Monday, August 26, 2019

Bài 7 TÙY BÚT


Bài   7   

                                    TÙY BÚT   
I.                   KHÁI NIỆM:
1.     Định nghĩa :               Tùy bút (bút: ghi chép sự việc có thật , tùy : bày tỏ cảm xúc riêng tư )là một thể thuộc loại hình ký , trong đó, cùng với việc nhắc đến các hiện tượng của đời sống , tác giả đặc biệt chú trọng bộc lộ cảm xúc , trang trải tâm tình, phát biểu những nhận xét của mình về cảnh, người, về hiện tượng đời sống được chọn để  gửi gấm  cảm xúc . Tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất của ký . Sự việc kể lại trong tùy bút không cần thiết giữ hệ thống chặt chẽ như cốt truyện trong các tác phẩm tự sự . Tùy bút là thể  văn tương đối phóng túng , không bị câu thúc về mặt thời gian hay không gian . Về thủ pháp nghệ thuật , tùy bút tạo ra  mảnh đất cho sự liên tưởng, tưởng tượng phát triển giàu có . Yếu tố chính luận cũng rất phong phú .Tùy bút lôi cuốn người đọc bằng những lời triết lý sâu sắc . Ngôn ngữ trong tùy bút trau chuốt,giàu hình ảnh và chất thơ .
        Đó là những kiến thức cơ bản  về thể loại tùy bút .
2.Đặc điểm : Có thể chú ý ba  điểm :
     - Đối tượng sáng tác là  những sự kiện, nhân vật có thật trong đời sống (sông Đà, ông đò , con sông Hương,  khu lăng tẩm  nhà Nguyễn ..)nên những dữ liệu tác giả đưa ra hoàn toàn dựa trên những cơ sở khoa học .
    -Tuy nhiên , không dừng lại dưới góc độ thuyết minh, mà người viết lồng vào đó những cảm nhận rất riêng của mình, có thể yêu quí , trân trọng , hoặc không hài lòng … về đối tượng đã chọn .
    - Để bày tỏ  những nỗi niềm rất riêng tư , mang dấu ấn  cá nhân ấy , tác giả phải vận dụng những lối văn mang màu sắc tổng hợp , vừa triết lý, chính luận  đầy trí tuệ, lại vừa  trau chuốt, chọn lọc, giàu nhạc điệu, với lối liên tưởng so sánh độc đáo , nhằm thuyết phục người xem cùng đồng tình , ngưỡng mộ đối tượng với mình chọn gửi gấm tâm hồn . Với thể tùy bút , hiện thực khách quan được thêu thêm một lớp chỉ  nhiều màu sắc sặc sỡ , long lanh, sinh động , khiến người đọc cảm thấy yêu mến, gắn bó hơn với đất, người, thiên nhiên, nơi đối tượng được nhắc tới .
    3.  Gía trị riêng : Tùy bút thuộc loại ký.  là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học  cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự.
   - Có một thể loại hiện nay xuất hiện tương đối nhiều  ở mặt báo chí và điện ảnh, đó  là phóng sự .Tuy nhiên   tùy bút là một thể của ký đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.
   -        Thành công của một bài tùy bút là không chỉ  giúp độc giả biết đến con người,cuộc sống xung quanh , đặc biệt đối tượng tác giả  chọn, mà còn khiến người đọc tò  mò muốn  đào sâu thêm những điều tác giả chỉ mới nhắc đến trong muôn vàn điều đang đề cập , với cảm  xúc và  nhận thức  mãnh liệt, sâu sắc,chân thành ,riêng tư,  bằng một  lối hành văn mang rõ phong cách cá nhân . Ngôn ngữ tùy bút vừa mang yếu tố của phong cách ngôn ngữ khoa học, lại pha khẩu ngữ, tuy nhiên,chất nghệ thuật rất đậm . Người viết tùy bút trước hết phải là một người tha thiết với cuộc sống,  đam mê  những yếu tố tự nhiên, xã hội, con người, có chút năng khiếu về văn chương,  đồng thời lại  biết vận dụng lối tư  duy khoa học,chính luận sắc sảo .
