Monday, August 26, 2019

Bài 4 TRUYỆN CỔ TÍCH -TẤM CÁM


                       
                                      
                            
I.                   NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1.     Nguồn gốc

    Dù có nguồn gốc xa xưa ( thời kỳ cộng sản nguyên thủy ) nhưng truyện cổ tích chủ yếu nở rộ trong thời kỳ xã hội đã phân chia thành giai cấp ,có kẻ giàu người nghèo, có kẻ áp bức và người bị bóc lột .
2.      Truyện cổ tích thần kỳ
         Tấm Cám  là một truyện cổ tích của kho tàng truyện cổ Việt Nam . Được xếp vào nhóm  Truyện cổ tích thần kỳ , gồm những câu chuyện kể lại các sự việc xảy r a trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội (Tấm Cám, Cây khế,  Sự tích Trầu Cau...). Nhân vật chính trong cổ tích ( và cổ tích thần kỳ nói riêng) là những con người bình thường, thấp cổ bé họng ,bị tước đoạt hết mọi quyền lợi . Vì vậy , một nét nghệ thuật đặc sắc của truyện cổ tích thần kỳ là xung đột giữa hai tuyến nhân vật đối lập , các tình tiết thường  giàu yếu tố kịch tính . Nhân vật chính bị yếu  thế , nên người xưa đã mượn những yếu tố hoang đường, kì ảo mang màu sắc tâm linh để giải thóat hay trợ sức họ . Truyện được xây dựng bằng ngôn ngữ truyền khẩu, đã trải qua hàng ngàn năm  ,nhưng chúng ta vẫn nhận ra những giá trị đặc sắc, mang màu sắc hiện đại lẫn dân gian của một  truyện cổ
3.     Tóm tắt cốt truyện:
                     Bước 1 ,có hai khâu
    .-  Tấm vâng lời Bụt mang Bống về nuôi   Tại sao trong giỏ không sót con  tôm tép nào, mà là một chú bống nhỏ xíu ?. Thế nhưng vẫn bị ăn thịt , xương vùi trong tro , may mắn được gà bới giúp, chôn vào bốn lọ
    -. Tấm phải đi dự  lễ hội rất muộn,  do phải  nhặt gạo ,bỏ thóc cho mụ dì ghẻ  .  Chim chóc lại giúp . Không có trang phục,thì nhờ bốn lọ xương và bàn tay hóa phép của Bụt .
 Bước 2 ,có ba khâu 
  -. Tấm lên ngôi hoàng hậu, mẹ con Cám lại tỏ ra  ghen ghét. Tấm về nhà giỗ cha , bị mẹ con Cám hãm hại  . Liên tục bị mẹ con Cám truy sát , Tấm phải hóa thân thành chim vàng anh , hai cây xoan đào , khung cửi, một  quả thị thơm, rồi miếng trầu cánh phượng . Ở đây,thầy trò cũng cần tìm hiểu  một số hình ảnh (chim vàng anh , hai cây xoan đào , khung cửi dệt áo, một  quả thị thơm , miếng trầu cánh phượng )
Cao trào chính là lúc Tấm được gặp lại vua .Nhưng vẫn còn bị bóng dáng mẹ con Cám đe dọa.
    Câu chuyện kết thúc  lúc  cả hai mẹ con đều bị trừng trị .

