Bài
5
TRUYỆN
VỪA LÃNG MAN
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(
Hemingway )
I.
TÌM
HIỂU CHUNG :
1. Giá trị của tác phẩm :Ông già và Biển cả (The Old Man and
the Sea) được Ernest Hemingway viết ở Cu ba năm 1951 và xuất bản năm 1952.
Đây là tác phẩm cuối cùng được Hemingway viết (và được
xuất bản khi ông còn sống), nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự
nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer năm 1953và góp phần
quan trọng để nhà văn được nhận giải Nobel văn học năm 1954.
2.
Thủ pháp nghệ thuật chính :Trong tác phẩm này ông đã triệt để
dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy
phần chìm dành cho chúng ta cảm nhận .
3.
Tóm
tắt tác phẩm :
Ông già
và biển cả ( The old man and the
sea ) là một tác phẩm văn học được viết
theo thể truyện vừa . Với khoảng 100
trang (độ chừng 27000 từ), cốt truyện
không thể nào đơn giản hơn nữa, nhưng nội dung tư tưởng thật vô cùng lớn lao
. Câu chuyện được xây dựng theo nguyên
lý tảng băng trôi kể về hành trình đánh cá của một lão ngư bảy mươi tư tuổi. Ở 1/8 mặt nổi của tảng
băng, chúng ta chỉ bắt gặp sự thất bại
bi thảm của một con người, tuổi không còn trẻ để có cơ hội bắt đầu,cùng biết bao sự đối lập giữa nỗi nghèo túng, đơn độc, lao
khó và món tiền từ một vụ trúng biển và cả mùa đông ấm áp. Thế nhưng ông lão vẫn
ngủ say sau chuyến trở về từ biển, trắng tay. Trong giấc ngủ miên man, ông lại
gặp những con sư tử châu Phi.
-
Giới thiệu
:Ông lão Santiago sống ở vùng biển , tuổi
ngoài bảy mươi, góa vợ . Ông rất nghèo:
tài sản chỉ là túp lều và vài vật dụng mang con số 1 : một giường, một bàn,một ghế . Ông ăn uống thanh đạm . Nhưng ông lão
có sức khỏe (ông vừa trải qua “ cuộc
chơi vật tay với anh chàng da đen lực lưỡng người được xem là khỏe nhất ở
cảng , hai người đấu suốt một ngày và một đêm. Trong suốt thời gian dài sau sự
kiện ấy, mọi người đều gọi lão là Nhà Vô Địch) . Bên cạnh đó, “ Niềm
hy vọng và lòng tin của ông lão chưa bao giờ nguội lạnh. Còn bây giờ thì chúng
đang cuộn lên như khi gió đang nổi.” Ông lại rất giản dị , nhún nhường “.Về tâm hồn, ông lão là con người như thế .
Ông không đam mê tiền bạc. ( Có thể vay hai đô la rưỡi để mua một chiếc vé số chứa những con số 85, 87 may mắn, nhưng lo lắng tương lai sẽ trở thành một gã ăn mày ,ông từ chối đề nghị của bé hàng xóm Manoli ). Ông cũng không mơ mộng phụ nữ như những người đàn ông dài ngày giong thuyền giữa biển trùng khơi vì ông luôn nghĩ biển là phụ nữ Ông ngưỡng mộ hai hình ảnh đẹp đẽ , có lẽ đi theo ông suốt cuộc đời. Đó là cầu thủ bóng chày Di Maggio vĩ đại và những chú sư tử châu Phi ông tận mắt trông thấy lúc mười tuổi .
Ông không đam mê tiền bạc. ( Có thể vay hai đô la rưỡi để mua một chiếc vé số chứa những con số 85, 87 may mắn, nhưng lo lắng tương lai sẽ trở thành một gã ăn mày ,ông từ chối đề nghị của bé hàng xóm Manoli ). Ông cũng không mơ mộng phụ nữ như những người đàn ông dài ngày giong thuyền giữa biển trùng khơi vì ông luôn nghĩ biển là phụ nữ Ông ngưỡng mộ hai hình ảnh đẹp đẽ , có lẽ đi theo ông suốt cuộc đời. Đó là cầu thủ bóng chày Di Maggio vĩ đại và những chú sư tử châu Phi ông tận mắt trông thấy lúc mười tuổi .
