Bài 2
CÁCH ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUYỀN KỲ .
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC- CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Nguyễn Dữ )
I.
NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU
TÁC PHẢM
1 . Dẫn dắt
:
Trong kho tàng thơ ca thi phú đồ sộ của nền
văn học trung đại, từng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh với những bài thơ Đường luật trữ tình ,những bài
Hát nói,Hành , những văn bản Hịch, Cáo
,Văn Tế, Chiếu ,Bia ký, Tựa,Phú, những trang văn xuôi tự sự có nhân vật,có cốt
truyện, có tình tiết trong ký sự,tiểu
thuyết ,tiểu thuyết chương hồi… chúng ta lại bắt gặp một tập truyện ngắn đậm đà chất cổ đại, nhưng
đã phảng phất không khí hiện đại .
Đó là cuốn “Truyền
kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ .
Với nhan đề như thế (Ghi chép tản mạn những
điều kỳ lạ được lưu truyền) nhà văn
khiêm tốn cho rằng những gì lưu truyền ,có yếu tố kỳ lạ thì ông ghi lại .Nhưng rất nhiều nhà phê bình xưa nay đã dồn không ít thời gian, công sức,
bút mực ,tâm huyết để cuối cùng đi đến một
đánh giá đẹp đẽ nhất : một viên ngọc lung
linh của thể loại văn xuôi trong văn học trung đại Việt Nam. Và nhiều người cho
rằng , nếu tiếp cận tác phẩm từ nhiều
góc độ khác nhau, người đọc sẽ cảm nhận được những vẻ đẹp sâu sắc của áng thiên cổ kỳ bút này
2 Tiếp cận như thế nào ?
- Trước
hết ,cần dựa vào những đặc điểm của truyện.Ta thấy tập
Truyền kỳ mạn lục có nhiều yếu tố
siêu nhiên hoang đường, nhưng nhằm phục vụ
cho mục đích sáng tác của mình, Nguyễn Dữ không câu nệ và đã sử dụng những yếu tố ấy một cách có ý thức.
Có mấy cơ sở lý giải . PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh viết: Thông
qua các nhân vật thần tiên, ma quái, yêu
tinh..., tác phẩm muốn gửi gắm ý
tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa
hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan
cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành ( bọn quan lại được Bách Hộ họ Thôi mua chuộc ) Đó là cơ sở đầu
tiên
- Bản
thân các nhân vật phản diện ( chẳng hạn Bách hộ họ Thôi ) cũng đều vì số phận
đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan"
mà đến nỗi trở thành ma quỷ. Với tác giả ,họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng
thương.Đây là cơ sở thứ hai .
- Còn nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân mở rộng thêm cho cơ sở thứ ba :Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy(nền
chính sự rối loạn) muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động(
xã hội ấy rất cần những vị vua sáng,tôi hiền ) ,phải làm gì ? Nguyễn Dư đã dựa vào những sự tích có sẵn, rất dồi dào
yếu tố kỳ ảo ,tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết,
tu sức ngôn từ... tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy,
tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ 16...
3. Đặc điểm của Truyện
truyền kỳChức Phán Sự Đền Tản Viên
- Truyện truyền kỳChức Phán Sự Đền Tản Viên
có những đặc điểm của một truyện ngắn hiện đại . Cốt truyện có tình huống khá độc đáo .Các bước phát triển chồng chất kịch
tính ,bởi xung đột quyết liệt .Chi tiết sống động,chân thực. Cách viết mới mẻ
so với văn học trung đại , đặc biệt xây dựng nhân vật và bối cảnh .
Nhân vật có ngoại hình, nội tâm ,ngôn ngữ, hành động rất thống nhất với
số phận,tính cách . Bối cảnh cũng được miêu tả tỉ mỉ, đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho tình huống truyện và cốt truyện .
- Thuộc diện văn xuôi trung đại, nhưng màu sắc
hiện đại còn thể hiện ở sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tự sự ,trữ tình
,kịch; giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ
tác giả ,giữa văn xuôi, văn biền ngẫu , văn nghị luận
- Là một tác phẩm tự sự viết bằng chữ Hán ,
nhưng lời văn rất cô đọng, súc tích, hài
hòa, chặt chẽ,sinh động
-
II. TÁC PHẨM : CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN
VIÊN .
