Bài
6
TRUYỆN THƠ NÔM
LỤC VÂN
TIÊN
(Nguyễn Đình Chiểu)
.
I .GIỚI THIỆU:
1 Cốt truyện: Theo
văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát, kết cấu theo lối
chương hồi
a .Hồi thứ nhất
tập trung viết về hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga . Chàng trai mười sáu tuổi văn
võ toàn tài, từ giã thầy để xuống núi đi
thi. Thầy bấm tử vi “Hiềm
vì ngựa chạy đường xa,Thỏ vừa ló bóng gà đà gáy tan Bao giờ cho tới bắc phang,Gặp
chuột ra đàng con mới nên danh” nghĩa là gặp năm xung nên chưa thuận (mão xung dậu), lại
dặn dò “Trong cơ bĩ cực thới lai,giữ
mình cho vẹn việc ai chớ sờn” như an ủi chàng rằng vận may sẽ đến, cho nên luôn
làm điều tốt cho mọi người.
- -Trên đường đi, gặp bọn cướp “Thấy con gái tốt qua đường bắt đi” mà dân làng bỏ chạy vì “E
khi hoạ hổ bất thành( mưu đồ thất bại )Khi không mình lại xô mình xuống hang”
Nhưng với Vân Tiên” Nhớ câu kiến ngãi bất vi(Thấy việc nghĩa không làm là người vô dũng) Làm người thế ấy cũng phi anh một mình giết
tên cầm đầu, cứu được Kiều Nguyệt Nga,con
quan tri phủ đang về miền Hà Khê thăm
cha Nguyệt Nga
rút trâm cài tóc để tạ ơn, nhưng Vân Tiên lại” Nhớ câu trọng ngãi khinh tài,Nào ai chịu lấy của ai
làm gì". Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt
đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình.Đây là tình huống tạo nên một nút thắt của
câu chuyện.
b . Hồi thứ hai, viết về Lục Vân Tiên và bạn của
chàng . Vân Tiên gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác. “Vân Tiên biết lẽ chính tà,Hễ người dị tướng ắt là tài cao.”
Vân Tiên tạt qua nhà,cha mẹ dặn tìm gặp
Võ thể Loan, 14 tuổi, đã được hai bên sắp
đặt” Con dầu bước đặng thang mây,Dưới chưn đã sẵn một dây tơ hồng".
".Võ Thể Loan thề nguyền thủy chung
“Xin đừng tham đó bỏ đăngChơi lê quên lựu chơi trăng quên đèn".Tiên cũng hứa rằng : "Như lửa mới nhen,Dễ
trong một bếp mà chen mấy lò.Võ Công giới thiệu Lục Vân
Tiên kết bạn với Vương Tử Trực Ở đây, họ gặp Trinh Hâm ,Bùi Kiệm, hai nho sinh khác, nhưng lòng dạ hẹp hòi, đố kị .
Câu chuyện phát triển với nhiều tình tiết lôi cuốn, đầy kịch tính,với biết bao đau thương xảy đến cho Vân Tiên . (1) Lúc sắp vào trường
thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. (2)Dọc đường
về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống
sông .Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cứu mạng
và được nhận làm con nuôi(3) Vương Tử Trực đỗ cao, cha con Võ Công -Võ Thể Loan tìm cách ve vãn người đỗ đạt, gạt bỏ kẻ thất
cơ vào hang núi Thương Tòng
- Nhưng con người ở hiền
thì gặp lành . (1) Được thần tiên cho thuốc chữa mắt, Vân Tiên may mắn gặp lại
Hớn Minh (vì trừng trị công tử Đặng Sinh ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn lút trong rừng).
Hớn Minh đón Vân Tiên về am dưỡng bệnh.(2) Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa,
trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. (3)Võ Công ngỏ ý muốn gả Thể Loan,
bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn quá ốm chết.
c. Hồi thứ ba viết về Kiều Nguyệt Nga.
Kiều ông giúp con gái đi tìm tông tích Lục Vân Tiên, gặp người cha của chàng Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt
Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không
được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua.
Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình
Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử,vì “Nàng
rằng: "Xưa học sử kinh,Làm thân con gái chữ trinh làm đầu. Phật Bà Quan
Âm đưa nàng dạt
vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng
nặc đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa
một bà lão dệt vải.
d .
