(khi ra nước ngoài, để lại vật làm
kỷ niệm)
Phan Bội Châu .
1.
Hoàn cảnh
sáng tác :
Bài thơ Xuất dương lưu
biệt được Phan Bội Châu làm ngày
mùng 2 tháng 1 năm Ất Tị 1905 khi lên đường ra nước ngoài ở cảng Hải Phòng. Ông có chép bài này trong Ngục trung thư. , là một bản văn do Phan Bội
Châu viết lúc ở tù tại Quảng Châu năm 1913. Sách thuật lại chí hướng và những hoạt động cách mạng
trong thời gian lưu vong của ông trước đó, cùng nhắn gửi những người cùng chí
hướng
2. Con người nhà thơ :Từ năm 1905, Phan Bội Châu đã sang Trung Quốc và sang Nhật để gặp gỡ những người cùng chí hướng mưu
việc phục quốc. Ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước
và đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống
Pháp và nâng cao dân trí. Năm 1912, ông cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt
Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng mới với tên Việt Nam Quang
phục Hội. Nhằm gây
tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội,
năm 1913 ông liên kết với những nhà cách mạng khác, cho tổ chức ám sát và đặt
chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt
và nhờ chính quyền Quảng Đông bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Ông bị bắt năm 1913
tại Quảng Châu và được trả tự do năm 1917.
3.
Từ ngữ :Nhan đề Xuất dương lưu biệt có nghĩa
là khi ra nước ngoài,
để lại vật làm kỷ niệm Dương (洋)có nghĩa là biển,
cũng là cách gọi một nước ở ngoài phạm
vi Việt Nam . Lưu biệt(留別) nghĩa gốc là
giữ lại (lưu) và dời đi ( biệt) Riêng từ
“lưu biệt” ở đây có thêm nghĩa là
“ để lại vật kỷ niệm trước khi đi xa “ . Vật lưu niệm ấy là một bài thơ
ngắn gọn, hình ảnh,súc tích, giọng điệu
rộn ràng, đầy niềm tin.
Ngoài nhan đề,
có hai câu thơ cần cắt nghĩa thêm
Sinh vi nam tử có nghĩa là :sinh ra đời là nam nhi;
yếu hy kỳ: (要:yếu:
điều quan trọng; 希奇hy kỳ: ít thấy , lạ lùng) điều quan trọng là phải làm nên chuyện
lạ thường .
Khẳng hứa(肯許) ( hứa :hẹn,thề )(khẳng: làm cho bằng
được); càn khôn(乾坤: có nghĩa là quẻ càn và quẻ khôn ,
bao gồm các mối quan hệ gần gũi nhất của con người , đó là trời đất, cha mẹ,
vua tôi, chồng vợ, con cái) :tự (自: từ đó)chuyển di(轉移:
làm thay đổi
vị trí và phương hướng ,làm biến cách
đi).
Cả câu thơ có thể hiểu là thề
hứa quyết tâm làm thay đổi vị trí và phương hướng của
càn khôn , hoặc ý cô đọng hơn, đó là cương quyết không bị vua quan,cha mẹ, vợ con ,anh em ràng buộc .
4. Đọc hiểu :
a. Thanh niên phải lập thân, đừng để bất cứ ai, dù
đó là người ta thương yêu và có trách nhiệm lớn nhất, ràng buộc.
Ở câu phá đề, tác giả nêu lên một quy luật bất biến đã định sẵn :làm trai là phải làm
nên việc lớn . Nguyễn
Công Trứ cũng nêu lên quan điểm đẹp đẽ
này bằng một câu mở đầu vài hát nói :
Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ ( Làm trai là kẻ thông minh
nhất,điều cơ bản là phải làm chuyện kỳ lạ trước thiên hạ ) Việc
lớn hay kỳ lạ đó chính là xuất dương , ra nước ngoài học tập để có cơ hội đánh
đuổi thực dân Pháp, cứu nước nhà khỏi ách nô lệ.
Nhưng câu thứ hai, được xem
là câu trọng tâm của mọi bài thơ bát cú, mới
là điều tác giả nhắc nhở thanh niên :
cương quyết không để cho vua quan,cha mẹ, vợ con ,anh em ràng buộc. Trong câu này , hãy
chú ý cụm từ “Khẳng hứa” : phải thề hứa quyết làm cho được, đây là từ chìa khóa của cả bài thơ. Câu thơ
làm hiện lên trong chúng ta hình ảnh
một Từ Hải
“ quyết lời dứt áo ra đi” nhưng đấng nam
tử của Phan Bội Châu mạnh mẽ hơn , quyết liệt “Khẳng hứa chuyển di”, thề quyết chuyển hướng
khỏi sự ràng buộc với nghĩa vụ
vua tôi, trách nhiệm với cha mẹ , vợ con
. Từ đó ta đã nắm được phần Nêu vấn đề :
Thanh niên phải lập thân, đừng để bất cứ ai, dù
đó là người ta thương yêu và có trách nhiệm lớn nhất, ràng buộc.
b Vậy thanh niên phải làm gì ? Chú ý
câu thứ tám : Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi( ngàn
lớp song bạc xếp hàng một cùng nhau bay nhanh ) Ngàn lớp song xếp theo một hàng
ngang chính là những con người trẻ ,có năng
lực , phẩm chất, hãy kề vai sát cánh,xông pha ra nước ngoài với nhau,
như thế mới tạo nên sức mạnh đã quyết từ đầu: Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.. (
quyết tâm từ đây làm thay đổi càn khôn )
Nếu trở lại bố cục
bài thơ Đường luật, xâu chuỗi nhan đề, câu hai và tám ta có trọn vẹn ý cốt lõi : Lời thề làm vật kỷ niệm trước khi đi xa là từ nay quyết tâm thay đổi càn khôn và kề vai sát cánh,quyết tâm lên
đường ra nước ngoài để học cách cứu nước .
