Monday, August 26, 2019

Bài 7 TRUYỆN THƠ DÂN GIAN


                                   Bài 7
                         TRUYỆN THƠ  DÂN GIAN
                                     TIỄN DẶN NGƯỜI YÊU
                         (  Dân tộc Thái )
I.                   NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẨM
A.    TRUYỆN THƠ  DÂN GIAN
  1 .   Định nghĩa :

     Truyện thơ , như tên gọi , là một thể loại truyện dân gian , được kể bằng văn vần . Yếu tố truyện chiếm lĩnh mặt nội dung lẫn nghệ thuật .
   Về nội dung , “truyện” có nội dung cụ thể , chứa toàn bộ phạm vi cuộc sống  được tác giả dân gian sáng tạo và thể hiện trong tác phẩm , có hình tượng , có đề tài và chủ đề rõ ràng .Nội dung cụ thể mang tính lịch sử , phản ánh đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người ,xã hội, giai cấp, dân tộc … ở một thời kỳ lịch sử nhất định qua nhận thức, sáng tạo của  tác giả dân gian qua trình độ văn hóa, vốn sống, tài năng nghệ thuật, thế giới quan, lý tưởng thẩm mỹ, và cả phong cách riêng của tác giả nữa
  .Về nghệ thuật, truyện luôn có những  yếu tố cơ bản (có nhân vật, có cốt truyện, nhiều tình tiết , có xung đột ,có kết cấu chặt chẽ , có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật …) Ngôn ngữ ở đây được tác giả dân gian chọn là văn vần .  Tác dụng của văn vần để có thể dễ kể ( phương thức lưu truyền phổ biến, có hiệu quả nhất của văn học dân gian ), dễ nhớ , tạo hứng thú cho người nghe .
  Truyện mang dáng dấp truyện cổ tích ,  và rất gần với tiểu thuyết hiện đại
 2. Dân tộc  Thái :
 a.Nguồn gốc : Theo David Wyatt, người Thái có nguồn gốc ở  phía nam Trung Quốc. Họ  di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh).
         b .Dân  số : Người Thái ở Việt Nam có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3(trong 54 dân tộc ) tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Dân tộc Thái có  hai nhánh: Thái đen (Tay đăm) và Thái trắng (Tay đón, Tay khao). Nhánh  Thái đen  là một khối thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú  ở Yên Bái , Điện Biên,  Sơn La chiếm một nửa dân số. Người Thái Đen là một trong số rất ít dân tộc (nhất là dân tộc thiểu số) sớm có chữ Việt riêng Nhánh  Thái trắng tập trung rải  rác  địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau.
   Nói chung , người Thái có một nền văn hoá dân tộc phong phú và đa dạng, một nền nghệ thuật và văn học đã phát triển khá cao Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú Nàng Ủa. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay( khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả “ Hạn khuống, ném còn” là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái. Hạn Khuống có nghĩa là một cái sàn bằng tre, nứa dựng lên ở sân đất ngoài trời. “Hạn Khuống” còn gọi là Sàn hoa Hạn Khuống - sân chơi dành riêng cho nam thanh, nữ tú chưa lập gia đình, một không khí hát giao duyên của người miền xuôi

 B . TIỄN DẶN  NGƯỜI YÊU ( Dân tộc Thái )
   1. Giá trị của  tác phẩm :
       Truyện thơ Tiễn dặn người yêu (Sống Chụ Son Sao) là một thiên trường ca trữ tình kết hợp giữa truyện dân gian và thơ ca dân gian. Theo truyền thuyết, đây là câu chuyện tình của một đôi trai gái ở bản Panh và bản Sái thuộc xã Tranh Đấu, huyện Thuận Châu (tức Mường Muổi, Sơn La ngày nay). Sống Chụ Son Sao là đỉnh cao của văn học Thái đen (Tây Bắc Việt Nam) biểu trưng cho ngôn ngữ Thuận Châu, Mường La. Ra đời trong xã hội thịnh trị của thế kỷ XVII ở vùng Tây Bắc Đại Việt, ngôn ngữ thơ đã đạt đến trình độ điêu luyện. Hầu hết các thể thơ Thái thông dụng đã được sử dụng trong Sống Chụ Son Sao, từ thể “Khắp Bắc” câu dài 11, 12 chữ, đến thể “Khống khái” câu ngắn 5, 6 chữ. Các thể thơ này được dùng xen kẽ với nhau khá nhuần nhuyễn.  Dân tộc về Thái   xem truyện thơ này là vật gia bảo “ quyển sách quí nhất trong mọi quyển sách quí”, “Dù ai không biết hát, đọc Tiễn dặn cũng hát hay”