-
Thắt nút
: Ông đã ra biển đánh bắt cá ròng rã 84 ngày nhưng đều trở về tay không . Bố mẹ chú Manoli cho
phép đi cùng ông trong 10 ngày , sau đó họ từ chối lời đề nghị của ông .Đêm trước ngày ra khơi lần thứ 85, sau
tám mươi bốn lần thất bại, ông lại gặp chú
sư tử thân yêu trở về trong giấc mơ, như một điềm lành.
Phát triển: Tác giả tập trung kể lại quãng thời gian trong ba ngày đêm ông không ngừng cố
gắng chiến đấu với một con cá kiếm khổng lồ, có trọng lượng gần gấp mười
ông trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu
được nó.
-
Đỉnh điểm :Sang đến ngày thứ ba, ông lấy lao đâm
chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy
đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm
chí dùng cả mái chèo để đánh.
Mở nút :Ông giết được nhiều con, đuổi
được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa
hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ. Thế
nhưng ông lão vẫn ngủ say sau chuyến trở về từ biển,
II.
ĐỌC HIỂU :
*. Đoạn trích được sách
giáo khoa chọn có thể chia làm ba phần :con cá cắn mồi ,con cá xuất hiện ( đến vòng thứ ba ) và ông lão đã
giết được con cá ( dồn hết mọi đau đớn ). Cả ba đoạn đều chứa những cuộc chiến
căng thẳng giữa một bên là con người nhỏ bé,tuổi tác , đầy giới hạn ,với một
bên , con cá, biểu tượng của biển cả, mạnh mẽ to lớn , hung bạo và chứa nhiều sức mạnh bí ẩn của thiên nhiên .
1. Ở đoạn một, tác giả mô tả một cuộc chiến quyết
liệt,cam go giữa ông lão và con cá .Ông kiên quyết kéo con cá về phiá mình
,với ý đồ phóng lao đâm vào tim
nó,nhưng con con cá (đã cắn mồi) luôn
vùng vẫy tìm cách thoát thân .Mọi chuyện không như ông lão muốn.
Có hai màn trong cảnh này. Bắt đầu màn một ,
khi sợi giây câu như chùng xuống,chững lại, thì ông lão phải trụ hai
chân,lắc người, dốc hết sức lực vào hai cánh tay, liên tục lôi giây.
Màn hai,sợi giây biến mất, con cá chậm rãi lượn những vòng tròn hẹp dần, còn ông lão mệt thấu xương, tưởng
như nghẹt thở muốn đứng tim , nhưng vẫn cố sức kéo căng giây. Qua màn hai, con
cá bây giờ đã nuốt hẳn lưỡi câu và mồi vào sâu trong họng, nên nó quật mạnh do
bị đau. Ông lão đành nới lỏng giây,cho
cá lượn ba vòng, sau đó thu giây quàng qua lưng, quyết liệt buộc cá về bên thuyền
ông . Ông choáng váng, ngay ngáy lo bị
chuột rút .
Ở đoạn này, ông lão đã giành phần thắng thế
.Ông kiệt sức đến độ ngỡ cái chết đang ở bên, nhưng không thể cầu
xin Thượng đế,mà dốc hết sức lực và kinh
nghiệm . Có lẽ “Niềm hy vọng và lòng tin của ông lão chưa bao giờ nguội lạnh.
Còn bây giờ thì chúng đang cuộn lên như khi gió đang nổi.” . Đã đến lúc
này, ông phải chủ động , tin tưởng vào chính mình .
Sức người và thiên nhiên hầu như đối lập khốc
liệt.Vạn sự khởi đầu nan. Một giai đoạn bắt đầu cho 84 chuyến ra khơi và trở về
tay trắng. Bố mẹ chú bé Manoli đã đồng ý cho bé đi theo suốt nửa giai đoạn đầu.Hôm
nay tất nhiên ông ra biển một mình. Ông
đang giữ con mồi trong tay, nhưng mong manh lắm. Hãy cứ dốc hết sức lực và trí tuệ như một cầu thủ bóng chày tài giỏi,
chứng tỏ với mọi người, rằng lão là ông có đôi vai thật kỳ lạ, vẫn chắc nịch dẫu
đã rất già, cả cái cổ vẫn còn khỏe, những nếp nhăn mờ đi khi ông lão ngủ
2
Đoạn thứ hai mô tả cuộc
chiến người-cá : con cá xuất hiện .Thoạt tiên,ông lão kinh ngạc đến sững sờ, không ngờ con vật to lớn,đẹp đẽ,
đường bệ , tự tin đến thế . Ông sung sướng
đến độ vã mồ hôi. Nó cách thuyền hơn hai mươi mét, ung dung,điềm tĩnh, vênh váo
với hai con cá chét hộ tống .Ông lão xây xẩm đến bảy lần, nhưng cố trấn tĩnh,
chịu đựng . Hai tay rã rời, mắt nhìn mọi vật nhoèn đi , nhưng lòng luôn trấn an mình : phải cố thêm một lần nữa .
