Monday, August 26, 2019

Bài 8 TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ ( Vũ Trọng Phụng)


I. TÁC PHẨM
1.Nhan đề :
     Số đỏ” là nhan đề tập tiểu thuyết nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng . Cụm từ này đã khiến người xem tò mò .Ai là kẻ gặp được vận may tuyệt vời trời ban như thế ! Và “vận may tuyệt vời trời ban” là gì ? Người nước ngoài có hàng loạt từ (chance, good luck, fortune ) để chỉ một  ý nghĩa chung , đó  là “ chuyện tốt đẹp  xảy ra mà không thể hiểu nguyên nhân; một cơ hội mang đến tương lai đầy hứa hẹn  cho người nhận; một điều lành xảy ra ,được nhìn nhận có ảnh hưởng đến sâu đậm đến cuộc đời con ngư ời”. Việt Nam gọi đó là kẻ  đẻ “bọc điều”  Nhân vật chính trong tập tiểu thuyết này, Xuân tóc đỏ, đã  may mắn nhận toàn bộ những “giá trị” này. Giới thượng lưu  của Hà Nội những năm  đầu thế kỷ XX là một cộng đồng đã mang  may mắn tuyệt vời đến cho hắn, tôn hắn làm người hùng, biểu tượng đẹp đẽ của kẻ tài danh tuyệt vời, giàu có và rất ga-lăng với phụ nữ.
2 .Cốt truyện :  -. Xuân mồ côi . Thuở bé được một ông bác họ nhận nuôi để làm  gia nhân , nhưng vì cái tội mất nhân cách ( nhòm trộm bác gái tắm ) mà bị đuổi . Từ đó, gã trai tên Xuân này lấy “đầu đường xó chợ làm nhà, lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm , bán phá xa (đậu phụng rang ) bán nhật trình ( báo chí ) chạy hiệu rạp hát (quảng cáo các tuồng cho rạp )bán cao đơn hoàn tán (thuốc nam ) trên xe lửa , và vài ba nghề tiểu xảo khác nữa  để sống”. Khi chuyện xảy ra , Xuân là một thanh  niên tuổi hai lăm, đang làm hai công việc  đã gần một năm nay : nhặt bóng trong sân quần vợt và có thể dạy đánh bóng nếu khách có nhu cầu .Ánh nắng mặt trời khiến tóc hắn đỏ quạnh như  được nhuộm.. Ước mơ của hắn là có ngày nổi tiếng ,  được giới thiệu đến một ông bầu ,và luôn hy vọng vì hiện tại phong trào thể thao , chủ trương đề cao  giới bình dân đang nở rộ , vì tử vi chấm hắn sinh ngày rằm tháng 10, lúc gà về chuồng , lại có cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, quai hàm to, nhân trung( chỗ lõm giữa môi trên ) dài , hai tai đầy đặn , thì “ hậu vận rất khá ”
 * Trong phần giới thiệu, tác giả dựng lên hai hình ảnh tương phản  về nhân vật chính của tập tiểu thuyết này : một thanh niên có mồ côi, tinh quái, lọc lõi lại có một ngoại hình với “ hậu vận tốt”. Hậu vận đó là gì ?
-Ở đây, may mắn đã gặp bà Phó Đoan . Bà tuổi bốn mươi, béo tốt, đã “thủ tiết ” với hai đời chồng , một ông Phó về thuế (doan) người Tây và ông phán Việt sau này . Bà có hai người con ,cô gái Janette tuổi đôi mươi và cậu Phước lên mười . Hôm ấy bà phó đến sân quần vợt cùng vợ chồng hai người cháu ( chính là vợ chồng Văn Minh sau này ) , Xuân bèn cúi chào “Lạy cụ lớn, lạy ông ,lạy bà”, nhưng bà Phó không vui .Theo bà “ cái dân An Nam ngu  thật”. Sau đó tức khắc, Xuân bị bắt oan vì cái tội “truyền thống”(nhòm các cô tây thay áo quần – thực ra do hắn đang loay hoay bịt cái ống đồng thông gió trong phòng, viên quản lý người Pháp bắt gặp, hiểu lầm ) nên bị bắt , bà xót xa , dân Việt Nam không những ngu mà  còn đáng thương . Thế là,  hôm sau vào đồn cảnh sát đóng phạt cho chó-tội đi bậy ngoài đường-bà đã nộp tiền chuộc Xuân ra . Mục đích của bà là sẽ xây một sân quần vợt trong vườn nhà, thuê gia sư là Xuân,  cùng tập với cô cháu dâu Văn Minh . Câu chuyện tạo một nút thắt lớn ở đây .Rồi “vận tốt” của anh chàng tóc đỏ này sẽ đi đến đâu ?
