( Nguyễn Minh Châu
I .NÊU
VẤN ĐÈ “Văn
học cách mạng coi việc đấu tranh
khẳng định bằng nghệ thuật những cái mới, tích cực, tiên tiến, tốt đẹp trong cuộc
sống là xu hướng chủ đạo trong việc phản ánh thực tại , đồng thời không loại trừ
việc mô tả những cái tiêu cực, lạc hậu , xấu xa, nhưng không chỉ mô
tả bằng thái độ phê phán nghiêm khắc ,mà còn nhằm mục đích đấu tranh xóa bỏ chúng”
“Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu là
một truyện ngắn sáng tác theo phương pháp
hiện thực xã hội chủ nghĩa Thoạt đầu,
tác phẩm được chú ý ở cốt truyện mang đậm màu sắc hiện thực phê phán để
“mô tả, phê phán nghiêm khắc cái lạc
hậu, tiêu cực”. Từ đó, số phận các nhân vật chính được ánh sáng cách mạng soi
đường, mở ra một lối thoát tốt đẹp .
*Người viết chọn
một đoạn văn có lập luận móc xích để đưa luận đề ( văn học cách mạng mô tả cái
lạc hậu , nhằm mục đích xóa bỏ ), kết hợp nêu tên tác giả, tác phẩm chứa luận
đề này.
II GIẢI QUYẾT VẤN
ĐÊ :
1.Tóm truyện: Đầu truyện,
tác giả cho biết Phùng là một phóng
viên ảnh. Tháng bảy âm lịch , sau ngày
đất nước thống nhất đúng mười năm ,anh được cử đến vùng đầm phá miền Trung cách
Hà Nội hơn sáu trăm cây số để
hoàn thành bộ lịch ảnh, “mang đến cho mỗi gia đình một bộ sưu tập chuyên đề về thuyền
và biển , 12 tháng là 12 bức ảnh nghệ thuật về thuyền và biển. Không có người.
Hoàn toàn thế giới tĩnh vật.”. Yêu cầu của
trưởng phòng là Phùng phải
chụp cảnh “một buổi sáng có sương” , ngay
trong mùa bão táp và biển động (!?). Thế nhưng, vùng phá ăn sâu
vào đất liền này , chạy quanh giữa các thôn, ổ, chợ búa hàng mấy chục cây
số,trừ bãi xe tăng vứt lại hồi "tháng ba bẩy nhăm" , là một vùng nước rất thơ mộng và “tháng bảy
mà còn sương mù” Ở đây, tình cờ Phùng
làm quen với Phác , một thằng bé lên
mười, mặt mũi xấu xí nhưng có một trí nhớ khác thường, quần áo dính đầy nhựa
cây Phác theo ông ngoại lái chiếc xe Reo của ông chở gỗ từ A So về bán cho các xưởng đóng thuyền. Họ
nhanh chóng thân thiết với nhau, cùng có những đêm nằm trầm tư “ như
những nhà hiền triết” lặng nghe mọi thanh âm của biển .Dường như khát vọng về
một sự thật, hay chân lý đã nảy sinh trong họ từ đây.
Dân cư rất nghèo khổ. Một chiếc thuyền và vài
chiếc mủng (thuyền thúng ) là cơ
nghiệp “một gia đình ”. Mọi thành viên
đều tham gia vào việc đánh bắt cá (người đàn ông canh giữ chiếc đèn măng sông treo giữa lưới nhử cá, đám phụ nữ và trẻ con
trên mủng hùa nhau gõ lên miệng mủng để đuổi
cá vào lưới )Họ không có xóm
làng, quê quán, sống chết gắn liền với
đầm phá . “Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai
ở, vì không bỏ nghề được”, mẹ Phác tâm sự .
Một bình minh
,Phùng chụp được bức ảnh ưng
ý Với anh, đó là một bức tranh mực tàu của một danh
họa thời cổ . Cái đẹp tuyệt đỉnh của
ngoại cảnh khiến Phùng cảm thấy “ khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn anh .” Nhưng
cũng ngay sau đó, anh há hốc khi tận mắt chứng kiến một sự thật vô cùng xót xa : một người đàn ông đánh đập dã
man người phụ nữ bằng chiếc thắt lưng lính ngụy, rồi chính thằng Phác lại từ đâu lao ra, giật chiếc thắt lưng, quất mạnh ổ khóa vào ngực gã đàn ông . Tình
huống truyện nảy sinh ở đây
Câu chuyện phát triển ra sao ?Lần phát hiện thứ hai
, chuỵện xảy ra phức tạp hơn. Khi bố mẹ
Phác đưa nhau lên bờ, người chị của Phác
chợt lao theo, rượt
đuổi Phác, giành được con dao nhỏ Phác dấu trong người. Phùng cũng chạy đến bảo vệ người mẹ . Người chồng đánh trả để tự vệ, Phùng bị thương .Đến trạm xá, qua
chị y tá, anh mới biết thêm rằng đàn ông vùng
phá này rất thô bạo với vợ con .Cũng
từ hôm đó, Phác lại xa
lánh, căm giận Phùng .
