Monday, August 26, 2019

.Bài 3 TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân )


               .
A .TÌM HIỂU CHUNG:
1.        Tóm tắt  tác phẩm :
- Thời nhà Nguyễn , trong khuôn viên một trại giam huyện lỵ( vùng  Bắc Bộ ) và hai  người: Huấn Cao và Quản ngục. Huấn Cao là vị Huấn đạo(phụ trách giáo dục ở huyện  )họ Cao .  Ông nổi tiếng tài giỏi về  văn võ, đặc biệt thư pháp .Nhưng ông   bị kết án  chém bởi tội phản nghịch. Quản ngục,đứng đầu trại giam  , nơi Huấn Cao và đồng chí bị đưa đến, lại là người rất quí chữ của Huấn Cao.
-: Huấn Cao nổi tiếng văn hay ,chữ tốt , nhưng tính khí khẳng khái , không ép mình tặng chữ  cho ai . Quản ngục  là người rất quí chữ của Huấn Cao,ao ước có chữ Huấn Cao treo trong nhà, xem như báu vật .  Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao ?
 - Ông cũng trăn trở thâu đêm về lý tưởng sống, nhận ra mình đi nhầm  đường khi sánh với Huấn Cao .Ông  sai lính dọn buồng, đón  tiếp thân tình, chăm sóc chu đáo  người tử tù đặc biệt này .. Sau đó, ông tìm cách gặp riêng, tỏ lòng ngưỡng mộ và muốn có sự đãi ngộ dặc biệt hơn .Thoạt tiên, Huấn Cao thản nhiên đón nhận, như  các đồng chí nhưng sau đó, Huấn Cao đã từ chối,lại xua đuổi Quản Ngục . Tuy nhiên , sự kiện này đã đánh động tâm hồn Huấn Cao : mục đích Quản ngục gặp riêng ông là gì ? Phía Quản ngục, ông lo lắng    lo sợ vì không can đảm giáp mặt, cuộc hành hình đến bất ngờ,ông sẽ ân hận lắm . Và điều này đã đến
   - Đỉnh điểm : Thầy thơ lại giúp ông trực tiếp giãi bày nguyện vọng với Huấn Cao . Huấn Cao tỏ ra rất xúc động .
  - Mở nút :   Huấn Cao tặng chữ và khuyên Quản ngục nên từ quan. Viên ngục quan hứa sẽ làm theo.
2. Từ khó : - Chữ : Về hình thức, chữ là từ gốc Hán(tự ) , nét vuông,đẹp, được khắc,viết trên gỗ , lụa.Về nội dung . chữ    phương tiện để biểu hiện tâm, ý, khí, lực của người cầm  bút , những phương châm sống đẹp đẽ , đáng được suy gẫm và hành động .Về vị trí trong cuộc sống, chữ mang theo  những giá trị tinh thần cao quý  . Người yêu quí chữ là người có học “ biết đọc  vỡ nghĩa sách thánh hiền”. Quản ngục thuộc hàng lục phẩm. Huấn Cao hạng thất phẩm, cả hai đều là những trí thức nhà Nguyễn   Hai nhân vật chính trong truyện này  (Quản ngục và Huấn Cao ) đều yêu quí chữ . Với  Huấn Cao,  quí chữ  là phải biết hành động, biết sống đúng ý  nghĩa lời cha ông dạy. Huấn Cao từ quan, tham gia phong trào khởi nghĩa  của nông dân,  đấu tranh cho sự sống của nhân dân, dù mang tội chống lại triều đình nhưng ông ngạo nghễ, ung dung và chủ động đón nhận. Với  Quản ngục, chữ chỉ là một vật trang trí trong nhà, là lời dạy của thánh hiền , là lối sống.   Bây giờ,  hai kẻ có trình độ,  hiểu rõ những ý nghĩa “tâm, ý, khí, lực”(lòng nhân ái, sự quyết tâm, tài năng , bản lĩnh ), một kẻ đứng về  phía nhân dân mình , thể hiện trọn “tâm, ý, khí, lực”, còn người khao khát được nhận những điều quí báu này, lại quay lưng với nhân dân. Chỉ một bức “ chữ” mà có thể  làm thay đổi lý tưởng, lẽ sống của một con người
   -biệt nhỡn liên tài: Biệt nhỡn (con mắt đặc biệt)hàm ý thái độ kính trọng người khác bằng những  cách đặc biệt ; liên tài là thương người có tài mà không gặp vận may
 - Huấn Cao :  viên huấn đạo (một vị quan coi việc học ở huyện) họ Cao, hàm vị thất phẩm, một chức quan nhỏ.