 * Một phụ nữ góa bụa, đa tình đã mang đến cho hắn ba điều mà ai nấy mong ước,  như bắc thang cho  gã Xuân này leo lên  gia nhập xã hội của bà ta : một gia sư quần vợt ( danh ) trả tiền thuê ( lợi ) phục vụ cho nhu cầu tình ái của bà ( tình )
-Những may mắn tiếp theo cứ dồn dập đến . Do vợ chồng Văn Minh ( con bà cụ cố Hồng, chị gái ruột bà Phó Đoan ) vừa mở một hiệu may âu hóa mang tên Văn Minh ( Văn là tên vợ,Minh tên chồng ) cần một người quản lý , kiêm nhà cải cách xã hội. Họ bèn giao cho Xuân .Bởi vì việc  xây sân   đánh ban quần ( quần vợt ) mất ba tháng, trong khi đó một mình nhà thiết kế ,ông Typn ( đọc là ông Tuýp phờ nờ )hay cụ thể là Tôi yêu phụ nữ , coi ngó không xiết . Cải cách xã hội có nghĩa là biến cái xã hội lạc hậu, với những bộ áo tứ thân mớ ba mớ bảy kín đáo bằng những bộ váy áo diêm dúa, hở hang, thành xã hội  văn minh . Hiệu có vô số mẫu áo Âu hóa đặc biệt dành  cho phái đẹp ,  mỗi kiểu dáng rất hở hang  mang một tên , rất rắc rối , nhưng nhờ “ bản tính nghề nghiệp” ,( phải thuộc lòng tên tuồng, công dụng thuốc …) Xuân đã nhớ rất nhanh .Mỗi tháng,  cửa hiệu thu về hàng trăm tiền lãi . Với bà Phó, Xuân tỏ ra rất đứng đắn, dù lắm lúc  bà đã dở thói ve vãn của bà nạ giòng trước một thanh niên . Có những điều không biết , hắn im lặng,cúi đầu, mà ai cũng ngỡ hắn khiêm tốn
* Cái danh được trao cho Xuân thật bất ngờ (quản lý hiệu may, nhà cải cách xã hội ) cái lợi (giúp hiệu thu lãi cao, Xuân cũng được hưởng ) và tình ( lọt vào mắt xanh bà Phó )
  .May mắn tiếp theo ,do người con rể cụ cố Hồng, là ông phán , mang đến . Ông cưới cô Hoàng Hôn, em ông Văn  Minh ,  nhưng vô cùng đau khổ vì biết vợ ngoại tình . Bà Phó giới thiệu rằng Xuân có học, thông minh, hào hiệp ,ông  thuê  Xuân  m ười đồng , để làm công việc nhẹ nhàng: hễ khi nào gặp vợ chồng ông phán cùng gia đình cụ cố Hồng thì nói to với ông phán ,  mục đích là ai ai cũng nghe thấy,  câu : thưa ngài, ngài là ông chồng mọc sừng . Xuân được nhận trước  một nửa tiền công , đủ để sắm một bộ quần áo đẹp cho công việc quản lý hiệu Âu hóa .
*Hành vi bất nhân vì tiền: hắn   đồng lõa với kẻ bị cắm sừng, khuyến khích hành động này đểcả hai cùng kinh  doanh. Ông Phán  thật “hạnh phúc” vì bị cắm sừng, thuê Xuân đi “ quảng cáo thành tích” để bòn rút tài sản nhà bố mẹ vợ.
 .May mắn tiếp theo do cụ tổ mang đến  Ở nhà  bà cụ cố Hồng, chị gái  bà Phó Đoan, có cụ tổ , bố đẻ cụ cố , đang trở bệnh  .Cụ đã tám  mươi , làm chủ nhiều  khoản tiền lớn , trong khi con cháu rất cần tiền . Ước nguyện của họ là… được đưa tang cụ càng sớm càng tốt . Họ bàn bạc tìm thầy thuốc điều trị làm sao cho cụ … sớm qui tiên . Cuộc bàn bạc ở nhà may Âu Hóa . Xuân ngồi hóng chuyện, đưa ra vài nhận xét về những triệu chứng của bệnh nhân , khiến ai nấy ngỡ ngàng .Văn Minh bèn giới thiệu với bố , ông Xuân, sinh viên trường thuốc .Xuân nhận việc  chữa bệnh cho cụ bằng rau thài lài,rau sam và nước ao bẩn , nhưng bất ngờ ,nhờ uống “thuốc thánh đền Bia” này, cụ bỗng khỏe mạnh  trở lại .Kẻ oán thì nhiều , nhưng người mừng cũng có,còn  Xuân từ đấy  rõ là một đốc tờ giỏi.