Bất ngờ anh
được dự một phiên tòa mà người mẹ của Phác là phạm nhân. Đẩu ,chánh án huyện này là bạn chiến đấu của
anh, ra lệnh chị phải bỏ chồng. Đấy là
cao trào của câu chuyện.
Nhưng qua
những lời tâm sự như rút ruột gan của chị,
Đẩu và Phùng “ như có một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu”. Bố mẹ Phác, một gia đình ngư dân nghèo khổ, đã sống bám vùng biển này từ trước ngày Nam Bắc thống nhất.Bây giờ, hai vợ chồng tuổi đã ngoài bốn mươi,khỏe
mạnh, chất phác,lam lũ, khổ cực và rất thương
yêu con. Trong chiến tranh , người chồng là một thanh niên hiền lành, có trách
nhiệm ,người vợ là con gái nhà khá giả . Họ bắt đầu nghèo vì trốn lính .Nay niềm
vui duy nhất của họ là được nhìn thấy đàn con ăn no. Thế nhưng người chồng
thường xuyên đánh đập vợ, đánh bằng chiếc thất lưng của người lính chế độ cũ ( công việc cầm súng của
họ anh đã từng lẩn tránh ) ba ngày một trận nhẹ ,năm ngày một trận nặng.
Tại sao lại như thế ?Chỉ vì anh, một chủ thuyền, có khác nào một nhà lãnh đạo,
không muốn mọi người , từ gia đình và xã hội coi thường,vì để con cái đói khổ .
Phùng và Đẩu đã xắn tay áo lên và hành động , lại tìm cách hàn gắn hạnh phúc cho gia đình
này bằng hết khả năng của họ Từ đó , Phùng luôn bị ám ảnh bởi những con người ở đây.
2. Phân tích Đoạn 1: Qua câu chuyện , ta thấy mục đích ban đầu
của Phùng là tìm đến
vùng bờ phá này để săn tìm những phong cảnh về thuyền và biển lúc bình
minh, kết hợp với việc
thăm Đẩu, người bạn đã từng chiến đấu bên anh suốt nhiều năm ở vùng rừng A So,
nơi Phác theo ông ngoại đi buôn gỗ . Anh thực sự vô cùng hạnh phúc khi chụp được những bức
ảnh về thuyền và biển ,hoàn thành tốt công việc cơ quan giao cho , đó là bộ
lịch ảnh nghệ thuật năm tới . Theo Phùng, bối cảnh thuyền –biển
thật đắt trời cho là cái đẹp,là đạo đức
Ngay đầu những
trang truyện ngắn này, ta thấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tỏ rõ tài năng tự sự
của ông. Ông kể chuyện sinh động, để cho nhân vật dẫn chuyện ( tự xưng là tôi,
ngôi thứ nhất số ít, như chính tác giả ) bộc lộ xúc cảm sâu sắc nhưng không phô trương. Đặc biệt
lối mô tả ấn tượng. Miêu tả chính là vẽ cảnh bằng ngôn ngữ, động
tác không dễ dàng dù đó là một nhà văn chuyên nghiệp. Nhưng “tôi” đã tả rất ấn
tượng. “Một chiếc thuyền lưới vó đang chèo thẳng về phía Phùng,
dưới con mắt yêu nghệ thuật, đó là bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ
.Trên khung nền bầu sương mù trắng , pha chút nắng hồng mặt trời bình minh ,
chiếc mui khum khum của thuyền có người lớn, trẻ con ngồi im lìm như tượng .”Hình ảnh ấy, màu sắc ấy, hướng đi ấy, là biểu tượng của
tương lai, của yên bình,của no đủ .Doanh nhân thường chọn những bức ảnh về
thuyền mang tính ẩn dụ phong phú như thế
để trưng bày, ngắm nghía với khát vọng về phong thủy, tâm linh .( nêu luận chứng và phân tích :bức danh họa
chứa biểu tượng của
tương lai, yên bình, no đủ)
. Với Phùng, vẻ đẹp đơn giản và toàn bích ấy đã khiến tim anh như thắt lại,
xúc động vô cùng.Với anh, miền
quê này vừa trải qua mấy chục năm chiến tranh, hẳn sống trong thanh bình, no ấm ( câu tổng hợp )
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu
tả rất tỉ mỉ về bối cảnh chung của bức ảnh anh đã chụp, về tâm trạng đầy phấn khích
của anh , cả diễn biến sự việc . Đây, hãy để cho Phùng cảm nhận : Trong giây phút bối rối, : tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy
cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