1.Cốt
truyện: ta thấy tác giả dựng nên một biến cố thường gặp trong lịch sử, văn
học : đốt đền. Đền là công trình kiến
trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần
hoặc một danh nhân quá cố. Ngôi đền
này thờ Thổ Công .Người
Việt có câu:
"Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá", nghĩa là theo niềm tin thì ở
phạm vi nào , ở đó có vị thần cai quản. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ Công, mỗi
khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây nhà cửa , đào ao giếng, mở vườn ruộng, đào huyệt mộ.. .thì người
ta thường cúng vị thần này qua lễ
động thổ. Người ta cúng
Thổ Công vào ngày mùng 1, 15 (âm lịch) và mọi
dịp lễ tết khác. Lễ vật cúng bái Thổ Công gồm đơn giản là hoa quả , chu đáo hơn phải có xôi
rượu (sản vật từ vật trồng cấy ) thịt các loại ( gà, lợn ,bò , sản vật do nuôi
chăm),có cả tiền,vải vóc (vàng mã )… để Thổ Công chi tiêu, may mặc dưới cõi âm. Tóm lại, Thổ Công được tôn kính có vị thế không kém với những bậc
tổ tiên,thánh đế có công với nhân dân, đất
nước .Ngược lại,Thổ Công cũng phải có trách nhiệm trước tấm
lòng tin tưởng của nông dân, những
con người bám đất đai mà sống.Đó là phải
phù hộ cho gia đình họ êm ấm, sức khỏe tốt lành, chuyện ruộng vườn được
mùa , con cái học hành thành đạt …
Nhưng Thổ Công trong ngôi
đền ở huyện Yên Dũng đất Lạng Giang vốn linh
thiêng (giai đoạn từ năm 548-1407) lại không như thế , làm yêu làm quái trong dân gian(sau 1407) Mức
độ tác hại rất khủng khiếp, con cái hư hỏng, tật nguyền, người nhà bệnh hoạn nặng nề. Ngô Tử Văn , một nho sĩ , đọc sách thánh hiền, biết cái đức của quỷ
thần , bản tính lại khẳng khái nóng nẩy,
thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương phương. Trước cảnh Thổ Công sống kiếp ma quỷ ,chàng rất tức giận, bèn một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm
lửa đốt đền .Chàng bị sốt mê man
trong hai ngày .
Tình huống truyện ở đây . một gút thắt khá ấn tượng. Liệu mạng sống chàng thư sinh này
có an toàn khi đã đụng chạm đến vị thần làng quan trọng như thế .Rồi còn sinh linh trăm họ nữa
? Ta thấy có một nhân vật chi phối toàn
bộ câu chuyện , đối tượng bị lên án hay đáng thương lại xuất hiện khắp mọi nơi,
mọi lúc : Bách Hộ họ Thôi . Đây là một vị võ tướng ,chỉ huy đội quân có một
trăm lính ,một chức vụ không nhỏ .
Câu chuyện tiến triển đầy kịch tính . Một cư sĩ trẻ tuổi, trang phục
như người Trung Quốc , tự xưng là Thổ Công ,hiện ra trong cơn mê, buộc Tử Văn bồi
thường,rồi hăm doạ sẽ kiện đến Diêm
Vương .Sau đó, một cụ
già , trang phục dân Việt ,lại hiện ra và tạ ơn Tử Văn,khẳng định bản
thân cụ mới là Thổ Công của làng ,cụ vạch mặt gã cư sĩ ,
hứa sẽ đứng về phía Tử Văn để bảo
vệ cả chàng và quyền lơi của mình
Ngày thứ ba, Tử Văn chết hẳn, hồn bị đày xuống âm phủ.Tên Thổ Công giả hiệu đã có mặt trước.