Trong
một cuộc chiến, trực diện với kẻ thù để
tung ngón đòn cuối cùng là điều vô cùng
quan trọng.Ông từng bắt lũ cá kiếm này, nhưng có nhiều bạn thuyền, còn bây giờ, ao ước sự xuất hiện của chú bé con Manolin là viễn
vông , nên ông phải tập trung .Nhưng ông vô cùng rã rời . Sung sướng trong kiệt lực, hai
trạng thái cảm xúc chỉ có thể gặp
khi con người gần chạm đến vinh quang,
sau nhiều năm tháng lao đao trong gian truân, khốn khó.Có thể hiểu vì sao ông
say ngủ , dù cuối cùng chỉ có bộ xương trong thuyền .
3 . Qua đoạn ba,”Cố nén cơn
đau, dồn hết tàn lực, dốc hết lòng kiêu hãnh còn lại ,lão mang ra đương đầu với
cơn hấp hối của con cá. Ông lão buông sợi dây
xuống, giẫm chân giữ rồi nhấc cao ngọn lao hết mức, vận hết sức bình sinh, cộng
thêm sức lực lão vừa huy động trong người, phóng xuống sườn con cá ngay sau cái
vây ngực đồ sộ, vươn cao trong không trung ngang ngực ông lão.. Sống nương vào biển và giết người anh em thực
sự của chúng ta là đã quá đủ rồi
Bây giờ, cuộc chiến nội tâm lại diễn ra .
Chẳng hay ho gì trước chiến tranh, chỉ vì muốn sống mà đành lòng phủ nhận
đối phương . Con cá “ nằm ngửa ,
phơi cái bụng ánh bạc lên trời , thẳng đơ, bồng bềnh theo sóng” .Giữa
làn nước biếc sâu hơn nghìn mét, hiện ra
một bãi cát ngầm đen màu máu . Ông lão quấn sợi giây lao vào mấu thuyền,
gục đầu. Không có tiếng cười reo vui mừng, mà là lời vĩnh biệt. Ta là lão già mệt mỏi. Nhưng ta đã
giết con cá này, người anh em ta, và bây giờ ta phải làm cái việc nhọc nhằn quá
“. Nhưng sau giây phút trang nghiêm ấy,
ông lão thành thạo thể hiện động
tác buộc chặt đầu,thân và đuôi con cá khổng
lồ vào mạn thuyền . Ông lão bàng hoàng
trước vóc dáng nó. Những con số nảy ra trong đầu và hình ảnh một cây viết chì để
làm các phép tính. Đơn giản thôi. Cá nặng nửa tấn, giá sáu mươi xu mỗi cân, ông
sẽ có một món tiền lớn . Ông thấy khỏe ra, đầu óc tỉnh táo, tin chắc rằng mình
sẽ không bị ngất nữa , nhưng con số có nhiều chữ số ấy ông chưa buồn nghĩ đến . Trước hôm ra biển, một
chủ quán có tặng ông món cơm có thịt hầm, chuối chiên,( vì Manoli thấy ông ăn cơm gạo vàng với cá nướng) ,ông hứa sẽ đem
cá đến trả ơn. Có lẽ luồng ý nghĩa ấy vụt
đến vào lúc này, Bây giờ, như có một con thuyền thứ hai buộc vào con thuyền ban đầu . Không cần la bàn,chỉ mặc hướng gió để xoay cánh buồm .Lão tự chiêu
đãi mình bằng nhúm tôm tép ẩn trong rêu biển và
hai ngụm nước còn lại trong chai .
Khi cuộc đấu sắp kết thúc, người lão rệu rã đến nỗi
lão nghĩ chuyện con cá hẳn là trong mơ.”Di Maggio vĩ đại sẽ tự hào về ta hôm
nay.”Thật dễ chịu khi chúng ta không phải cố giết mặt trời, mặt trăng hay những
vì sao “ . Vì mưu sinh, ông phải làm cái động tác “sát cá” .Chú cá là phần thưởng
Thượng đế ban cho ông, như món quà bù đắp cho chuyến ra khơi nhọc nhằn này, cho 84 ngày trước tay
không trở về. Con số 85 khi gặp chú cá
và 87, hôm nay, đón chú cá, thật là những con số may mắn .