·         Cái danh   có vỏ mà rỗng ruột: bác sĩ, bởi hắn  trị khỏi bệnh cho một cụ già, khởi đầu cho “ thành tích lớn hơn sau này”: cụ chết vì câu nói ông Phán thuê hắn
. Bây giờ,cô Tuyết  tuổi đôi chín, nhan sắc tươi duyên, đã hứa hôn với một người có bằng Thành chung, cha là ông phán , rất xứng đôi vừa lứa . Nhưng cô lo sợ sẽ có ngày cô hoặc chồng bị cắm sừng, nên tìm cách hối hôn . Biện pháp duy nhất là phải rủ Xuân đi khách sạn, nhưng cô  chỉ cùng gã ma cà bông này dừng lại ở cửa phòng , rồi đánh tiếng nay mai cô sẽ ôm trống chầu. Ở đây, bất ngờ chủ khách sạn Bồng Lai họ tìm đến là Victor Ban , người chủ  bán thuốc lậu của Xuân ngày xưa . Ông ta vô cùng kinh ngạc khi thấy Xuân, một kẻ dưới quyền ông,bây giờ lại sánh bước với Tuyết, tiểu thư cụ cố Hồng , vừa xinh đẹp,giàu có,quyền quí . Ông bèn kể hết mọi chuyện cho vị hôn phu của Tuyết, cả người nhà Tuyết nữa . Quả là đang  may lại rủi .
.Vợ chồng Văn Minh  biết tin, rất căm ghét Xuân,  trả Xuân  về nhà bà phó , với cớ để  hắn  chăm sóc,giáo dục cậu con bà Phó .Ở đây , qua chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện về cậu Phước, quý tử bà Phó, nay đang bị bệnh không rõ nguyên nhân , hắn lờ mờ đoán được . Khi bác sĩ Trực Ngôn được vời đến ,hắn đã tư vấn, rằng đó là bệnh dậy thì sớm .Vị bác sĩ có bằng cấp này rất  mừng , vì có đồng nghiệp hỗ trợ . Một tu sĩ Phật giáo, sư chùa Bà Banh, chủ nhiệm báo Gõ mõ, biết hát cô đầu, thích ăn thịt chó , cũng tìm đến chữa trị cho cậu Phước để gây quĩ chùa .Xuân đòi chia  ba phần tư hoa hồng,chỉ nhường cho nhà sư hai chục phần trăm . Thế là có thêm  hai ng ười mang tài lộc đến cho Xuân.
*Xuân được cô Tuyết ( con gái cụ cố Hồng ) thuê để  từ hôn, cũng là một hành động dẫn đến cảnh hủy hoại hạnh phúc của người chồng tương lai của Tuyết. Lại nổi danh với nghề “ gia sư”cho cậu quí tử của bà Phó, kiếm tiền dễ dàng từ tôn giáo, nơi mà mọi người đến dâng cúng,tôn thờ. Danh,lợi,tình… với hắn mỗi ngày một trọn vẹn
 .Bây giờ Xuân điềm nhiên giữ luôn mấy chức “giáo  sư quần vợt, bác sĩ riêng, kiêm gia sư cho cậu Phước, cố vấn cho sư cụ Tăng Phú trong việc chấn hưng đạo Phật”. Lâu lâu tạt qua hiệu may  hóa dăm phút, lên tiếng rất to , anh đốc Trực Ngôn có lại đây không ? Anh Joseph Thiết (nhà báo cấp tiến )bảo tôi đến kia mà …Anh chàng tỏ ra lạnh lùng với cô Tuyết , khiến cô này  rất buồn .(anh đốc Trực Ngôn  Anh Joseph Thiết (nhà báo cấp tiến )là hai nhân vật  chân chính ,có trình độ,có tư cách )
*Hắn lại được xã hội thượng lưu đề cao: trình độ, tài năng hắn hơn hẳn những trí thức chân chính