Cao trào câu chuyện là cảnh Diêm Vương xử án . Vị vua âm phủ thoạt đầu rất lấy làm tin tưởng gã Thổ Công giả hiệu ,bởi mồm mép giảo hoạt của hắn .Xung đột đi đến giai đoạn quyết liệt nhất .Số phận nhân vật chính đang ở thế ngàn cân treo sợi chỉ .
Ngày thứ ba, Tử Văn chết hẳn, hồn bị đày xuống âm phủ.Tên Thổ Công giả hiệu đã có mặt trước.
Cao trào câu chuyện là cảnh Diêm Vương xử án . Vị vua âm phủ thoạt đầu rất lấy làm tin tưởng gã Thổ Công giả hiệu ,bởi mồm mép giảo hoạt của hắn .Xung đột đi đến giai đoạn quyết liệt nhất .Số phận nhân vật chính đang ở thế ngàn cân treo sợi chỉ .
Và việc kết thúc
rất tốt đẹp , như chân lý của nó . Tử Văn đưa chứng cớ từ cụ Thổ Công và thân phận cụ đang nương nhờ tại đền Tản Viên .Sự thật đã rõ ràng . Tên Thổ Công giả hiệu bị trừng trị đích đáng.Ngôi đền
đựơc xây lại.Lão Thổ Công của đền tiến cử Tử Văn làm chức Phán sự đền Tản Viên .
Một thời gian, Tử Văn sau khi thu xếp việc nhà , không bệnh mà chết, xuống âm phủ làm Phán sự.
Một thời gian, Tử Văn sau khi thu xếp việc nhà , không bệnh mà chết, xuống âm phủ làm Phán sự.
2. Nội
dung tư tưởng : Qua tác phẩm ,Nguyễn Dữ muốn nói điều gì ? Như GS Băng
Thanh , “Thông qua các nhân vật thần tiên, ma
quái, yêu tinh..., tác phẩm muốn gửi gắm
ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn,
không còn kỷ cương trật tự, , từ đó ông “muốn lý
giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động : xã hội ấy rất cần những vị vua sáng,tôi hiền
( nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân )”.
II. . ĐỌC HIỂU
1. Một xã hội mục ruỗng, thối nát
Với hai vế đối lập như thế, ta thấy tác
giả đã dựng lên hai tuyến nhân vật phản và chính diện .Bách Hộ họ Thôi và bọn quan lại quanh đền miếu, bọn ma quỷ ở
Minh Ty được tên đội lốt Thổ Công mua
chuộc, câu kết với nhau, che mắt Diêm Vương, chỉ để được hai thứ : quyền và lợi lộc . Chúng mặc cho Bách Hộ hà hiếp dân lành . Muốn thế, phải đánh đuổi cụ
Thổ Công ở đền làng Yên Dũng, sau đó,
tiêu diệt cả Tử Văn, kẻ đã đốt đền.Nếu được thì kéo vua về phe chúng .Dân làng khiếp sợ . Chúng đã
thành công .Một xã hội mục ruỗng, thối nát
2.Các xung đột
Cũng giống
như tác giả của những bi kịch,đó là đưa lên sân khấu những điều hèn
hạ và cao cả . Cái hèn hạ cuối cùng sẽ bị tiêu diệt , điều mà cuộc đời thực không làm được.
Tác giả dùng tuyến nhân vật chính diện thật mỏng manh: hai người. Tuyến phản diện lại
hùng hậu . Tử Văn thoạt đầu, khi đối mặt với ma quỷ, gông xiềng,cái chết oan uổng
, chàng cũng sợ hãi . Nhưng rồi lúc nhận ra
bản chất tham lam thủ đoạn của Bách
Hộ ( kết bè với tất cả quan lại ở Minh
Ty,che đậy cả Diêm Vương ,và mù quáng mê
mị bởi sự thật hiển nhiên vẫn sờ sờ ra
đó mà vẫn lấp liếm , bởi có lẽ hắn nghĩ cụ Thổ Công đã bị phe phái hắn tiêu diệt ) ,cùng với chứng cớ của Cụ Thổ Công , tấm lòng chỉ biết trông cậy sự tỉnh táo , sáng suốt và
lòng nhân ái của Tử Văn .Nếu hắn chối cãi, thầy xin tư giấy đến đền Tản Viên tôi sẽ
khai rõ thì chàng bỗng mạnh mẽ, sáng suốt
.Diêm Vương vốn bị bưng bít bỗng tỉnh mộng .
