I GIỚI
THIỆU :
1.
Thể loại : Những người khốn
khổ là một tiểu thuyết . Thể loại
này còn được gọi là truyện dài , nhưng
không có nghĩa là do nhiều truyện ngắn tạo thành . Đọc toàn bộ tác phẩm, ta thấy
mỗi chương (về số trang ,số từ ) ngang bằng một truyện ngắn ,nhưng đi sâu vào từng nội dung, tác giả tập trung khắc họa một nhân vật có liên quan
đến số phận,tính cách nhân vật chính ( thí dụ, chương viết về vị giám mục nhân
từ, chương dành cho người mẹ đáng thương của bé Cosette, chương phê phán gia
đình Thesnardier, chương
kết án thanh tra Javert ), trong khi truyện ngắn phải đưa tất cả các nhân vật ấy vào trong một
bối cảnh không gian, thời gian hẹp, tác động trực tiếp lên nhân vật chính . Mỗi
chương lại thể hiện một ngòi bút khác nhau, khi lãng mạn, khi hiện thực, khi
châm biếm,có chương lại đậm màu bình luận,
trong khi đó, nhà văn truyện ngắn không
có đất để tung tẩy như thế .
Do vậy, để hiểu
một đoạn trích trong tiểu thuyết,cần đặt
phần trích dẫn vào trong tổng thể tác phẩm .
2. Cốt truyện :
a .
Giớ i thiệu : Jean Valjean vốn mồ côi, sống với gia đình người chị góa
chồng có đàn con bảy đứa bé. Anh làm nghề xén cây, rồi bỗng nhận án tù
năm năm vì tội chưa đánh cắp được một ổ bánh mì, nhưng cánh tay đầy máu và do
có mang súng. Rồi án tăng đến 19 năm, bởi anh trốn ngục nhiều lần. Được tự do ở
tuổi 45, với hơn một trăm đồng lao động
dành dụm gần 20 năm lao tù, anh lại bị cả xã hội loài người xua đuỗi, khiếp sợ vì tấm thẻ tùy thân màu
vàng . Bất ngờ có người chỉ đường cho anh đến đây, có bữa ăn thanh đạm hơn mâm cơm bọn phu xe ngoài chợ,nhưng
được người chủ nhà tốt bụng
“hướng nghiệp” với nghề làm phô
ma , được gọi đến tiếng ông, giọng nói ôn tồn,
trang trọng và rõ là thân mật.
b. Thắt nút : Khi rời ngôi nhà này anh lại cuỗm theo bộ đồ ăn , rồi bị bắt. Nhưng
chủ nhà lại bảo anh “ tôi
biếu anh cả đôi chân đèn nữa kia mà, cũng bằng bạc đấy, có thể bán được
hai trăm phơrăng. Sao anh lại không mang đi một thể với bộ đồ ăn?” Sau đó, ông
lại gần, khẽ bảo: “ Đừng quên, đừng bao giờ quên rằng
anh đã hứa với ta sẽ dùng chỗ tiền này để trở thành con người lương thiện nhé.” Giăng VanGiăng giương con mắt nhìn con người đáng kính ấy. Nhưng anh lại
tìm cách giành giật một xu nhỏ với thằng
bé con ngay sau đó. Con đường hoàn lương quả không đơn giản. Tuổi gần năm mươi, với số vốn giám mục tặng, Jean Valjean quyết tâm đứng lên. Ông đã khóc rất nhiều, tìm cách trả
nợ cho chú bé một xu và cầu nguyện rất
lâu trước khi ra đi.
Bộ tiểu
thuyết nổi tiếng này có một nút thắt đầy cảm động như cổ tích .
c. Phát triển : Jean Valjean về quê nhà với món quà lớn vị
giám mục tặng. Ngay
khi xuất hiện, ông đã lao vào cứu sống hai đứa con của ông tỉnh trưởng
thoát khỏi một vụ cháy lớn , cho nên tấm
thẻ vàng của ông không ai quan tâm nữa .Tám năm sau ông là Madeleine, một chủ xưởng giàu có và là thị trưởng
nhân hậu, tháo vát và sáng suốt . Ỏ đây , Valjean gặp và cưu mang hai mẹ
con Fantine (mẹ đơn thân phải làm nghề mại dâm để nuôi con gái Cosette trọ nơi nhà Thénardier ) đang làm công nơi xưởng.
Bây giờ, cả ông và Fantine đều đang bị thanh tra Javert truy bắt vì tội
phạm pháp : kẻ là tù khổ sai thẻ vàng ,
người làm gái điếm .
