, trong đầu thầy hiện lên bàn chân con cò (cò, dân quê gọi là con dù
dì ) rồi bàn chân con cú (cú, dân quê gọi là con dủ dỉ ). Thực sự bàn chân của
ba con vật thuộc bộ lông vũ này, gắn bó
với cuộc sống hằng ngày của người lao động,
rất giống nhau.
Cuốn sách ba ngàn chữ dễ học, dễ nhớ như
thế, nhưng người thầy thì … quên. Thổ Công cũng
đồng lõa với thầy , có lẽ e sợ quyền uy của thầy chăng ?
Còn với Lý trưởng . Chưa vội tìm hiểu ai đúng,ai sai, chỉ biết nương
nhẹ kẻ có quà cho ngài nhiều hơn,gấp đôi . Ta biết thời xưa , đồng tiền rất có
giá trị .Một đồng có 10 hào. Ba hào mua
được một nải chuối độ hai mươi ngàn bây giờ. Như vậy, một đồng tương đương với
độ 80 ngàn đồng .Tuy nhiên quy ra thóc gạo mới thấy số tiền năm đồng Cải lo lót
cho quan lý không nhỏ, vì giá thóc rẻ
hơn giá chuối , năm đồng có giá trị đến bốn chục cân thóc, là kết quả khó nhọc cả một vụ mùa . Ngô biện gấp đôi. Anh ta có
giàu hơn Cải không ? Tên gọi đã cho thấy họ chỉ là những nông dân nghèo, sống
nương nhờ cọng rau cải, cái bắp ngô . Cải vì thiếu “thực tế”nên dù đút tiền, vẫn bị đòn đau .
d Đỉnh điểm .Xung đột căng thẳng giữa nhân vật chính với nhân vật
trong truyện buộc phải giải quyết tức khắc. Người cha đứa học trò ngỡ ngàng khi
thấy thầy dạy chưa đúng . Nạn nhân vụ án phát hiện ra cách xử
“không hợp lý ”của lý trưởng. Rõ ràng, cả thầy đồ và ông lý đều sai,nhưng có ai
làm chứng?. Bọn trẻ không biết, Cải cũng không thể nào tự minh oan cho mình .
Nhưng có một người biết: người kể chuyện.Tác
giả dân gian đã chứng kiến đầu đuôi nhưng không hề tạo cho mình một “điểm nhìn
”để lên tiếng cho nạn nhân .
e. Mở nút :Chính vì vậy mà tiếng cười vỡ òa phần mở nút mới có sức công
phá thật khủng khiếp . Cả hai nhân vật đại diện cho những bậc phụ mẫu (lý trưởng) hay hơn cả phụ mẫu nữa
(quân,sư ,mới đến phụ mà !) đều dành phần thắng . Cả hai đều dùng những lý lẽ trái với quy luật tự nhiên,
gây tiếng cười òa , nhưng người trong cuộc , những nạn nhân, chỉ biết cúi đầu
cam chịu ,Này nhé, thầy dạy đến ba đời
con gà đấy .Lý trưởng thì công minh: ai “phải bằng hai” hơn thì người đó được
trắng án . Thầy đồ thì dùng biện pháp phóng đại hay chơi chữ ,còn lý trưởng
thì lối chơi chữ của ông thật trên cả
tuyệt vời .
III ĐỌC HIỂU
Từ cốt truyện , tác giả dân gian muốn nói lên những điều gì ?
1.
Họ vạch trần sự dốt nát –tham lam của giới trí
thức phong kiến xưa .
Chỉ tác giả dân gian mới thấy rõ nỗi nhầm lẫn
tai hại giữa bàn chân ba con : gà(kê) cú(dủ dỉ) cò(dù dì ) trong đầu thầy . Tác
gỉa dân gian biết rõ cách “tra cứu”của
thầy : cậy nhờ Thổ Công ;lại để Thổ Công
“chơi xỏ ” thầy . :Chỉ người kể
mới chứng kiến tường tận cảnh Lý trưởng
nhận hối lộ cả hai bên nạn nhân và thủ phạm .Người dân vẫn tưởng lý
trưởng giỏi xử án
2 Tác giả dân gian lên án kẻ quyền thế, bênh vực kẻ yếu thế :
Kẻ trong cuộc bao gồm lũ học trò , người bố, Cải ,Ngô .. cam chịu sự hống hách lộng quỳên của bọn thống trị (kê là tam đại con gà- Ngô đã phải đóng gấp đôi Cải nên Ngô thắng kiện )
Tác giả dùng biện pháp phóng đại và chơi chữ (tam đại con gà ) chơi chữ (phải bằng hai )để tạo tiếng cưồi, vạch trần sự cậy quyền của đối thủ , những kẻ ấy không xứng đáng làm bậc cha mẹ dân .
