Monday, August 26, 2019

Bài 23 THƠ SONNET TÔI YÊU EM ( Puskin )



                    
I.                   VÀI NÉT GIỚI THIỆU:
1.     Thể loại:
 Thi khúc (sonnet ) là thể thơ 14 câu xuất hiện ở Ý vào thế kỷ thứ 13 do thi sĩ Francesco Petrarca (1304-1374) khởi xướng .Từ ngữ ‘Sonnet’ lấy từ     Ý ngữ là ‘Sonetto’ nghĩa là ‘tiếng hát dịu dàng’  nhưng có thể “sonnet” lấy từ cổ ngữ ’suono’ nghĩa ‘âm thanh’ (sound) và từ đó thi khúc được coi như tự nó là một nhạc khí. Trong khuôn khổ 14 câu thơ, thi nhân xử dụng một dạng  ngôn từ gọt giũa cầu kỳ,   cô đọng, tập trung  một hình ảnh mang  tư tưởng lẫn cảm xúc ,dung hòa khéo léo giữa từ ngữ  và lời từng câu , đặc biệt vần điệu đan kết vào nhau ( vần chéo ) các câu 1,3.5.7có cùng một vần, các câu  2.4.6.8 chung vần.
    2  .Bài thơ “ Tôi   yêu em”  vốn không có tên , nhan  đề này do người dịch  đặt . Nguyên tác bài thơ ( dịch sang tiếng Việt ) như sau :
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể 
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai 
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa 
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
 
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
 
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
 
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
  (Bản dịch của Thúy Toàn)
3. Hoàn cảnh sáng tác :

Mùa hè  năm 1829 Pushin đã cầu hôn Ô-lê-nhi-a nhưng không được chấp nhận. Bài thơ đã ra  đời  như thế . Lúc này  nhà thơ Puskin ở tuổi  ba mươi ( 1799-1829 )  Tam thập nhi lập, dù là người Châu Âu hay châu Á chúng ta , đúc kết  này  với   biết bao kinh nghiệm của cha ông, không hề khập khiễng . Puskin đã trưởng thành về sức  khỏe,   nghề nghiệp, tình cảm, trí tuệ, đặc biệt kinh nghiệm  đối nhân xử thế . Như vậy “ tôi” không chỉ là một  thanh niên bộc tuệch, bồng bột  trong tình yêu, mà còn là một con người trưởng thành, từng trải, hiểu biết, sống có trách nhiệm . Tình yêu không dừng lại ở chiếm hữu, mà là sự trân trọng , tin cậy. Thi nhân xử dụng một dạng  ngôn từ không  gọt giũa cầu kỳ,nhưng   cô đọng, tập trung  hai hình ảnh mang  tư tưởng lẫn cảm xúc ,dung hòa khéo léo giữa từ ngữ  và lời từng câu   Tôi và Em
II.                 
Để giúp học sinh đọc hiểu bài thơ này, chúng ta không thể tìm nguyên bản Tiếng Nga, mà chỉ có thể dựa vào  một vài dặc điểm thể sonnet thông qua định nghĩa .
Có thể trước hết , hãy xác định  một hình ảnh chứa cảm xúc lẫn tư tưởng toàn bài , đó là “ tôi yêu em” .
         Tôi là đại từ  xưng hô ngôi thứ nhất số ít, hàm chứa một tình cảm trung tính . Em là đại từ  xưng hô ngôi hai,số ít, hàm chứa  tình cảm quan tâm, gắn bó . Nhưng hai đại từ này  đi trong một vế lại không tương xứng . Em hẳn phải có ngôi một là Anh . Ngược lại, Tôi buộc phải đi với  đại từ ngôi hai số ít  là Cô .  Đặc biệt  giữa Tôi và Em có một động từ rất đặc biệt :  yêu .  Yêu nghĩa là gì ? Trong quan hệ nam nữ để đích đến là hôn nhân, thì Yêu là một  hành động , trong đó hai con người luôn nghĩ về nhau, dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp,  và ấp ủ tư tưởng chiếm hữu thân xác  . Cách xưng hô từ đó trở nên rất thân mật : Anh ( ngôi một số ít ) và Em ( ngôi hai số ít ) hay ngược lại cũng thế . Nhưng ở đây, đã có một khoảng cách : tôi-em . Nhạc sĩ Thanh Tùng của Việt Nam  có một bài hát được nhiều người yêu thích , không chỉ ở  giai điệu, mà ở lời . Em và tôi, một bông hoa sắc thắm, Một cành khô không chồi. Em và tôi ,một đêm trăng sáng ,một ngày chiều tàn. Em sao mai đầu non Còn tôi sao hôm mỗi tối     thể hai nhân vật Em và Tôi của Thanh Tùng cũng chính là cảnh ngộ  giữa A.A. Ô-lê-nhi-a  và Pusin