Không thể
cứu sống người mẹ, ông lại xót xa có kẻ bị bắt nhầm vì quá giống ông bề
ngoài, nhưng vì tương lai bé Cosette mới sáu tuổi,ông bỏ tất cả lên thủ đô Paris sinh sống
- Chín năm sau, gia đình Thénardier cũng tới Paris, hành nghề trộm cắp Các con họ , Bé Gavroche và
chị gái Éponine, trạc tuổi Cosette đều tham gia một phong trào cách mạng của
sinh viên bảo vệ người lao động,do Enjolras khởi xướng .Hai thiếu nữ cùng yêu chàng sinh viên Marius Pontmercy, một sinh viên . Nhờ Éponine , ông lão Valjean nay tuổi 63 thoát khỏi
sự vây bắt của Javert do bố mẹ cô
chủ mưu .
- Cuộc cách mạng nổ ra .Javert đã trà trộn vào hàng ngũ sinh viên nhưng bị Gavroche phát hiện và Enjolras bắt.
Valjean đã gia nhập với họ, bởi vì ông muốn bảo vệ Marius. Ông đã xin Enjolras
thả Javert. Éponine chấp nhận chết thay Marius .
-Trong trận chiến tiếp theo, Enjolras và Gavroche đều bị giết.
Valjean giải thoát Javert và Marius đang
bị thương Giữa lúc vác Marius chạy trốn ông chạm trán Javert, ông cố gắng thuyết
phục Javert để ông đưa Marius về gia đình của anh, Javert đồng ý rồi lao xuống sông Seine tự vẫn.
d . Đỉnh
điểm :Marius và Cosette cưới
nhau. Trước lễ cưới, Valjean đã kể hết cho Marius về quá khứ của mình rồi bỏ đi
.
e
Mở nút :Trong lễ cưới, vợ chồng Thénardier trà trộn để trộm cắp. Họ tống tiền
Marius để bịt tai cảnh sát,
nhưng bị đuổi đi . Valjean đã hấp hối, Marius đã nhận ra được lòng tốt của ông
và chạy đến nhà Valjean cùng Cosette. Ông cũng đã có niềm hạnh phúc khi ở bên
là đứa con gái nuôi yêu quý và con rể. Ông nói với họ rằng ông rất yêu quý họ,
sau đó Valjean qua đời.
2 Giá
trị của tác phẩm : Những người khốn
khổ là tiểu thuyết được Victor Hugo sáng tác theo phương pháp lãng mạn . Hiện
thực đau thương đầy dẫy trong truyện, nhưng ở đâu yếu tố lãng mạn cũng bừng lên
dành chiến thắng .
- Một vị giám mục già với trái tim nhân ái,
bao dung đã cúi xuống linh hồn đầy uất hận
và bế tắc của người tù thẻ vàng. Tấm lòng, cử chỉ, lời nói và sự giúp đỡ thiết
thực của ông đã mở cho Valjean ,cứ nghĩ
cuộc đời đã chấm dứt bừng tỉnh : phải sống có ích cho tất cả mọi
người, cho những ai mang tên NGƯỜI.
-Người tốt, người xấu ,với Valjean đều là
người.Ông không thể ung dung sống khi có kẻ bị
Javert bắt chỉ vì có ngoại hình giống ông . Dù có khi được giải vây ( nhờ có Éponine và Gavroche hỗ trọ ), có khi đụng đọ trực tiếp với Javert , ông đã thức tỉnh tâm hồn một kẻ « ví thử cha hắn
vượt ngục, hắn cũng cứ bắt, mẹ hắn phạm pháp, hắn cũng cứ tố cáo.” khiến cuối cùng viên thanh tra có máu lạnh này phải tủi hổ, tự tìm cách kết
liễu cuộc đời mình . Điều này không phải
chỉ là hướng giải quyết đậm màu
phê phán « có vay có trả » như luật nhân quả, mà còn là
một cách tôn trọng con ngườ của Valjean và Hugo .
-Ông đã bị
vợ chồng nhà Thénardier hãm
hại nhiều lần , nhưng hầu như những người con đáng quí của họ lại đứng ra bảo vệ
ông . Éponine và Gavroche lại chọn lấy cái chết của mình để cứu người. Nghĩa cử cao đẹp của họ đã chuộc hết mọi tội lỗi do cha mẹ gây nên cho bố con Valjean và Cosette,
cũng là màu sắc thấm đẫm tinh thần nhân văn của truyện.