 .  Ông Typn là nhà thiết kế những mẫu trang phục thật hở hang cho phụ nữ, nhưng ông lại bắt buộc vợ mình phải  giữ nếp chân quê , áo tứ thân, quần dài ,rất nền nã . Xuân đã giới thiệu cho bà  những bộ trang phục diêm dúa,hở hang, giúp bà  nhanh chóng gia nhập thế giới  văn minh , bà rất vui ,nhưng ông chồng tức giận.. Thế là bây giờ Xuân có hai kẻ thù . Ông Typn vốn đã không ưa Xuân về tội làm giảm uy tín của ông, đo áo cho các cô khéo hơn ông, tiếp khách giỏi hơn,nay lại làm hư người vợ chân chất của ông ,nên muốn khai trừ ông .Nhà Văn Minh cũng không tin cậy Xuân vì hắn đã không khiến ông cụ qui tiên, lại dan díu với  Tuyết .Xuân phải làm sao .Bây giờ, nguy   cơ sự  nghiệp bị sụp  đổ  sẽ mười mươi xảy đến ?Có hai phái trong  gia đình cụ cố Hồng tạo áp lực tốt lẫn không tốt cho nhân vật Xuân. Kẻ đồng tình , người lên án . Xuân tìm đến nhà họ ,thách thức, rằng mình chính là dân hạ lưu, hành nghề mạt hạng,bản thân dốt nát … Vừa lúc đó,vợ chồng ông Phán –Hoàng Hôn  cùng đến .Nhớ lời “đặt hàng” của ông chồng,Xuân bèn dõng dạc thưa to câu nói muôn thuở từng được trả  trước  năm đồng . Bất  ngờ, cụ tổ đang nằm trong màn bỗng đau đớn mê lịm đi .Xuân sợ quá bỏ chạy .
 *Xuân đã góp phần biến người vợ đoan trang của ông Typn thành một người chưng diện lố lắng, chà đạp lên văn hóa dân tộc, và góp công  mang bổng lộc đến cho nhiều người một cách tình cờ:   cụ tổ chết. Một mũi tên trúng hai đích( vinh danh ông Phán,  đem hạnh  phúc cho cả tang gia). Lợi, danh,tình càng được xã hội này đề cao.
.  Thế là như mong ước, cụ tổ ra đi .  Đám tang cụ được tổ chức trong không khí  tràn đầy hạnh phúc của con cháu !Ông phán trả thêm năm đồng ngay trong đám tang, như đã hứa ! Nhà ông Văn Minh băn khoăn vì không biết trả ơn ông Xuân như thế nào , vì hắn  là kẻ vừa mang ơn (   chỉ một câu nói khiến cụ tổ ra đi nhẹ nhàng) vừa gieo họa ( dan díu với Tuyết). Xuân bây giờ là  một đốc tờ, một giám đốc hiệu may, một nhà cải cách xã hội   đích thực !
 Gia đình cụ cố Hồng lại muốn gả Tuyết cho Xuân.Văn Minh đưa Xuân đi ghi tên thi đấu bóng quần vợt giải toàn quốc . Có hai tay bóng nổi tiếng là Hải và Thụ cùng thi đấu .    Vị hôn phu của Tuyết đã mua chuộc hai người này , để quyết  tâm đánh bại  Xuân . Đây có thể xem là cao trào câu chuyện . Liệu chân tướng anh chàng thường xuyên gặp số đỏ này có bị lộ không ? Xung đột này sẽ   như thế nào ?
-May mắn thay, nhờ ngồi trong một hiệu ăn, biết họ đang bàn âm mưu này, Xuân đã dùng chiêu “ gậy ông đập lưng ông”,bằng cách kết thân với hai tay bóng ,rồi vờ thọc túi quần họ mượn khăn tay,  rồi lúc trả ,lại nhét truyền đơn chống nhà nước bảo hộ Pháp vào đó, rồi báo cảnh sát .
- Sau đó, Xuân đấu với  tay bóng Xiêm La và có trách nhiệm nhường thế thắng , để cứu vãn  nạn binh đao, mang hòa bình cho đất nước .  Vị trí tên tuổi cao nhất là khi Xuân được Phủ toàn quyền quyết định ân thưởng Bắc đẩu bội tinh vì có công cứu đất nước khỏi thảm họa binh đao.Phần thưởng quý giá hơn của một kẻ  được phong vua “danh tài sắc”,là phu quân của Tuyết,là con rể cụ cố
 *Danh ,lợi,tình đến với gã số đỏ này: một anh hùng, một phu quân của cô Tuyết xinhđẹp, một gia tài được hưởng từ nhà vợ.
3.  Nhân vật điển hình : Nét độc đáo của tác phẩm là không dựng nên mâu thuẫn giai cấp giữa nhóm nhân vật,mà họ cùng đứng về một phe. 
