TIỂU THUYẾT THƠ
ĐOẠN TRƯỜNG TÂN
THANH (NGUYỄN DU)
LỤC
VÂN TIÊN ( NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU )
I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1.
Thể loại :
a. Nguồn gốc :Truyện thơ Nôm
là một thể loại lớn trong giòng
văn học cổ Việt Nam, phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn cuối TK
XVIII- đầu TK XIX. Đến nay chưa thể biết
thể loại văn học này ra đời vào lúc nào, hình thái đầu tiên ra
sao . Thể loại truyện lục bát đã ra đời trước thế kỷ XVIII, nổi bật là Thiên nam lục ngữ với
trên 8.000 câu thơ lục bát, là một
tác phẩm diễn ca lịch sử đồ sộ, ghi lại
sự tích của các nhân vật lịch sử
sinh động, chi tiết, có tính cách
của một câu chuyện.
b. Phân loại : Có hai loại truyện Nôm : truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học –
-Truyện
nôm bình dân ( hay truyện thơ nôm khuyết danh ) ra đời vào khoảng thế kỷ
XVIII, truyện dựa trên cốt truyện của những câu chuyện cổ tích , không có tên
tác giả , nhưng căn cứ vào cách nhìn nhận những vấn đề nhân sinh và xã hội thể
hiện qua các tác phẩm , có thể tác giả là những tầng lớp dưới, những nho sĩ
bình dân, những thầy đồ dạy học trong các thôn xóm . Truyện thơ nôm khuyết danh
thể hiện rất rõ những quan niệm đạo đức của người bình dân : vợ chồng thủy
chung, con cái hiếu thảo,anh em hòa thuận, làng xóm nghĩa tình ; trước những thế
lực đen tối do đồng tiền, quyền lực gây ra, họ kiên cường chiến đấu đến cùng ,
tiêu diệt chúng, làm cho mọi gia đình được
yên bình, xã hội tốt đẹp . Kết thúc truyện ta thường gặp nhân vật chính được hạnh phúc, no đủ . Điều này cũng thể hiện khát vọng công bằng của quần chúng lao động
trong xã hội phong kiến xưa .Ngôn ngữ loại truyện này thường mộc mạc , nôm na,
gần với ngôn ngữ vè trong dân gian . Một yếu tố đôi khi gặp là chi tiết kỳ ảo .
Do bản thân nhân vật chính thường gặp sự yếu thế
trong cuộc sống, thần thánh sẽ giúp họ có sức mạnh, có trí tuệ hơn người,
hoặc gặp may mắn, còn kẻ bạc ác sẽ bị đấng tối cao trừng phạt
- Truyện Nôm bác học Truyện Kiều ( Nguyễn Du ) Hoa
tiên ( Nguyễn Huy Tự ) Sơ kính tân trang (Phạm
Thái ), Lục Vân Tiên ( Nguyễn
Đình Chiểu ) có tác giả thuộc tầng lớp
phong kiến, quý tộc, có trình độ học vấn
uyên bác, có quá trình trau dồi , tu dưỡng nghệ thuật . Các tác phẩm (trừ một
vài tác phẩm được tác giả hư cấu)đa phần
mượn cốt truyện từ Trung Quốc, nhưng được sáng tạo lại một cách rất đặc sắc trên cơ sở thể nghiệm của tác giả .
II. Truyện
thơ Nôm bác học:
1
.Nội dung
Nội dung của truyện thơ Nôm bác học phong phú, đa dạng.Đề
tài phổ biến là những mối tình của các giai nhân tài tử , yêu nhau một cách tự
do, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo
phong kiến , từ đó, tác giả còn đặt ra
những vấn đề mang tính nhân sinh xã hội rộng lớn . Cốt
truyện dù mang không khí vay mượn của
Trung Quốc, các tình tiết phảng phất
không khí truyện cổ tích với những yếu tố
hoang đường kỳ ảo,nhưng đối chiếu với tiểu sử, ta thấy tác giả
mượn truyện ,vừa để ký thác tâm sự,
vừa bày tỏ quan niệm sống của mình, vừa
thỏa lòng thực hiện ý nguyện ‘ văn dĩ tải đạo’. qua những trang văn để
giáo dục, răn đe người đời bài học đạo đức, lại muốn đem truyện đến gần hơn với đại đa số nông dân lao động, nên có
lúc truyện đậm đặc chất bác học, nhưng
có chỗ lại rất gần với truyện bình dân.
