Bài 13
THỂ LOẠI THUYẾT MINH
HỘI THI THỔI CƠM Ở
ĐỒNG VĂN
(Minh Nhương )
Chương trình
Tập Làm văn lớp 10 có đưa vào một
thể loại văn học ứng dụng, Văn Thuyết minh .
Bố cục ( sự sắp xếp, phân bổ các
bộ phận, các chương đoạn ) có nhiều điểm tương ứng với bố cục chung của một văn bản nghị luận
: nêu đối tượng sẽ thuyết minh, lý do
chọn (đưa vấn đề chính, cắt nghĩa vấn đề
) mô tả đối tượng, công dụng của đối tương ( giải quyết vấn đề bằng các phương pháp
giải thích hoặc chứng minh ) hành động của chúng ta trước đối tượng thuyết minh ( kết thúc vấn đề, đưa ra
việc cần làm )Phong cách ngôn ngữ khoa học, các thao tác lập luận thông dụng
của văn nghị luận(diễn dịch , quy nạp, móc xích, song hành ) cũng được vận dụng
hợp lý . Do đó, có thể xem thể loại Thuyết minh là dạng Nghị luận chứng minh,
dù đề tài của thể loại Thuyết minh là những đối tượng vật chất, tinh thần trong
đời sống hằng ngày của con người, còn dạng Nghị luận chứng minh có những đề tài là những quan niệm về kinh
tế, giáo dục,chính trị, văn học.
Văn bản thuyết
minh Hội Thổi Cơm Thi Ở Đồng Văn (Sách
Ngữ Văn lớp 10, tập 1,2008)có kết cấu mạch lạc,
lập luận chặt chẽ . Toàn bài có
ba phần:
1 Nêu
đối tượng sẽ thuyết minh, lý do chọn (đưa vấn đề chính, cắt nghĩa vấn đề ):Trong một doạn văn có thao tác lập
luận móc xích,( làng Đồng Văn bên dòng sông Đáy->bên sông, nhân dân sống bằng cấy lúa
->
cấy lúa nên tổ chức thi nấu cơm -> hội thi độc đáo, hài hước . Câu luận đề chứa hai yêu cầu của phần Nêu vấn đề .
2. Mô tả đối tượng và nêu công dụng, hay kết
quả .( giải quyết vấn đề bằng các
phương pháp giải thích hoặc chứng
minh)
+ bằng lối chứng minh theo trình tự thời gian
và không gian ( chọn người dự thi,quá
trình tiến hành cuộc thi ,từ khâu dâng cúng tổ tiên, rồi khâu lấy lửa, nhóm
bếp, khâu giã dần thóc, lấy nước, đu nấu ), trong một đoạn diễn dich ( câu tổng hợp
cuối đoạn )cũng là một đoạn chứng minh trong văn nghị luận, với đề tài : Hãy chứng minh nét hội xuân của người Việt .
+bằng một đoạn văn
có thao tác diễn dịch với ba phần rõ
ràng : luận cứ (những nồi cơm chín được đem trình)luận chứng (nội dung chấm
có ba tiêu chuẩn, hình thức chấm bí mật,
khách quan)tổng hợp (nỗi hồi hộp và niềm
tự hào khó sánh ) . Đây cũng là đoạn chứng minh của văn bản nghị luận chứng
minh cùng đề tài trên
3 Hành động của chúng ta trước đối tượng thuyết minh ( kết thúc vấn đề, đưa
ra việc cần làm):Ở đây, tác giả chọn lối lập luận song hành,với bốn luận cứ : mang khí thế cuộc trẩy quân đánh
giặc,trai gái đua tài thông minh, khỏe mạnh, khéo léo, chứa niềm sảng khoái của người lao động, gìn
giữ,phát huy những nét văn hóa cổ truyền
của dân tộc
Vì vậy, nếu chúng ta dựa vào hình thức chung
của một văn bản thuộc thể loại nghị luận chứng minh, cách khai thác hay xây
dựng các dạng văn bản thuyết minh sẽ thuận lợi rất nhiều .
DÀN Ý
1.
Mở bài : Nêu
đối tượng sẽ thuyết minh, lý do chọn
2.
Thân bài : Mô
tả đối tượng và nêu công dụng, hay kết quả
3.
Kết luận: Hành
động của chúng ta trước đối tượng thuyết
minh
( Dalat 1.2016 )
No comments:
Post a Comment