-
Ông đau đớn vì biết người công
nhân trong xưởng của mình phải hành nghề
mại dâm, bán răng, bán tóc để có tiền nuôi con gái Cosette. Ông ân hận
vì Fantine chết vì bệnh lao mà
chưa kịp nhìn thấy mặt con .Ông hiểu thấm thía tình mẫu tử, cho nên quyết
định của ông từ khi bé Cosette sáu tuổi đến hơn 15 năm sau, ông
mãi mãi là mẹ hiền của bé. Một thương nhân, một thị trưởng giàu có , già
nua lặng lẽ chăm bẵm cô con gái nuôi bất hạnh từ tuổi ấu thơ đến khi cô kết hôn sẽ là một hình ảnh cảm động làm rơi nước mắt biết bao độc giả . Cũng là
những cảnh tượng của cổ tích, nhưng với Victor Hugo, đó là cuộc đời có thật.
-
Lời cuối cuộc đời ông lão mang án tù khổ sai dành cho đôi bạn
trẻ là « hãy thương yêu nhau ».Đó cũng là chủ đề lớn nhất của tác phẩm
. Lời dặn này như một lời chào từ biệt cõi thế của ông,từ khi ông nhận
lấy một trách nhiệm mà vị giám mục xưa
trao cho : Đừng quên, đừng bao giờ quên rằng anh đã hứa với ta trở thành con người lương thiện
nhé.
II .ĐỌC HIỂU :
Đoạn trích có 3 đoạn. Đọc phần này, ta thấy tác giả sử dụng
ngòi bút tương phản để dựng lên hai tuyến đối lập . thanh tra Javert (Gia-ve) tượng
trưng cho phái có quyền lực ,nhưng tàn bạo và mù quáng ; còn Jean Valjean đại diện cho những
người yếu thế nhưng nhân ái và sáng suốt .
Trong đoạn 1
, Cái ác của kẻ quyền thế đã thắng cái thiện của kẻ thất thế .
a. Valjean ở thế bị động: S ự nhân ái
và sáng suốt của Jean Valjean bộc lộ qua lời an ủi dành cho Fantine (nhân ái)và
lời trấn an thanh tra Javert (sáng suốt ) . Ông ở
thế bị động,vì là đối tượng thanh tra Javert sẽ bắt giữ
“không phải là bắt đầu mà là kết thúc ”Trái lại , viên thanh tra
Javert nắm thế chủ động với quyền lực trong tay .Quyền lực ấy dồn vào cử chỉ, ánh mắt, lời nói (đứng lì một chỗ, mắt nhìn như móc sắt , kéo
giật về hắn bao kẻ khốn khổ , giọng nói điên cuồng,man rợ như tiếng thú gầm , bộ
mặt gớm ghiếc ), tương phản với giọng nhẹ nhàng , điềm tĩnh của Jean Valjean
b Qua đoạn 2 , vẫn cuộc đối đầu hai con người, đại diện
cho hai phái đối lập. Thanh tra Javert phô trương uy quyền
và sự tàn ác bằng cử chỉ thô bạo (túm cổ
áo
Jean Valjean),cười to,quát tháo , trong khi
đó Jean Valjean vẫn chịu đựng bằng giọng thì thầm ,có chút van xin .Lời cầu xin rất lạ : Nói riêng
một điều, cầu xin, chỉ mình ông nghe được .Đó là xin ba ngày đi tìm bé Cosette cho Fantine. Ông hiểu rõ nếu
nói to, người mẹ đau khổ của Cosette sẽ bị sốc,ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sinh mệnh. Nhưng Thanh tra Javert đáp
trả lời van xin,thái độ cầu cạnh vốn không
thể có từ một thị trưởng tăm tiếng ra sao ? Dậm chân,quát tháo, kết án Jean Valjean . Vì Thanh
tra Javert muốn thay đổi tất cả
.Tù khổ sai,gái điếm không thể là thị
trưởng,bà hoàng .Đó là sự tàn bạo . Hắn mù quáng không tin lời xin hoãn ba ngày đi tìm bé Cosette cho Fantine
. Hắn không hiểu được nỗi lòng mong
ngóng con của người mẹ hấp hối,mà chỉ sợ
vuột con mồi Jean Valjean. Cái ác
của kẻ quyền thế đã thắng cái thiện của kẻ
thất thế .
