I.
NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Định nghĩa :
Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc . Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được
người lao động sáng tác và phổ biến dưới dạng truyền miệng qua những câu hát không theo một làn điệu nhất
định nào cả , chủ yếu thuộc thể thơ lục bát , do thể thơ này dễ đặt lời,
dễ ghi nhớ .
2. Đặc điểm về nội dung, nghệ thuật:
·
. Về mặt nội
dung, ca dao diễn tả vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong mối
quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương .Về
nghệ thuật, khác với thơ ca của nền văn học viết, ca dao có lời ngắn , phần lớn
thuộc thể thơ lục bát hay lục bát biến thể ; ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày , giàu hình
ảnh ẩn dụ, so sánh, nhân hóa , có một số mô típ ( mẫu đề ) mang đậm màu sắc dân
gian . Để sáng tác một bài ca dao , người lao động thường tìm nguồn cảm xúc theo ba hướng ,đó là phú ( miêu tả ) tỉ ( so sánh) và hứng
( cảm xúc ).
·
·
II. ĐỌC HIỂU :
·
Trong chương trình của sách giáo khoa, ca dao
có hai mảng : ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa , và mảng ca dao hài hước .
·
1. Những câu hát than thân:
·
a .Cô gái không có quyền quyết định hôn nhân của mình
·
Chùm ca dao than thân có hai bài đầu tiên . Ở đây, ta thấy tác giả dân gian sử
dụng một mẫu đề Thân em . Thân ở đây không chỉ dừng lại ở ý nghĩa cơ thể
, thân xác , mà còn rộng hơn mặt xã hội ,
cuộc đời, quan hệ nam nữ, hôn nhân . Người xưa khi sinh ra một bé gái
thường không bằng lòng hơn khi đón một
hài nhi là nam . Bởi từ bé, theo quan
niệm nho giáo, bé gái đã chịu thiệt thòi
( con gái là con người ta , nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô ..), nên ít được học hành , tài sản cha mẹ để lại cũng
phải nhận phần thấp hơn , nhưng lại phải
nhận lấy nhiều trách nhiệm ( trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình
) , phạm vi giao tiếp rất hạn hẹp ( ra ngoài dệt cửi, vào trong thêu thùa, hoặc
tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ) . Để lý giải cho những
thiệt thòi trên đây, người phụ nữ dùng một từ để an ủi , đó là số phận , là
đời người an bài, là quy luật .
·
Bài ca dao thứ nhất nói rõ điều này.
Lụa đào là loại vải dệt từ tằm loại tốt, bền đẹp , càng đẹp hơn khi được
nhuộm đỏ ( điều) công dụng lớn , ấm đông , mát hè , tất nhiên giá tiền mua
không nhỏ, nếu đem rao bán giữa chợ . . Với lối ẩn dụ ở hướng tỉ , cô gái xuất thân từ một gia đình danh giá, bản thân lại xinh đẹp,có
đủ công ( siêng năng ) dung ( có chút nhan sắc) ngôn ( nói năng ý tứ ) hạnh (
có đức độ ), nhưng do cuộc đời đã an bài
, cô chỉ là một người phụ nữ .Lễ giáo phong kiến không cho phép cô tự
quyết định hôn nhân của mình . Cô không được phép cưới người cô yêu, mà tất cả đều do cha
mẹ , họ hàng quyết định.Do vậy, cô buông xuôi, phó mặc cho số phận (phất phơ ) Xã hội và cuộc đời hay số phận dẫn cô đến với một người
chồng tốt,hay xấu ( tay ai ) cô hoàn toàn không có quyền định đoạt .May nhờ,
rủi chịu , ngậm ngùi như bà Tú của nhà
thơ Trần Tế Xương : Một duyên hai nợ, âu đành phận .