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Minh, động từ “ yêu” được chia ở thì quá khứ , có nghĩa là  câu chuyện đã xảy ra, tưởng mờ chìm, tưởng bị vùi lấp tận đáy sâu nhưng nó vẫn hiện hữu . Hiểu như vậy mới biết sức sống của cuộc tình trong trái tim nhà thơ luôn thường trực hiện diện. Và nó gào réo miên man như sóng vỗ bờ, như ngọn lửa âm ỉ cháy. Nó biến tấu trong mọi cảm xúc nghĩ về em để hành hạ thể xác và tâm hồn thi sỹ. Có  tám câu thơ nhưng 3 lần  điệp ngữ “tôi yêu em” được nhắc tới, 3 lần từ em xuất hiện trong những câu không chứa ngữ “Tôi yêu em”, trở thành một giai điệu vang lên day dứt khôn nguôi. Sáu trong tám câu thơ chứa từ “Em”, như một thủ pháp miêu tả hình ảnh em choáng ngợp hiện hữu trong mọi miền không gian thời gian của trái tim nhà thơ . Những từ ngữ được lặp lại như vô thức ấy để nói một sự thật : “Em” ở khắp cả mọi nơi trong cái thế giới mà anh sống và anh chỉ nhìn thấy có em trong ngọn lửa tình không nguôi tắt của trái tim anh.