*Đoạn văn quy nạp ( câu chứa luận cứ : tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy
cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn ) đúc kết
những luận chứng xoay quanh bức ảnh về
thuyền , biển trong sương sớm – đó là
một biểu tượng của
tương lai, yên bình,và no đủ. Người viết phân tích tỉ mỉ các luận cứ : thuyền hướng mũi vào bờ hàm ý tương lai, sương mù đồng nghĩ với no đủ,
người im lìm là yên bình . Đó là sự đơn giản, toàn bích . Câu tổng hợp
quá trình phân tích luận cứ : Phùng hạnh phúc vô cùng .
Câu nối : Nhưng
rồi anh hiểu rằng ,
đấy mới chỉ là hiện tượng,hay chỉ là một lát cắt của cuộc sống muôn màu muôn vẻ
này mà thôi . Chính là sự xung đột quyết liệt của một gia đình làng
chài nghèo khổ ở đây.
Đoạn 2 : a.Phùng từng là một chiến sĩ cách
mạng, đã mười năm cầm sung ở trên khu rừng A So
này , chứng kiến sự đổ máu của đồng đội
để giành giữ mảnh đất vùng đầm phá, trước kia do chính quyền cũ
làm chủ, thấu
hiểu thế nào là giá trị của
một cuộc sống tích
cực , một cuộc sống người dân
được ấm no trên quê hương,có người đứng
đầu thực sự quan tâm đến số phận dân nghèo .Anh vui mừng vì có
được những bức ảnh đẹp và ý nghĩa về thuyền và biển .Nhưng ngay sau đó,
khi trực tiếp chứng kiến những oái oăm
từ con người trong thuyền bước ra , anh
lại thất vọng cùng cực.(luận
cứ 2 )
B Bức ảnh không hề mang những giá trị của sự yên
bình, no đủ, tương lai tốt đẹp mà
ngược lại . Phùng đã
tận mắt chứng kiến không chỉ một lần , người chồng từ con thuyền ấy đã theo vợ
lên bờ, vào sau bãi xe tăng còn sót lại từ cuộc chiến, và, đánh đập vợ thật dã
man .Roi là chiếc thắt lưng của lính ngụy với khóa sắt to bản,chắc chắn .Bàn
tay to khỏe của một ngư phủ có tảng lưng khum khum vạm vỡ như gấu nắm thắt lưng quật tới tấp vào bờ lưng
gầy,chỉ được che bằng tấm áo bạc phếch, rách rưới ,ướt sũng .Còn cơn đau nào
khủng khiếp hơn Tác giả hướng ngòi bút từ khắc họa chân dung người chồng, “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc
tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng
rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc
phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.” Đến người vợ khốn khổ “Có khuôn mặt tái ngắt, mệt mỏi sau một đêm thức
trắng kéo lưới, đang buồn ngủ của người
vợ “,như một sự tương phản đầy nghiệt ngã .Khổ nhọc
đến thế nhưng làm sao thoát được những bước chân chắc chắn của người
chồng, hai con mắt độc dữ luôn dán vào người chị .Có là đá, thì Phùng cũng hành động một cách phản xạ
rất con người là quẳng máy, lao tới cứu chị vợ . Theo anh” Bất luận trong hoàn cảnh nào tôi cũng không cho
phép hắn đánh một người đàn bà, cho dù đó là vợ và tự nguyện rúc vào trong xó
bãi xe tăng kín đáo cho hắn đánh.” Anh nện hắn bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải
phóng đã từng mười năm cầm súng
C .Phải trừng trị người chồng .Chỉ bằng cách này mới giải mã cho cuộc sống bất
hòa, đói khổ và bế tắc của gia đình làng
chài này
*Đoạn văn dùng thao tác lập luận diễn dịch. Người viết
nêu luận cứ, sau đó chỉ ra những luận chứng, phân tích luận chứng bằng lối so sánh Phùng và người chồng. Phùng là một cán bộ
cách mạng, phải có hai nhiệm vụ quan trọng trong hòa bình – xây dựng vùng phá
thanh bình, đem cho dân cuộc sống no đủ . Anh cứ ngỡ nơi này, qua bức ảnh ,
được yên ổn, đủ đầy và rộng mở, nhưng chứng kiến cảnh một gia đình , có hai đứa
con xuất hiện, và mẹ, bất lực trước sự bạo hành của cha . Câu tổng hợp nằm
cuối đoạn, đồng thời mở ra hướng hành
động để giải quyết vấn đề nằm trong luận
cứ .