. Quản Ngục : triều đình giao cho  cai quản một trại giam . Vị quan vốn   trí thức đã từng theo nghiệp thánh hiền, với hàm vị lục phẩm.

 B. ĐỌC HIỂU :
  * Lấy tình huống tạo một nút thắt lớn của truyện: Huấn Cao( đứng đầu trong nhóm sáu người  phản nghịch chịu án chém) lại nổi tiếng văn hay ,chữ tốt ( có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp, rất vuông), nhưng tính khí khẳng khái , không vì vàng ngọc, quyền thế mà ép mình tặng chữ  cho ai (cả đời chỉ tặng cho ba bạn thân ) . Quản ngục( vị quan luống tuổi, tại chức đã lâu năm, dạn dày kinh nghiệm ,hiểu sâu sách thánh hiền )  lại là người rất quí chữ của Huấn Cao,ao ước có chữ Huấn Cao treo trong nhà, xem như báu vật : một kẻ đầy uy thế, tiền của, nhưng mong tử tù( thất thế nhưng hiên ngang,tài giỏi  )  tặng vật gia bảo . Liệu có được không? Chi tiết này có thể xem là tình huống truyện, tạo một nút thắt cho câu chuyện.
  1.    Quản ngục chuẩn bị đón tử tù : Có hai sự kiện cần chú ý.
 -Đêm trước khi nhận tù , “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương” rất lâu. Đến lúc “ dĩa cạn dầu, bấc đèn rụng tàn” . những đường nét nhăn nheo của một bộ mặt tư lự chỉ còn là “ mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo, êm nhẹ”.  Nghĩa là gì ?   cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt diễn ra trong đầu viên đứng đầu một trại giam  huyện, một vị quan không còn trẻ  (đầu điểm hoa râm, râu ngả  màu)thâm niên , bản lĩnh trong công việc (án thư vàng đã nhạt, son đã mờ ;cung cách giao việc cho thầy thơ lại) . Tại sao ông  trăn trở về một tình huống công việc nào đó? Hẳn ông đã có câu trả lời, nên vẻ mặt từ tư lự đến bình thản . Hãy chú ý ba cái tím bấc chụm lại,cháy bùng to lê. Đó là một biểu tượng , nói với chúng ta nhiều hơn ngoài ánh sáng ngọn đèn từ những tim vải vô tri .
  - tác giả đi sâu mô tả nội tâm viên quan ngục bằng một đoạn vừa tự sự,vừa trữ tình . Ngục quan muốn cùng thầy thơ lại biệt đãi Huấn Cao, vì nhận ra rằng họ đã  chọn nhầm nghề,  chỉ vì một từ “ chữ” .Ngọn đèn với ba ngọn tim hẳn luôn  soi lối cho Quản Ngục .Bây giờ tác giả ca ngợi Quản ngục, một “âm thanh trong trẻo giữa bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.
 * Ở phần này, tác giả tạo cho người xem  chú ý hai nhân vật: họ ở hai tuyến đối lập, nhưng đều là những nhân cách đẹp đẽ. Kẻ mang tội chống triều đình, nhưng đứng về phía nhân dân,  tài năng nhiều mặt, từ bỏ mọi lợi danh, ngang tàng, khí phách. Kẻ cầm cân nảy mực , đối đầu với nhân dân,   ray rứt  nhận ra một hướng đi sai lầm ( chọn nhầm nghề )và   quyết  định thay  đổi .