Với ông, chú cá kiếm là tặng phẩm tạo hóa ban, nên khi
lũ cá mập cướp đi, ông vẫn vui. Có lẽ Đấng
tạo hóa ban phần thưởng để thử thách ý chí, sức khỏe của
ông, rồi thấy ông vẫn có
thể sống khi không có món quà ấy, Người lại cất đi . Nhưng không bao giờ Ngài bỏ rơi ông . Trong mắt Manoli và cả Thượng đế, “Có
nhiều người đánh cá giỏi và vài người vĩ đại. Nhưng ông là người duy nhất. Người
đánh cá tài ba nhất là ông”
Trở về túp lều nhỏ bé, bên trong mọi thứ dừng lại ở con số một : một giường, một bàn, một ghế, một chân dung người vợ quá cố ( ông đã gói lại trong một mảnh vải sạch ) Ông có những niềm tin bất biến : hai bức ảnh của Chúa Giê su và Đức Mẹ. Trong lòng ông có hai người bạn bất tử : Di Maggio, một cầu thủ bóng chày lừng lẫy và chú sư tử châu Phi luôn đến trong những giấc mơ .
Trở về túp lều nhỏ bé, bên trong mọi thứ dừng lại ở con số một : một giường, một bàn, một ghế, một chân dung người vợ quá cố ( ông đã gói lại trong một mảnh vải sạch ) Ông có những niềm tin bất biến : hai bức ảnh của Chúa Giê su và Đức Mẹ. Trong lòng ông có hai người bạn bất tử : Di Maggio, một cầu thủ bóng chày lừng lẫy và chú sư tử châu Phi luôn đến trong những giấc mơ .
III.
Ý NGHĨA
TÁC PHẨM :
1.
Nếu nhìn vào bề nổi ( 1/8 ) của câu chuyện, nhà văn chỉ
dừng lại ở một tình huống có kết thúc thảm
hại. Một ông lão già nua ( tuổi đã bảy mươi tư ) đơn độc, vô cùng nghèo khổ,chỉ
hy vọng sẽ trải qua một mùa đông ấm áp nhờ con cá kiếm mang lại; nhưng sau 84 lần
ra khơi, lần 85 và sau ba ngày đêm vất vả
cùng cực, ông lại trở về cùng bộ xương con cá kiếm ấy. Cuộc đời sao lại đối xử
bất công với ông thế! Thượng đế đã trừng phạt ông thật nặng nề, mà ông không biết
mình mắc tội gì .
1.
Nhưng nếu nhìn vào 7/8
của câu chuyện, ta thấy tác giả muốn nói
với chúng ta rất nhiều điều . Đầu
tiên, dù kết quả vật chất không theo ý muốn chủ quan, nhưng ông lão đã thỏa niềm đam mê của một ngư dân. Đã từng gắn bó với con thuyền, biển
trời, thì cảm giác nhiều ngày đêm đói khát,
quyết tâm câu được mẻ lưới lớn, một con cá kiếm nặng nửa tấn, trọng lượng gấp tám chín lần con người ông lão,thì còn gì hạnh
phúc hơn. Chạy theo vật chất, lạc thú và danh vọng là hướng
đi không tránh khỏi mọi con người tràn gian . Nhưng biết có điểm dừng, để
có ba yếu tố trên để tồn tại , không phải
tồn tại vì chúng,mà là lối sống “đơn giản “ , một lối sống ngày nay đang được nhiều người chọn lựa, dù cho địa vị xã hội,
hay tài chánh, cả hạnh phúc riêng tư,chưa đạt tới niềm mong mỏi . Ông lão khởi
đầu từ hai bàn tay , khối óc và có niềm tin
vào bản thân ở ánh mắt lóe
lên tia chiến thắng, lẽ ra khao khát làm giàu,có hạnh
phúc,có tên tuổi, phải mãnh liệt hơn bất
cứ ai .Với ông, được ra biển, thực hiện niềm đam mê ,thỏa mãn trọn vẹn đam mê ấy.
Thế là đủ !