Đoạn 3 b. Chị vợ
được chánh án Đẩu mời, đến chốn
công đường với dáng vẻ nhận tội. Người vợ cương
quyết bao che cho chồng . Chị tìm một góc tường, lúng túng,sợ sệt,
khác với vẻ tự tin khi ở mặt nước, cả
khi đứng giữa bãi xe tăng, lối xưng hô “con -quý tòa”;
Chị đi cùng cô con gái từng giằng
dao của Phác hôm nào, hôm nay “là một thiếu nữ mảnh dẻ trong tấm áo cánh
mầu tím nhạt và cặp mắt thật đen, gợi cho tôi –Phùng , nghĩ đến con mắt người
ta vẽ trên đầu mũi thuyền”.Với Phùng, anh có cảm giác cô gái như nàng tiên cá .
Rồi anh ngạc nhiên tự hỏi cái nhan sắc đang độ trẻ con như đúc từ trời biển
trong suốt, nên thơ này lại được tách ra từ da thịt của một người đàn bà hàng
chài xấu xí và đau khổ? Liệu cô có sống
tiếp cuộc sống của bố mẹ hôm nay?
a Hẳn trong đầu Phùng
,một ý nghĩ mang tính pháp luật nảy sinh .
*Đoạn quy nạp . Người viết phân
tích nhân vật người vợ và cô con gái , những luận chứng . Theo anh, cô con gái
phải có cuộc sống khác . Muốn vậy, luật
pháp phải can thiệp . Đó là luận cứ . Đoạn văn không có câu tổng hợp .
Đoạn 4 : Sau đó, đột nhiên người phụ nữ chuyển sang
thế hoàn toàn chủ động .Chị đặt hai vị nắm luật trong tay thấp hơn mình ,là những
chú em , rồi …trách móc họ, nhưng rất nhún nhường . Chị tránh dung từ “không”mà
thay vào đó là cụm “đâu có ”.Không kết án nặng nề, mà dường như chỉ để cho hai
chàng thanh niên đáng em út chị biết
rằng đừng đứng ngoài nhìn hiện tượng mà
vội quy ra bản chất, đừng vô trách nhiệm mà hãy dấn thân,đừng cho rằng mình đã
từng trải ,kinh nghiệm .
*Đoạn móc xích
, câu mang luận cứ là câu cuối đoạn . Phần trước là luận chứng .
Đoạn 5: aThì ra ,
cái gã chồng bị kết án vũ phu ấy, thực ra là một người dân làng chài
hiền lành, cục tính, có tấm lòng, có khối óc , lại mang nặng tâm lý
người đàn ông chủ nhà, cái danh rất đẹp .
b. Anh nhìn thấy ở chị ,không hẳn vì sự khá giả của
gia đình chị, mà ở con người có thể cùng anh đi
suốt cuộc đời .Anh từng trốn lính, chấp nhận cuộc sống túng quẫn, vì anh
là con người yêu hòa bình, yêu vợ con .Đàn ông từng vùng vẫy giữa biển khơi
sóng nước,ai chẳng mong xứng đáng là chủ thuyền chèo chống giữa phong ba ,để
ngày ngày nhìn “đàn con được ăn no ”.Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của
Nam Cao uất ức, xấu hổ khi phải chịu là
“một thằng đàn ông mà không nuôi nổi vợ con thì thật hèn ”Người chồng ở
đây cũng thế. Đàn con trên dưới một chục, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ,
nhưng cuộc sống vẫn không thể thay đổi,
không thể hòa thuận,vui vẻ : con đói.
c.Anh khổ tâm lắm.