   -  Tùy bút dễ  quyến rũ người đọc hơn thuyết minh, bởi mang đậm dấu ấn cá nhân.  Một văn bản thuyết minh chỉ  dừng lại ở khía cạnh mô tả công dụng ,vai trò ,chức năng cụ thể của đối tượng; vị trí của người viết thật khách quan .Bài thuyết minh  có bố cục rõ ràng,các dữ liệu đòi hỏi sự chính xác rất cao, ngôn ngữ đậm đặc yếu tố khoa học khô khan, khách  quan ,trong khi  với tùy bút, tác giả không cần nêu cụ thể từng con số,mà  nêu ấn tượng của mình về các thông  số qua lối hành văn hình ảnh,cụ thể ,cảm xúc , rất cá nhan
    -Ta thấy , đọc tùy bút là một công việc không có nguyên tắc cụ thể như các văn bản nghị luận ,văn bản thuyết minh ,ký sự , hay truyện ngắn, hoặc một số bài thơ, mà là sự tổng hợp .Rõ ràng tùy bút là một câu chuyện về một miền đất,một con người đã gây cho tác  giả ấn tượng mạnh về toàn bộ hay một vài khía cạnh nào đó về đối tượng này  . Từ đó, người cầm bút bắt đầu tìm hiểu, rồi ghi nhận những yếu tố khách quan bằng cảm nhận chủ quan, qua lối  hành văn riêng của mình, lồng ghép vào đó mà bộc lộ thái độ, tâm  trạng về đối tượng .
  -Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày v.v. Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá.)
     4.  Cách  đọc tùy bút :
    - Do vậy, công việc trước tiên khi đọc một tùy bút là  hãy xem “tác giả  muốn nói hai điều gì về đối tượng khách quan ?”. Một, không dừng lại ở bước thuyết minh ,mà ,hai, qua đối tượng,tìm ra ý nghĩa của nó . Phải đọc thật kỹ , đọc bằng khối óc , nghiên cứu  cụ thể các dữ liệu khoa học để nắm thật vững sự việc ,hiện thực được tác giả  đề cập . Qua khâu này, hãy xem tác giả muốn bày tỏ cách nhìn khác nào về đối tượng .Cách nhìn khác này không  nêu công khai ,mà kín đáo , khiêm tốn chen vào giữa những cảm nhận mang nét cá nhân rất riêng tư ,qua lối  hành văn vừa khoa học,vừa bóng bẩy ,lại cuồn cuộn cảm xúc . Chẳng hạn ,với tùy bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân ghi chép ba yếu tố , hai về con sông (thượng nguồn hùng vĩ,êm ả khi về xuôi) và một về ông đò . Qua ba yếu tố này, ông muốn khẳng định : sông  Đà là con sông hung dữ bậc nhất Đông dương (đoạn thượng nguồn) là người rất  đáng yêu ,một cố nhân  (đoạn về xuôi ) , và ông đò là chất  vàng mười của Tây Bắc .
Tác gỉa  khâm phục ,có chút khiếp sợ bàn tay tạo hóa đã dựng nên một vùng sông núi hùng vĩ ,hoang sơ, dữ dội ở miền Bắc nước ta,đặc biệt, một con sông được các nhà khoa học   đánh giá “hung dữ bậc nhất Đông dương” .Bên cạnh, ông tỏ ra trìu mến với vẻ êm ả của khúc sông Đà đoạn về xuôi,gọi sông là cố nhân .Với ông đò, ông thực sự ngưỡng mộ một người lao động chân chính, một chiến sĩ trên sông nước, nhưng thật bình dị,khiêm nhường giữa đời thường .
Qua  tùy bút “Ai đã dặt tên cho  dòng sông ?”,Hoàng Phủ Ngọc  Tường không chỉ ghi lại những nét về mặt địa lý của con sông, miền đất sông chảy qua,những giá trị về lịch sử, thơ ca, âm nhạc,văn hóa… mà còn là ý tứ nói đến con người vùng sông Hương .Họ vốn thâm trầm, sâu sắc,nhưng lại rất tế nhị . Với tác giả, họ  là những con người trầm tư,có  đời sống trí tuệ phong phú, đời sống tâm hồn đẹp đẽ .Tình cảm chung của tác giả là  ngưỡng mộ, tôn vinh ,tri ân .
