Bài 7
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI- GIẢI THÍCH
BÀI
TỰA SÁCH TRÍCH DIỄM THI TẬP
(
Hoàng Đức Lương )
Tựa là thành phần ngoài nội dung văn bản tác
phẩm,được trình bày ở vị trí trước cuốn
sách .Đây cũng là hình thức giới thiệu, phê bình tác phẩm .
Tựa có khi do chính tác giả viết , có
khi là của người công bố văn bản, hoặc của các nhà nghiên cứu phê bình khác .
Tựa đặt đầu tập thơ
“Trích diễm thi tập”, do Hoàng Đức Lương (? - ?) sưu tập và biên soạn, là bộ
hợp tuyển thơ văn có tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam
. Đây là bộ thi tuyển thứ ba, sau các bộ Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên, Cổ kim thi gia tinh tuyển của Dương Đức Nhan, và trước bộ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Theo Lê Quý Đôn(1726-1784), bộ hợp tuyển này gồm 15 quyển, tuyển chọn
thơ của các nhà thơ có tiếng đờiTrần (từ Nguyễn Trung Ngạn) đến đầu đời Lê (đến Đàm Văn Lễ, cuối sách có phụ thêm một số bài thơ của
người soạn là Hoàng Đức Lương); nhưng
đến thời ông chỉ "còn lại chưa đầy một nửa". Sau thế kỷ 18, phần còn lại đó cũng bị thất lạc một thời gian dài,
mãi gần đây mới tìm lại được.
Văn bản mới tìm ra này gồm 6 quyển, có nguyên vẹn bài Tựa của soạn giả
viết vào năm Hồng Đức thứ 28 (1497). Dụng ý làm ra bộ Trích diễm thi tập đã được Hoàng Đức Lương nói rõ trong
bài Tựa của ông. Đó là biểu hiện của tấm lòng trân trọng đối với di sản tinh
thần của quá khứ, là một việc làm cụ thể nhằm bổ cứu cho tình trạng mất mát
đáng tiếc trong lịch sử văn học Việt Nam trước thế kỷ 15; và đó cũng chính là ý thức muốn góp phần
vào việc xây đắp truyền thống văn hóa văn nghệ lâu đời của dân tộc Việt, nhằm nâng cao thêm uy tín và địa vị tự chủ của nước
nhà
Để đọc hiểu cụ thể văn bản này, ta hãy đặt nó vào khung thể loại “Nghị
luận giải thích ”. Vì sao ? Nội dung
tập trung lý giải nguyên nhân hình
thành tập sách , qua cách kết cấu có hệ
thống , lập luận chặt chẽ, lý lẽ thuyết phục , giọng văn cảm xúc chứa khát vọng
kêu gọi thiết tha
INÊU VẤN ĐỀ : ( Đức Lương này… lắm sao):
Đưa ra luận đề : Vì sao quyển
Trích Diễm Thi Tập ra đời .Tác giả học
thơ để đỗ đạt,lập công danh , cần sách vở người xưa(thời Lý Trần), vì nước nhà thiếu sách căn bản , phải
chọn thơ Đường,.Đoạn lập luận dạng móc xích ( Đức Lương học làm thơ, thơ Lý
Trần không thể khảo cứu ->không thể khảo cứu nên đổ lỗi cho quân tử Lý Trần ->Lý Trần là nhà nước văn
hiến, mà phải để con cháu học thơ Đường->
học
thơ Đường nên thương xót lắm (
luận đề )
.
2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ( thơ văn…tan tành ), ta xác định được bước nghị luận giải
thích : Tại sao nước nhà thiếu sách căn bản phải chọn thơ Đường ? có năm
luận cứ
-
Luận cứ 1 : chỉ thi nhân là có
thể xem ( biết được sắc, ăn biết được vị ngon ) mà biết thơ hay . Đoạn quy nạp,
đi từ những luận chứng để rút ra luận cứ. Không có câu tổng hợp
-
Luận cứ 2: không ai quan tâm đến thơ . Đoạn
quy nạp, đi từ những luận chứng có phân tích
để rút ra luận cứ. Không có câu tổng hợp.
-
Luận cứ 3 :công việc sưu tầm nặng nề, người sưu tầm kém năng
lực .Đoạn quy nạp, đi từ những luận chứng để rút ra luận cứ. Không có câu tổng
hợp.
-
Luận cứ 4:nếu chưa được lệnh
vua, không ai dám khắc ván lưu hành . Đoạn quy nạp, đi từ những luận chứng có
phân tích để rút ra luận cứ. Không có
câu tổng hợp.
-
Luận cứ 5: mấy triều đại khiến
tan nát, binh lửa nên tan tành . Đoạn song hành, có hai luận cứ, không có luận
chứng và tổng hợp .
3 KẾT THÚC VẤN ĐỀ ( rất phù hợp với tinh thần của một bài nghị
luận giải thích đơn giản ) Tác giả phải làm gì ?
-
Tác giả tìm quanh hỏi khắp
-
Tác giả thu góp tác phẩm của quan lại đương chức
-
Đưa thêm những bài của chính
tác giả
*Nắm được các thao tác lập luận đơn giản nhất như thế
này trong phương thức nghị luận, học sinh sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình
vận dụng cho phân môn Tập làm văn ,là một trong những mục đích của việc học Ngữ Văn .
DÀN Ý
1 .
Phải học thơ Đường để thi cử
nên thương xót lắm thơ nước nhà .
2 . Tại sao nước nhà thiếu sách căn bản
phải chọn thơ Đường ? (chỉ thi nhân là
có thể xem thơ , không ai quan tâm đến
thơ, công việc sưu tầm nặng nề, người
sưu tầm kém năng lực, nếu chưa được lệnh vua, không ai dám khắc ván lưu hành, qua nhiều triều đại khiến tan nát, binh lửa nên
tan tành)
3. Tác giả phải làm gì ? Sưu tầm, bổ sung thêm bằng tác
phẩm của thi nhân thời Trần
Câu
hỏi
1.
Định nghĩa thể Tựa.
2.
Kết cấu bài Tựa ( đã học ) với thể loại nghị
luân – giải thích ?
3.
Phân tích ba bước của văn bản ?
(Dalat 25.4.2014)
No comments:
Post a Comment