Ngài mới biết quan chức chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng
thì xứng đáng mà không thiên hư, phạt thì đích xác mà không hà lạm, vậy mà còn
có sự dối trá càn bậy như thế; đó là học
Hán đời Đường buôn quan bán ngục. Mọi chuyện ,bắt nguồn từ
cái gã Bách hộ tự mang án tội tru lục,
dám làm sự xuất nhập luận tội người ta . Điều luật lừa dối đã sẵn sàng . Một nền chính sự
cần công minh hơn .
Để khai thác hai tuyến này, chúng ta cần có những thao tác nào ? Ta thấy nhân vật chi phối toàn bộ câu
chuyện , đối tượng bị lên án hay đáng thương lại xuất hiện khắp mọi nơi, mọi
lúc : Bách Hộ họ Thôi . Đây là một vị võ tướng ,chỉ huy đội quân có một trăm
lính ,một chức vụ không nhỏ , từng nắm quyền lực trong tay . Một thủ lĩnh cần có những phẩm chất đạo đức gì,
ngoài khả năng xông pha trận mạc . Nhưng thật đáng buồn .Dường như viên võ tướng
này chẳng có gì cả .
- Đó là
sự xung đột của Bách Hội với cụ Thổ công
già . Vốn là một quan Ngự sử đại
phu ( vị quan to, có nhiệm vụ can gián vua )Cụ có công đức với nhân dân như thế
nên khi chết, được giao làm Thổ Công . Vị
quan này rất ý thức việc mình làm : độ vật ( giúp đỡ mọi việc cho dân ). Cụ là người có học, lại thương dân Trong khi đó, gã kia chỉ là viên tướng bại trận của Bắc Triều, kẻ
gây tội ác cho nhân dân .Hắn mạnh thế
hơn cụ ở
cậy dựa sự tàn bạo (tranh chiếm
miếu đền)tham lam đến độ mê muội (giả mạo
tên họ của cụ Thổ Công) thủ đoạn ( che mắt vua, mua chuộc quan , gây dựng
bè cánh ) Hắn đã thắng.
-Xung đột giữa Tử Văn và Bách Hộ, thì sao ?.Tử Văn yếu thế,mắc cơn sốt nặng, rồi chết , bị đày xuống gặp Diêm Vương , chỉ là một hàn sinh ( học trò nghèo), trong khi Bách Hộ được
Diêm vương tin tưởng, lại mua chuộc được tất cả quan lại ở Minh Ty . Đây là xung đột giữa kẻ có quyền với người dân
lành . Tử Văn thua , tức
Bách hộ đã thắng
- Xung
đột giữa Diêm Vương và Tử Văn . Diêm Vương ngỡ Bách Hộ là Thổ Công , nên đã kết án Tử
Văn rất nặng :Chàng chỉ là một hàn sĩ,
trong khi Thổ Công (giả ) là cư sĩ( ẩn dật ), trung thuần(ngay thẳng,thật thà )
khích liệt(hăng hái, nhiệt tình ) có công với tiên triều, Hoàng thiên cho được
huyết thực(quỷ thần được hưởng cúng tế ) ở một tòa đền để đền công khó nhọc. Tử
Văn thua vị Vua âm phủ ,cũng đồng nghĩa rằng Bách Hộ
thắng. Diêm Vương cũng thua hắn
- Xung đột giữa Bách Hộ và sự thật .Kẻ cậy quyền thế, tham lam,thủ
đoạn ,mù quáng như Bách Hộ không có tầm nhìn xa ,đưa tay che cả trời . Hắn lấp
liếm vì tội “sống nhờ thân thế Thổ Công
”để che đậy bản chất giả tạo của mình. Vì lấp liếm , mà tội lỗi càng lúc càng lộ
ra . Sự thật thắng
-Xung đột giữa Diêm Vương và chân lý
. Diêm Vương bị bưng bít nên có mắt như mù . Hành động đốt đền của Tử Văn và
thân phận cụ Thổ Công đang tá túc ở đền Tản Viên đã đánh động khối óc bị bưng bít của ông .Cả tội
trạng của bọn quan lại lúc nhúc quanh ông cũng bị đưa ra ánh sáng .Chân lý thắng .