    2. Cốt truyện:
 -Truyện nói về mối tình chung thủy của một đôi trai gái . Dù gặp nhiều trắc trở, nhưng cuối cùng họ lại được đoàn tụ . Truyện bắt đầu lúc hai bà mẹ mang nặng  thai nhi, rồi sinh ra đôi bạn   gần gũi bên nhau , có nhiều kỷ niệm êm đềm, trong sáng, đến lúc lớn lên yêu nhau và thề “Sông Đà cạn bằng chiếc đũa hãy quên”.
  - Câu chuyện thắt nút bằng một tình huống đau thương .   Cha mẹ cô gái gả nàng cho người khác vì chê chàng trai láng  giềng nghèo . Chàng phẫn chí trao cho nàng chiếc đàn môi làm tin, hẹn sang Lào  buôn bán , kiếm tiền  để về giành lại người yêu.
  -Câu chuyện phát triển  xoay quanh cuộc đời bất hạnh của cô gái , Sau bảy  năm chờ đợi, hết hạn ở rể của người chồng, cô gái đành phải theo chồng . Chàng trai về nhưng đã muộn . Anh cải trang thành một người khách đưa tiễn dâu về nhà chồng , đưa cô đi  và hẹn : Không lấy được nhau thời trẻ, sẽ lấy nhau khi góa bụa, về già (nội dung này có trong đoạn trích của sách giáo khoa ) Cô gái ở nhà chồng như ngây dại nên bị  đuổi về nhà mẹ đẻ. Ở đây, cha mẹ lại bán cô  làm hầu cho một nhà quan .Cô càng ngây ngô thêm, nên lại bị đem ra khỏi nhà quan , mà thành món hàng rẻ mạt với giá một cuộn lá dong ngoài chợ .     -Câu chuyện đi đến cao trào ở chỗ  người mua cô  là anh  người yêu ngày xưa .Anh không nhận ra cô, lại có  vợ con rồi .Đau  đớn,cô mang  chiếc đàn môi xưa ra  thổi .
 - Chuyện đi đến một kết thúc hay mở nút thật có hậu .Anh  chu đáo tiễn vợ để cô về với người yêu cũ, sau đó cưới cô bạn ngày nào của mình . Hai gia đình của hai họ vui vẻ chúc mừng .


3         Đặc điểm :Ở Tiễn dặn người yêu (xống chụ xon xao ) ta không gặp một nét  hoang đường nào cả . Những câu thơ Thái rất đẹp và duyên dáng  Cộp chụ tạu cáy khăn , Pha lăng phăn mữa xú hườn hươn chọi, Hên tò, mek dắn dọi lồng tồng xí puông ,Mươi luông tặp cháy cá hươn ông pêng piếng, Tả chụ pên niếng nắc hặc pên niếng niêu, Hứa chaư điêng bánh xong xữ đảy”( Bên nhau tận thâu đêm gà gáy, Đeo giấc mơ về tới nhà, trăng xế đầu núi. Màn sương buông đồng làng làm bốn mảng Sương lạnh sa mái nhà “ông” thành tảng. Lời tình xôi nén chặt, Thương tình xôi nén chắc vào xôi. Mảnh tim này ai nỡ xẻ làm đôi.)  Với hai nét đặc sắc ( ngôn ngữ đẹp, yếu tố đậm đặc chất hiện thực ) thông qua mối tình đẫm đầy nước mắt của hai nhân vật chính, những phong tục tập quán, bao đời chi phối nhân duyên, bao nỗi lao đao thăng trầm, những buồn vui, sướng khổ… được dồn nén trong thiên bi tình sử này và nó đã trở thành bộ từ điển bách khoa của đời sống tinh thần dân tộc Thái. Người Thái thuộc và hát ”Tiễn dặn người yêu” trong  những cảnh huống tương thích giống như người Kinh thuộc và bói Kiều vậy.
 II ĐỌC HIỂU :

