Monday, August 26, 2019

Bài 7 TIỂU THUYẾT CHA CON NGHĨA NẶNG ( Hồ Biểu Chánh ) ưởng hữ o, sau đó lại chuyển sang học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ,có bằng thành chung ( tương đương hệ trung học cơ sở ngày nay ) năm 1905. Từ năm 1906 đến năm 1941 ông đã làm việc liên tục cho Chính phủ Pháp, bắt đầu từ chức thông ngôn thăng dần đến chức Ðốc Phủ sứ. Cuối năm 1946, ông từ giã chính trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương . Hồ Biểu Chánh là người rất say mê với sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ năm 1922 trở đi ông viết rất liên tục, đều đặn. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tuồng cải lương, hát bội, văn tế, tác phẩm dịch . Người ta chỉ còn nhớ đến Hồ Biểu Chánh với một thể loại duy nhất: Tiểu thuyết. Ông sáng tác được 64 quyển tiểu thuyết nhưng chỉ có 18 quyển ra đời trong giai đoạn 1912 - 1932 được xem là có đóng góp cho việc hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong số đó phải kể đến các tác phẩm tiêu biểu sau: Ai làm được, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời, Nhân tình ấm lạnh, Thầy thông ngôn, Ngọn cỏ gió đùa, Chút phận linh đinh, Vì nghĩa vì tình, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Cha con nghĩa nặng, Khóc thầm, Tỉnh mộng 2. Cốt truyện :Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Cha con nghĩa nặng ngợi ca tình cha con giữa Sửu và Tí ,Quyên.Sửu là nông dân chất phác, cần cù, sống ở miền Tây Nam Bộ những năm 30 thế kỷ trước . -Anh có vợ là thị Lựu,con gái Hương thị Tào. Hương thị là tên đệm một người từng làm lính trong làng . Họ có hai con , Tí và Quyên. Vợ anh dan díu với hương hào Hội (một chức sắc trong làng),sinh bé Sung, nhưng Sửu không hề hay biết . Khi rõ chuyện từ hàng xóm, anh dò hỏi vợ thì chị này chửi bới ,khiến anh vốn tính tình hiền hậu không mảy may nghi ngờ . Một thắt nút tạo tình huống, đó là một đêm khuya , Sửu ra ruộng canh lúa, bỗng đau bụng nên về nhà, thì gặp một gã đàn ông từ trong lao ra . Sửu nhận ra là Hương hào Hội . Anh lao theo đuổi,nhưng Thị Lựu đã ngăn đường.Anh đánh vợ,chị lại dùng một con dao thật to bản để chém anh .Bản năng tự vệ,anh đã vô tình xô ngã vợ .Chị ngã ra chết .Sửu hoảng sợ bỏ trốn . Anh đến một bờ sông, tháo chiếc thắt lưng có gói thẻ thân (một dạng chứng minh thư ngày nay) rồi bơi qua bờ bên kia . Sau đó, lại có một thây chết đuối dạt đến .Dân làng kết luận anh đã tự tử. Câu chuyện phát triển theo cuộc đời những đứa con của Sửu. Ở tại nhà anh , quan chức đến điều tra . Tý rất ý thức về cảnh ngộ gia đình, khai rằng cha ở ruộng,mẹ bị ai đó xô ngã . Còn Quyên thì kể thật chuyện cha mẹ cãi cọ . Dân làng nhặt được một thắt lưng,ví tiền và thẻ thân ghi tên Nguyễn Văn Hội ở nhà Sửu .Nhưng hắn đã lo lót để cho quan làng nên nhẹ án . Rồi cái thây của Sửu, quan tỉnh lại kết án Hội giết anh ta ngoài ruộng để tiện bề tư tình với vợ anh ta . Hội tan gia bại sản vì lo lót. Sau đó ,dân làng không một ai biết anh ta đi đâu . - Hương thị Tào đã ngoài tuổi năm mươi,góa bụa, sống bằng nghề buôn bán nhỏ ,nay vất vả đón ba cháu về nuôi . Sung bị ốm,uống nhầm thuốc và chết . Hai đứa bé, ông đưa xuống giúp việc nơi nhà bà hương quản Tồn (lý trưởng ). Bà cũng góa chồng, giàu có .Bà rất nhân đạo , quý mến Tí, mong muốn sẽ cưới Quyên cho con trai . Tí luôn ám ảnh bởi cảnh ngộ của cha,nguyên nhân gây nên cái chết của mẹ, nên thường tâm niệm một nguyên tắc :vợ của họ ăn no xách đít đi chơi hoài, rồi còn sanh sứa lấy trai