A NHỮNG HIỂU BIẾT LIÊN QUAN ĐẾN THỂ LOẠI
I. GIỚI THIỆU
CHUNG
1. Nguyên
nhân hình thành :Trong bài tựa “Một thời đại trong thơ ca “ , in đầu cuốn sách với nhan đề Thi nhân Việt Nam
1932-1941, của nhà nghiên cứu Hoài Thanh ,thì Thơ Mới được
hình thành từ sau khi người Pháp
đã hình thành chính sách thuộc địa lên nước ta .Những tiện nghi mang
tính vật chất của phương tây đã có
một sự ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, tâm
hồn lớp trí thức theo tây hoc.
Hai tờ báo Đông dương tạp chí và Nam phong tạp
chí do
đội ngũ này thành lập cũng đã làm
cho chất Phương Tây “ đi đến chỗ sâu nhất trong tâm hồn độc giả . Cảm xúc về cuộc sống ,con người đã phai dần chất phong kiến xưa cũ, mang màu sắc mới . Họ yêu màu xanh , nao nao
vì tiếng gà ban trưa, có cảm giác mát mẻ của cánh đồng xanh khi nhìn một thiếu
nữ, ái tình có trăm hình muôn trạng ,say
đắm, thoảng qua, gần gũi, xa xôi; với người xưa thì thế nào :các cụ thích màu đỏ, bâng khuâng tiếng trùng đêm
khuya , cảm thấy tội lỗi khi bắt gặp người con gái, ái tình chỉ là hôn nhân …
Một lý do nữa khiến thơ cũ bị thất thế, đó là
chế độ khoa cử của thời phải học kỹ các thể thơ cũ đã bị chấm dứt .Sĩ tử học tiếng Pháp đem
thơ mới lên ngôi .
1.
2 Khái
niệm: Thơ Mới là cách gọi một trào lưu sáng tác thơ xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 30 của
TK XX. Thể loại thơ này do các tác giả
thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản theo tây học chịu nhiều ảnh hưởng từ văn
chương, văn hóa của các nước vùng châu
Âu ( Pháp ,Anh ) châu Mỹ ( Hoa kỳ ), mang không khí hiện đại hòa nhập với các
yếu tố truyền thống ( ca dao, dân ca, thơ Đường và Đường luật )
Theo tác giả Hoài
Thanh ( Thi nhân Việt Nam) ,nét độc đáo của
Thơ Mới tập trung ở nhân vật trữ tình và
giòng cảm xúc: cái tôi riêng tư
vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, yêu quê hương… của mỗi một nhà thơ. Có thể hiểu “ cái tôi” là
con người nhà thơ hay chính nhân vật trữ
tình luôn luôn xuất hiện trong mọi tác
phẩm của thi sĩ đó . Theo Hoài Thanh, cá tính mỗi nhà thơ bao lâu nay bị kiềm chế
, bây giờ bỗng được giải phóng ,làm giàu cho thơ ca . Đó là một hồn thơ mở
rộng, muốn lên tiên như Thế Lữ, hồn thơ mơ màng yêu đương của Lưu Trọng Lư, hồn
thơ hùng tráng của Huy Thông, hồn thơ trong sáng của Nguyễn Nhược Pháp,
buồn ảo não của Huy Cận,kì
dị điên
cuồng của Hàn mặc Tử và Chế Lan Viên,thiết tha, rạo rực, đắm say ở Xuân Diệu, hồn thơ quê mùa ở Nguyễn
Bính
3. Những luồng
ảnh hưởng trong thơ mới :
a .
Ảnh hưởng phương Tây.
- thơ Thế
Lữ chịu ảnh hưởng các nhà thơ
lãng mạn Pháp (1933-34)
-thơ
Huy Thông , Chế Lan Viên mang không khí
mơ màng thơ Shakespear(Anh), chất giọng
hùng tráng của thơ Victor Hugo(Pháp)(1934)
- thơ
Xuân Diệu thường diễn tả lòng ham
sống bồng bột của De Noailles và Gide, nghệ thuật tinh vi của Baudelaire (1936)
- thơ
Huy Cận chịu nhiều ảnh hưởng từ Verlaine
- thơ
Nguyễn Nhược Pháp chịu ảnh hưởng từ
Alfred de Musset
- rất
nhiều nhà thơ từng bị ám ảnh bởi thơ của Baudelaire : Vũ
Hoàng Chương
b Ảnh hưởng thơ Đường và thơ ca phương tây :
-Thơ
Hàn Mạc Tử đi từ chất thâm trầm của thơ
Đường (Trung Quốc ) đến lãng mạn của
Baudelaire và Edga Poe , nhà văn Mỹ .
Nhà thơ có đức tin công giáo đã
chọn nhiều màu sắc Thánh Kinh của Thiên
Chúa giáo vào trong khá nhiều tác phẩm của mình .
- Thơ
Chế Lan Viên cũng chịu ảnh hưởng ba tác
giả này, nhưng con đường đón nhận đi ngược lại với Hàn Mạc Tử
C Ảnh hưởng thơ Đường: Thâm Tâm, Huy Cận, Đông Hồ, Quách Tấn , Lưu Trọng Lư ,
d Ảnh hưởng ca dao, truyện Kiều : Tản Đà ,Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Bính , Huy Cận
2.