2 Trước con người như thế , Jean Valjean phải
làm gì ?Ông phải “khôi phục uy quyền”,ở đoạn cuối, bằng hành động,bằng lời kết án Thanh tra Javert , bằng cử chỉ đầy
nhân ái với Fantine .Còn Thanh tra Javert thì thế nào ? Bị đẩy
sang thế yếu kém . Khi Jean Valjean gỡ bàn tay Javert như cạy bàn tay trẻ con , rồi giật gãy một nan giường bằng sắt,
rồi cảnh cáo gã thanh tra bằng giọng thật nhỏ, nhưng nội dung lời lại đầy nội lực , đủ ba vế đã khiến Thanh
tra Javert run sợ, mất hết uy
quyền . Lúc này ,nghĩa là Thanh tra Javert chịu khó hạ mình xuống,quên đi chức thanh tra của mình . Tôi khuyên
đồng nghĩa với việc thanh tra hãy bừng tỉnh,đừng mù quáng mà hành động điên rồ,
và đừng quấy rầy tôi lúc này hàm ý đừng tàn bạo như nãy giờ . Hãy sáng suốt và nhân ái hơn đi ,ngài
thanh tra . Sự đáp trả của Thanh tra Javert ra
sao ? Đứng lại, tay nắm đầu can gậy, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Jean Valjean . Hắn đã làm đúng những gì người tù này đề
nghị .Thế là Jean Valjean giành vị trí
cầm quyền,với khối tỉnh táo,trái
tim nhân đạo .Nhưng chưa hết . Ông đã đến bên thi thể người mẹ đau khổ, cúi xuống
xót thương , thì thầm an ủi .Ông nói gì khiến “gương mặt Fantine sáng rỡ ? ”,
Valjean hứa với cô sẽ chăm sóc Cosette cẩn thận, ông trả tiền cho lão chủ quán
trọ Thénardier để giải phóng cho Cosette và cùng em chạy trốn lên Paris khỏi sự
truy đuổi của Javert. Còn lúc này, ông chấp nhận trở về vị trí một tội nhân
III KẾT LUẬN
1 .Khi xây dựng nhân vật Hugo miêu tả bằng bút
pháp lãng mạn, nhân vật được lý tưởng hoá cao độ. Giăng Vangiăng chỉ vì một câu
nói, một hành động cao quý của linh mục Mirien mà thay đổi hoàn toàn. Suốt
quãng đời còn lại, ông luôn làm những việc thiện, hy sinh cả hạnh phúc của mình
vì người khác. Giăng Vangiăng là biểu tượng sáng ngời của sự tu thiện .
2 . Fantine :Giữa cảnh bùn nhơ, cô sáng ngời như một biểu tượng của tình mẫu tử
thiêng liêng. Phăngtin còn là biểu tượng của sự sa đoạ, nhục nhằn, bị lạm dụng
rồi bị ruồng bỏ - thân phận của những người phụ nữ bất hạnh xưa nay. Dựng nhân
vật phụ nữ đau khổ này để tô đậm nhân cách cao đẹp của Valjean
3 .Ngay cả nhân vật phản diện trong tác phẩm
cũng được lý tưởng hoá cao độ: thanh tra Giave là biểu tượng của luật pháp hà
khắc, hắn thực thi luật pháp mẫn cán đến mức "ví thử cha hắn vượt ngục, hắn
cũng cứ bắt, mẹ hắn phạm pháp, hắn cũng cứ tố cáo... Hắn là hiện thân của nhiệm
vụ cứng rắn, của an ninh khắc nghiệt, là một anh lính canh phòng không nể nang,
là một thứ lương thiện đáng sợ, là một tên tố giác lạnh lùng, là công lý dưới mặt
mũi một hung thần". Khi thấy mình đang mắc kẹt trong mâu thuẫn giữa niềm
tin vào luật pháp và niềm tin vào lòng tốt con người, để giải thoát cho bản
thân, Giave đã nhảy xuống sông tự vẫn. Cái chết của Giave là sự khẳng định ý đồ
của tác giả: Cái Thiện sau cùng sẽ chiến thắng cái Ác.
4 “Con bé không lớn hơn con chim, run lẩy bẩy,
lúc nào cũng sợ sệt, giật mình...". Nhưng Cosette cũng là nhân vật nữ duy
nhất trong tác phẩm được Hugo ưu ái dành cho một kết thúc có hậu: sau này, nàng
sống đầy đủ, sung sướng bên người cha nuôi yêu thương nàng, và cuối cùng được sống
hạnh phúc bên người mình yêu.
Câu hỏi :
1. Phân biệt sự
khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu thuyết .
2.
Tóm truyện
Những người khốn khổ
3 Những
người khốn khổ là tiểu thuyết được Victor Hugo sáng
tác theo phương pháp lãng mạn . Theo bạn, vì
sao tác giả chọn thể loại và phương pháp này . ?
3. Những nét đẹp trong tâm hồn Giăng Vangiăng.
No comments:
Post a Comment