*Đoạn diễn dịch. Câu luận cứ đứng đầu đoạn ( người
chồng có tấm lòng, khối óc, đề cao danh ông chồng )Người
viết đưa ra những luận chứng làm sáng tỏ ba luận cứ
trên, kết hợp phân tích , so sánh . Tổng hợp bằng câu cuối .
Đoạn 6 :a.
Cái danh của anh chồng bị tổn thương( để
con cái đói khổ ) chị vợ rất thấu hiểu.
b. Người vợ
hiểu thấu nỗi khổ tâm ấy của chồng . Anh không mượn rượu để nguôi .Anh cũng
không bỏ chị, đàn con, đi tìm hạnh phúc khác như nhiều người đàn ông trên đời
này vẫn làm.Anh trút đau khổ lên vợ.Đánh
vợ khủng khiếp như thế, nhưng miệng anh luôn rên rỉ , đau đớn : Chúng mày chết
hết đi cho ông nhờ (chị vợ đẻ nhiều quá, mà thuyền thì chật .)
Chiếc thắt lưng của lính ngụy, bãi xác xe tăng của Mỹ,
hai thứ trước đây anh căm ghét,lánh xa ,lại là nỗi kinh hoàng, đau đớn cho vợ
anh ,gieo nỗi oán hận cha ở Phác, đứa con mà tính khí, mặt mũi giống như lột ra
từ anh , và hẳn chị đặc biệt yêu thương, cùng lũ con (đàn bà ở thuyền phải sống cho con,chứ không thể sống cho mình)vì chị rất thương chồng (đám đàn bà hàng chài
cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba,để cùng làm ăn nuôi nấng
đặng sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa)Nhưng đàn con vẫn đói.
Điều mà Đẩu
và Phùng “không thể nào hiểu được, vâng, không thể nào hiểu được ”,là như thế đó. Chị vợ đã xin được với chồng , rằng đưa
chị lên bờ mà đánh, để con cái không biết ,rồi sau đó, người chồng lẳng lặng về
thuyền, tảng lưng khum khum , vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn . Dáng đi, dáng
người như muốn nói anh đánh vợ bởi anh quá đau khổ, quá bế tắc. Nỗi đau ấy ,
cơn bế tắc ấy,chẳng bao giờ vơi .Nhưng anh biết làm sao ! Ở người chồng,nhà văn
Nguyễn Minh Châu đã để cho Phùng quan sát dáng vẻ đi đứng, lối “thượng cẳng
chân hạ cẳng tay” của hắn với vợ con ,nhưng ở đây, tác giả lại khuyến khích
Phùng chú ý từng điệu bộ,cử chỉ,lời nói, đặc biệt ánh mắt người vợ , vì tất cả
tính cách của chị dường như bộc lộ qua những tín hiệu ấy . Người phụ nữ tuổi
ngoài bốn mươi, độ tuổi “ tứ thập nhi
bất hoặc” (có nghĩa là khi người ta
tới 40 tuổi đã có thể hiểu thấu mọi
sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai
là người tốt hay xấu,),
c. cho nên lúc đầu,chị
đặt mình vào thế bị động, sợ hãi khi chánh án buộc chị bỏ chồng nhưng lập tức chị
nhanh chóng nhận ra có thể “ cầm
càng”hai chú cách mạng này, vì chị quyết tâm gìn giữ hạnh phúc gia đình
.*Đoạn diễn dịch,phân
tích tấm lòng yêu chồng ,hiểu chồng của chị phụ nữ làng chài . Phần luận chứng
được phân tích tỉ mỉ, kết hợp giữa nghệ thuật và nội dung
Đoạn 7 : a.Bây giờ Phùng và Đẩu hiểu rằng nghệ thuật khác cuộc sống, và đừng nhìn bề
mặt hiện tượng của cuộc sống đó, đừng kết luận vội vàng, phải tìm hiểu nguyên
nhân cội rễ của nó . Chỉ
đơn giản thế thôi ,nhưng “các chú cách
mạng” ,dù đã từng đổ máu vì độc lập ,tự do, nhưng bây giờ trong cuộc sống thanh
bình này, vẫn “chưa bao giờ các chú biết ” “vì các chú không phải là đàn bà
”Nhưng bây giờ thì họ đã hiểu .