Gia đình cụ tổ tập trung tiêu biểu những con người của xã hội thượng lưu. Cụ tổ từ hai bàn tay trắng mà gầy dựng nên một tài sản với  mấy chục nóc nhà sinh ra rất nhiều lợi tức ,  con cháu chỉ được nhận sau khi  cụ quy tiên. Cụ cố Hồng vốn là một ông phán ( một thư ký, công chức bậc trung thời Pháp thuộc ). Sau ba mươi năm  giúp nước phò vua, cụ được nhà nước ân thưởng  Hồng Lô tự thiếu khanh (chức hàm ngũ phẩm). Có  bốn điều để cụ( mới  đúng  tuổi năm mươi nhưng luôn mong mỏi được gọi là “cụ cố”:sợ rét,   tỏ vẻ yếu mệt, lú lẫn,) luôn tự hào  mìnhlà  một    người dân bảo hộ trung thành, một viên chức gương mẫu, một người cha luôn khiếp  sợ và vâng lời con cái , một chủ nhà  chỉ có một câu gắt “ biết rồi, khổ lắm , nói mãi” Nhân vật được kế tục sự nghiệp là  Văn Minh, con giai cụ,một “ nhà cách mệnh trong vòng pháp luật”,làm cách mạng không mưu hạnh phúc cho dân  mình, mà dạy cho  đồng bào mình “biết  thế nào là nhảy đầm, là y phục tối tân” ( !?). Văn Minh từng du học tận Pháp nhiều năm, nhưng không hề mang về một mảnh văn  bằng nào cả . Khi ông bố bày tỏ nguyện “ ông nội đã hơn tám mươi mà còn sống mãi,mong ông chết thì có ông bố trông nom cho,  thiên hạ vì bố mà đi đưa đông,  đám ma  nhờ đó được linh đình , trọng thể”, thì chàng cháu đích tôn ngồi ôm đầu trên ghế, như “ đang chủ trương một cuộc mưu sát khoa học”,  tìm cách nào để ông nội sớm qui tiên .
 Tú Tân, con trai út, ba lần đều thi   trượt cái phần thứ nhất bằng  tú tài ( tú tài một tương đương lớp 11 ngày nay, tú tài hai ngang với lớp 12 ), say mê với  hai ba cái máy ảnh
 Ông Hai, em ruột cụ cố Hồng( cô Nga ,con ông  Haiđang sống trong quê, an cư lạc nghiệp, bị coi rẻ. Mỗi  một cử chỉ của ông anh, cháu giai cháu dâu đều làm ông kinh ngạc như người tiên giới bị rơi xuống  trần gian .Khi nghe tin cha  ngã bệnh, ông vội vã  ra Hà nội, “ ngồi suốt đêm ngày ở đầu giường  để canh chừng  cha”Ông không tỏ  ra bực bội khi thấy ông anh vẫn mải mê bên khay đèn thuốc phiện,   các cháu cũng hờ hững với ông mình . Một mình ông vất vả thì lòng hiếu càng tăng, ông nghĩ thế .
 Đó là những con người   đi tìm hạnh phúc trong ba mối thù vốn  trí thức phong kiến từng xa lánh, khiếp sợ ( danh, lợi , tình ),chỉ vì họ không thể tìm được thái độ biết ơn , hiếu nghĩa tổ tiên (lớp con cháu cụ tổ) gìn giữ hạnh phúc gia đình ( các cô con gái cụ cố ),kẻ hiếu thảo ( ông Hai, cô Nga) hay có nhân cách ( cụ tổ ) bị  bỏ quên, bị phủ định. Còn một gã thất học, hấp thụ  đạo đức vỉa hè, lại được tôn làm người anh hùng tất cả .
Tôi mà đã nổi giận thì có người chết. ! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp”, lời dạy gã Xuân, người hùng của xã hội thượng lưu này, dành cho họ
 2 Hoàn cảnh điển hình :  Năm 1858, thc dân Pháp xâm lược Vit Nam. Sau khi tm thi dp tt được các phong trào đu tranh ca nhân dân ta, thc dân Pháp tng bước thiết lp b máy thng tr Vit Nam
Về kinh tế, ngơi Pháp tiến hành xây dựng các cơ sởvật chất  phục vụ cho chủ trương khai thác  kinh tế thuộc địa. Về văn hóa,dựa vào những  cơ sở đó,  Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục thực dân; dung túng các hủ tục lạc hậu,.. Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách
nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm... bằng thuốc phiện, bằng rượu... chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập
 Giai cấp tư sản Việt Nam bao gồm tư sản công nghiệp, thương nghiệp, một bộ phận địa chủ. Xã hội thượng lưu  thành thị Hà Nội xuất hiện trong tác phẩm Số Đỏ  ( những thành viên trong  giòng họ cụ cố Hồng và bạn  bè của họ ) gồm  thuộc tầng lớp  tư sản,tiểu tư sản Việt Nam, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do


  B . ĐỌC HIỂU: 
*  
“Hạnh phúc một tang gia” là đoạn trích tiêu biểu.
