Monday, August 26, 2019

Bài 10 ĐỌC HIỂU THỂ THƠ KỆ Quốc tộ (Pháp Thuận) CÁO TẬT THỊ CHÚNG (Mãn Giác )



I  NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI:
1 Định nghĩa thể kệ : Kệ là một thể văn ở trong kinh Phật, cứ mỗi thiên kinh thường có một bài kệ, có nội dung  ghi lời tán tụng, diễn dịch ý tứ trong kinh ra (Từ điển Hán  Việt của Đào Duy Anh ), hình thức thuộc dạng một bài thơ  tứ tuyệt.
    2. Nguồn gốc :   Trong đạo Phật, bộ kinh Pháp Cú (phápnghĩa là  chân lý; cú tức là  câuhay  kệ.) Pháp Cú có nghĩa là  Những lời dạy của đức Phật ) tập hợp những câu dạy ngắn, gọn nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca, do chính Ngài nói ra(trong suốt gần nửa thế kỷ thuyết pháp) với ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Các vị đại đệ tử sắp xếp lại thành 423 bài  gọi là Kệ … Mỗi bài kệ chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, giáo lý căn bản nguyên thuỷ của đức Phật. .  Kệ  không phải là thơ. Bài Kệ  hoàn chỉnh đầy đủ phải có  it nhất 4 câu.  Thí dụ : Bồ đề vốn không cây, Gương sáng cũng không đài. Xưa nay không một vật nơi nào bám trần ai
  3.  Tác giả
a  . Pháp Thuận (914-990): tên thật là Đỗ Pháp Thuận,.  là thiền sư đời thứ 10, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Sư trụ trì ở Chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ải. Không biết ông là người ở đâu. Sư họ Ðỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Từ nhỏ đã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ. Buổi đầu, Ngài đã giúp nhà Tiền Lê sáng nghiệp, nhưng không nhận phong thưởng, không nhận chức tước. vì thế, vua Đại Hành càng kính trọng Ngài và từ đó gọi Ngài là Pháp sư, đó là tước vị dành cho  Theo Thiền Lâm, các bậc cao tăng
   b. Mãn Giác (1052-1096) là một Thiền sư Việt Nam thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sư nối pháp Thiền sư Quảng Trí và truyền tâm ấn lại cho đệ tử là Bản Tịnh. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", ông được nhiều người coi là một nhà thơ đại biểu của dòng văn thơ Lý-Trần Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường (theo là Lý Trường), cha là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.
Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc lĩnh tụ pháp môn trong một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu hết sức kính nể và dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh Sư làm trụ trì.

4        Hoàn cảnh ra đời :
a  . Quốc tộ(Vận nước ): Bài thơ Quốc tộ là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học viết Việt Nam . Hoàn cảnh ra đời bài thơ gắn với một giai thoại, , có lẽ sự kiện quan trọng là câu chuyện Nguyễn Giác của nhà Tống sang nước ta năm Đinh Hợi 987. Đấy là, nhân ngâm đùa bài Nga nga khiến Nguyễn Giác tặng Pháp sư bài thơ Hạnh ngộ – may gặp, để bày tỏ lòng khâm phục và ngợi ca Lê Đại Hành. Đúng như đại sư Khuông Việt ( 933 – 1011) nhận xét: Hạnh ngộ là bài “thơ này tôn bệ hạ - chỉ Lê Đại Hành – không khác gì (tôn) chủ của họ - chỉ vua nhà Tống” . Bởi thế, vua của Lê Đại Hoàn tự hào hỏi Pháp sư: Quốc tộ đoản trường? Dựa trên sự kiện trên, ta có thể đoán khá chính xác là, Quốc tộ ra đời năm 987, khi quốc tộ nước ta đang ở thế thượng phong và cửu trường. Hơn nữa, chẳng phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Giác công khai nói: Thiên ngoại hữu thiên… - Ngoài Trời( phía Bắc) còn có Trời( phía Nam); nghĩa là, ngoài Thiên tử nhà Tống còn có Thiên tử Nam Việt! chỉ tiếc rằng, Pháp sư không được thấy vua Lê Đại Hành ngửng đầu không lạy khi nhận Chiếu đặc tiến của nhà Tống đem đến nước ta tháng 9 năm Canh Dần 990.
b. Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người ): Năm 1096, cuối tháng 11, Sư gọi chúng đọc bài kệ, sau này được biết dưới tên Cáo tật thị chúng: Nói xong Sư ngồi kết già thị tịch, thọ 45 tuổi. Sau lễ hoả táng, xá lợi được thờ tại chùa Sùng Nghiêm, vua thuỵ hiệu là Mãn Giác.
Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) trở thành một tác phẩm thi kệ nổi tiếng thời kỳ văn học Lý-Trần, một tuyên ngôn triết học ẩn ngữ dưới hình thức nghệ thuật văn chương. Bài thơ mượn cảnh thị tình, lấy tình "trực chỉ chân tâm" nhằm khai phóng nhân sinh.