3. Tác giả kết án bản chất xấu xa của giới thống trị :
2 Tác giả dân gian lên án kẻ quyền thế, bênh vực kẻ yếu thế :
Kẻ trong cuộc bao gồm lũ học trò , người bố, Cải ,Ngô .. cam chịu sự hống hách lộng quỳên của bọn thống trị (kê là tam đại con gà- Ngô đã phải đóng gấp đôi Cải nên Ngô thắng kiện )
Tác giả dùng biện pháp phóng đại và chơi chữ (tam đại con gà ) chơi chữ (phải bằng hai )để tạo tiếng cưồi, vạch trần sự cậy quyền của đối thủ , những kẻ ấy không xứng đáng làm bậc cha mẹ dân .
3. Tác giả kết án bản chất xấu xa của giới thống trị :
Sự tàn bạo, thiếu trách nhiệm , bất
người dân lành dốt nát hay nghèo khổ ra
sao . Thầy lấp liếm , đổ lỗi
cho Thổ Công , còn Lý trưởng thì
nhẫn tâm và trắng trợn một cách trơ trẽn
nhất.Phải ,kẻ thắng là kẻ hối lộ, quà cáp nhiều cho thầy .
4. Tác giả chỉ ra tội ác do giới quan chức phong kiến gây ra .
Thầy giáo
sẽ gieo tai hoạ đời cha,đời con,đời cháu khi truyền dạy sai sự thật ;Lý trưởng sẽ đặt gấp đôi sự thống trị
lên đầu cổ nhân dân
Từ đó, người lao động xưa gửi gấm ước mơ về một xã hội tốt đẹp ,có vua quan sáng suốt ,nhân ái
Từ đó, người lao động xưa gửi gấm ước mơ về một xã hội tốt đẹp ,có vua quan sáng suốt ,nhân ái
Điều này ta thấy Cụ Phan Chu Trinh phân
tích rất rõ trong bài diễn thuyết về
luân lý đông tây cho thanh niên năm 1925 tại Sài gòn . Người phương tây
có học , biết đoàn kết nên sẵn sàng bênh vực nhau, vì biết rõ hễ người A bị ức
hiếp, nạn nhân tiếp theo sẽ là B .Người phương đông chúng ta không có trình độ
văn hóa cao nên nhận thức kém, sống chia
rẽ . Ngô không biết anh đang bị lý trưởng bóc lột . Cải Ngô đã giúp hầu bao lý trưởng nặng hơn . Rồi thầy
giáo sẽ đào tạo ra một lớp trí thức với
lý tưởng sống nhỏ bé, đó là làm thế nào gây chi rẽ trong dân, thì bản thân quan
lại sẽ dễ thao túng . Họ không có tầm nhìn xa,vì từ việc phân biệt kê ,cú ,cò
đã vô cùng khó khăn rồi .
CA DAO HÀI
I.
GIỚI THIỆU:
1. Ta thấy
hai vế đối lập nhau trong một yếu
tố đầy bất ngờ : những người đàn ông cột
trụ trong gia đình(chồng em ), cả ngoài xã hội (làm trai ) , trách nhiệm nặng
nề và vẻ vang là “đáng sức trai, đi ngược về xuôi” , đứng với sứ mạng “ tề gia
(chồng ) trị quốc ( làm trai ) đất nước
giao phó . Bề ngoài họ rất bản lĩnh (khom lưng chống gối) Nhưng thực chất họ
lại là “ gánh hai hạt vừng” hay còn tồi tệ hơn “ ngồi bếp sờ đuôi mèo” . Thủ
pháp tương phản cho thấy sự yếu ốm ,
lười biếng, sống ỷ lại,dựa dẫm của bậc tự vỗ
ngực là hiền nhân quân tử . Tiếng cười chua xót nhưng pha sự đồng cảm .
2 .
Người phụ nữ xưa được đề cao bởi bốn nét đẹp : công,dung, ngôn, hạnh . Ở
đây, tác giả đưa dung (nhan sắc) thành yếu tố hàng đầu :lỗ mũi rất nhiều lông,
lại trễ nãi chăm sóc tóc tai nên rác rơm
đầy đầu . Tiếp đến là ngôn ( lời ăn
tiếng nói ) thì “nói” (ngáy ) cả …trong giấc ngủ .Với công ( làm lụng chăm chỉ ) thì chị vợ lại “
hay ăn quà khi đi chợ”. Nhưng” người chồng lại “nhìn ra” những gì về “ tam đức”
ở vợ ? Về dung nhan, với chồng, , vừa
phóng đại ( mười tám gánh lông ) vừa tương phản ( râu rồng)vừa tả thực
(trên đầu những rác ..) . Đấy là trời cho, là hoa thơm . Ngủ ngáy(theo chồng )
thì vui nhà vui cửa . Lười làm lụng, lại
mê quà chợ, nhưng chồng khen “ về nhà đỡ
cơmr” .
