Monday, August 26, 2019

Bài 10 BÌNH LUẬN VĂN CHƯƠNG MỘT THỜI ĐẠI TRONG THƠ CA


(Hoài Thanh )
Thi Nhân  Việt Nam là nhan đề một tập thơ với  170 bài  thơ của 46 nhà thơ Việt Nam , sáng tác trong giai đoạn 1932-1945, được gọi chung là các nhà Thơ Mới và những tác phẩm thuộc thể loại Thơ Mới .
 Bài viết Một Thời Đại Trong Thi Ca dài  gần ba mươi trang,  được người đứng ra sưu tập Thơ Mới, Hoài Thanh , viết vào   cuối năm 1941, là một văn bản nghị luận xã hội, có đề tài về dòng  Thơ Mới . Đoạn trích  được in trong sách giáo khoa là đoạn có giá trị đặc sắc nhất bài viết này. Về nội dung, tác giả đề cập  năm mặt: Làm sao để nhận diện Thơ Mới ( vì nhiều người đọc còn lẫn lộn về nghệ thuật lẫn chủ đề giữa hai dòng thơ trung đại và  thơ mới); Thơ Mới có những nhược điểm gì ? Đng thời, đâu là ưu điểm thơ mới mang lại ? Vậy giá trị đặc sắc nhất, hay đóng góp lớn nhất của Thơ Mới là gì ? Cuối cùng,tác giả chỉ ra  hướng hành động của người đọc để giữ gìn  dòng  thơ dân tộc độc đáo này .

1.Nêu vấn đề :Làm sao để nhận diện Thơ Mới ?( thơ Mới là  dạng thơ như thế nào ? )
-luận cứ :ta hãy đi tìm cái  điều ta cho quan trọng hơn: Tinh thần thơ mới .
  - các luận chứng : Tinh thần thơ mới không nằm trong  nội dung hay  nghệ thuật(cái tầm thường lố lăng, cách trần ngôn sáo ngữ,chúc tụng, ngâm vịnh, trở nên  kiệt tác ) ở  một câu thơ , bài thơ . Vì sao ? Vì  hôm nay ( Thơ Mới )được phôi thai từ hôm qua ( thơ trung đại ).Cụ thể là trong cái mới (Thơ Mới ) vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ ( thơ trung đại ) Xuân Diệu , một nhà thơ mới tiêu biểu , đã viết những câu thơ sau “Người giai nhân..
Tình du khách..” Từ ngữ,hình ảnh đều  phảng phất chất thơ trung đại, bởi “hôm nay được phôi thai từ hôm qua” .Thế nhưng Bà Huyện Thanh Quan ( hay Hồ Xuân Hương )lại viết: Ô hay … ngẩn ngơ . Giọng nhí nhảnh ,lả lơi của thơ trung đại  mà Thơ mới chịu ảnh hưởng. Rõ ràng  trong cái mới (của Thơ Mới)vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ ( là thơ trung đại ).

Do vậy, phải dựa vào nội dung tư tưởng chính : cái tôi  ( thơ mới ) cái ta ( thơ cũ )
 Tác giả dùng  thao tác  lập luận so sánh để phân tích sự khác biệt của  Cái ta ( thơ cũ )   và cái tôi (  thơ mới ) Cái ta vốn quen thuộc với  xã hội Việt nam từ lâu, ẩn trong  hai khái niệm quốc gia và gia đình. Thi nhân phải dựa vào đoàn thể để tránh cô đơn .Ở phương tây, đạo Thiên chúa luôn đề cao cái ta. Còn cái tôi mang quan niệm cá nhân,ban đầu xa lạ, nhưng dần dà lại được chấp nhận.

Sau cùng, tác giả đưa ra ý  kiến nhận xét chung , tạo thành mối lập luận chặt chẽ của một đoạn văn diễn dịch  với câu luận  cứ 1  :trời đất không dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta .

2. Nhược điểm của Thơ  Mới :
-Luận cứ 1: thi nhân không còn mang cốt cách hiên ngang như những nhà nho xưa .
  Luận chứng và  phân tích :Không có khí phách ngang tàng như thi hào Lý Thái Bạch, không biết đùa hay lấy cảnh nghèo làm  vui như Nguyễn Công Trứ, mà Xuân Diệu rên rỉ - Chữ ta rộng quá, tâm hồn thu hẹp trong chữ tôi
 Tổng hợp:Nhưng  chính Xuân Diệu đã nói hết cái thảm hại của mọi nhà thơ mới .
-Luận cứ 2 : Những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên ,bi kịch diễn ra  ngấm ngầm
 Luận chứng : Cái tôi lên tiên (Thế Lữ)cái tôi yêu đương (Lưu Trọng Lư)cái tôi điên cuồng (Hàn mặc Tử, Chế Lan Viên)cái tôi đắm say (Xuân Diệu)cái tôi buồn (Huy Cận)
 Tổng hợp : Đời nằm trong   vòng chữ tôi, đi tìm bề sâu,  càng sâu càng lạnh . Đây là một đoạn quy nạp, câu tổng hợp nằm đầu đoạn văn. Tác giả  dẫn chứng,phân tích,cuối cùng mới đưa ra luận cứ .
 Luận cứ 3: Thơ Mới thiếu một điều cần thiết nhất: Một lòng tin đầy đủ (vốn có trong thơ cũ)  
Luận chứng :Cao Bá Nhạ viết Tự Tình khúc, Bạch Cư Dị viết Tỳ bà hành vì có lòng tin vào cuộc sống,con người
 Tổng hợp: Thơ mới  hoàn toàn không có điều quan trọng này .

   3.Mặt tích cực của thơ Mới : Tiếng Việt được đề cao .  Bằng thao tác lập luận móc xích, tác giả viết các luận chứng:  các nhà thơ mới  yêu tiếng thứ tiếng của cha ông của quê hương -> tình yêu quê hương được các thi sĩ  dồn vào trong tiếng Việt-> tiếng Việt đã gói vong hồn cha ông , nay gói những băn khoăn của họ : luận cứ .

4 .  Dung hòa :
 Mầm hi vọng sẽ nảy sinh từ thất vọng : chỉ một câu,chịu trách nhiệm một đoạn, một vế dung hòa , có nghĩa, thơ mới sẽ mang đến cho chúng ta nguồn hy vọng

5 . Các nhà Thơ Mới phải hành động như thế nào để Thơ Mới được phát triển ? Trong một đoạn có thao tác lập luận song hành, tác giả đưa ra ba luận  cứ :
Tự hào câu nói : Tiếng ta còn,nước ta còn 
-Tự hào về dòng thơ cổ điển : nó chỉ biến thiên, không bị tiêu diệt 
-Tin tưởng dựa vào dĩ vãng để bảo đảm cho ngày mai.
                          DÀN BÀI CHUNG
1.        Nêu Vấn Đề : thơ Mới là  dạng thơ như thế nào ?Cái tôi
  2  . Mặt hạn chế của Cái tôi : thi nhân không còn mang cốt cách hiên ngang như những nhà nho xưa, Những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên ,bi kịch diễn ra  ngấm ngầm, Thơ Mới thiếu một điều cần thiết nhất: Một lòng tin đầy đủ (vốn có trong thơ cũ)
3.Ưu điểm của thơ mới : tiếng Việt đã gói vong hồn cha ông , nay gói những băn khoăn của họ
4Mặt dung hòa : thơ mới sẽ mang đến cho chúng ta nguồn hy vọng
.5 Hướng hành động: Hãy tự hào và tin tưởng về thơ mới
  Câu hỏi
1.      Hãy bố cục văn bản? Cơ sở nào để có thể khẳng định đoạn văn có kết cấu của một bài Bình luận văn chương?
 Hãy phân tích 5 bước của văn bản ?
                                            (Dalat 20.6.2015)

No comments:

Post a Comment