. Cụ tổ đang giữ một tờ di chúc lớn.Nếu cụ “đi xa” thì di chúc ấy bước vào  thời kỳ thực hành .Nhưng cụ rất khỏe mạnh. Và có lẽ, trong cái xã hội nhốn nháo ấy,cụ là con    người tốt đẹp , cao quý nhất .!Bên cạnh cụ, có ông Hai ( em cụ cố Hồng, và con gái ông Hai ) là những người con  người cháu hiếu thảo  Cụ tổ đã uất nghẹn  trước tin dữ (  cháu Hoàng Hôn của ông ngoại tình ) và ngã quỵ .Lớp lớp con cháu vui mừng .Đau đớn thay ! Vì từ đây,họ mới có cơ hội phô  trương danh tiếng, tiền bạc và cả điều nhạy cảm nhất , những lạc thú tầm thường.
    1.       Danh thơm tiếng tốt, uy tín ,nếu có cơ hội phô trương thì không có gì đáng chê bai,trái lại còn được đồng tình .Nhưng họ muốn khoe khoang tiếng tăm về mặt gì ? Khi người cha vừa mất ,Cụ cố Hồng vui mừng vì vài hôm nữa sẽ  có dịp hiếm hoi để chống gậy ,vừa ho khạc vừa khóc mếu, để được khen gia tộc cụ thật tốt phước,có cụ là con trai lớn đã già đến thế kia, cái gậy,cái đám ma to .Đám ma đượctổ chức tưng bừng,như một ngày hội .Vài ba trăm người đi đưa,đồ nghi trượng,lễ mâm xênh xang,nhạc Tây Tàu…tất cả huyên náo cả một con phố .Các nhà tài tử chụp anh đua chen như cảnh hội chợ .Quả không ngoa với những gì mọi người nhận xét: thật là một đám ma to, có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu. Không thể không cười ngao ngán với lối phóng đại cay độc của tác giả .
 2 .Con trai cụ,cháu đích tôn cụ tổ,không bận tâm tăm tiếng có được từ đám tang, lại băn khoăn toan tính chuyện yêu đương cho em gái Tuyết với Xuân .Vì thế,vẻ mặt đăm đăm chiêu chiêu ,hợp thời trang (!?) vì đúng cái mặt một người lúc gia đình đương tang gia bối rối .Cũng với lối chơi chữ thâm thúy này, tác giả chỉa ống về Tuyết, cô con gái rượu của cụ cố Hồng .Cách ăn mặc đầy khêu gợi của cô đã khiến những người khách lớn tuổi,nhưng đa tình “cảm động”.Vẻ mặt Tuyết hẳn cũng buồn buồn đúng  mốt, vì nén nỗi thương ông,Tuyết đang dành nhiều tình cảm cho người yêu Xuân tóc đỏ muôn  thuở vào lúc này .Khách đi đưa cũng không khác Tuyết là bao .Cũng tranh thủ những cuộc gặp bất ngờ nay, người ta “chim nhau, cười tình với nhau,bình phẩm nhau,chê bai nhau,ghen tuông nhau,hẹn hò nhau ”, đó là hành loạt những cụm từ cùng trường nghĩa với  hình ảnh “đề cao lạc thú ” Đấy là yếu tố bản năng,tế nhị trong một góc khuất cuộc đời,nhưng giữa đám tang một vị đại quan nhà Nguyễn,một đấng cha chú đáng ,mà thái độ người đưa tang như thế thì ,không còn gì để nói nữa.
  3 .  Hơn tất cả,người ta lợi dụng cái chết của người thân để trục lợi .Nhân vật bỉ ổi nhất là cụ cố Hồng và người con rể hèn hạ,chấp nhận đánh đổi danh  dự để có món tiền vài nghìn,bồi thường cho giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu .Giữa lúc tang gia đầy bối rối,ông con rể khấp khởi trù tính chuyện doanh thương với Xuân tóc đỏ. Và,không thể kiên trì mãi, ngay trong đám tang, ông khóc to lắm, ngã người vào Xuân, để … dúi biếu anh chàng này năm  đồng,cũng là vật làm tin để kinh doanh sau này !Chuyện tưởng lạ mà có thật ! Cậu Tú ,bà con dâu Văn Minh cũng “nhờ” đám tang lớn mà có cơ hội khoe khoang với mọi người mấy cái máy ảnh,mấy bộ  trang phụ xô gai tân thời. Có thể tác giả phóng đại,nhưng “chất nói quá” lại rất phù hợp với thiên tiểu thuyết pha màu sắc phóng sự này .