C Tác giả giải thích cho thanh
niên hiểu vì sao “thề từ đây phải
làm chủ vận mệnh mình Qua phần Giải quyết vấn đề,
gồm bốn câu giữa (thực-luận) Ư bách niên trung tu hữu ngã ( Đặt vào trong một trăm năm này, cần có ta ) Khởi thiên tải hậu cánh vô
thuỳ(chẳng lẽ đến nghìn năm sau không có ai thêm vào sao? )
Tác giả giải thích cho thanh niên hiểu vì sao “thề từ đây phải làm chủ vận mệnh mình” là : hôm nay, trong quãng đời trăm năm này, phải lập nên thành tích, để mai kia với lịch sử ngàn năm ,sẽ có người kế tục sự nghiệp của ta hôm nay.Lối giải thích thật dễ hiểu, rõ ràng.
Tác giả giải thích cho thanh niên hiểu vì sao “thề từ đây phải làm chủ vận mệnh mình” là : hôm nay, trong quãng đời trăm năm này, phải lập nên thành tích, để mai kia với lịch sử ngàn năm ,sẽ có người kế tục sự nghiệp của ta hôm nay.Lối giải thích thật dễ hiểu, rõ ràng.
Ra nước ngoài
bằng cách phải làm chủ bản thân, phải
tạo nên chiến công để hậu thế học tập, noi gương. Điều này tác giả , vốn
là một chí sĩ yêu nước, trọn cuộc đời đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc
đã chiêm nghiệm và trải qua thực tế
con đường cứu nước ông đã đi. Từ
chỗ chịu ảnh hưởng của phong trào Cần Vương (một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ
trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.), chuyển sang chủ trương
quân chủ lập hiến (nhà vua hay nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng
về quyền lực thì chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống dòng
tộc và sự thống nhất của quốc gia.
Chính thể quân chủ lập hiến theo mô hình đại nghị còn tồn tại ở nhiều nước phát
triển như Nhật, Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada) rồi chủ trương cách mạng dân chủ tư
sản ( Chế độ, hình
thức quản lý nhà nước của giai cấp tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, được
thiết lập sau khi thủ tiêu chế độ phong kiến -Nhưng dân chủ tư sản vẫn là chế độ dân chủ được giành riêng
cho giai cấp tư sản là giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị xã
hội. Còn đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ thì bị nhiều hạn chế trong thực
thi các quyền dân chủ đã được long trọng tuyên bố trong các hiến pháp tư sản.
Vì vậy dân chủ tư sản bị coi là nền dân chủ bị cắt xén, là dân chủ hình thức.
Đến giai đoạn đế quốc, nhiều chế định dân chủ của nền dân chủ tư sản bị xóa bỏ
và chế độ độc tài, phát xít, chuyên chế có dịp tái sinh trở lại nhằm mục đích
phục vụ cho đường lối chính trị bằng thủ đoạn gây chiến tranh cướp bóc tài
nguyên, nô dịch các nước kém phát triển và đàn áp phong trào đấu tranh giải
phóng giai cấp của giai cấp công nhân trong nước.)cuối cùng lại chịu ảnh hưởng tư tưởng
cách mạng dân chủ mới .
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế lịch sử nước nhà,
tác giả mở rộng phần giải thích này bằng hai câu luận đầy thuyết phục: Non sông đã chết, sống chỉ
nhục, Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi!
Đất nước nô lệ, chính thể phong kiến
lung lay, cần hành động hơn là mải mê chuyện đèn sách .
Vậy thanh niên phải làm gì ? Chú ý câu thứ tám : Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi( ngàn
lớp song bạc xếp hàng một cùng nhau bay nhanh ) Ngàn lớp song xếp theo một hàng
ngang chính là những con người trẻ ,có năng
lực ,
phẩm chất, hãy kề vai sát cánh,xông pha ra nước ngoài với nhau, như thế mới tạo
nên sức mạnh đã quyết từ đầu: Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.. (
quyết tâm từ đây làm thay đổi càn khôn )
5.Kết luận
Nếu trở lại bố cục bài thơ Đường luật, xâu
chuỗi nhan đề, câu hai và tám ta có trọn vẹn
ý cốt lõi : Lời thề làm vật kỷ
niệm trước khi đi xa là từ nay quyết tâm
thay đổi càn khôn và kề vai sát cánh,xông pha ra nước ngoài.
No comments:
Post a Comment