nữa, hễ họ nói nó chửi tướp lên đầu, tôi ghê quá nên tôi không thèm cưới vợ,hay Cưới vợ làm gì? Cưói vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao? Cưới vợ về rồi sau nó lấy trai càng khổ cho mình chớ ích gì. Còn Quyên thì quan niệm , chẳng nên kể tới thứ đàn bà bạc tình bất nghĩa mà làm chi - Phần Sửu ,sau hơn mười năm sống phiêu bạt ,mang tên tuổi một người Khmer đã chết , anh quyết định về làng thăm con .Trong lòng anh luôn bị dằn vặt vì các con sống vất vả và sẽ mãi mãi oán trách cha sát hại mẹ . Anh muốn thanh minh với chúng ,muốn tỏ lòng mình thương con . Nhà đã bị bán,anh lần qua nhà bố vợ .Chiều tối, hai ông cháu từ nhà bà Hương quản về , họ bắt gặp một người đàn ông mặc trang phục toàn đen cũ kỹ , khuôn mặt dãi dầu, thoáng thấy họ thì kéo nón che kín ,ông Hương thị ngỡ là một người Thổ (người Khmer)nên không quan tâm .Nhưng đó chính là Sửu ..Kẻ đi trước,người theo sau , Sửu nghe trọn câu chuyện trao đổi giữa hai ông cháu .Anh biết Quyên sẽ làm dâu nhà bà Hương quản có ruộng đất bề bề, còn Tí cũng sắp cưới vợ giàu .Sửu rất vui .Khuya anh quay lại, không ngờ bị bố vợ phát hiện . Ông an ủi Sửu rằng các con rất hiểu và thông cảm cha , nhưng khuyên anh đừng xuất hiện,vì sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc các con. Ông cũng hăm dọa lính sẽ bắt giam Sửu .Anh thấm thía bỏ đi. Đứa con trai tỉnh giấc ngủ , nghe tin,chạy đi tìm cha .Sửu lại nghĩ lính làng đuổi theo, nên chạy trối chết . Đến một cây cầu qua sông, anh thấy mình đã cùng đường, nên chuẩn bị buông mình xuống sông. Đây là đỉnh điểm của câu chuyện. - Tí đã đến kịp cứu cha .Tí thuyết phục ông ngoại và em gái đón cha về .Người con rể tương lai (chồng Quyên )đã từng sống ở tỉnh và làm việc trong ngành luật,tin tưởng rằng theo luật hình, kẻ phạm tội tiểu hình thì trong năm năm, còn ai phạm tội đại hình thì trong mười năm, nếu không bị bắt , thì khỏi bị xử nữa.Vả lại,hành động của Sửu ngày xưa chỉ là vô tình, không cố ý . Quả nhiên,Sửu được tha tội.Anh sống vui vẻ bên gia đình . 3. Chủ đề : a .Trong truyện dài này, tác giả đề cập đến tầng lớp thống trị ở nông thôn: có những vị chức sắc tốt bụng, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người nghèo ,đó là ông bà Hương quản Tồn - Ông lại xây dựng hình ảnh cường hào háo sắc, hủy hoại hạnh phúc người dân lành (hương hào Hội ).Hắn ta phá nát mái ấm êm đềm của Sửu, chỉ vì mê đắm xác thịt,lại cậy quyền chức, có tiền nhiều. - Những người con của Sửu, đặc biệt Tí, mang căn bệnh “ căm ghét phụ nữ” từ khi biết rõ mẹ là nguyên nhân mọi sự việc. -Hương thị Tào mang nặng tư tưởng phong kiến, coi trọng hạnh phúc, sự giàu có, tiếng thơm của các cháu ( lấy chồng, cưới vợ con cái nhà địa chủ ) nên e sợ sự xuất hiện của một người cha có án giết vợ, lại đói rách, lang thang, nên quyết liệt ngăn cản và muốn cắt đứt tình cha con .Tính phê phán hẳn sẽ dừng lại ở đây. b Nhưng Hồ Biểu Chánh, như cụ Nguyễn Đình Chiểu, đã chuyển sang lãnh vực lãng mạn : chữ hiếu . Tí và Quyên kiên quyết không bỏ cha. Tình cha con là mối phúc Sửu đón nhận, cuộc sống no đủ hơn bên con cái là nguồn vật chất quý giá . Con rể tìm cách minh oan cho cha vợ, Sửu được phục hồi danh dự . Đó là ước nguyện của nhân dân lao động. Hẳn vì vậy, người dân quê rất say mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh . 4 . Khuynh hướng sáng tác :Ngòi bút tinh tế của Hồ Biểu Chánh đã khai thác những vấn đề được xem là cơ bản về cuộc sống, tạo sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Đó là thái độ trước quyền lực, tiền bạc và tình người .