2 . Ngôn ngữ :Tuy có lồng nhiều
điển cố , điển tích ,từ Hán Việt, nhưng rất lưu loát khi chan hòa với văn cảnh
. Nhiều câu từ mang không khí của ca dao, dân ca đậm đà . Với Truyện Kiều , ngôn ngữ
Việt Nam trở nên vô cùng trong sáng, đẹp đẽ, phong phú . Ngôn ngữ bác học,
bình dân kết hợp với nhau, bổ sung cho
nhau, cho nên những giá trị tích cực được phát huy cao độ . . Bên cạnh kể chuyện, tác giả còn chú trọng
miêu tả cảnh vật, làm rõ cảnh ngộ, tình
huống câu chuyện, số phận tính cách nhân
vật,( được mô tả hợp lý, sâu sắc, cụ thể,
đầy thuyết phục ) do đó câu chuyện trở
nên sinh động, hấp dẫn .
Với tài năng vận dụng thể thơ lục bát vô cùng
điêu luyện,Nguyễn Du đã trở thành nhà thơ viết lục bát hay nhất trong lịch sử
văn học nước nhà. Các nhà thơ mới , đặc biệt Huy Cận, chịu ảnh hưởng sâu đậm lục bát của Truyện Kiều . Rất nhiều
người đồng tình với nhận định sau của ông Nguyễn Đức Tùng : thơ lục bát cũng
như truyện ngắn và Haiku, viết dễ nhưng để hay thì rất khó .
:Lục Vân Tiên là một
tác phẩm được hình thành từ hai nguồn truyện thơ Nôm bình dân và bác học .
3. Tiểu thuyết thơ . Thời
gian của truyện kéo dài, không gian rộng. Nhiều chủ đề chồng chéo, nhân vật dồi
dào, sự xung đột quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật quyết liệt . Ngôn ngữ tác
giả, nhân vật phong phú . Cốt truyện phức tạp, nhiều tình tiết dẫn đến sự biến
. Phương thức biểu đạt (kể
chuyện, miêu tả, biểu cảm) của văn tự sự nhuần nhuyễn .-
4 Tiểu thuyết
chương hồi Có thể xem truyện thơ Nôm Lục
Vân Tiên là một hình thức văn học thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi ,với những
tác phẩm quen thuộc Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt là Tam quốc chí Tiểu thuyết chương hồi là một thể truyện dài
, bắt nguồn từ Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh Thanh . Nội dung chính là những câu chuyện lịch sử rất dài,
người kể phải chia làm nhiều đoạn, kể lại
trong nhiều lần , nên được ngắt ở những tình tiết quan trọng, hấp dẫn bằng câu
“”muốn biết sự việc ra sao, hãy xem hồi sau phân giải”.Đó là chương hồi . Các
chương hồi có dung lượng gần bằng nhau , có quan hệ nối tiếp nhau chặt chẽ , có
nội dung và hình thức tương đối trọn vẹn .
Về nghệ
thuật, tiểu thuyết chương hồi có những đặc
điểm sau : Nội dung câu chuyện được thể hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ
nhân vật, hơn là qua sự miêu tả tỉ mỉ về tính cách nhân vật .Câu chuyện được
phát triển qua những tình tiết có xung đột căng thẳng mang nhiều kịch tính .
Nghệ thuật khắc họa nhân vật mang tính ước lệ tượng trưng , chứ không theo
nguyên tắc điển hình hóa hiện đại .
Như vậy, truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên vừa
mang dáng dấp một truyện tiểu thuyết thông thường ( ngôn ngữ, cốt truyện) lại
mang nét chương hồi ( kết cấu , nhân vật ) .
III.
KẾT LUẬN :
1. Cùng với ngâm khúc, thể loại truyện
Nôm đã kết tinh đầy đủ những truyền thống ưu tú của văn học chữ Nôm dân tộc trong quá trình phát
triển.
2Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thể loại truyện nôm bác học, đặc biệt yếu tố
điêu luyện .