II. Các thể thơ thường gặp trong
thơ mới :
1 thơ Đường
: Do Quách Tấn đề cao, nhưng không phát triển bởi phép đối chữ, đối
câu và nội dung chặt chẽ của thể thơ
này.
2 thơ năm chữ, bảy chữ ,: rất thịnh( không
mang không khí thơ cổ phong, vì cổ phong
đã chuyển dần sang thơ Đường luật) Các
thể thơ này có hình thức như thơ do luật Đường nới giãn ra , nên giàu nhạc điệu
hơn, độc đáo hơn,vì dùng nhiều vần bằng hơn trắc . Số lượng câu trong thơ bảy
chữ có thể linh hoạt,(vần ôm) có khi gói trong
ba đến năm khổ, mỗi khổ bốn câu,
dưới dạng thất ngôn tứ tuyệt .
3 thơ lục bát được trân trọng, bởi nhiều nhà thơ rất yêu quí ca dao, truyện
Kiều. Nhưng thể song thất lục bát hầu
như ít được chú ý
4 ca trù biến thành thơ tám chữ. Thể thơ này
ra đời trước năm 1936 ( trước khi ông Thao Thao đề xướng ) Vần liên chân
được tận dụng, nhưng yêu vận hầu như biến mất .
4 thơ bốn chữ
trở thành một thể thơ
nghiêm chỉnh, dù trước đây chỉ
được dùng trong các bài vè .
5 thơ lục ngôn thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện
.
6 thơ từ khúc, thơ Đường
( Do Quách Tấn đề cao) không phát triển bởi phép đối chữ, đối câu và nội dung chặt chẽ của thể thơ này, dần
biến mất với thơ tự do (chỉ là một phần nhỏ
trong thơ mới )
III VÀI
NÉT VỀ THỂ THƠ BẢY CHỮ
1.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
VỀ HÌNH THỨC- NGHỆ THUẬT:
a Số chữ
trong câu: thơ bảy chữ là thơ mỗi câu có bảy chữ . Thể thơ này có thể được hình
thành từ hai dạng thơ : thơ thất ngôn (
từ thơ Đường luật ) và thơ sonnet
dạng bảy chữ của phương tây. Thơ
song thất lục bát cũng có câu
baỷ chữ , nhưng lối ngắt nhịp (3/2/2 ) không phù hợp với cách ngắt của
thơ Đường luật ( 2/2/3)
b . Số câu
có thể là bốn ( như dạng tứ tuyệt của thơ Đường luật ) gói trong một khổ
( doạn) , hay nhiều khổ; cũng có khi nhà thơ xây dựng tác phẩm với đoạn
nhiều hơn bốn ( Tây Tiến của Quang Dũng
)
c Cách
gieo vần: vần có nhiều dạng : vần ba
tiếng bằng, hay còn gọi là vần ôm ( các câu 1,2 và 4 có chung một vần ) vần
chéo ( vần từng cặp ở câu 1-3 hay 2-4 , hoặc chỉ có vần cặp 2-4 ) vần liên (
từng cặp 2-3, 4-5 ) . Dạng vần liên ở những bài thơ không phân định khổ bốn câu.
d . Luật bằng
trắc trong thơ bảy chữ là một sự phá
cách độc đáo . Nhà thơ có thể chọn nhiều
từ thanh bằng hoặc trắc trong một câu
thơ, nhằm diễn tả một nội dung, một mục đích nào đó ( Tây Tiến của Quang Dũng )
eNgôn ngữ trong
thơ bảy chữ , đặc biệt với các tác giả thuộc phong trào thơ mới, rất dồi dào
hình ảnh và biện pháp tu từ, đặc biệt nhân hóa. Tính từ miêu tả ( cảnh vật, tâm
trạng ) cũng được vận dụng rất linh hoạt
-
f Nhân vật trữ tình : chính là
cái tôi trữ tình của mỗi nhà thơ ( thơ
mới ) là tấm lòng nhà thơ hướng về đất
nước, nhân dân, cách mạng ( thơ hiện đại)
2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG :
aBộc lộ cái tôi
nhà thơ: tình yêu quê hương thầm kín (
Huy Cận)
b Nỗi buồn cô đơn
cCảm hứng về thiên nhiên và tình yêu
IV . THƠ TÁM CHỮ
1.
Nguồn gốc : . Thơ tám chữ là thể thơ mỗi câu thơ có tám chữ. Theo nhà
nghiên cứu thơ mới Hoài Thanh , thể thơ này có nguồn gốc từ ca trù . Ca trù là dạng
nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói. Ca trù ( hay còn gọi là hát cô đầu, hát ả đào, hát nhà
tơ, hát nhà trò- thể thơ đậm màu sắc dân tộc) là một loại hình diễn xướng bằng
âm giai rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, rất thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca
trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu
thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.
Một
số nhà nghiên cứu còn cho rằng thể thơ này
từng chịu ảnh hưởng thể sonnet ( thi khúc ) của phương Tây, số từ trong câu dao động từ bảy và tám.