Nhưng mỗi câu bát ta thấy bắt đầu bằng cụm từ
, đứng vai một cụm chủ vị : chồng yêu . Vâng, dung nhan kém cỏi, lại không biết
làm đẹp , nói năng vụng về , mê ăn uống , nhưng với cái nhìn yêu thương, tất cả đều đẹp ( râu rồng, hoa
thơm, vui nhà, đỡ cơm ) , bởi chị vợ có một nét đẹp nhất : thủy chung . Đức
hạnh đẹp đẽ ấy mới đem đến cho tiếng
cười bằng thủ pháp tương phản nhiều ý nghĩa .
Nhân vật cười là những anh chàng tham ăn, nói khoác,
đãng trí , sợ vợ, hay những bà vợ thiếu tứ đức
( công dung ngôn hạnh ) Các bài ca dao hài hước trong chương trình Đọc hiểu văn
bản lớp 10 thuộc
dạng truyện này. Để tạo tiếng cười chế giễu,
tác giả dân gian dùng lối tương phản rất ấn tượng, độc đáo và sâu
sắc , qua những hình ảnh vốn gần
gũi,quen thuộc với cuộc sống lao động, những
sinh hoạt bình dị nơi thôn dã ,những sản vật địa phương gắn bó như máu
thịt .Bên cạnh đó,họ còn dùng thủ pháp nhại ; họ mượn nguyên mẫu những câu từ
mang nét ngợi ca , từ đó đingược về xuôi là
câu ca dao trong bản chính, tác giả dân gian có kết thúc bất ngờ : khom
II.
ĐỌC HIỂU
1
Bài cao dao 1(trang 90, SGK
tập 1) là một vở kịch ngắn . Không gian làng quê nghèo, thời điểm chuẩn bị tiệc cưới
cho đôi bạn trẻ , hai con người lớn lên
trong cảnh nghèo, khao khát cuộc sống hạnh phúc .
Tình huống tạo thắt nút là mâm cỗ : tiệc phải
có thịt của thú bốn chân, để mời đãi cả
làng .
Câu chuyện phát
triển theo hình ảnh chàng trai . Chàng
trai vốn có chút chữ nghĩa, hiểu biết nhiều về luật pháp, sức khỏe , nên tâm
tình cùng cô gái bằng tấm lòng thiết tha , đầy trách nhiệm với họ nhà gái .
Anh tận dụng thủ pháp chơi chữ . Thú bốn chân có trâu bò, voi và cả chuột , nhưng
mỗi con đem đến khuyết lẫn ưu . Voi thì ngại nhà nước cấm xẻ thịt . Con
thú to lớn này anh … có sẵn, vì đã “toan”, nghĩa là từ suy tính sang hành động
không hơn ba mươi giây ! Trâu bò cũng vậy, như đều sẵn sàng lên mâm,chỉ vì anh
ngại sức khỏe nhà gái không tốt . Thịt trâu gây bệnh đau bụng, bò thì sinh
ra chứng thấp khớp .Nhiệt tình thiện chí
của anh thể hiện qua các từ “dẫn trâu ,dẫn bò..thì …”
Cuối cùng đành
chọn… chuột .Con chuột ngoài đồng rất dễ đặt bẫy, không tốn kém gì cả
.Nhưng thời ấy bếp núc chưa nghĩ ra món
nào cho thịt chuột , đồng nghĩa là …trong mâm cỗ không có gì cả . Nhưng tấm
lòng nhà trai thì ăm ắp . Nhà gái đẩy khâu chuẩn bị lên cao trào : ôi dào, thế
là sang rồi .Nhưng làm sao để vừa lòng
bà con hai họ,xóm làng đôi bên?
Chuyện đi đến mở nút : thách một nhà khoai lang . Vườn trong thôn quê
đều trồng sẵn khoai sắn . Xóm làng sẽ gom góp mỗi nhà vài bụi cũng đủ lễ vật
cho chàng trai mang sang nhà gái .Khoai phục vụ tất cả mọi diện khách mời : củ
to mời làng, củ nhỏ mời họ hàng, củ mẻ dành cho trẻ con ; thậm chí
lợn gà cũng có phần cỗ cưới .Bởi yêu cầu cho tiệc là ai cũng được mời .Khoai
lang đã đáp ứng trọn vẹn !