      Cuối cùng, nhân vật được nổi bật trong cảnh tang ma nhà cụ tổ là ,ai cũng rõ ,vì “Thiếu ông Xuân là thiếu tất cả .” Dù có nghĩ đến món thuốc (!?)công hiệu của Xuân đến nỗi cụ tổ mới nghe qua đã  chết một cách bình tĩnh , thì trong đám tang ,nếu không có Xuân cùng sư Tăng phú đưa sáu xe, mỗi xe che hai lọng,cộng với hai vòng hoa  đồ sộ của họ,thì “Ấy giá không có món ấy,thì là thiếu chưa được to,may mà ông Xuân đã nghĩ… đưa các vật vô tri ấy đi đưa tang”.Trong và sau đám tang ấy,Xuân hẳn là người được hưởng lợi nhiều ,cả tiền và tình  Có ba bốn nhân vật trong đại gia đình thượng lưu ấy sẵn sàng sẻ chi hào phóng cho Xuân. Ông Phán muốn hợp  đồng kinh doanh .Ông bà cụ cố Hồng chả nhẽ quay mặt với người mang hạnh phúc lớn lao như thế đến cho họ,và nhất là Văn Minh! Ông anh vợ tương lai của Xuân đã phân vân,vò đầu bứt tóc vì “Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác ,nhưng đã gây ra cái chết của một ông già đáng chết .Hai cái tội nhỏ,một ơn to ”Dứt khoát Văn Minh sẽ trả ơn cho Xuân thật hậu hĩ.
A.   KẾT LUẬN
  1 .Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự ,tức là  một thể thuộc loại ký, ghi chép  kịp thời, thường mang tính chất điều tra ,phỏng vấn về một sự kiện,một vấn đề có ý nghĩa thời sự ,.Số đỏ là tiểu thuyết nhưng ta thấy ở đây,bên cạnh sự hư cấu, yếu tố “phỏng vấn, điều tra ” được tác giả lồng ghép rất sinh động. Chọn thể loại tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đưa ra hàng loạt biến cố, sự việc, hành  động,xảy ra trong những giai đoạn quan trọng của nhân vật Xuân tóc đỏ, , dẫn tới những thay đổi quyết định trong số phận của nhân vật . Không thuộc dạng tiểu thuyết có số nhân vật hoạt động nhiều, được mô tả trong mối quan hệ phức tạp, nên kết cấu của tiểu thuyết Số đỏ ít đa dạng và phức tạp ,tuy nhiên vẫn phong phú hơn truyện vừa . Ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đậm chất châm biếm cay độc . Ông vận dụng đắc địa các thủ pháp có đất tung hoành nhất cho cuộc chiến giữa tốt và xấu,giữa thiện và ác cư nhập nhằng,là lối phóng đại, chơi chữ, nói ngược . Trong không khí thực dân nửa phong kiến trước cách mạng,nhưng môi trường “thượng lưu thành thị” này,căn bệnh dường như không còn thuốc chữa.Mọi khía cạnh của đời sống, từ chính trị,kinh tế, giáo dục,tôn giáo,văn hóa đạo đức … tất cả đều nháo nhào  đề cao danh –lợi-tình .Và cuối cùng,nhân vật được họ “phong thánh”,thánh của tài danh,thánh của sự giàu có,thánh của cả những ham muốn tầm thường,lại là  một  kẻ xuất thân là một trẻ mồ côi , sống lay lắt nhờ phố xá, và tình cảm cũng hấp thụ từ nền đạo đức hàng phố  Hà Nội .Nhưng Xuân ,nhân vật anh hùng ,làm chủ bầu trời và mặt đất này, đã gặp được Số Đỏ