3 Trước sự thất bại đau đớn, nhưng ông nhận ra bài học về qui luật nghiệt ngã, xót
xa của cuộc sống: biển cũng là một chiến
trường, cá lớn nuốt cá bé ; cái được luôn đi liền với cái mất,
vinh đi liền với nhục. Nhưng vì sao ông ngủ say? Bởi
ông luôn tin rằng rồi cái được mới sẽ đến sau cái thua , cái còn sẽ đi
tiếp cái mất .
4 Còn -mất, được –thua ở đây
là gì ? Đó là một chương trình thượng đế ban cho mỗi con người được tạo dựng
trên thế gian . Đầu truyện, tác giả có lưu ý chúng ta về hai bức ảnh các thánh mà ông lão treo trong nhà. Ảnh
như muốn nhắc ông hãy vui vẻ đón nhận những
gì Thượng đế ban. Ngài cất đi món lợi lớn
từ biển hôm nay vì hẳn Ngài thấy chưa cần cho ông , nhưng rồi mai kia
ngài sẽ trao lại. Bài học là ông hãy sống tạ ơn và phó thác .
5
. Vì biết đón nhận và
chấp nhận, nên ông lão nhận ra rằng có nhiều điều mang lại giá trị lớn lao hơn tiền bạc. Ông đã sống như thế . Ông không mơ tưởng cuộc
sống lạc thú, bởi với ông, biển là người phụ nữ
xinh đẹp rồi. Ông không mong trúng số, vì có tiền thì
viễn ảnh cuộc sống đi hành khất sẽ tiếp liền . Ông vui sống với hai người bạn tinh thần gắn bó, chàng cầu thủ
bóng chày nổi tiếng Maggio và chú sư tử
Châu Phi luôn đến trong những giấc
mơ của ông .
6 Sự thất bại của ông lão còn cho chúng ta nhận
ra một khía cạnh của cuộc sống: Cái đẹp thì chẳng bao
giờ tồn tại được lâu” Khi ôm ấp khát vọng quá lớn thì khó có thể thực hiện được.
Trong đêm quấn chặt sợi giây câu
mà con cá kiếm nặng nửa tấn đã cắn mồi,
giấc ngủ chập chờn, ông mơ thấy đàn sư tử hiện ra , rất dũng mãnh .Và
chuyến trở về chỉ với bộ xương con cá kiếm dài hơn thân thuyền đến
nửa mét, ông say ngủ, chú sư tử yêu dấu
lại về .Sư tử trong kinh thánh còn tượng
trưng cho ma quỷ đầy hung hãn ,mạnh mẽ, ngày đêm rình rập săn mồi, như cái xấu,cái
ác luôn đeo đuổi con người. Trong ông lão, đam mê vinh danh có khi cũng là một
nhược điểm, một gót chân Asin , trong vô số những phẩm chất đạo đức cao quý của con người .
7 Chạy theo vật chất, lạc thú và danh vọng
là hướng
đi không tránh khỏi mọi con người tràn gian . Nhưng biết có điểm dừng, để
có ba yếu tố trên để tồn tại , không phải
tồn tại vì chúng,mà là lối sống “đơn giản “ , một lối sống ngày nay đang được nhiều người chọn lựa, dù cho địa vị xã hội,
hay tài chánh, cả hạnh phúc riêng tư,chưa đạt tới niềm mong mỏi . Ông lão khởi
đầu từ hai bàn tay , khối óc và có niềm tin
vào bản thân ở ánh mắt lóe
lên tia chiến thắng, lẽ ra khao khát làm giàu,có hạnh
phúc,có tên tuổi, phải mãnh liệt hơn bất
cứ ai .Với ông, được ra biển, thực hiện niềm đam mê ,thỏa mãn trọn vẹn đam mê ấy.
Thế là đủ !
8Trong cuộc sống, thắng thua có những điều
vượt khỏi tầm dự đoán của con người, huống
hồ là cuộc chiến với thiên nhiên . Biết chấp nhận thất bại, dù không còn nhiều
cơ hội bắt đầu ( một người tuổi tác như ông lão ) cũng hãy dũng cảm đứng lên
nơi mình đã ngã gục . Ông lão mượn biểu
tượng sư tử hẳn còn lý do mang tính triết học duy tâm . Cả hai không bận tâm về
quá khứ,còn tương lai luôn bí mật. Hãy đón nhận hiện tại với tất cả tấm lòng,
dù nó như thế nào đi nữa .Thượng đế,số phận không bao giờ quay lưng với những
tâm hồn có cái nhìn logic đầy lạc quan này .