·
b .Hôn nhân mang tính môn đăng hộ đối
Bài cao dao thứ hai mang
một nội dung ngược lại .Tác giả vận dụng lối phú ( miêu tả ) rồi đến hứng ( bộc lộ cảm xúc ) . Tác giả đã gặp
những củ ấu trong đời mình . Đây là một loại thực vật thường mọc ở vùng nước đọng không quá
5 m sâu. Tuy gọi là "củ" đây đúng ra là "quả" vì nó phát
triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên được gọi là
"củ". Củ ấu có 49% tinh bột và 10.3% đạm nên được dùng làm nguồn lương thực cho
con người cùng súc vật ,luộc chín hoặc
chế biến thành tinh bột trộn với mật hay đường làm bánh. Có thể dùng làm thuốc
chữa nhức đầu, choáng váng và cảm sốt, chữa loét dạ dày, loét cổ tử cung. Toàn
thân cây chữa trẻ con sài đầu, giải độc rượu, làm cho sáng mắt. Ở Việt Nam ghi
nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng),
ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình),
và ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ)
.
Như vậy , khác với lụa, củ ấu phải chấp
nhận một hình thức không đẹp đẽ , méo mó, lồi lõm, lại đen đúa do lớn lên từ
bùn sình . Đây cũng có thể bộc bạch một
khía cạnh dung nhan cô gái . Còn thêm
một yếu tố nữa, đó là thành phần xuất
thân. Dù chàng trai có động viên cô
“chẳng tham nhà ngói ba tòa, tham vì một nỗi mẹ cha em hiền”, nhưng giá như của
hồi môn nhà nàng khấm khá một chút . Cô
gái biết vậy mới than thở “thân em”. Nhưng cô rất tự tin, như những củ ấu kia . Dù thiếu dung
nhan,gia thế thấp kém, nhưng cô khẳng
định “ ruột trong thì trắng, lại ngọt bùi”, nghĩa là cô có đủ công, ngôn, hạnh
. Xét về nghĩa miêu tả ( nghĩa đen) củ ấu vừa có thể là một loại
dược liệu, lại là thực phẩm cho con người, giàu tinh bột lẫn đạm, lại là
nguồn thức ăn quý giá cho gia súc. Với lối hứng ,về nghĩa bóng, cô gái muốn phân bua rằng cô
thực sự đem lại hạnh phúc cho những ai có tấm lòng biết chọn gỗ hơn nước
sơn, biết cái nết đánh chết cái đẹp .
c. Tình yêu gặp nhiều ngăn trở
Hai
bài ba bốn thuộc chùm ca dao than thân. Bài
đầu chọn mẫu đề “ trèo lên cây khế” . Cụm từ “trèo lên”
thường thấy xuất hiện nhiều trong ca dao
xưa ( trèo lên quán dốc, trèo lên cây bưởi , con mèo trèo cây cau …) như để chỉ một tư thế biệt lập, gây sự chú ý
cho đối tượng, chẳng khác nào cụm “ chiềng làng thượng hạ, náo lặng mà nghe”
khi chàng Mõ hay anh Lềnh vác loa đi khắp làng thông tin một sự kiện nào đó . Còn những vị
trí “quán dốc, cây bưởi , cây cau” vốn
gắn bó với cuộc sống hằng ngày của người
lao động . Cây khế còn mang một khía cạnh ẩn dụ vị giác , sự chua xót trong đời
người . Đây là một trạng thái tâm lý đau đớn tận cùng . Nửa ngày là một khoảng thời gian dài . Khi chê trách
người đi làm đồng quá muộn, người nông dân thường dùng cụm từ “nửa buổi rồi mới
thấy mặt”. Nhân vật mang một nỗi đau dằng dặc . Vì sao ? Chuyện yêu đương hai
người gặp phải sự ngăn trở, như sao hôm
với sao mai, như mặt trời với mặt trăng .