 2. Khắc họa Huấn Cao, nhân vật chính của truyện: tác giả tả cảnh “đối đầu ” giữa hai phe quyền lực và thất thế .  nhiều xung đột giữa hai  tuyến này , để hướng người đọc về mục tiêu của mình : khắc họa Huấn Cao, nhân vật chính của truyện
 - Xung đột Huấn Cao- quân lính áp giải : Huấn Cao cùng  đồng bọn xuất hiện với hai tình tiết (cái gông nặng  bảy tám trăm ký,  lúc nhúc rệp siết cổ sáu tử tù gầy gò, họ phải lên tiếng, cùng cắn răng thúc gông, đuổi rệp; bọn lính áp tải đe nẹt, họ lạnh lùng, thản nhiên  không  buồn nghe ) Cái gông được mô tả tỉ mỉ , lối hống hách, cậy thế của tên lính là “nhạc luật hỗn loạn, xô bồ ”của trại giam và xã hội đương thời .Thái độ của Huấn Cao là ngạo  nghễ , đẩy bọn áp giải vào vị trí bị động.
 - :  Xung đột trong chính tâm hồn Huấn Cao : Qua nhiều cung bậc tâm trạng: ngạc nhiên khi Quản ngục đón tử tù với sự kiêng nể, lại có chút kính trọng đặc biệt với Huấn Cao . Sáu tử tù (trong đó có Huấn Cao)ngạc nhiên ( các đồng chí lẫn Huấn Cao )khi Quản ngục đón tử tù với sự kiêng nể, lại có chút kính trọng đặc biệt với Huấn Cao - thản nhiên nhận rượu thịt do thầy thơ lại dâng hàng ngày- tức giận, xua đuổi  khi Quản ngục khép nép tìm đến,rụt rè thăm hỏi .Cách xưng hô khiến ta bất ngờ :Tôi, ngài, xin cho biết,xin lĩnh ý (quản ngục) ngươi, ta , một điều, đừng đặt chân (Huấn Cao )- càng ngạc nhiên, rồi bận tâm suy nghĩ và chua xót  : Thăm dò  chăng ? (rượu thịt tươm tất thay cho  những trận đòn lôi đình báo thù,) Huấn Cao ở thế bị  động
* Sự ngạo nghễ rồi hơi  ngạc nhiên ban đầu, đến thản nhiên ung dung  nhận rượu thịt, rồi nóng giận, và  cuối cùng phải để tâm,Huấn Cao đã bị  Quản ngục kéo từ phía chủ động ban đầu sang thế bị động: đó là tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài” của Quản nguc mà Huấn Cao ca ngợi . Tác giả muốn từ Quản ngục mà nâng Huấn Cao lên cao hơn:   Huấn  Cao quả là người có “tâm, ý, khí, lực”.. Từ phân đoạn này, nút  thắt tình huống dần được tháo mở : Huấn Cao bắt đầu chú ý đến tấm lòng Quản ngục, dù ở khía cạnh tiêu cực ( thăm dò !)
Nhân vật Huấn Cao có thể được Nguyễn Tuân xây dựng từ hình ảnh Cao Bá Quát chăng ? Có nhiều  chi tiết rất trùng hợp . Cao Bá Quát giữ chức Giáo thụ (cũng là một chức quan nhỏ về giáo dục)ở phủ Quốc oai , tỉnh Sơn Tây năm 1852, do ông từng dùng thơ văn châm biếm vua quan triều đình nhà Nguyễn nên bị căm ghét . Cao Bá Quát nổi tiếng văn hay chữ tốt trong thiên hạ . Năm 1854, nạn châu chấu xuất hiện, phá hoại mùa màng, nông dân  đứng lên chống lại triều đình, đứng đầu là Lê Duy Cự, với cớ phù Lê . Cao Bá Quát tham gia .Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Cao Bá Quát hy sinh (có  nơi ghi chép ông bị bắt và chịu xử trảm ). Ý tưởng này hẳn tạo cảm hứng cho Nguyễn Tuân  sáng tác một câu chuyện sống động, sâu sắc  này chăng ?