II. ĐỌC HIỂU :
1.    Quốc tộ(Vận nước ):

   a  . Một chân lý bất biến:Bắt đầu lên ngôi năm 980, Lê Đại Hành đã dẹp yên nội nạn( giết Đỗ Thích ở Hoa Lư, chém Đinh Điền tại Ái Châu, bắt Nguyễn Bặc đem chém, bắt sống Phạm Hạp tại Bắc Giang, Ngô Nhật Khánh bị chết chìm ở cửa biển,…). Rồi cùng một lúc, Ngài đánh Tống 2 năm( Canh Thìn 980 – Tân Tị 981), dẹp tan Chiêm Thành năm Quý Mùi 983. Quả đúng như Ngô Sĩ Liên nhận xét: vua Đại Hành “đẩy lùi ngoại khấu để an dân, trong nước thì yên vui, Bắc Nam vô sự

 Vua Lê Đại Hành đem vận nước dài ngắn hỏi nhà Sư, người đáp:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư đạo các
Xứ xứ tức đao binh.
 Một nước có lãnh thổ, nhân dân, chủ quyền( chính quyền )  thì gọi là quốc . Tộ nghĩa là phúc, tuổi, vận may của quốc gia( tộ mệnh: phúc trời cho ).Đằng là cây mây( chính là vua ), lạc có nghĩa: cuốn dây    xung quanh chắc chắn ( có thể hiểu là  đất đai, nhân dân ). Ngay câu kệ đầu tiên, nhà sư nêu lên một chân lý  bất biến . Một  triều đại có đất đai lãnh  thổ và nhân dân , như cây mây ( vua ) được cuốn chắc chắn xung quanh( đất, dân ) là phúc lớn và vận may của quốc gia rồi .
    b. Khát vọng cao cả của mọi người dân, mọi triều đại  Qua câu hai , lí có nghĩa là ở trong. Nam thiên chính là nước ta . Nước Nam đang sống trong thanh bình, đang có bầu không khí  “xứ xứ tức đao  binh ”(nơi nơi thôi chiến tranh )
Hai câu đầu, nhà sư   cùng vua nhận định rõ tình hình tốt đẹp của đất nước:  có lãnh thổ, nhân dân, triều chính , thanh bình . Khát vọng cao cả của mọi người dân, mọi triều đại chỉ như thế là  trọn vẹn.
 PGS.TS Nguyễn Đăng Na , Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội   nhận định :Nhìn lại lịch sử ta thấy Ngô Vương Quyền khi lên ngôi đã ở 42 tuổi, làm vua chỉ có 6 năm và mất vào tuổi 47; vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đ ã 45 tuổi, nằm quyền 12 năm và mất 56 tuổi. Nhưng, nếu so  sánh hai  vị vua trên với Lê Đại Hành thì sẽ hiểu được câu Quốc tộ như đằng lạc. Đó là vì, năm 980, khi vua Lê Đại Hànhmới 36 tuổi tráng kiện mà đã lên ngôi và lúc Pháp sư nói Quốc tộ như đằng lạc thì vua Lê Đại Hành đã ở tuổi 43! Có lẽ Lê Văn Hưu đánh giá rất đúng: “Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, bắt Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà cõi bờ yên tĩnh, cái công đánh lấy tuy nhà Hán, Đường cũng không hơn được(…). Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì Lý Thái tổ công không bằng . Đó là chưa kể đến công lao của Lê Đại Hành khai thác đất nước, đào song, vét kênh, mở rộng ngoại giao với Trung Hoa và đưa đất nước ta bùng lên nền văn học.
2.    Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người ):