·
Vào buổi chiều tà khi chạng
vạng nhìn về phía Tây, ai cũng có thể trông thấy một ngôi sao mọc rất sớm, rất
sáng gọi là sao Hôm. Vào lúc tảng sáng khi gần như tất cả các vì sao khác đã
tắt, chúng ta cũng nhìn thấy một ngôi sao rất sáng ở phía Đông vẫn còn ở trên
trời gọi là sao Mai. Sự thật là sao Hôm và sao Mai chỉ là một ngôi sao duy
nhất, sao Kim (được gọi là Venus – thần sắc đẹp và tình yêu) . Trong suy
nghĩ của người xưa, hai ngôi sao này khác nhau và có sự cách trở lớn về không
thời gian : kẻ bên đông, người bên tây. “Sao hôm sao mai” với ,ý nghĩa này đã
được sử dụng để so sánh với hai con người mà trong hoàn cảnh nào đó phải xa
biền biệt nhau. Thành ngữ có nghĩa gần với thành ngữ này là “mặt trăng, mặt
trời” cũng chỉ hai đối tượng gần như không bao giờ xuất hiện cùng với nhau
trong điều kiện bình thường.
Bốn câu của nửa bài ca dao cho thấy vì sao mà nhân vật chính đau đớn như vậy .Tuy nhiên, trọng tâm tình cảm dồn vào hai câu cuối . Vẫn lối hứng ( tức cảnh sinh tình ) và ẩn dụ , lấy những hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ mà gần gũi, nhân vật tha thiết nhắc nhở và khẳng định : ta như sao Vượt chờ trăng . Nhớ là tâm trạng luôn nghĩ đến, có pha chút chiếm giữ. Còn chờ nghĩa là nỗi nhớ ấy không thay đổi . Trăng hạ tuần mọc lúc nửa đêm, cũng là thời điểm sao Hôm vượt lên đến đỉnh của bàu trời . Đấy là một tình yêu kiên định, không bao giờ tàn phai dù phải đối đầu với nghịch cảnh .
Bốn câu của nửa bài ca dao cho thấy vì sao mà nhân vật chính đau đớn như vậy .Tuy nhiên, trọng tâm tình cảm dồn vào hai câu cuối . Vẫn lối hứng ( tức cảnh sinh tình ) và ẩn dụ , lấy những hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ mà gần gũi, nhân vật tha thiết nhắc nhở và khẳng định : ta như sao Vượt chờ trăng . Nhớ là tâm trạng luôn nghĩ đến, có pha chút chiếm giữ. Còn chờ nghĩa là nỗi nhớ ấy không thay đổi . Trăng hạ tuần mọc lúc nửa đêm, cũng là thời điểm sao Hôm vượt lên đến đỉnh của bàu trời . Đấy là một tình yêu kiên định, không bao giờ tàn phai dù phải đối đầu với nghịch cảnh .
d. Nỗi
bồn chồn khắc
khoải , đau buồn trong tình yêu
·
Bài ca dao với thể thơ lục bát biến thể có ba hình ảnh xuyên suốt bài thơ : chiếc khăn, đôi mắt và
ngọn đèn . Chiếc khăn được nhân hóa , hiện lên một bóng người ngồi xuống ( khăn
rơi xuống đất ) đứng lên ( khăn vắt lên vai ) và khóc (khăn chùi nước mắt ) .Đó
là thái độ bồn chồn , đứng ngồi không yên , pha lẫn lo buồn , đau đớn đến độ
rơi lệ .Đoạn thơ có nhiều tiểu xảo nghệ thuật độc đáo . Ba lần luyến láy câu
thơ như một câu hỏi tu từ nhay đi nhay lại trong tim nhân vật chính : khăn
thương nhớ ai ?
