Monday, August 26, 2019

THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT- THẤT NGÔN TỨ TUYỆT- CHỮ HÁN NAM QUỐC SƠN HÀ


THỂ THƠ  ĐƯỜNG LUẬT- THẤT NGÔN TỨ TUYỆT- CHỮ HÁN
                 NAM QUỐC SƠN HÀ
              ( Lý   Thường  Kiệt )
A.   TÌM HIỂU CHUNG
I.                   TÁC PHẨM .
  Bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư như sau:
南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚。
Phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
II.              DỊCH NGHĨA :
1.    Từ ngữ:

a. Quốc :  một  nước có chủ quyền, có vị lãnh đạo, có nhân dân, có lãnh thổ  . Nam :một phương đối lập với phương Bắc, có ý nói đến Việt Nam chúng ta ngày ấy Sơn hà : núi lớn, sông to, cũng  chỉ   quê hương, đất nước của một con người  Đế : vua, bậc thánh thần ở trần gian là vị được tôn kính nhất.  Vua  thường   được gọi là “ thiên tử” ( con của trời ) .Cư: giữ lấy, ngồi, chứa trữ  
* Nam quốc sơn hà Nam đế cư: vua Nam, bậc thánh thần ở trần gian được tôn kính nhất có toàn quyền  làm chủ lãnh thổ,( có núi lớn sông to,do cha ông để lại)  cai quản nhân dân, như vua phương Bắc vậy.

Tiệt nhiên  ( danh từ ) đạo lý  chính đáng , không  ai có quyền và không thể  thay đổi hay  di chuyển được – một chân lý bền vững .Phận định ( định phận –danh từ )  cái  vị trí, chức phận theo năng lực  đã được sắp đặt nhất định, rạch ròi, không thể xáo trộn được-  một qui luật bắt buộc
Tại :  có ở trong Thiên thư : sách trời .  Trời  theo quan niệm của người phương Đông là Đấng sáng tạo và cai quản cả vũ trụ, vạn   vật, có quyền năng siêu nhiên và vô biên . Sách là nơi ghi chép những điều được  nói ra, nghĩ đến. Sách trời  có thể hiểu là chân lý, là qui luật đã được trời định sẵn từ lâu, không ai  được phép xem nhẹ- hoặc là bị trừng phạt nếu  vi phạm
* Tiệt nhiên phận định tại thiên thư: một chân lý bền vững, một qui luật bắt buộc này đã được trời định sẵn từ lâu,có ghi thành văn bản, không ai  được phép xem nhẹ- hoặc là bị trừng phạt nếu  vi phạm

 c.  Như hà : tại sao, làm sao, cớ sao.Nghịch lỗ : ( nghịch: bọn phản ngược,lỗ ; lũ tôi mọi ): kẻ tham lam, độc ác, quân giặc  hung tàn Lai : tìm đến . Xâm phạm  ( xâm :tiến lên mà lấn,  giành giật ; phạm:lấn lướt )lấn lướt, giành chiếm quyền lợi của người khác .
 * Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm: Bất cứ  kẻ tham lam, độc ác, quân giặc  hung tàn nào lấn tới, giành chiếm quyền lợi của người khác .

d   Nhữ đẳng ( nhữ : cùng  giống nhau, đẳng : bè phái, phe,chúng mày) cả bè phái một thứ chúng mày  # nghịch lỗ .Hành : trải qua. Khan: xem thấy .Thủ : đưa tay mà nhận  lấy .Bại :  thua, đổ bể  : không có, không vào đâu cả
-      * Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư: cả bè phái một thứ chúng mày   đều phải nếm trải mùi  thất bại thảm hại khôn cùng.

2. Hoàn cảnh ra đời : Nam quốc sơn hà (南國山河) là một bài thơ Hán văn thất ngôn tứ tuyệt không rõ tác giả. Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. Bài thơ được cho là bài thơ thần  do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.

B. ĐỌC HIỂU :
1.   Mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đầu :Tác giả  nêu lên vấn đề gì ?
Bài thơ có nhan đề  là “ Thơ Thần” . Bản thân danh từ chung thần gắn liền với yếu tố thần linh, thần diệu, là kẻ có sức mạnh phi thường,  có khả năng biến hóa vô song, có quyền năng  bất tử, luôn được con người  thờ kính, trọng vọng. Thơ thần có nghĩa là bài thơ của thần  ban cho  muôn dân, thể hiện quyền lực  vô biên của đấng tối cao, cai quản muôn dân.
 Câu thơ thứ hai “Tiệt nhiên phận định tại thiên thư” (Chân lý và qui luật  này đã     trong sách trời ) Trời  theo quan niệm của người phương Đông là Đấng sáng tạo và cai quản cả vũ trụ, vạn   vật, có quyền năng siêu nhiên và vô biên . Sách là nơi ghi chép những điều được  nói ra, nghĩ đến. Sách trời  có thể hiểu là chân lý, là qui luật đã được trời định sẵn từ lâu, không ai  được phép xem nhẹ- hoặc là bị trừng phạt nếu  vi phạm. Đây là câu thơ mang linh hồn của toàn bài thơ,  cặp danh từ  ghép (Tiệt nhiên phận định) là nhãn tự, từ chìa khóa mở ra cánh cửa  để thâm nhập bài thơ
 Vậy “tiệt nhiên phận định” (Chân lý và qui luật  này) là gì ? Hãy ngược trở lại câu thơ thứ nhất. Đó là “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”( Vua Nam làm chủ  cõi bờ phương Nam , bao gồm chủ quyền, lãnh thổ   có núi lớn sông to,và nhân dân)
 Ở đây, tác giả có dụng ý khi dùng những từ đồng nghĩa . Bản thân   danh từ riêng Nam đã chỉ toàn bộ nước Nam ( có vua,  có dân, có  đất  đai sông núi ) Hai từ Nam đóng vai trò tính từ như càng tô đậm vị trí “ nước Nam, vua Nam” đối lập với “ nước Bắc, vua Bắc” của giặc xâm lăng nhà Tống, khẳng định tư tưởng “ Xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” .  Cụ thể hơn, nếu phương Bắc có Hán Đường Tống Nguyên  thì nước Nam có những triều vua Nam là “ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập”.  Quốc( nước )  bao hàm ba yếu tố của một nước  : có vua lãnh đạo của một nhà nước đầy đủ chủ quyền, có địa phận rõ ràng  có nhân dân. Đế  chỉ vua . Đế : vua, bậc thánh thần ở trần gian là vị được tôn kính nhất, làm chủ lãnh  thổ, nhân dân . Để   nhấn mạnh ý nghĩa từ  “quốc và đế”, tác giả  còn bổ dung cụm từ “sơn hà”, chỉ núi cao, sông rộng,cũng có nghĩa là đất nước, là quốc là đế .Tất cả dồn lại trong hai câu khẳng định chắc nịch “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phận định tại thiên thư” .   Chỉ hai câu, mười bốn từ, giọng điệu hùng hồn, ý tưởng  nhắc đi nhắc lại “nước Nam của dân Nam , đó là điều không ai có quyền chối cãi” Nội  dung ấy chính là tinh thần “ độc lập” ( đứng một mình ) của mọi bản tuyên ngôn của mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới
 Nước Nam của dân Nam, cũng chính là quyền lợi , đã  từng được sắp đặt cụ  thể , rạch ròi,  minh bạch, chắc chắn,như một chân lý , không thể nào thay đổi được.