        * Đoạn trích nằm ở  bối cảnh cô gái phải địu con  về nhà chồng, chấm dứt  bảy năm mỏi mòn chờ đợi và hy vọng . Chàng trai cải trang thành một người khách đưa dâu, tiễn biệt cô .Sau đó,cũng trong vai trò khách chơi nhà, anh lại an ủi  cô vì cô bị nhà chồng đánh đập .Đoạn truyện thơ mang không khí một đoạn tự sự 
  1. Nhân vật chính ở đây là chàng trai (anh yêu ) được tác giả đặt điểm nhìn để quan sát cô gái (em yêu)trên đường về nhà chồng .
 -  Chàng trai miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết mọi cử chỉ , tâm trạng của cô gái ,những việc làm của hai người, kể lại  những lời trao đổi như rút từ gan ruột của họ, cuối cùng là  chuỗi cảm xúc về hôn nhân    họ xem như lời thề nguyền. Trong mắt chàng trai, cô gái vẫn dành cho anh tình cảm trọn vẹn như buổi ban đầu , cho nên , dù quảy gánh về nhà chồng, mà “vừa đi vừa ngoảnh lại”, rồi “bẻ lá ngồi chờ”, sau đó kề vai , nựng con , như họ là một gia đình nhỏ vậy. Lòng dạ hai người quặn đau .Cô gái gần như  tuyệt vọng  ( chờ , đợi, ngóng ở rừng lá ớt, lá cà, lá ngón )còn chàng  trai đau đớn nghĩ  rằng đây là lần gặp cuối cùng ( anh muốn mượn hơi hương người yêu để  nếu chết sẽ không cô đơn ).
  -Thế nhưng, vượt lên trên nỗi đau thương là một niềm tin mãnh liệt vào sức  mạnh của tình yêu . Trong quá khứ, họ đã có những kỷ niệm rất đẹp (từng hẹn mùa lau nở, mùa nước đỏ cá về, mùa chim tăng lữ gọi hè ), nên tương lai sẽ chiến thắng hiện tại : sẽ  lấy nhau mùa đông, khi góa bụa về già . Cảnh thiên nhiên Tây Bắc gắn liền với nếp sống dân tộc Thái (đồng ruộng , mùa nước lũ ) phong tục (khi  thiêu xác cần  hơi hướm người thân ) cả lối ví von ( rừng lá độc chỉ nỗi đau khôn nguôi )tạo nên chất Thái rất đậm trong đoạn truyện . Tình cảm đôi bạn  quyến luyến không rời khiến  ta dễ dàng nghĩ đến  tấm lòng Tấm dành cho vua và ngược lại.Những mối tình đẹp như cổ tích là thế. Thiếu nữ dân tộc Thái vốn rất xinh đẹp , da trắng, tóc đen, mắt đen , môi đỏ tươi ,có  nụ cười hoang dại của núi rừng ,hay lam hay làm , khéo chiều chồng  .


    2. Đoạn tiếp theo  chứa toàn bộ lời độc thoại của anh yêu
   -.Cô về nhà chồng nhưng hồn vía  vẫn  gửi  vào tim anh yêu , nên bị đánh đập, lâm bệnh .Chàng trai săn sóc cô ( đỡ ngồi, phủi áo, chải đầu, sắc thuốc ) an ủi cô (mọi bế tắc sẽ có lối thoát ),nếu như cô chết, thì anh vẫn bên cô ( khi cô hóa thành sông, thành đất, bèo, muôi, thành hồn ,thì anh sẽ là vục nước, là dây trầu, là ao, là bát, là chung mái …)
  -Cuối cùng , anh vẫn là sức mạnh để  cô sống . Họ bây giờ như Lúa-Ủa,  như Ngưu Lang  Chức  Nữ vậy, nhưng quá khứ thế nào , họ sẽ giữ  vững trong tương lai . Họ không ngại gió cuốn, bởi  trái tim họ bền chắc như vàng, như đá, như gỗ cứng , nên sẽ chiến thắng miệng lưỡi  thế gian .Ca dao dân tộc Kinh ( muối ba năm muối đang còn mặn…

     Kết luận :Ý nghĩa phản phong của truyện khá sâu sắc .Sống trong xã  hội không cho phép tự do hôn nhân, đôi nam nữ Thái  yêu nhau luôn nơm nớp lo sợ , tuy nhiên con người không cam chịu .Bị ép duyên, cô gái kêu van không thấu trời . Có những ý nghĩa táo bạo chứa đựng tinh thần đấu tranh mạnh mẽ . Tác phẩm tố cáo cảnh giàu sang nơi cửa quan, cảnh công khai mua bán phụ nữ một cách dã man ., phê phán xã hội chà đạp, rẻ rúng người phụ nữ .
  
 Câu hỏi :
1.     Đặc điểm chung về thể loại truyện thơ dân gian.
2.      Cốt truyện “ Xống chụ xon xao”
3.      Phân tích đoan trích .
                              Dalat 03.2017


No comments:

Post a Comment