Ông đưa những hiện thực nói trên vào tác phẩm , bởi khuynh hướng đạo lí đã chi phối mạnh mẽ nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Mục đích phản ánh hiện thực xã hội cũng nhằm để thể hiện quan niệm đạo đức của tác giả. Khuynh hướng đạo lí thể hiện ngay từ tên của tác phẩm, "Cha con nghĩa nặng", Ði vào nội dung cụ thể, chúng ta sẽ nhận ra trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, những vấn đề thuộc về đạo lí được tác giả bàn đến nhiều, chữ hiếu ,chữ tiết ,chữ nghĩa Những yếu tố đạo lí được nói đến đã thể hiện sự dung hoà cũ - mới. Hồ Biểu Chánh chủ trương phát huy mặt tích cực của đạo đức phong kiến. Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh còn xây dựng trong tác phẩm của ông một hệ thống nhân vật gồm hai loại người khác nhau. Một bên là đại diện cái thiện và một bên là đại diện cho cái ác. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng và cái ác luôn bị trừng trị nghiêm khắc. 5 .Về mặt ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh sử dụng nhiều từ địa phương (từ địa phương Nam bộ), từ khẩu ngữ Nam bộ trong quá trình sáng tác và có lối hành văn rất tự nhiên. tạo cho câu văn gần gũi, trơn tuột như lời nói thường. Vì vậy, Hồ Biểu Chánh có lối hành văn rất tự nhiên. Ðôi khi ngôn ngữ trong sáng tác của ông cũng còn mang tính cầu kì, những từ Hán Việt trang trọng, nhưng khó hiểu. Đồng thời ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu. Hồ Biểu Chánh thường viết câu văn có cấu trúc sóng đôi. Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng nặng nề của tiểu thuyết truyền thống trong vấn đề xây dựng kết cấu. Ông thường sắp xếp các tình tiết theo trật tự thời gian. Kết thúc tác phẩm phần lớn là có hậu. KẾT LUẬN : Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn ở miền Nam. Ở chừng mực nhất định, tiểu thuyết của ông đã đạt được giá trị hiện thực. Hồ Biểu Chánh đã đi tiên phong và lập công đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi thai đến giai đoạn trưởng thành. Tiểu thuyết Việt Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu những bước đi vững chắc. Ông là một tác giả quan trọng ở giai đoạn 1912 – 1932. Tác phẩm của ông được đại đa số nhân dân miền sông nước yêu thích . Nhiều câu chuyện tiểu thuyết của ông đã trở thành phim điện ảnh qua bàn tay của người đạo diễn tài ba Hồ Ngọc Xum Câu hỏi: 1. Tóm tắt tác phẩm qua năm bước . 2. Theo bạn, vì sao người cha quyết định tự tử ? Điều này đúng hay sai ? 3 . Tí là con người như thế nào ? 4 . Những giá trị nghệ thuật của tác phẩm ( đoạn trích ) : cách dùng từ, đặ


Bài 7

TIỂU THUYẾT
 CHA CON NGHĨA NẶNG
          (    Hồ  Biểu Chánh )
1.     Tác giả :
Sinh trưởng ở đất Gò Công, nhà học chữ Nho, sau đó lại chuyển sang học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ,có  bằng thành chung ( tương đương hệ trung học cơ sở ngày nay ) năm 1905. Từ năm 1906 đến năm 1941 ông đã làm việc liên tục cho Chính phủ Pháp, bắt đầu từ chức thông ngôn thăng dần đến chức Ðốc Phủ sứ. 
            Cuối năm 1946, ông từ giã chính trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương . Hồ Biểu Chánh là người rất say mê với sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ năm 1922 trở đi ông viết rất liên tục, đều đặn. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tuồng cải lương, hát bội, văn tế, tác phẩm dịch . Người ta chỉ còn nhớ đến Hồ Biểu Chánh với một thể loại duy nhất: Tiểu thuyết. 