4.         Từ khó :
- Yếm cách gọi vuông vải che ngực của đàn bà  xưa  .Đó  là một miếng vải mỏng manh có khổ vuông, hai đầu nhọn đính dây để nẹp vào cổ eo cốt che kín từ nhũ hoa  đến rốn, hở nách. Ngoài tác dụng điều hòa khí trong cơ thể,tránh tà  (ngoài  yếm  thường buộc những túi nhỏ đựng gừng, xạ hương và các loại thảo mộc khác ) yếm lại thêm tác dụng ép cho phẳng ngực,  bảo vệ nhũ hoa .Nhũ hoa của phụ nữ là căn bản của hậu duệ, tức là cái nguồn gốc để lưu lại đời đời về sau. Sách “Quan nhân ư vi” viết: “Đôi nhũ hoa là tinh hoa của vận mạch, xem nhan sắc đen trắng, to nhỏ có thể biết con cháu nhiều ít và hiền hay ngu Màu đỏ (điều ) là màu yếm đẹp, thường may bằng lụa điều ,có  giá trị cao  . Mọi xung đột bắt đầu từ chiếc yếm đỏ , một vật dụng để tôn giá trị dung nhan,khẳng định địa vị xã hội ,cũng như bảo vệ sức khỏe của người  sử dụng .Cũng là xung đột về hôn nhân ,hạnh phúc gia đình, con cái về sau .Bởi  uớc mơ và khát vọng muôn thuở của mọi phụ nữ Việt : lập gia đình, có nhan sắc,được chồng yêu thương , sinh ra đàn con đông đảo,khỏe mạnh,giỏi giang trai tài,gái đảm .
 - bống là một loại cá  rất bé, nhiều xương ,ít thịt, không có giá trị kinh tế cao . Không mấy ai nuôi cá bống .Nay lại nuôi  bống trong giếng, được ăn cơm do Tấm nhịn cho ,là điều khác thường, thể hiện mối   thân tình giữa cá và người,  bởi  cá bống thường sống ở vùng nước lợ ,có nhiều bùn . Chi tiết hiếm hoi này đã cho thấy đây  lại cũng là khởi đầu cho nguồn hạnh phúc đi từ nhỏ bé đến vô cùng lớn lao của Tấm.  Tất cả nhờ tấm lòng của Bụt .
 -Bụt là một danh từ (được sử dụng rộng rãi trong dân gian ngày xưa) để nói về Phật. Bụt có thể có các nghĩa sau: người giác ngộ, Thích-ca Mâu-ni, Phật tính, tận cùng thế giới, tuy nhiên cũng có thể được dùng để nói về những bậc thần thánh Việt Nam nhân từ, chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu
 - Chim vàng anh : là loài chim khá nhút nhát, vàng anh mái lại có bộ lông vàng ánh xanh lục buồn tẻ.  giọng hót của chúng thì thánh thót tựa như là uyla-uy-u hay or-iii-ole, không lẫn vào đâu được khi đã nghe thấy
- Xoan đào: là loại thảo mộc   cao từ 7 đến 12 m ,lá xoan dài tới 15 cm,tỏa bóng rợp mát, hoa xoan có năm cánh, sắc tía nhạt hoặc tím hoa cà, mọc thành chùm ,có hương thơm,
-. Mùi thơm của quả thị : rất nồng nhưng dễ chịu, đặc biệt đem lại cảm giác thư thái cho người già .
Xét về mặt hàm lượng dinh dưỡng, quả thị có đường, chứa một lượng vitamin C vừa phải, có tác dụng bổ máu, chống oxy hóa v.v... cũng là một loại trái cây hữu ích.
- Tấm,Cám : hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho  ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu.( Nay thì cơm tấm đã thành món ăn quen thuộc do đó gạo tấm cũng được nâng giá cao hơn) Cám còn có tên cám bột, cám xay xát do trong quy trình xay xát và chế biến ngũ cốc, sau khi thu được sản phẩm chính là hạt thì còn một sản phẩm phụ là cám. Người lao động đặt tên Tấm như muốn đề cao con người  có nhiều giá trị hơn Cám, dù họ mang cùng giòng máu của người cha
. 
II    ĐỌC HIỂU