     Xâu chuỗi câu chuyện,  hai nhân vật này xem ra không  hề có xung đột, mà chỉ ở hai tuyến  đối lập, và cùng cố gắng (do nỗ lực và thiện chí của Quản ngục)để cùng đứng về một phía. Ngay từ ban đầu, Huấn Cao xuất hiện gián tiếp,là một người thất thế (tử tù) nhưng nhân ái (chống triều đình, vì thương dân) và tài giỏi ( một vị  Huấn đạo,đứng đầu bọn phản nghịch,có tài bẻ khóa vượt ngục, văn hay chữ tốt,)đã khiến quản ngục từng trải  ân hận, thao thức, rằng ông đã đi sai đường, đã chọn nhầm nghề . Vậy, quản ngục quyền lực thế kia, lại cho  con đường mình đi là sai, tăm tối ư ? Và chính ông cũng thừa nhận, ngục tù gắn liền với  độc ác, tàn nhẫn,lừa lọc .Sử sách xưa nay không hiếm những trang dựng lên hai tuyến đối lập này .  Thành công lớn  đầu tiên của Nguyễn Tuân là đã dựng lên rất cụ thể để kêu gọi giới cầm  quyền, phải đối xử  tốt với dân lành, những người thấp cổ bé họng nhưng  tỉnh táo, khôn ngoan và giàu lòng yêu nước.
     Đoạn tiếp theo, tác giả đi sâu ngợi ca những khía cạnh đẹp đẽ trong con người Huấn Cao : tài và đức . Đức là kẻ có tính khí “khoảnh”, còn tài là người viết chữ rất đẹp, rất vuông .Hai yếu tố tinh anh ấy dồn vào vào trong một báu vật: chữ .Khát vọng cả cuộc đời của quản ngục chỉ có thế .Chi tiết này nhằm đề cao thêm con người  trí tuệ sâu sắc ,  giàu tài năng, cao cả trong  nhân cách của Huấn Cao .
3. Nhân vật Huấn Cao , từ một tử tù sắp ra pháp trường, bỗng trở thành danh nhân bất tử  .
           - Cao điểm   mối “tương tác ”hai bên: Huấn Cao sẽ bị giải vào kinh đô sớm . Làm sao đây ?Ngục quan thất thần lo lắng, thầy thơ lại thấu hiểu,còn Huấn Cao ? Rất xúc động .Với người tử tù  tâm lành trí sáng như Huấn Cao, tấm lòng hiếm có, biết biệt nhỡn liên tài trong thiên hạ như Quản ngục  mới thực sự đáng quý, hơn chữ từng được Huấn Cao quý hơn vàng ngọc, quyền thế . Hạnh phúc hơn nữa khi quản ngục được đứng vào hàng ngũ những người bạn thân (quản ngục là người thứ tư )của Huấn Cao .
 -Cuối truyện, đậm màu sắc lãng mạn nhất , khi nhân vật Huấn Cao , từ một tử tù sắp ra pháp trường, bỗng trở thành một vị thánh . Quản ngục được tặng chữ (quí hơn những giá trị danh lợi, là vàng bạc, quyền thế mà người đời thèm muốn ) được là bạn của Huấn Cao, thì lẽ nào vẫn cứ bám sống nơi nhiều cặn bã và đám người quay quắt .Quản ngục từ một lời thú nhận  ban đầu “chọn nhầm   nghề mất rồi” đến “lĩnh ý ”khi trực tiếp tìm gặp Huấn Cao, bây giờ thì “kẻ mê muội này xin bái lĩnh ”.Một cái vái  ,một dòng lệ khó gặp ở người già chức vụ, đặt trong khung cảnh đuốc sáng, lụa trắng,mực thơm , và ba cái tim bấc chụm vào nhau, cháy bùng to lên  trong án thư quản ngục , sẽ là những món quà quí giá, hay lời tế cao cả và thiêng liêng nhất tiễn đưa người anh hùng thất thế mà hiên ngang vào cõi vĩnh hằng, vượt lên trên những hôi hám,  tối tăm ,gông xiềng, và  dao chém giữa pháp trường. Tất cả là sức mạnh để Quản ngục , và cả thầy thơ lại,có thêm nghị lực , ý chí , niềm tin  để sống  thanh thản chốn quê nhà, dù trong tay không còn  danh và lợi, không còn quyền thế và vàng ngọc . Theo truyền thống của tín ngưỡng công giáo, các linh mục,tu sĩ đã qua đời và chỉ được phong thánh khi họ làm nhiều phép lạ cho đàn chiên còn trên dương gian của họ (chữa lành bệnh, che chở qua cơn nguy biến...)Huấn Cao  trở nên thánh ngay khi còn gặp gỡ những con người ông yêu mến, cần sức sống trên cõi đời. Ông là một vị thánh đặc biệt .