Nhớ là tâm trạng luôn nghĩ đến, có pha chút chiếm giữ. Thương thì mức độ ấy như
tăng lên gấp đôi. Ba điệp từ “ nhớ
thương” đã nâng nỗi nghĩ đến, muốn chiếm giữ gấp mười hai lần . Thật khủng khiếp. Lối
bày tỏ diễn dịch ( nhớ thương
chồng chất cho nên lòng bồn chồn
, đau khổ . Bốn câu tiếp hướng về ngọn
đèn và đôi mắt . Đèn thường là hình ảnh
ẩn dụ chỉ hành động thức trắng đêm ,
còn mắt cũng là một ẩn dụ chỉ tâm trạng thao thức, trằn trọc . Bốn câu này bổ sung nghĩa cho sau câu đầu, mô tả nỗi bồn chồn khắc khoải ,
đau buồn suốt đêm, bởi da diết nhơ
thương một bóng hình. Vì sao ? Lại là sự lập luận mới, không phải diễn dịch mà
quy nạp . Tất cả bởi vì “lo phiền chuyện không
yên bề gia thất”. Những lo phiền, lo …
nỗi lo buồn chất cao như núi , vì chuyện hôn nhân của họ .
Nhân vật bộc lộ rất kín đáo ( một nỗi không yên một bề …) một vế sáu từ
, phải ghép , lại nói đảo, nói lấp lửng , nghĩa là chuyện rất tế nhị, nhưng
không thể nào không nói ra được .Yên ở
đây có thể hiểu là an, là ổn định .Việt Nam có thành ngữ “yên bề gia thất” ( ổn
định chuyện nhà cửa, vợ chồng ) Tất cả là bởi tình yêu .
·
2. Những câu hát tình
nghĩa :
·
a. Tình yêu táo bạo,mãnh liệt,thủy
chung
·
Bài ca dao 5,6 thuộc chùm ca dao tình nghĩa .Lối tỉ khá
chân tình mà táo bạo . Bề ngang sông ,nếu sông Đà trên thượng nguồn ,quãng hẹp
nhất “nai hổ vọt qua, ném nhẹ đồng xu qua bờ bên kia” cũng có thể bằng một mét, gồm mười gang . Còn sông Hồng
quãng ngang Hà Nội có bề ngang là 778 mét . Các con sông khác có thể hẹp hơn .
Cô gái ao ước như thế ( tức cảnh sinh tình mà ), hoặc miêu tả ( phú ) cũng
được, chỉ bởi dải yếm ( sợi dây bằng vải
nối hai cạnh chiếc yếm, cột ngang lưng )
dài độ vài gang tay mà thôi . Tình yêu mãnh liệt ( mong sông hẹp lại ) nóng bỏng ( lấy giải yếm làm
cầu) Nhưng tất cả là tình và nghĩa . Cô không bồng bột mà có cân nhắc ,tính
toán . Hai ngươì ngăn cách bởi con
sông,chỉ có thế thôi , đó là hiện tại , là tình .Tương lai của họ còn dài biết
bao ở phía trước , nên cô chấp nhận hy
sinh một chút, lấy dải yếm làm cầu, để nối hai bờ , để trông cậy cái nghĩa mà
cả hai vun đắp .Dải yếm còn mang ý nghĩa thắt chặt mối quan hệ hai bên thêm bền vững mãi mãi . Một bài ca
dao hay
·
b Tình yêu
mãnh liệt,thủy chung
·
Bài cuối cùng lại thấm thía ở một khía cạnh tình
nghĩa khác . Ở đây tác giả dùng lối thơ
song thất lục bát biến thể. Rõ ràng với lối
tỉ ( so sánh đặc điểm một hiện
tượng tự nhiên với tình nghĩa ) , lấy muối gừng để chỉ lòng người . Muối luôn
đi với gừng,mặn đi với cay . hàm ý thủy
chung ,gắn bó .Ba năm,chín tháng là những con số chuẩn ,chỉ hạn cuối cùng để hai vật phẩm này
không bị quá “đát”, cũng chứa một ý nghĩa sâu xa : mối tình ở đây đã kéo dài khá lâu(
ba năm,chín tháng ) trải qua nhiều chông gai nhưng không phai nhạt