Hồi thứ tư viết về Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Thời gian đã sáu năm trôi
qua , Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở
về nhà thăm cha, mới biết ông đã được Kiều
Nguyệt Nga đã giúp ông rất nhiều Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Câu chuyện đã dẫn đến cao trào ,
-tiếp theo
là kết thúc mở nút . Hớn Minh
được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và
gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị,
người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh
phúc.
4 Chủ đề :
Lục Vân Tiên là
một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu, truyện thơ nôm
mang tính chất là truyện để kể nhiều hơn là truyện để đọc và để xem. Tác phẩm
khắc họa thành công những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều
Nguyệt Nga, thông qua các tư tưởng : Coi trọng tình nghĩa giữa người với người:
tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn, tình yêu thương, cưu mang,
đùm bọc những người gặp khó khăn, hoạn nạn; Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn
sàng cứu khốn phò nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ giò Đặng Sinh); Thể hiện
khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuốc
đời thông qua kết thúc có hậu của tác phẩm là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng
gian tà.
II ĐOẠN
TRÍCH : LẼ GHÉT THƯƠNG
*GIỚI THIỆU
1 .Vị trí đoạn trích : Trên đường
đến trường thi ,Lục Vân Tiên cùng Tử Trực
tình cờ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm .Kiệm từng biết đến tài năng của Lục Vân
Tiên, nay hội ngộ nên tỏ ra vui mừng ,
nhưng Hâm lại ngờ vực ,
buộc Vân Tiên phải làm thơ để khẳng
định mình (Hâm rằng: "Chưa biết thấp cao,
Làm thơ mới biết bậc nào tài năng".).
Nhờ ông chủ quán làm trọng
tài , cả bốn người cùng họa thơ . Sau một giờ, Khi hai gã
Kiệm Hâm còn loay hoay tìm vần, thì Tiên Trực đã cất bút . Thấy hai kẻ thua tỏ
ý ngờ vực ,cho rằng họ chép dựa
dẫm theo thơ cũ có sẵn, Ông
quán bèn cất tiếng cười, cảnh giác Tiên
Trực đề phòng, kẻo như Tôn Tẩn bị Bàng Quyên ám hại .(Tôn Tẫn là bạn học binh pháp với Bàng
Quyên, sau bị Quyên hại, chặt hai chân, để ghìm tài. Thầy học Quỷ Cốc Tử đã bảo
trước cho Tôn Tẫn nhưng ông không đề phòng) Tử Trực ngạc nhiên trước một ông quán, một người lao
động bình thường lại thông làu kinh sử,
ông quán buồn rầu bảo :"Kinh
sử tôi đã từng, Coi rồi lại khiến lòng
xót xa. Các anh hỏi thì tôi nói , vì do ghét cũng bởi hay thương” .
2. Từ khó :Có những từ , khái niệm cần cắt
nghĩa : ghét và thương . Thương, chỉ thái độ quan tâm, yêu mến, dành cho nhiều thiện cảm . Ghét là một thái độ
căm giận, không chấp nhận một đối tượng nào đó
Ở đây, ông chủ quán ‘ ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm’ là thái độ
căm giận ở mức độ cao nhất, như muốn tiêu diệt, phủ định đối phương
*ĐỌC
HIỂU :
1.
Ông
quán ghét :
Trong tám câu lục bát phần 1 ( ghét đời… rối dân ) ta
thấy ông quán chỉ khách quan kể lể những phẩm chất xấu xa của giới thống trị
trong các pho kinh sử xưa, từng là
sách gối
đầu giường của các nho sĩ .Giới
thống trị bao gồm vua chúa ( Kiệt Trụ, U Lệ, Ngũ Bá và các triều đại phong kiến suy tàn ) Họ lắm quyền,
nhiều lực, nhưng kẻ thì dâm dật (Kiệt Trụ) kẻ thì đồi bại ( U Lệ ) kẻ thì dốt nát ( thời năm
vua chư hầu Ngũ Bá ) kẻ thì mê muôi
(các triều đại phong kiến suy tàn), cụ
thể là tất cả các vị vua , các triều đại này đều mùa quáng và tàn bạo . Hậu quả là dân tình vô cùng khốn khổ , điêu đứng
. Nỗi đau khổ của nhân dân được ông
quán, hẳn là một trí thức yêu nước ,đúc kết lại bằng những từ đầy hình ảnh ,giàu cảm xúc , bằng lời ăn tiếng
nói hằng ngày của nhân dân ( sa hầm sẩy hang, làm than muôn phần, nhọc
nhằn rối dân ), khiến người đọc truyện
càng đồng cảm với người dân, càng căm ghét “ ghét cay, ghét đắng, ghét
vào tận tâm” giới thống trị tàn bạo đó .