            Ông sáng tác được 64 quyển tiểu thuyết nhưng chỉ có 18 quyển ra đời trong giai đoạn 1912 - 1932 được xem là có đóng góp cho việc hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong số đó phải kể đến các tác phẩm tiêu biểu sau: Ai làm được, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời, Nhân tình ấm lạnh, Thầy thông ngôn, Ngọn cỏ gió đùa, Chút phận linh đinh, Vì nghĩa vì tình, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Cha con nghĩa nặng, Khóc thầm, Tỉnh mộng          
      
2.     Cốt truyện :Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Cha con nghĩa nặng ngợi ca tình cha con giữa Sửu và Tí ,Quyên.Sửu  là nông dân chất phác, cần cù, sống ở miền Tây Nam Bộ những năm 30 thế kỷ trước .
 -Anh có vợ là thị Lựu,con gái Hương thị Tào. Hương thị là tên đệm một người từng làm lính trong làng . Họ có hai con ,  Tí và Quyên.  Vợ anh dan díu với hương hào Hội (một chức sắc trong làng),sinh bé Sung, nhưng Sửu không hề hay biết .  Khi rõ chuyện từ hàng xóm, anh dò hỏi vợ thì chị này chửi bới ,khiến anh vốn tính tình hiền hậu  không mảy may nghi ngờ .
            Một thắt nút tạo tình huống, đó là một đêm khuya , Sửu ra ruộng canh lúa, bỗng đau bụng nên về nhà, thì gặp một gã đàn ông  từ trong lao ra . Sửu nhận ra là Hương hào Hội . Anh lao theo đuổi,nhưng Thị Lựu đã ngăn đường.Anh đánh vợ,chị lại dùng một con dao thật to bản để chém anh .Bản năng tự vệ,anh đã vô tình xô ngã  vợ .Chị ngã ra chết .Sửu hoảng sợ bỏ trốn . Anh đến một bờ sông, tháo chiếc thắt lưng có gói thẻ thân (một dạng chứng minh thư ngày nay) rồi bơi qua bờ bên kia . Sau đó, lại có một thây chết đuối dạt đến .Dân làng kết luận anh đã tự tử.
      Câu chuyện phát triển theo cuộc đời những đứa con của Sửu.     Ở  tại nhà anh , quan chức đến điều tra . Tý rất ý  thức về cảnh ngộ gia đình, khai rằng cha ở ruộng,mẹ bị ai đó xô ngã . Còn Quyên thì kể thật chuyện cha mẹ cãi cọ .  Dân làng  nhặt được một thắt lưng,ví tiền và thẻ thân ghi tên Nguyễn Văn Hội ở nhà Sửu .Nhưng hắn đã lo lót để cho quan làng nên nhẹ án . Rồi cái thây của Sửu, quan tỉnh lại kết án Hội giết anh ta ngoài ruộng để tiện bề tư tình với vợ anh ta . Hội  tan gia bại sản vì lo lót. Sau đó ,dân làng không một ai biết anh ta đi đâu .