(đang còn mặn, hãy còn cay ) Trong một
khổ thơ song thất lục bát, hai câu thất có lối ngắt nhịp( 3/2/2hoàn toàn khác với nhịp câu thơ bảy chữ trong thơ Đường luật
thất ngôn (2/2/3) khiến giọng thơ vừa chậm rãi , vừa buồn, nhưng pha chút mạnh mẽ , khẳng định .Giọng điệu này được hai
câu lục bát biến thể đi sau bổ sung , đặc biệt câu bát chứa mười ba âm tiết càng củng cố thêm thế khẳng
định của hai câu thất . Các vần xoắn
xuýt ( vần chân nối lưng , mặn,hãy , cay,dày, ngày ) cùng nghĩa các từ đó như càng tô đậm …
Câu hỏi :
1. theo bạn,
từ “ thân” cần được hiểu như thế nào ? Mặt sinh học, mặt xã hội ? “Em”
chỉ ai ? Con người đó có vị trí như thế nào trong xã hội cũ . Cả cụm từ
“ thân em” có ý nghĩa gì ?Nêu những đặc
điểm của tấm lụa đào ? Địa danh “Chợ” có ý nghĩa gì ? Các từ “phất phơ, tay
ai” nên hiểu như thế nào ? Tại sao cô gái lại mượn hình ảnh này để gửi
gắm nỗi niềm ? Biện pháp phú, tỉ hay hứng ?
·
2. Hãy mô tả củ ấu ( về nơi sinh trưởng, hình dáng, giá trị kinh tế
). Đối chiếu với lối so sánh ngầm mà cô gái ví von, hãy nêu cảm nhận của bạn về
cô gái ? Thái độ của cô gái trước cuộc sống như thế nào (tự tin hay mặc cảm, hoặc buông xuôi ) ? Biện
pháp phú, tỉ hay hứng ?
·
·
3. Mẫu đề
“ trèo lên cây khế” . Cụm từ “trèo lên” thường thấy xuất hiện nhiều trong ca dao xưa ( trèo lên quán dốc, trèo
lên cây bưởi , con mèo trèo cây cau …)
như để chỉ một điều gì ? Tạo ấn
tượng như thế nào cho người đọc ? Cây khế còn mang một khía cạnh ẩn dụ gì ? một
trạng thái tâm lý như thế nào ? . Nửa ngày
là một khoảng bao lâu, dài hay ngắn, mang ý nghĩa gì ? “Sao hôm sao mai” “mặt trăng, mặt trời”
có ý nghĩa ẩn dụ như thế nào ? Biện pháp phú, tỉ hay hứng ?
·
4. Ba hình ảnh xuyên suốt bài lục bát biến thể này là gì ? Ý nghĩa của
những động từ : rơi xuống đất , vắt lên vai , chùi nước mắt )Từ “ khăn” mang
giá trị tu từ hoán dụ chỉ đến người nào
? B Ba lần luyến láy câu thơ có tác dụng
gì về nghệ thuật và nội dung ? Hãy cắt nghĩa từ “ thương nhớ” theo từ điển .
Điệp từ này có tác dụng gì trong việc mô
tả tâm trạng nhân vật trữ tình ở bài ca dao ?
Tìm chuỗi động từ trong cặp lục bát cuối bài .Ý nghĩa của nó .Bài ca dao
có lối lập luận quy nạp hay diễn dịch ? Vì sao tác giả vận dụng lối này ?
·
5. Bạn hiểu thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “
chiếc dải yếm bắc cầu” ( nghĩa cụ thể, nghĩa ẩn dụ ) Bạn đánh giá như thế nào mức độ tình cảm
của cô gái ?
·
6. Nêu mùi vị của muối,gừng ? Hai vị đi với
nhau có ý nghĩa gì trong đời sống hằng ngày và trong hôn nhân ? Ba năm,chín tháng là khoảng thời gian cụ thể hay còn nói lên điều gì ?Tại sao tác giả dùng
thể thơ song thất lục bát ở đây ? Các vần xoắn xuýt bao gồm những loại vần gì, có những cặp từ nào, nêu tác dụng ?
Dalat 07.2014
·
·
No comments:
Post a Comment