  Có một người đã  nhận định: con người ta sống thật khi yêu. Ở đây, Puskin đã yêu thật mãnh liệt.  Đấy còn là tình yêu cuộc sống, con người đất nước đến vô bờ ở chàng thanh niên tuổi ba mươi này .- Sự mãnh liệt đó là “ tình yêu không tắt”. Một con người ấp ủ tình yêu mãnh liệt, thì đó là người rất mạnh mẽ. Không chỉ ở cơ bắp, mà ở tâm hồn,nghị lực, ý chí .
  Yêu và sống dữ dội, nhưng không bồng  bột . Tuổi ba mươi, có thể đã va vấp một vài lần về công danh sự nghiệp, về mọi mối quan hệ, nên bây giờ trong yêu đương, anh biết chọn “ điểm dừng” . Đó là con người chín chắn và trưởng thành . Hẳn nhiên có người “ không chịu lớn” rất ích kỷ, ham hố, không biết chấp nhận và đón nhận cả hạnh phúc và đau thương. Bị từ hôn là nỗi đau lớn nhất trong ba bi kịch: mất danh tiếng, mất tiền  tài, và mất tình yêu .
 Nhưng, dù  thế nào, anh vẫn không thể chối bỏ trái tim chảy máu, ghen tuông. Anh dám đối diện với nỗi đau và nói lên sự thật . Nói ra sẽ nhẹ lòng,bởi anh là người chân thành, trọng lẽ phải và sự thật. Trong cuộc  sống, tìm được sự chân thành trong chính tâm hồn mình, tìm một con người thật thà trong đời,ở xã hội nào, thời điểm nào, thật khó lắm thay.Nhưng Puskin qua tình yêu, vui mừng “ thú nhận” điều này. Thà để sự thật thắng, cho sự mất mát, “ bị leo cây” thua, nhưng “ chiến thắng  ba quân không bằng thắng chính mình” .
 Ham sống , chân thành, chín chắn, vì  chàng trai này rất bao dung, độ lượng. Tâm lý chung của người đau khổ khi tan vỡ một cuộc tình, dù  là càng bẽ mặt bởi phụ bạc, nhưng anh không nung nấu tư tưởng “ không ăn được thì đạp đổ” hay câu nói phổ biến của thanh niên bây giờ “ không bẻ được hoa thì phải đập bình!” . Thật khủng khiếp . Puskin không như thế. Anh luôn cầu mong cô hạnh phúc. Tốt với cô,thì anh sẽ được bù đắp: rồi sẽ có người sẽ hiểu anh hơn thế !
Toàn bộ bài thơ có 47 từ (Tiếng Nga), trong đó có tới 14 đại từ, 10 động từ và 5 danh từ trừu tượng được dùng. Cắt nghĩa về sự “khô khan” này ở một nhà thơ vốn xuất thân từ quý tộc, và là người làm giàu ngôn ngữ Nga, người có hàng trăm bài thơ tình lung linh hình ảnh sắc màu khác, theo cách nào? Chỉ có thể hiểu đó là một dụng ý nghệ thuật; Hay chính cái tình yêu chân thành của ông đạt đến đỉnh, nên quay về cái “nhân bản” nhất để dùng lời bình dị, lời của đời sống không cầu kỳ hoa mỹ để nói cái thật nhất của lòng mình. Ở đây dường như tâm hồn ông đã viết và bàn tay nhà thơ chỉ làm công việc thư ký chép lại mà thôi. Sự chân thành .
Có một người đã  nhận định: con người ta sống thật khi yêu. Ở đây, Puskin đã yêu thật mãnh liệt.  Đấy còn là tình yêu cuộc sống, con người đất nước đến vô bờ ở chàng thanh niên tuổi ba mươi này .
Toàn bộ bài thơ có 47 từ (Tiếng Nga), trong đó có tới 14 đại từ, 10 động từ và 5 danh từ trừu tượng dược dùng. Cắt nghĩa về sự “khô khan” này ở một nhà thơ vốn xuất thân từ quý tộc, và là người làm giàu ngôn ngữ Nga, người có hàng trăm bài thơ tình lung linh hình ảnh sắc màu khác, theo cách nào? Chỉ có thể hiểu đó là một dụng ý nghệ thuật; Hay chính cái tình yêu chân thành của ông đạt đến đỉnh, nên quay về cái “nhân bản” nhất để dùng lời bình dị, lời của đời sống không cầu kỳ hoa mỹ để nói cái thật nhất của lòng mình. Ở đây dường như tâm hồn ông đã viết và bàn tay nhà thơ chỉ làm công việc thư ký chép lại mà thôi. Sự chân thành .
Sự trưởng thành ,chín chắn . Nghệ thật nổi lên rõ nét nhất và được sử dụng đắc địa trong thi phẩm là hệ thống tu từ về dấu câu và cú pháp. Pushkin đã dùng hệ thống dấu để tạo nên những câu thơ ngập ngừng, khác biệt với mạch trôi chảy trong bản dịch. Đó chính là cách diễn đạt bước đi của tâm trạng thi nhân ở mọi cung bậc : khi hồi tưởng, lúc bày tỏ, có lúc tự soi lòng mình... tuy nhiên dù ở cung bậc nào thì đối tượng hội tụ lại để khơi gợi thành tâm trạng ấy vẫn là “Em”.
. Đương nhiên như phân tích trên chúng ta thấy rất rõ vẻ đẹp của thi phẩm thể hiện ở những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Bài thơ không hình ảnh, ngôn từ trong suốt như tấm tình trong suốt của nhà thơ vậy.


Nhưng không chỉ thế, việc sử dụng tu từ cú pháp  ở trình độ bậc thày và cách dùng từ “Em”, điệp ngữ “Tôi yêu em” như một giai điệu ngân day dứt suốt thi phẩm đã diễn tả được những cung bậc tình yêu của thi sỹ. Nhà thơ yêu thật và nói thật xúc cảm của trái tim yêu, bằng một thứ nghệ thuật ngôn ngữ sáng trong và mộc mạc chân tình như cuộc sống vậy. Sự thành công và cái cao thượng của Pushkin không phải ở câu thơ cuối cùng mà chính là ở chỗ ông dám nói và diễn tả bằng hình thức độc đáo cái tình yêu đẹp theo đúng nghĩa dù nó chỉ tồn tại ở một phía bằng một trái tim nhân bản.
 ( Dalat 2016 )






No comments:

Post a Comment