Phần cuối câu chuyện chứa đựng nhiều tình tiết thật cảm động, khiến truyện mang đậm màu sắc trữ tình , lãng mạn . Đây là thành công thứ hai và giá trị nhất của “Chữ người tử tù ”  Với ngòi bút lãng mạn, tác giả đi sâu ca ngợi những giá trị chân chính mà chữ ( tri thức ) mang lại .  Không phải vàng ngọc hay quyền  thế , mà là : tâm ( lòng thương người ), ý ( kẻ có ý chí , biế quyết đoán trong mọi tình huống ) khí ( tài năng nhiều mặt ) lực ( mạnh mẽ ,bản lĩnh )
Nhiều ấn  tượng mạnh  xuất hiện  đến khi chúng ta đọc truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân .Trước hết , không gian truyện(bối cảnh chung)để tác giả dựng truyện phảng phất màu sắc xưa cũ , có triều đình, quan lại, lính tráng, những cuộc bạo loạn của nông dân, giới trí thức phong kiến, câu đối ,hoành phi thú vui chơi chữ tao nhã . Cốt truyện chứa nhiều tình tiết éo le : kẻ quyền lực trở thành người yếu thế, kẻ tử tù lại được tôn làm anh hùng, cứu nhân độ thế giữa trại giam . Nhiều  những yếu tố xung đột, tình tiết giàu kịch tính . Giọng kể từ tốn, điềm đạm với lượng từ Hán Việt rất cao, phù hợp với  bối cảnh, thời gian , nhân vật và chủ đề câu chuyện . Thủ pháp  tương phản  vốn quen thuộc của mọi truyện ngắn lãng mạn cũng được sử dụng tài tình ở trong truyện.
CÂU HỎI
1  .Hãy tìm hiểu cốt truyện theo 5 bước .
 2 .Quản ngục  là người rất quí chữ của Huấn Cao,vì đó là một báu vật. Và bây giờ , Quản ngục đang nắm giữ sinh mạng  Huấn Cao  trong tay . Vị mệnh quan triều đình hàng lục phẩm này phải làm sao ? Kỷ cương phép nước, tình cảm riêng, ông phải nghiêng về phần nào ?( Quản ngục  cho  quét dọn buồng trong cùng,Quản ngục trầm tư bên án thư ;Hãy  nêu  ý  nghĩa ba cái tim bấc chụm lại,cháy bùng to lên.Tại sao từ việc một tử tù xuất hiện, Quản ngục đã bị đánh động lương tâm rằng “mình chọn nhầm nghề mất rồi”.? Nút thắt câu chuyện xuất hiện ở đây
3.Xung đột Huấn Cao- quân lính áp giải . Ai thắng ? Ý nghĩa ?
4 Phân tích xung đột trong chính tâm hồn Huấn Cao qua bốn bước .
5.Hai nhân vậtHuấn Cao-Quản ngục  xem ra không  hề có xung đột, mà chỉ ở hai tuyến  đối lập, và cùng cố gắng (do nỗ lực và thiện chí của Quản ngục)để cùng đứng về một phía.Hãy phân tích nhận định này .
6.  Huấn Cao là một người thất thế  nhưng nhân ái ,đức độ  và tài giỏi . Hãy chứng minh .
7.Quản ngục được nhận bốn món quà từ Huấn Cao .Hãy phân tích .
8. Huấn  Cao mang vào cõi vĩnh hằng những  điều gì ? Ý nghĩa ?
   ( Dalat 11.2017 )


No comments:

Post a Comment