I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1.
Thể loại :
a. Nguồn gốc :Truyện thơ Nôm
là một thể loại lớn trong giòng
văn học cổ Việt Nam, phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn cuối TK
XVIII- đầu TK XIX. Đến nay chưa thể biết
thể loại văn học này ra đời vào lúc nào, hình thái đầu tiên ra
sao . Thể loại truyện lục bát đã ra đời trước thế kỷ XVIII, nổi bật là Thiên nam lục ngữ với
trên 8.000 câu thơ lục bát, là một
tác phẩm diễn ca lịch sử đồ sộ, ghi lại
sự tích của các nhân vật lịch sử
sinh động, chi tiết, có tính cách
của một câu chuyện.
b. Phân loại : Có hai loại truyện Nôm : truyện nôm bình dân và truyện nôm bác học –
-Truyện
nôm bình dân ( hay truyện thơ nôm khuyết danh ) ra đời vào khoảng thế kỷ
XVIII, truyện dựa trên cốt truyện của những câu chuyện cổ tích , không có tên
tác giả , nhưng căn cứ vào cách nhìn nhận những vấn đề nhân sinh và xã hội thể
hiện qua các tác phẩm , có thể tác giả là những tầng lớp dưới, những nho sĩ
bình dân, những thầy đồ dạy học trong các thôn xóm . Truyện thơ nôm khuyết danh
thể hiện rất rõ những quan niệm đạo đức của người bình dân : vợ chồng thủy
chung, con cái hiếu thảo,anh em hòa thuận, làng xóm nghĩa tình ; trước những thế
lực đen tối do đồng tiền, quyền lực gây ra, họ kiên cường chiến đấu đến cùng ,
tiêu diệt chúng, làm cho mọi gia đình được
yên bình, xã hội tốt đẹp . Kết thúc truyện ta thường gặp nhân vật chính được hạnh phúc, no đủ . Điều này cũng thể hiện khát vọng công bằng của quần chúng lao động
trong xã hội phong kiến xưa .Ngôn ngữ loại truyện này thường mộc mạc , nôm na,
gần với ngôn ngữ vè trong dân gian . Một yếu tố đôi khi gặp là chi tiết kỳ ảo .
Do bản thân nhân vật chính thường gặp sự yếu thế
trong cuộc sống, thần thánh sẽ giúp họ có sức mạnh, có trí tuệ hơn người,
hoặc gặp may mắn, còn kẻ bạc ác sẽ bị đấng tối cao trừng phạt
- Truyện Nôm bác học Truyện Kiều ( Nguyễn Du ) Hoa
tiên ( Nguyễn Huy Tự ) Sơ kính tân trang (Phạm
Thái ), Lục Vân Tiên ( Nguyễn
Đình Chiểu ) có tác giả thuộc tầng lớp
phong kiến, quý tộc, có trình độ học vấn
uyên bác, có quá trình trau dồi , tu dưỡng nghệ thuật . Các tác phẩm (trừ một
vài tác phẩm được tác giả hư cấu)đa phần
mượn cốt truyện từ Trung Quốc, nhưng được sáng tạo lại một cách rất đặc sắc trên cơ sở thể nghiệm của tác giả .
II. Truyện
thơ Nôm bác học:
1
.Nội dung
Nội dung của truyện thơ Nôm bác học phong phú, đa dạng.Đề
tài phổ biến là những mối tình của các giai nhân tài tử , yêu nhau một cách tự
do, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo
phong kiến , từ đó, tác giả còn đặt ra
những vấn đề mang tính nhân sinh xã hội rộng lớn . Cốt
truyện dù mang không khí vay mượn của
Trung Quốc, các tình tiết phảng phất
không khí truyện cổ tích với những yếu tố
hoang đường kỳ ảo,nhưng đối chiếu với tiểu sử, ta thấy tác giả
mượn truyện ,vừa để ký thác tâm sự,
vừa bày tỏ quan niệm sống của mình, vừa
thỏa lòng thực hiện ý nguyện ‘ văn dĩ tải đạo’. qua những trang văn để
giáo dục, răn đe người đời bài học đạo đức, lại muốn đem truyện đến gần hơn với đại đa số nông dân lao động, nên có
lúc truyện đậm đặc chất bác học, nhưng
có chỗ lại rất gần với truyện bình dân.