1. Tiếng cười đồng cảm về đấng phu quân Ta thấy hai vế đối lập nhau trong một yếu tố đầy bất ngờ : những người đàn ông cột trụ trong gia đình(chồng em ), cả ngoài
xã hội (làm trai ) , trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là “đáng sức trai, đi ngược
về xuôi” , đứng với sứ mạng “ tề gia (chồng ) trị quốc ( làm trai ) đất nước giao phó . Bề ngoài họ rất bản lĩnh
(khom lưng chống gối) Nhưng thực chất họ lại là “ gánh hai hạt vừng” hay còn
tồi tệ hơn “ ngồi bếp sờ đuôi mèo” . Thủ pháp tương phản cho thấy sự yếu ốm , lười
biếng, sống ỷ lại,dựa dẫm của bậc
tự vỗ ngực là hiền nhân quân tử . Tiếng
cười chua xót nhưng pha sự đồng cảm .
Người phụ nữ nhận lấy những nghĩa vụ nặng nề một khi rời cha mẹ,theo
chồng, cho nên hy sinh mọi thứ, cả việc
chấp nhận hôn nhân trọn đời với một người chồng kém cỏi. Hy sinh cũng là
lẽ sống, là bổn phận của mọi người vợ, người mẹ . Hơn nữa ,
nói ra xấu thiếp hổ chàng. Đó là quan niệm của người phụ nữ xưa để gìn
giữ hạnh phúc gia đinh .
2 . Tiếng
cười yêu thương về vợ vụng về :
Người phụ nữ xưa được đề cao bởi bốn nét đẹp : công,dung, ngôn, hạnh . Ở
đây, tác giả đưa dung (nhan sắc) thành yếu tố hàng đầu :lỗ mũi rất nhiều lông,
lại trễ nãi chăm sóc tóc tai nên rác rơm
đầy đầu . Tiếp đến là ngôn ( lời ăn
tiếng nói ) thì “nói” (ngáy ) cả …trong giấc ngủ .Với công ( làm lụng chăm chỉ ) thì chị vợ lại “
hay ăn quà khi đi chợ”. Nhưng” người chồng lại “nhìn ra” những gì về “ tam đức”
ở vợ ? Về dung nhan, với chồng, , vừa
phóng đại ( mười tám gánh lông ) vừa tương phản ( râu rồng)vừa tả thực
(trên đầu những rác ..) . Đấy là trời cho, là hoa thơm . Ngủ ngáy(theo chồng )
thì vui nhà vui cửa . Lười làm lụng, lại
mê quà chợ, nhưng chồng khen “ về nhà đỡ
cơmr” .
Nhưng mỗi câu bát ta thấy bắt đầu bằng cụm từ
, đứng vai một cụm chủ vị : chồng yêu . Vâng, dung nhan kém cỏi, lại không biết
làm đẹp , nói năng vụng về , mê ăn uống , nhưng với cái nhìn yêu thương, tất cả đều đẹp ( râu rồng, hoa
thơm, vui nhà, đỡ cơm ) , bởi chị vợ có một nét đẹp nhất : thủy chung . Đức
hạnh đẹp đẽ ấy mới đem đến cho tiếng
cười bằng thủ pháp tương phản nhiều ý nghĩa .
Câu hỏi : 1. Hãy kể tóm tắt 5 bước của vở kịch cầu hôn : phần khai đoan ( giới thiệu ) tác giả mô tả những nội dung gì ? Tình huống thắt nút ra sao ? Vở kịch diễn biến như thế nào ? Đâu là cao trào ? Kết thúc(mở nút ) cho bạn suy nghĩ gì ? Tác giả dùng những thủ pháp nào để tạo tiếng cười ?
2. Hai bài ca dao 2,3
ban đầu dưa ra vấn đề gì ? nhưng yếu tố
chính được tác giả sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì ? Phản ánh điều gì ?
3. Bài ca dao này
mô tả điều gì, bằng cách sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? ( Người phụ
nữ xưa được đề cao bởi bốn nét đẹp nào ? Chị thể hiện ra sao ? Tấm lòng
người chồng như thế nào ? )
Dalat 03. 2017
·
CA
DAO HÀI
Câu hỏi : 1. Hãy
kể tóm tắt 5 bước của vở kịch cầu hôn :
phần khai đoan ( giới thiệu ) tác giả mô tả những nội dung gì ? Tình huống thắt
nút ra sao ? Vở kịch diễn biến như thế nào ? Đâu là cao trào ? Kết thúc(mở nút ) cho bạn suy nghĩ gì ? Tác giả
dùng những thủ pháp nào để tạo tiếng cười ?
2. Hai bài ca dao 2,3
ban đầu dưa ra vấn đề gì ? nhưng yếu tố
chính được tác giả sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì ? Phản ánh điều gì ?
No comments:
Post a Comment