  2 .Đọc những trang tiểu thuyết này , ta thấy Vũ Trọng Phụng lên án anh chàng Xuân gặp vận may, và tập trung phê phán cả một xã hội thượng lưu trí thức bấy giờ.  Họ xuất thân từ những gia đình có địa vị trong xã hội, có  nguồn tài chính dồi dào, cuộc sống riêng tư rất hạnh phúc . Nhưng  tất cả với  họ chưa đủ . Câu chuyện bắt đầu từ mối quan hệ chủ-tớ giữa bà phó Đoan và Xuân. Bà  đón chàng trai tuổi hai nhăm về , ngoài việc  dạy các bà, các cô đánh bóng, còn là phục vụ cho nhu cầu “ riêng” của bà . Nhờ đó, Xuân  có chức “ giáo sư quần vợt”. Bà giới thiệu cho Xuân làm “ nhà cải cách xã hội, nhà quản lý hiệu may” , bởi anh chàng này có trí nhớ rất tốt qua những năm tháng lăn lộn  kiếm cơm  ngoài  đời . Rồi  vô tình chữa bệnh cho cụ tổ, cho chứng dậy thì của cậu Phước, quý tử của bà Phó,chỉ bằng những vị cây cỏ,vài kiến thức phổ thông , nhưng Xuân được phong tước “Đốc tờ “( bác sĩ ).Ở đây, cũng bất ngờ gặp và được nhận chức “ Cố vấn báo Gõ Mõ” của giáo hội Phật giáo . Sau cùng, Xuân được phong là anh hùng dân tộc , được tặng thưởng huân chương vì… cứu vãn nạn binh đao giữa Việt Nam và Xiêm La .  Đó là về danh vọng, địa vị xã hội. Những con người có bằng cấp thực sự ( đốc tờ Trực  Ngôn, nhà cái cách xã hội Joseph Thiết, nhà thiết kế Typn,hôn phu của Tuyết, ông phán mọc sừng … ) đều ngả mũ  bái tôn  Xuân làm “ bề trên” chỉ vì chính những con người quá  tôn sung tước hiệu  quanh Xuân đã gán cho hắn,chứ chính Xuân đã  có lúc   muốn tuyên bố thẳng thừng : mình chính là dân hạ lưu, hành nghề mạt hạng,bản thân dốt nát. Nhưng ông phán lại  bất ngờ  xuất hiện. Xuân lại “ có công” ( trong mắt mọi người) khiến cụ tổ ra đi nhanh chóng .
 Từ những danh thơm tiếng tốt mà mọi người thèm muốn, gán cho Xuân, hắn lại có lợi. Không kể mối làm ăn có được với ông phán, Xuân còn kiếm tiền từ khâu quản lý hiệu may, gia sư cho cậu Phước, “phục vụ” bà phó, chia hoa hồng đến ba phần tư  món quỹ nhà sư cụ Tăng Phú quyên góp xây dựng  chùa Bà Banh . Từ tên tuổi “ lừng danh thiên hạ”, hắn bỗng trở thành con cái nhà cụ cố Hồng. Hạnh phúc bên Tuyết với hắn là tuyệt đỉnh .  Cả xã hội khao khát làm giàu, đắm chìm trong lạc thú , suy tôn những địa vị hảo huyền, đã “ ưu tiên tất cả” cho một gã thực chất rỗng tuếch,  chỉ có một thứ dồi dào: Vận may .
 Từ đó , tác giả lên án những con người ăn trên ngồi trước thiên hạ nhưng vô cùng mù quáng ( tôn sùng một kẻ trống rỗng như Xuân ) tại bất nhân. Cao điểm của sự  vô lương tâm ấy là niềm hạnh phúc lớn lao tràn  từ trong nhà ra đến phố, từ khi  biết người thân yêu ra đi, đến lúc chuẩn bị và đưa tang .
 Tác giả dùng nhân vật  Xuân  để công kích xã hội mà một gã    hạ lưu lại có thể “Tôi mà đã nổi giận thì có người chết. ! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp”
 Qua hơn thế kỷ, khi xã hội vẫn còn có những tâm hồn nô lệ cho  vàng ngọc, quyền thế, sắc dục, thì Số Đỏ vẫn là nỗi ám ảnh  họ .
Câu hỏi :
1.Cắt nghĩa  nhan đề truyện dài này
-         2Tóm tắt truyện dài  .Kết cấu truyện có nét độc đáo như thế nào ? Vì sao ?
-         3Vấn đề Vũ Trọng Phụng  đặt ra ở đây là gì ? Có mới lại  không ?  Vì sao ?
4 Vấn đề tác giả đặt ra trong truyện rất đặc sắc . Theo bạn,đó là vấn đề  gì ? Cốt lõi  của vấn đề này bắt nguồn từ đâu ?
5 . Chỉ ra sự tôn thờ  địa vị, tiền của,khát vọng hạnh phúc của xã hội bấy giờ . Vì sao họ lại đề cao nhân vật Xuân ?
6. Theo bạn, về nghệ thuật,  những nét nào đặc sắc ( từ, câu, giọng điệu, lập luận, kết cấu truyện )



No comments:

Post a Comment