a  . Đằng sau bộn bề nhọc nhằn, ta được trả giá , bù đắp là niềm vui Hoa mai”, còn có cách gọi là “báo xuân hoa”. Trong “Hoa kính” cũng đã gọi mai là “thiên hạ ưu vật” (vật báu trong thiên hạ) Phẩm cách của mailà Tứ đức” Mai có đủ bốn đức :nở đầu tiên nên gọi là Nguyên, hoa nở là Hanh, kết trái là Lợi, quá chín là Trinh. Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Trong các câu chúc thọ thường có “mai khai ngữ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba nhánh), ngụ ý cát tường. Trồng mai trong vườn nhà hoặc trong bồn đều có giá trị thẩm mỹ. Mai có bốn tiêu chí quý: “Quý hy bất quý mật, quý lão bất quý non, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai” (quý hoa ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý khẳng khiu không quý mập mạp, quý nụ không quý nở). Tứ quý này thường thể hiện rất rõ ở trong những bức vẽ của các họa sỹ thủy mặc.
 Bài kệ chữ Hán với sáu câu vừa lục và ngũ ngôn, từ ngữ thông dụng, dễ hiểu. Câu đầu  tả xuân không phải đến mà đã đi, sau đó thực sự nói đến xuân. Xuân đi hoa rụng, xuân đến hoa nở. Cái mất xảy ra trước cái còn. Tại sao nhà sư lại đưa ra một nghịch lý như thế. Nghiền ngẫm lại ta thấy hợp lý.   Cuộc sống hằng ngày của mỗi người có nhiều nỗi lo toan, nhiều thứ như   “ khứ và lạc” vậy. Đằng sau bộn bề nhọc nhằn, ta được trả giá , bù đắp là niềm vui ( đáo bách hoa khai ). Đó là qui luật, được nhà  sư nêu lên thành  vấn đề, đồng thời cũng mang theo  kinh nghiệm sống của một người từng trải .
   b.  Trong cái già lão, cái chết, sự sống vẫn diễn ra hiển hiện .  Hai câu tiếp, như một tiếng thở dài. Sự  là( việc con người làm, nghề nghiệp) cuộc sống cứ trục (tiếp nhau, đuổi theo nhau) hối hả, lúc sực nghĩ lại mới thấy mình đã già .  Hai câu này xem như thân bài, lý giải cho yếu tố “ đằng sau bộn bề nhọc nhằn, ta được trả giá , bù đắp là niềm vui”. Là con người, không ai tránh khỏi.  Cứ quay cuồng với những  thua được, nhục vinh, mất còn trong cuộc sống,  đến lúc tuổi cao. Cái chết đang chờ, lại chuẩn bị ra đi với hai bàn tay trắng,như “xuân đi hoa rụng” vậy.
 Nhưng kết thúc vấn đề, nhà sư lại mở cho người đọc một ý tưởng mới. Đừng bảo(mạc vị ) xuân tàn thì hoa rụng hết, vì trước sân, đêm qua ( tạc dạ ) một cành mai . Hoa mai”, là “báo xuân hoa”. là “thiên hạ ưu vật” (vật báu trong thiên hạ)   Trồng mai trong vườn nhà hoặc trong bồn đều có giá trị thẩm mỹ, ở đây là đình tiền ( trước sân ) , nơi  trang trọng nhất của ngôi nhà, đã có những nụ mai kết đóa giữa đêm , báo tin trong cái già lão, cái chết, sự sống vẫn diễn ra hiển hiện . . Mai có bốn tiêu chí quý: “Quý hy bất quý mật, quý lão bất quý non, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai” (quý hoa ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý khẳng khiu không quý mập mạp, quý nụ không quý nở).

Phẩm cách của mai là Tứ đức” Mai có đủ bốn đức :nở đầu tiên nên gọi là Nguyên, hoa nở là Hanh, kết trái là Lợi, quả chín là Trinh. Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Trong các câu chúc thọ thường có “mai khai ngữ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba nhánh), ngụ ý cát tường.

Đức Phật  từng nói : … Các ngươi hãy nhìn theo ngón tay ta thì sẽ thấy trăng, chứ ngón tay ta không phải là trăng “Tức là tự mình tu để giaỉ thoát cho chính mình.
 (  TP Hồ Chí Minh  tết 2019)




No comments:

Post a Comment