2.
Ông
quán thương
Đoạn còn lại, ông quán tỏ thái độ
“thương”. Với các nhân vật được ngưỡng mộ,
ông gọi họ bằng những đại từ trang trọng
: đức,thầy ,ông . Đó là Khổng Tử, Nhan Tử
,Gia Cát ,Đổng Tử , Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm Lạc. Họ chẳng hề có chức tước địa
vị trong xã hội(kẻ làm quan nhưng không được trọng dụng, lại bị đi đày, phải sống
ẩn dật, dạy học , sống bần hàn ) nhưng họ được nhân dân yêu mến bởi họ thông tuệ,
sáng suốt ( Gia Cát từng là quân sư cho Lưu Bị, Đổng Tử học rộng tài cao, Hàn Dũ từng đỗ tiến sĩ )
lại giàu lòng nhân ái ( Khổng Tử suốt đời hành đạo, chỉ hướng cho dân lối sống
ngay lành, Nhan Tử đức hạnh, Đào Tiềm
tính tình cao thượng, không màng
danh lợi , Liêm Lạc dạy học để mưu sinh ).
Ta chú ý số nhân vật được ông quán đề cao chiếm tới 14 câu lục bát .Nếu ghét các giai cấp thống trị ở mức độ cao nhất, thì tấm lòng yêu thương, ngưỡng mộ của ông
quán giành cho những bậc hiền tài cũng ở mức độ đậm đà nhất
.
3. Con người ông quán
Đoạn tiếp sau, Tử Trực
tỏ lòng xót xa, trách ông quán
sao không ra làm quan, nhưng ông quán cười, tâm sự rằng ông học gương các vị ẩn
dật ( như Sào Phủ Hứa Do, Bá Di và Thúc Tề, chờ cơ hội được minh quân vời, ông sẽ hợp tác )Hâm thấy thế chế nhạo ông rằng hãy an phận, gối rơm lo
phận gối rơm . Riêng Lục Vân Tiên vui mừng,
hẹn ngày chàng vinh quy , sẽ cho người
tìm đến ông quán .Ông quán tỏ ra tin tưởng,khiến Hâm lo
sợ bâng quơ: biết đâu chuyện này có thật ? Những tình tiết này càng cho
thấy bản chất đố kỵ xấu xa của những kẻ
cậy quyền mà người lao động vốn căm ghét
.
III.KẾT LUẬN
Đương thời, truyện Lục Vân Tiên có ảnh hưởng khá lớn đến tính cách hồn
hậu của người dân Nam Kỳ. Một số tôn giáo đặc trưng ở Nam Kỳ cũng được xem chịu
ảnh hưởng một phần của phong cách Lục Vân Tiên như Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo
Ông Trần. Hiện nay, ngay phía sau khu chính
điện (nơi Ông Trần thường ngồi giảng đạo) vẫn còn lưu giữ bộ ảnh (chữ Nôm)
truyện Lục Vân Tiên (trước vẽ trên lụa, sau được vẽ trên kính).
Cho đến bây giờ, truyện Lục Vân Tiên vẫn giữ được vị trí của nó trong nền văn học Việt Nam.
Với ngôn ngữ bình dân gần gũi nên mọi tầng lớp trong xã hội đều nhớ thuộc lòng
có khi cả bài thơ. Ảnh hưởng của nó còn lan rộng ra cả toàn quốc, được lưu truyền
dưới hình thức sinh hoạt văn hóa như "kể thơ", "nói thơ Vân
Tiên", "hát Vân Tiên" ở Nam
Kỳ và
Nam Trung Kỳ.
“Phải hiểu đúng Lục Vân Tiên thì mới
thấy hết giá trị của bản trường ca này. Đúng, đây là một bản trường ca ca ngợi
chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung
nghĩa!”
Câu hỏi :
1.Tóm tắt truyện Lục Vân
Tiên .Vì sao gọi đây là một tiểu thuyết chương hồi? Cách khai thác một đoạn
trích trong tiểu thuyết chương hồi như thế nào ?
2. Đối tượng
ông quán căm ghét là ai ? Họ có những
nét hạn chế nào ( tài năng,đức độ
) những ưu thế nào ?
3. Đối tượng ông quán yêu thương là ai ? Họ có những nét hạn chế nào ,những ưu thế nào ?
No comments:
Post a Comment