-          Tiếp đến,phải dụng công tìm hiểu những  khái niệm  , những đặc điểm ..  được tác giả nhắc đến dưới góc độ chủ quan,cái tôi cá nhân, chúng ta sẽ  khai thác được giá trị khoa học của nó và cảm nghĩ của tác giả . Chẳng hạn , đáy lòng sông Đà có  những đoạn  sông ngầm (một dòng sông chảy toàn bộ hoặc một phần dưới mặt đất,)rất khủng khiếp,từng nuốt chửng biết bao  bè gỗ rừng nghênh ngang trôi qua . Thoạt tiên,với cách cảm nhận của tác giả,chúng ta cứ nghĩ đó là những hố sâu giữa lòng sông ,bởi ông ví “cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm mong cầu” Nhưng khi ông tả tiếp “ thuyền bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược  rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm  dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”,thì “ cái hút” này không nằm chiều thẳng đứng mà nằm ngang. Lục tìm trong sách báo, trên internet,  chúng ta mới biết, à thì ra tác giả đang nói đến sông ngầm .Hay  viết về âm nhạc Huế, vùng sông Hương, tác giả ví von “sông  Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”và khẳng định“ toàn bộ nền âm nhạc cổ  điển Huế đã được sinh thành trên mặt  nước của dòng sông này, trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya”. Không hẳn bất cứ  ai đề u  có điều kiện đến viếng Huế,huống hồ được lênh đênh trên sông lúc trời về khuya . Vậy hiểu thế nào về lối cảm nhận này của tác giả  ?Chỉ có tiếng nước rơi bán âm của  mái chèo khuya mà tạo nên âm nhạc ư Cơ sở nào giúp tác giả khẳng định chắc chắn như thế ?
     - Sau khi đã nắm được những  nội dung cơ bản tác giả muốn nói đến (thông qua hiện thực cụ thể ) , ta lại cần đọc kỹ, sàng lọc, đưa từng chi tiết cho vào từng  cụm nội dung .Dù khi viết , tác giả  cố gắng bám vào những cơ sở khoa học, theo trình tự khách quan ( con  sông Hương  được Hoàng Phủ Ngọc Tường   ghi theo dòng chảy từ thượng nguồn về xuôi ) nhưng cảm nhận (những con người xứ Huế   trầm tư,có  đời sống trí tuệ phong phú, đời sống tâm hồn đẹp đẽ) lại  nằm rải rác khắp những trang tùy bút .
     -  Ta cần lưu ý một điểm nữa .Khi viết tùy bút,công viêc của tác giả ,như Nguyễn Tuân  tâm sự , rằng ông  lên  vùng sông Đà, cùng với  đoàn  cán bộ  đi nghiên cứu  vùng sông  này ,riêng ông thì cảm nhận theo cách  của một nguời viết  một  thời gian dài .Sau đó, ông  về thư viện thủ  đô , lục đọc nhiều tài liệu,rồi lại lên sông Đà, lại về thư viện ..Sau một quãng  thời gian dài, bài tùy bút mới hoàn thành . Hoàng Phủ Ngọc Tường    cũng thế.Ông tâm sự rằng  đã nghĩ về nó bằng nửa cuộc đời của mình, phải nhờ sự trợ giúp của bản đồ, phải  nhiều lần theo đò, ngược sông Hương từ hạ lưu đến thượng nguồn. Và không biết bao nhiêu lần nhìn ngắm, chiêm niệm về con sông mềm mại này. Tuy nhiên, khi đã có những dữ liệu khoa học và nghiền ngẫm khá lâu,nhà văn  tung tẩy ngòi bút ,có lúc viết mê mẩn ,như những trang của Hoàng Phủ Ngọc Tường . Chúng ta ,người đọc,lại phải tỉnh táo .Biết chọn những chi tiết chính, có một thừa số chung, và bỏ qua những chi tiết không cần thiết . Phải  nghiêm nhặt nắm ba đặc điểm của tùy bút : cơ sở khoa học nào ? Cách ghi chép? Cảm nghĩ của tác giả ? Tuy nhiên,ta cũng cần có một sự đồng cảm với tác giả,trước hết,cần có chung một lập trường,quan điểm với  người viết , nghĩa là đứng  cùng họ trên một mặt trận ,cùng có cái nhìn  chung về sự việc .Điều kiện này này vốn cần khi đọc các tác phẩm văn học,càng cần thiết hơn với thể loại tùy bút .
                                                        
 

II.                KẾT LUẬN

.  Thuộc  phương pháp văn học lãng mạn, tùy bút có một vị trí khiêm tốn nhưng không kém  quan trọng trong sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam  qua các thời đại.


( Dalat 11.2.2015 )


























No comments:

Post a Comment