- Xung đột giữa Tử Văn và tội ác .Tử
Văn bây giờ được ở trong tư thế một quan phán sự ,chức quan chuyên về xét xử . Ở dương gian ,chàng chỉ là
một người học trò nghèo, nhưng về với thánh Tản Viên , vị
thần cai quản dãy núi Ba Vì (núi Tản Viên), một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt (tứ bất tử). thể hiện khát vọng làm chủ thiên nhiên, mở đất, dựng nước..
của người Việt,
chàng là một thượng quan , có quyền lực trong tay , lại sáng suốt và nhân ái .Tử Văn, biểu tượng của một nhà nước phong kiến mới
III.
KẾT LUẬN :
Từ một mẫu truyện nho nhỏ, nhưng tác giả đã gửi gấm nhiều
khao khát. Ông đã mệt mỏi vì cảnh tranh dành chức tước, tiền của dưới thời nhà Lê Mạc thế kỷ 16 .Nhà Mạc (1527-1592 )hay thời kỳ Nam-Bắc
triều(
trải dài từ Ninh Bình trở ra) do Mạc
Đăng Dung,
sau khi dẹp tan các bè phái trong cung
đình, đã ép vua Lê Cung
Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi (1527) và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh(Thanh Hóa trở vào )của Trịnh Tùng đánh
bại vào 1592.
Nhưng cuộc chống đối của con cháu nhà Mạc còn kéo dài đến 1677 tại khu vực Cao Bằng. Trong mắt nhân dân , giới cầm quyền nhà Mạc
chẳng khác nào Bách Hộ họ Thôi và lớp
quan lại bè phái với nhau . Họ cậy dựa quyền lực, nên vô cùng tàn bạo và tham lam, nhưng lại không có tầm
nhìn xa và hèn nhát , tiếp sức hình thành một nền chính sự rối loạn, kỷ cương trật tự bị đảo ngược, hôn quân bạo chúa tham tàn , gian thần lộng quyền, dân lành điêu linh khốn khổ ”,
Tác giả mơ ước có những con người trung thuần, khích liệt nhu Tản Viên, Thổ
Công , Ngô Tử Văn ,những vị vua sáng,tôi hiền .
CÂU HỎI
1. Nêu tên thể loại của văn bản ? cho
biết đặc điểm về nghệ thuật, nội dung của thể loại này ?
2. Tóm tắt cốt truyện theo 5 bước .
3. Thổ Công đóng vai trò như thế nào
trong cuộc sống của nhân dân ta ?
4. Tác giả đã dựng
lên hai tuyến nhân vật phản và chính diện .Nêu tên nhân vật cụ thể từng tuyến
.
5. Tác giả dùng tuyến nhân vật chính diện thật mỏng manh, với ba người ở buổi đầu .Đó là ai
? Phân tích cảnh ngộ, tính cách họ. ( Tại
sao cụ già Thổ Công bị yếu thế trước tên Bách Hộ họ Thôi? Tại sao Tử Văn run sợ khi bị đày xuống âm phủ ? Vì sao Diêm Vương lại tin
tưởng Bách Hộ họ Thôi ?)
6 Phân tích sự xung đột
của Bách Hội với cụ Thổ công già .? Ai thắng ? Vì sao ?
7.Xung đột giữa Tử Văn và Bách Hộ, ?
Ai thắng ? Vì sao ?Xung đột giữa Diêm Vương và Tử Văn .Ai thắng ? Vì sao
8.Xung đột giữa
Bách Hộ và sự thật -Xung đột giữa Diêm Vương và chân lý . -Xung đột giữa Tử Văn và tội ác. AI thắng ? Nhờ đâu ?
9.Đối chiếu lịch sử để
tìm hiểu mục đích tác giả viết truyện
này .
Dalat 10.2015
No comments:
Post a Comment