  1.Phần khai đoan: tác giả nêu đủ ba yếu tố : thời gian ( xa xưa ) không gian ( một gia đình ở làng quê ) nhân  vật ( ba người phụ nữ , quan hệ dường như  không thuận hòa : mẹ ghẻ cay nghiệt -  con chồng, chị em  cùng cha khác mẹ )
  Ngay từ  đầu câu chuyện, tác giả dân gian đã hé mở  cảnh ngộ đầy thương cảm của Tấm (mồ côi )và tính cách đáng trân trọng của Tấm (cần cù, lam lũ ,chịu thương ,chịu khó ) .Đây là những phẩm chất đạo đức cao quí của người phụ nữ xưa . Cô Tấm thảo hiền đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam
1.     Xung đột đầu tiên  đã xảy ra . Kẻ  cần cù và thật thà đã bị kẻ  lười biếng ,lại đầy  thủ đoạn đánh bại .Chiếc yếm thắm với bao  ước mơ đã thuộc về Cám . Vật còn sót lại trong giỏ chỉ là con bống bé tí .Chi tiết này hé mở một điều thật quan trọng: xung đột giai cấp bắt nguồn từ những mâu thuẫn  gắn bó thiết thân với cuộc sống của từng con người : lợi lộc( yếm)  tình yêu( yếm đẹp sẽ làm tăng nét dung nhan, cành có cơ hội lấy được chồng giàu sang )
2.     Phát triển
  - Người giết  cá không  phải để ăn thịt ,  lấy  tiền,mà vì một động cơ đê hèn .Đó là hủy diệt niềm vui,hạnh phúc nhỏ nhoi của Tấm, đẩy Tấm vào nỗi cô đơn đến tội nghiệp .Cái ác đồng lõa với nhau để cùng hãm hại người lành,  nghèo khổ, hèn yếu .Cái ác không dừng lại vơ vét của cải,mà chà đạp lên lẽ sống nhỏ nhoi của con người .
   - Mẹ con Cám quyền lực , nhưng tàn bạo , và cả  mù quáng nữa  ,vì mọi thủ đoạn của họ đều trở nên vô ích . Này đây , chôn xương thì có gà lượm giùm , ngăn cản  Tấm đi  dự hội thì chim chóc nhặt hộ thóc , xương cá hôm nào  lại hóa thành trang phục đẹp đẽ dự hội , trong đó có cả đôi hài đẹp để đưa Tấm lên ngôi hoàng hậu .Trong đời người, nam nhi mơ mình là bậc quân vương, thì người nữ, khát vọng  đẹp nhất là trở thành hoàng hậu , một người “dưới một người, trên muôn người”, với quyền lực lớn nhất , giàu sang nhất ,và hạnh phúc nhất trong tình yêu . Nhân dân đã dùng sức mạnh của một ông  Bụt nhân từ để đưa cô Tấm  bơ vơ ,hiền lành,chăm chỉ, xinh đẹp, phúc hậu , nhẫn nhục đến mức chỉ biết khóc , quê mùa, một bước đã trở nên ngôi cao trong thiên hạ .
    -Xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm cứ liên tục xảy ra , ngỡ Tấm thua nhưng nhờ có Bụt và sức mạnh của ước mơ  trong sáng từ nhân dân, Tấm đã thắng . Hẳn trong thực tế cuộc sống của xã hộ có giai cấp, người lao động nghèo thường chịu thiệt thòi . Người dân thấp cổ bé họng chỉ biết mượn câu chuyện cổ tích để gửi gấm  khao khát bình đẳng , thậm chí vươn lên cao  của họ .
  - Nhưng thái độ đầy đố kị,ghen  ghét của mẹ con Cám báo hiệu  giai đoạn xung đột tiếp theo . Và đúng là như thế . Cuộc chiến bây giờ căng thẳng,quyết liệt hơn trước rất nhiều . Kẻ thù không còn đưa ra những  thủ đoạn hèn hạ , mà bắt đầu tìm cách  hãm hại sự sống của Tấm . Tấm thường xuyên bị truy sát . Tấm đã vững vàng  ,kiên trì và  không hề sợ hãi  trong cuộc chiến sống còn này . Cô không khóc mà vùng lên .Cô không nao núng trước bất cứ thử thách nào, dù mạng sống  bị  hủy hoại. Cô nhất định không chịu bỏ cuộc: Ban đầu, Tấm hóa thân thành một cô chim vàng anh , mượn tiếng hót để cảnh giác cô vợ vua ,cô Cám . Tiếng hót còn  đưa Tấm về bên cạnh vua .