Câu chuyện không dừng lại ở hiện tượng chồng
đánh vợ,con chống lại cha, mà là lòng tự trọng của một người đàn ông chủ
thuyền, tình thương yêu con cái của họ, là cuộc sống khốn khó của cư dân vạn
chài, là trách nhiệm to lớn của các chú cách mạng, của chính quyền chế độ mới ;
đừng đứng ngoài nhìn hiện tượng mà vội
quy ra bản chất, đừng vô trách nhiệm mà hãy dấn thân,đừng cho rằng mình đã từng
trải ,kinh nghiệm để vội vàng kết án người khác .
.Nút thắt câu chuyện đã được tháo gỡ.
*Đoạn diễn dịch .
Người viết nêu luận cứ, sau đó đưa ra
những luận chứng và phân tích, có dẫn chứng cụ thể . Phần tổng hợp đặt cuối đoạn .
Đoạn 8 : a.Bây giờ, câu chuyện kết thúc khi
Đẩu gặp người chồng, gọi là giáo dục,nhưng chắc hẳn động viên anh,còn
Phùng lang thang với tâm trạng hạnh phúc .
Anh ngưỡng mộ cảnh
“ .Gần sáng hôm sau ,khi cơn bão cấp 11 sắp kéo đến, tàu thuyền đều vào bờ,thế
mà giữa phá vẫn có một chiếc thuyền vó bè đang đậu”.Ai từng bám biển cũng hiểu
rằng thời khắc ấy,vó lưới sẽ có rất nhiều cá,nhưng sinh mệnh con người ?Một ông
lão,hẳn bố vợ chủ thuyền,ông ngoại Phác , luôn lo lắng dõi mắt nhìn theo .
Thuận vợ thuận
chồng thì tát biển đông cũng cạn .Mong sao mọi chuyện tốt lành .
*Đoạn diễn dịch . Tác giả nêu dẫn chứng, phân
tích rồi rút ra luận cứ cuối đoạn .
Đoạn 9 : a.Chị phụ nữ thực sự trở thành nỗi ám
ảnh trong Phùng
b .Các gia đình sành nghệ thuật khen ngợi bức
ảnh anh chụp,nhưng bao giờ nhìn ngắm tác phẩm của mình , anh chỉ thấy dáng
chị vất vả,nghèo cực,lam lũ, bước chậm rãi , trên mặt đất chắc chắn, hòa
vào đám đông .
c.Anh mong gia
đình chị có cuộc sống ổn định ở đất liền, ổn định, hạnh phúc như bao gia đình
Việt khác .
*Đoạn diễn dịch .
III. Kết thúc vấn
đề :
1 Đánh
giá lại luận đề
“ Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ dừng
lại với lớp ẩn dụ thứ nhất ,một khi người chiêm ngưỡng có một tấm lòng .
Bức ảnh
của anh được đánh giá có tính nghệ thuật cao ,nhưng anh luôn bị ám ảnh bởi một
yếu tố rất đời thường :người đàn bà vùng biển nghèo khổ ,nhưng vững bước giữa,
hòa lẫn giữa đám đông. Bức ảnh
chỉ là hiện tượng ,cái vỏ hình thức .Cuộc sống cần phải chứa những điều mang giá trị thực,
cái bản chất bên trong dù hiện
tượng và bản chất dường như không phải
mãi mãi là một. Đó là lớp ẩn dụ
thứ hai .
Thứ ba, nhà văn đã tài tình dẫn
dắt câu chuyện bằng một lối kể dung dị, bằng cách quan sát khá tỉ mỉ,bằng tâm
hồn cảm nhận đầy tinh tế và sâu sắc , để đẩy vấn đề lên phạm vi ra ngoài một con thuyền, một huyện vùng phá .
Thứ tư, ta thấy trong truyện
không có nhiều xung đột giàu kịch tích, nhưng các nhân lại ràng buộc lẫn lẫn nhau .
Liên hệ bản thân : Câu chuyện còn cho chúng
ta hiểu vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: thật thà,ngay thẳng và lại rất mạnh mẽ, bản lĩnh, yêu cuộc sống lam lũ, tằn tiện ;về những trí thức cách mạng,xuất
thân là những chiến sĩ giải phóng, sống thương yêu dân lành, tha thứ cho lỗi lầm của họ, dạy dân biết tôn trọng
luật pháp, sống có trách nhiệm Họ là hai tuyến đối lập nhưng cuối cùng đều đứng về một
phía: vì cuộc sống yên bình của nhân dân
Câu hỏi :
1.
Văn bản thuộc thể loại gì ?
2.
Đọc kỹ và lập một dàn ý chi tiết
No comments:
Post a Comment