Good friend, for
Jesus' sake forbeare (Tránh xa nấm
mồ của ta)
Blessed be the man that spares these stones( Người nào gìn giữ và
không động đến mộ ta sẽ được phước lành.)
, (Shakespear)
Oh! combien de marins, combien de capitaines(bao nhiêu thủy thủ, bao nhiêu thuyền trưởng)
Combien ont disparu, dure
et triste fortune! (Có bao nhiêu đã biến mất, khó
khăn và buồn may mắn!)
(Victor Hugo và Đêm đại dương.. )
I'm going out
to clean the pasture spring(Tôi ra đi dọn đồng cỏ mùa xuân)Trên
;I'll only stop
to rake the leaves away(Trên đồng cỏ tôi sẽ cào lá rụng)
(The Pasture- nhà thơ Mỹ Robert Frost)
Thể
thơ tám chữ được cách nhà thơ mới sáng tạo
trước năm 1936 ( trước khi ông Thao Thao đề xướng ) Vần liên chân được
tận dụng, nhưng yêu vận (vần giữa câu )
hầu như biến mất .
2. Đặc điểm : Ở đây, chúng ta chú ý đặc điểm: thơ tám chữ được hình thành từ ca trù , gồm bốn thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, hát nói mà tạo nên .
- Phú theo nghĩa đen chủ yếu là thể văn tả cảnh. và liên kết với nội tâm để
tả tình. Số chữ từng câu trong
bài phú có thể là bốn, năm hoặc bảy Phú
lưu thủy là dạng phú không hạn chế số
chữ, có khi lên mốc tám , gần như văn xuôi.
- Truyện gắn liền với
động tác kể : ai? Làm việc gì ? Ở đâu ?
Lúc nào ? truyện gồm có nhân vật, có tình tiết .
-Ngâm
khúc gắn liền với thể thơ song thất lục
bát. Câu song thất vần trắc xen câu lục bát vần bằng; có vần chân và vần lưng
khiến cho âm điệu xoắn xuýt, thích hợp với nỗi lòng ai oán, thương xót sầu muộn , nỗi buồn thăm
thẳm da diết . Ngâm khúc thường dùng nhiều
tiểu đối và từ Hán Việt cho câu thơ tha
thiết trang trọng.
- Hát nói. là một làn điệu của hát ả đào( Hát ả đào
gồm nhiều làn điệu có hình thức văn học và âm nhạc hoàn chỉnh nhất ). Xét về mặt văn học, hát nói được xem là một thể thơ cách
luật , nội dung ngợi ca .Số từ trong câu thường là tám .
- Thơ tám chữ còn ảnh hưởng phép tắc tu từ, thanh vận
của thơ hiện đại phương Tây
3.
Định nghĩa : ta có thể hiểu thơ tám chữ và là
hướng để đọc thể thơ này :
-
Mượn câu bát trong thơ song thất lục bát ,
trong phú và trong hát nói , nhưng chỉ chọn vần chân .( Thể thơ song thất lục bát có vần lưng) , mượn
nhịp điệu ( cao thấp ) tiết tấu ( nhanh
chậm ) luôn thay đổi và phóng túng của hát nói
-
Mượn nội dung kể truyện (truyện) tả
cảnh ,tả tình ( phú ), mượn nỗi lòng ai oán, , nỗi buồn thăm thẳm da diết ( ngâm
khúc ), hoặc nhiều cung bậc cảm
xúc ngợi ca của phú và hát nói.
V ..
Các nhà thơ và tác phẩm nổi tiếng:
1 Thơ mới: Có
rất nhiều bài thể thơ tám chữ : Xuân
Diệu (Vội vàng,Tương tư chiều, Lời kỹ nữ … ) Huy Cận (Đi giữa đường thơm, Nhạc
sầu ..)Tế Hanh ( Quê hương, Ao ước ) Chế Lan Viên (Đêm tàn, Trên đường về )Đoàn
Văn Cừ ( Chợ tết )Anh Thơ (Chiều xuân) Hàn Mặc Tử(Trường tương tư, Đêm xuân cầu
nguyện, Ra đời… )
2.
Thơ hiện đại : Tố Hữu ( Mùa thu
mới , Người con gái Việt Nam) Trương Nam Hương ( Cảm nhận chiều Dalat, Xa lắc
mùa thu )Lê Minh Quốc (Nhớ Đông Ky
Sôt)Phan thị Thanh Nhàn (Hà Nội mùa thu , Rồi có thể)
KẾT LUẬN: Thơ Mới đã đặt nền tảng cho các thể thơ
năm chữ,bảy chữ,tám chữ của nền
thơ ca Việt Nam hiện đại. Yếu tố dân tộc (ca dao dân ca,) được hòa hợp với các
giá trị về hình thức ,nội dung của thơ Đường, Đường Luật, thi ca châuÂu, châu Mỹ
… đã phong phú hóa những thể thơ thông
dụng, gần gũi hiện nay, trở thành một bộ phận
trong đời sống tinh thần của mọi người Việt Nam.
No comments:
Post a Comment