  Rồi  Tấm phải náu mình trong hai cây xoan đào.Tại sao là hai cây này ? cành lá tỏa bóng, nơi giăng võng, đó là tấm lòng Tấm dành cho vua , người bạn trăm năm của mình, để được gần gũi bên chồng ,xoa dịu nỗi mệt nhọc của chồng  . Khi Cám đóng khung dệt từ cây xoan đào, Tấm  lên tiếng nguyền rủa, cảnh cáo  Cám rất dữ dội , khiến Cám vô cùng sợ hãi .Tại sao là hành động “khoét mắt”? Vì từ âm khờ thường vang lên từ âm thanh  cót két của khung dệt bằng gỗ . Nhưng hành động này cũng cho thấy thái độ đấu tranh quyết liệt của Tấm .
 -Rồi  Tấm náu mình  trong quả thị thơm . quả tròn và mọng, khi chín màu vàng, có mùi rất thơm. Mùi thơm của quả thị rất nồng nhưng dễ chịu, đặc biệt đem lại cảm giác thư thái  để thuyết phục người già che chở cho cô.
 Hình dáng, của  quả thị chính là nơi thật tốt để Tấm  náu mình . Ở đây,cô Tấm tốt lành lại xuất hiện ,dù trong lén lút để cùng vui  sống nương tựa, bảo bọc nhau bên bà cụ già , mà từ lâu Tấm không tìm được . Có rất nhiều câu chuyện cổ tích mượn chi tiết “náu mình” thật cảm động như Tấm và quả thị . May mắn là bà cụ không ăn, dù  nồng nàn mùi thơm,hay cụ cũng biết thị không tốt cho đường tiêu hóa . Hẳn đó là lý do Tấm tìm nơi nương náu .
          Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt , bây giờ Tấm gửi gấm trọn vẹn tình yêu thương con người, bày tỏ khát vọng khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái . Tục ăn trầu  là một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Hình tượng trầu têm cánh được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Chị Hai quan họ.  là cô Tấm rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo.
4 Đỉnh điểm :
      Chuyện đi đến cao trào bởi vẫn còn bóng dáng mẹ con Cám . Người đọc sẽ chưa nguôi lo lắng , dù người kể nêu một chi tiết : Cám sợ hãi vì thấy Tấm được vua yêu thương như xưa . Nỗi sợ của Cám luôn đi theo một hành động bất nhân ,và có sự trợ lực của bà mẹ độc ác .Lại  một câu hỏi về nhan sắc , một bí quyết để gìn giữ hạnh phúc (chị làm thế nào mà đẹp thế ?) Càng lo lắng trước tấm lòng nhân hậu của Tấm (có muốn đẹp không  để chị giúp ? )Xung đột đã đi đến đỉnh điểm .
    5. Kết thúc khiến người  chứng kiến câu chuyện thật hả hê . Tự Cám và  đun đầu vào tròng chứ , rồi chấp nhận sự trừng phạt đích đáng . Quân hầu ra  tay ,chứ không phải chính bốn bàn tay của mẹ con Cám ngày xưa , đúng qui luật “ác giả ác báo”
 

 Câu hỏi:
1.      Đặc điểm của truyện cổ tích .
2.       Tìm cốt truyện
3.       Phân tích nội dung, nghệ thuật truyện dựa theo cốt truyện.
4.      Nhân dân muốn bày tỏ khát vọng gì qua câu chuyện này .

No comments:

Post a Comment