2 . Ngôn ngữ :Tuy có lồng nhiều
điển cố , điển tích ,từ Hán Việt, nhưng rất lưu loát khi chan hòa với văn cảnh
. Nhiều câu từ mang không khí của ca dao, dân ca đậm đà . Với Truyện Kiều , ngôn ngữ
Việt Nam trở nên vô cùng trong sáng, đẹp đẽ, phong phú . Ngôn ngữ bác học,
bình dân kết hợp với nhau, bổ sung cho
nhau, cho nên những giá trị tích cực được phát huy cao độ . . Bên cạnh kể chuyện, tác giả còn chú trọng
miêu tả cảnh vật, làm rõ cảnh ngộ, tình
huống câu chuyện, số phận tính cách nhân
vật,( được mô tả hợp lý, sâu sắc, cụ thể,
đầy thuyết phục ) do đó câu chuyện trở
nên sinh động, hấp dẫn .
Với tài năng vận dụng thể thơ lục bát vô cùng
điêu luyện,Nguyễn Du đã trở thành nhà thơ viết lục bát hay nhất trong lịch sử
văn học nước nhà. Các nhà thơ mới , đặc biệt Huy Cận, chịu ảnh hưởng sâu đậm lục bát của Truyện Kiều . Rất nhiều
người đồng tình với nhận định sau của ông Nguyễn Đức Tùng : thơ lục bát cũng
như truyện ngắn và Haiku, viết dễ nhưng để hay thì rất khó .
:Lục Vân Tiên là một
tác phẩm được hình thành từ hai nguồn truyện thơ Nôm bình dân và bác học .
3. Tiểu thuyết thơ . Thời
gian của truyện kéo dài, không gian rộng. Nhiều chủ đề chồng chéo, nhân vật dồi
dào, sự xung đột quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật quyết liệt . Ngôn ngữ tác
giả, nhân vật phong phú . Cốt truyện phức tạp, nhiều tình tiết dẫn đến sự biến
. Phương thức biểu đạt (kể
chuyện, miêu tả, biểu cảm) của văn tự sự nhuần nhuyễn .-
4 Tiểu thuyết
chương hồi Có thể xem truyện thơ Nôm Lục
Vân Tiên là một hình thức văn học thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi ,với những
tác phẩm quen thuộc Hoàng Lê nhất thống chí, đặc biệt là Tam quốc chí Tiểu thuyết chương hồi là một thể truyện dài
, bắt nguồn từ Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh Thanh . Nội dung chính là những câu chuyện lịch sử rất dài,
người kể phải chia làm nhiều đoạn, kể lại
trong nhiều lần , nên được ngắt ở những tình tiết quan trọng, hấp dẫn bằng câu
“”muốn biết sự việc ra sao, hãy xem hồi sau phân giải”.Đó là chương hồi . Các
chương hồi có dung lượng gần bằng nhau , có quan hệ nối tiếp nhau chặt chẽ , có
nội dung và hình thức tương đối trọn vẹn .
Về nghệ
thuật, tiểu thuyết chương hồi có những đặc
điểm sau : Nội dung câu chuyện được thể hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ
nhân vật, hơn là qua sự miêu tả tỉ mỉ về tính cách nhân vật .Câu chuyện được
phát triển qua những tình tiết có xung đột căng thẳng mang nhiều kịch tính .
Nghệ thuật khắc họa nhân vật mang tính ước lệ tượng trưng , chứ không theo
nguyên tắc điển hình hóa hiện đại .
Như vậy, truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên vừa
mang dáng dấp một truyện tiểu thuyết thông thường ( ngôn ngữ, cốt truyện) lại
mang nét chương hồi ( kết cấu , nhân vật ) .
III.
KẾT LUẬN :
1. Cùng với ngâm khúc, thể loại truyện
Nôm đã kết tinh đầy đủ những truyền thống ưu tú của văn học chữ Nôm dân tộc trong quá trình phát
triển.
2Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thể loại truyện nôm bác học, đặc biệt yếu tố
điêu luyện .
No comments:
Post a Comment