2       Hai câu cuối :  Vua và dân Nam sẽ làm gì trước vấn đề đó ?

Tác giả gọi  giặc xâm lược là “nghịch lỗ”: ( nghịch: bọn phản ngược,lỗ ; lũ tôi mọi ): kẻ tham lam, độc ác, quân giặc  hung tàn .
 Sau đó,  nhà thơ gọi tiếp “nhữ đẳng” ( nhữ : cùng  giống nhau, đẳng : bè phái, phe,chúng mày) cả bè phái một thứ chúng mày  , cũng có nghĩa là  nghịch lỗ , cho thấy bọn “ nghịch” khá đông, kết bè lập phái .. Ban đầu chúng “ lai xâm phạm” thì kết thúc là “Hành khan thủ bại hư  ( trải qua, xem thấy, đưa tay mà nhận  lấy, đổ bể , không vào đâu cả) 
Năm hành động đầy   sai trái của giặc, bắt đầu là “ lai  xâm phạm” ( tìm đến , xâm :tiến lên mà lấn,  giành giật ; phạm:lấn lướt), sau đó  “hành khan thủ” (trải qua, xem thấy, đưa tay mà nhận  lấy) tạo  nên  hai  thắng lợi (bại hư - thất bại thảm hại . Tất cả chỉ là bại hư) cho  quân dân ta . Giặc  bước chân tràn  qua lãnh thổ chúng ta ư,  thì  mắt thấy ngay, tay nhận ngay mọi thất bại thảm hại .
Thán từ “ như hà”( Như hà : tại sao, làm sao, cớ sao) là giả thiết, cũng là lời hăm dọa, là lời thề của dân ta .
Cả câu thơ cuối này có sự liên kết chặt chẽ với  những hình ảnh “ thần”( đấng siêu nhiên nhiều sức mạnh vô biên”, tiệt nhiên”( đạo lý  trời định rất chính đáng) “ phận định” (  quyền lợi được phân chia cụ thể ) thì  kẻ nào có tham vọng muốn chiếm giữ,sẽ chắc chắn  nhận về  “ bại hư” , sự đổ bể, con số không , mà  thôi.
 Giọng văn khẳng định ở những động từ mạnh (  cư, tại )  và những danh từ   đanh thép ấn tượng (  tiệt nhiên, định phận,   thiên thư ) để  khẳng định chân lý; những từ cùng trường nghĩa ( quốc,sơn hà, đế ,Nam ) càng tô đậm  vị trí , phạm vi của đất nước ta .
Ngày nay, để bảo vệ những  chân lý này, thế  giới có tuyên ngôn, công ước,  hiệp định được ghi chép thành văn bản, là những bia đá  bất tử , truyền lại đời đời cho con cháu.

  Cả bài thơ có thể dịch nghĩa :
 -Vua Nam làm chủ  cõi bờ phương Nam , bao gồm chủ quyền, lãnh thổ   có núi lớn sông to,và nhân dân,
Chân lý và qui luật  này đã     trong sách trời
Tại sao bọn giặc lại qua xâm lấn ?
 Bè lũ chúng bay    bước qua, thì trông thấy và nhận lấy mọi điều thảm hại  thôi .
 Có người đã tạm dịch bài thơ như sau:
  Vua Nam     cõi bờ , đất, người
  Chân lý, quy luật ,  trong sách trời 
Nếu như bọn nghịch đến xâm lược?
 Thấy và nhận ngay  mọi thảm tai!

Câu  hỏi :
1.    Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Hướng  đọc hiểu như thế nào ?
2.     Bạn nghĩ gì về hai danh từ ghép  “ tiệt nhiên”    và “  phận định”
3.     Câu cuối liên kết với câc từ “ thần” ( nhan đề ) và câu hai như thế nào ?
4.     Bài  thơ được ca ngợi là “ Bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta” . Tại sao ?
      ( Dalat 25.7.2013 )

No comments:

Post a Comment