Ông lão Santiago ( Saint có nghĩa là vị thánh ) ,hình ảnh ông lão tuổi bảy tư, tay chân trầy xước, rướm
máu, tháo cột buồm nặng nhọc vác trên vai, gợi liên tưởng đến con chiên của
Chúa kéo lê lao nhọc . Đường trần gian là đường thánh giá
, đó là qui luật .Ý thức được giá trị nhân bản này, ông lão chủ động đón nhận với
một thái độ sống tích cực. Chúng ta cũng hiểu: thất bại là mẹ( sinh ra) thành
công !
Gs. Phùng Văn Tửu nhận xét “Tác phẩm miêu tả cuộc vật lộn gay gắt của
con người với thiên nhiên đầy chân thực từ đó nâng lên thành
tầng ý nghĩa thứ hai : nêu bật cái quyết liệt, tàn bạo của đời sống và khả năng
chống trả còn giới hạn của con người”. Nhưng con người
nhìn chiến thắng ở góc độ khác : thắng được chính mình .
.Đặng Anh Đào nhận định “Santiago giống như bức tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này”
Theo Lê Huy Bắc: Câu chuyện là một vở bi kịch về cái đẹp ở cả ý chí và khát vọng. Trong hậu trường kiếp người ,nhân vật sẽ vật vã đau thương, Hemingway đã đưa lên sân khấu lão Santiago tuổi thất thập say ngủ ,thanh thản, hạnh phúc .Sân khấu là bài học cuộc đời . Bởi kịch là tiếng nói của khát vọng khi thực tế trần trụi không đạt được
.Đặng Anh Đào nhận định “Santiago giống như bức tượng về cuộc đấu tranh của con người hiện đại trên thế giới này”
Theo Lê Huy Bắc: Câu chuyện là một vở bi kịch về cái đẹp ở cả ý chí và khát vọng. Trong hậu trường kiếp người ,nhân vật sẽ vật vã đau thương, Hemingway đã đưa lên sân khấu lão Santiago tuổi thất thập say ngủ ,thanh thản, hạnh phúc .Sân khấu là bài học cuộc đời . Bởi kịch là tiếng nói của khát vọng khi thực tế trần trụi không đạt được
Thiền sư Minh Niệm cho rằng “ hạnh phúc là cái có sẵn bên trong, không cần tìm kiếm.Hoàn cảnh, đối tượng chỉ
đóng vai trò tác nhân, vị trí phụ. Khi tâm bình yên,không mong cầu hay vọng động,thì đó là trạng thái cân bằng và tự do nhất của con người- vì trái tim bình yên ai cũng có”
. Không phê phán con người lao vào những giá
trị chất chòng cám dỗ- quyền lực, bạc vàng, lạc thú ,tác phẩm mang màu sắc lãng mạn ,viễn
tưởng, nhưng cho chúng ta nhiều bài học
sống cao quý .Nhà văn Macket nhận xét : “Những gì
Hêminhuây viết trong khoảng 100 trang sách đó ,những nhà văn khác có thể biến
thành một cuốn tiểu thuyết dày hàng nghìn trang”. Những bài học cao quý về lý tưởng , nhân cách, thái độ sống ... nằm trong chín trăm trang sách luôn
hiện ra trước mắt ta .
IV.
KẾT
LUẬN:
Nhân vật trung tâm của các phẩm
là một "ông già" người Cu ba, người đã cố gắng chiến đấu trong ba
ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn
khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá,
buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới,
ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái
chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi
nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ
xương khổng lồ.
Anders Österling, Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển đánh giá: “Trong khuôn khổ một câu chuyện giải trí mở ra
bức tranh xúc động về số phận con người; câu chuyện là lời ngợi ca tinh thần
tranh đấu của con người, không qui phục cho dù không đạt được thắng lợi vật chất,
lời ngợi ca chiến thắng tinh thần ngay cả khi bại trận. Vở kịch diễn ra ngay
trước mắt chúng ta, từng giờ từng giờ một, các chi tiết gay cấn ngày một dồn dập
và ngày càng chất nặng ý nghĩa. “Nhưng con người sinh ra không phải là để thất
bại”, cuốn sách nói, “Con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại”
(Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn)”.
Câu
hỏi
1.
Đọc tác phẩm và tìm cốt truyện
2.
Bạn hiểu thế nào là nguyên lý tảng băng trôi?
Theo bạn,đâu là các tầng ý nghĩa ( 8 tầng
) của tác phẩm .
No comments:
Post a Comment