         -  Hương thị Tào đã ngoài  tuổi năm mươi,góa bụa, sống bằng nghề buôn bán nhỏ ,nay vất vả đón ba cháu về nuôi . Sung bị ốm,uống nhầm  thuốc và chết . Hai đứa bé, ông đưa xuống  giúp việc nơi nhà bà hương quản Tồn (lý trưởng ). Bà cũng góa chồng,  giàu có .Bà rất nhân đạo , quý mến Tí, mong muốn sẽ cưới Quyên cho con trai . Tí luôn ám ảnh bởi cảnh ngộ của cha,nguyên nhân gây nên cái chết  của mẹ, nên thường tâm niệm một nguyên tắc :vợ của họ ăn no xách đít đi chơi hoài, rồi còn sanh sứa lấy trai nữa, hễ họ nói nó chửi tướp lên đầu, tôi ghê quá nên tôi không thèm cưới vợ,hay          Cưới vợ làm gì? Cưói vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao? Cưới vợ về rồi sau nó lấy trai càng khổ cho mình chớ ích gì. Còn Quyên thì  quan niệm , chẳng nên kể tới thứ đàn bà bạc tình bất nghĩa mà làm chi
       -       Phần Sửu ,sau hơn mười năm sống phiêu bạt ,mang tên tuổi một người  Khmer đã chết , anh quyết định về làng thăm con .Trong lòng anh luôn bị dằn vặt vì các con sống vất vả và sẽ  mãi mãi  oán trách cha sát hại mẹ . Anh muốn thanh minh với chúng ,muốn tỏ lòng mình thương con . Nhà đã bị bán,anh lần qua nhà bố vợ .Chiều tối, hai ông cháu từ nhà bà Hương quản về , họ bắt gặp một người đàn ông mặc trang phục toàn đen cũ kỹ , khuôn mặt dãi dầu, thoáng thấy họ thì kéo nón che kín ,ông Hương thị ngỡ là một người Thổ (người Khmer)nên không quan tâm .Nhưng đó chính là Sửu ..Kẻ đi trước,người theo sau , Sửu nghe trọn câu chuyện trao đổi giữa hai ông cháu .Anh biết Quyên sẽ  làm dâu nhà bà Hương quản có ruộng đất bề bề, còn Tí cũng sắp cưới vợ giàu .Sửu rất vui .Khuya anh quay lại, không ngờ bị bố vợ phát hiện . Ông an ủi Sửu rằng các con rất hiểu và thông cảm cha , nhưng khuyên anh đừng xuất hiện,vì sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc các con. Ông cũng hăm dọa lính sẽ bắt giam Sửu .Anh thấm thía bỏ đi. Đứa con trai tỉnh giấc ngủ , nghe tin,chạy đi tìm cha .Sửu lại nghĩ lính làng đuổi theo, nên chạy trối chết .  Đến một cây cầu qua sông, anh thấy mình đã cùng đường, nên chuẩn bị buông mình xuống sông. Đây là  đỉnh điểm của câu chuyện.
- Tí đã đến kịp cứu cha .Tí thuyết phục ông  ngoại và em gái đón cha về .Người con rể tương lai (chồng Quyên )đã từng sống ở tỉnh và làm việc trong ngành  luật,tin tưởng rằng theo luật hình, kẻ phạm tội tiểu hình thì trong năm năm, còn ai phạm tội đại hình thì trong mười năm, nếu không bị bắt , thì khỏi bị xử nữa.Vả lại,hành động của Sửu ngày xưa chỉ là vô tình, không cố ý .  Quả nhiên,Sửu được tha tội.Anh sống vui vẻ bên gia đình .
 3. Chủ đề :
a .Trong truyện dài này, tác giả  đề cập đến tầng lớp thống trị ở nông thôn: có những vị chức sắc  tốt bụng, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người nghèo ,đó là  ông bà Hương quản Tồn
- Ông lại  xây dựng hình ảnh cường hào  háo sắc, hủy hoại hạnh phúc người dân lành (hương hào Hội ).Hắn ta  phá nát  mái ấm êm đềm của Sửu, chỉ vì mê đắm xác thịt,lại cậy quyền chức, có tiền nhiều.
 - Những người con của Sửu, đặc biệt Tí, mang căn bệnh “ căm ghét phụ nữ” từ khi biết rõ mẹ là nguyên nhân mọi sự việc.
-Hương thị Tào mang nặng tư tưởng phong kiến, coi  trọng hạnh phúc, sự giàu có, tiếng thơm của các cháu ( lấy chồng, cưới vợ con cái nhà địa chủ ) nên e sợ sự xuất hiện của một người cha có án giết vợ, lại đói rách, lang thang, nên quyết liệt ngăn cản  và muốn cắt đứt   tình cha con .Tính phê phán hẳn sẽ dừng lại ở đây.
 b  Nhưng Hồ Biểu Chánh, như cụ Nguyễn Đình Chiểu, đã chuyển sang lãnh vực lãng mạn : chữ hiếu . Tí  và Quyên kiên quyết không bỏ cha. Tình cha con là mối phúc Sửu đón nhận, cuộc sống no đủ hơn bên con cái là nguồn vật chất quý giá . Con rể tìm cách minh oan cho cha vợ, Sửu được phục hồi danh dự . Đó là ước nguyện của nhân dân lao động. Hẳn vì vậy, người dân quê rất say mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh .
        
  
4        . Khuynh hướng sáng tác :Ngòi bút tinh tế của Hồ Biểu Chánh đã khai thác những vấn đề được xem là cơ bản về cuộc sống, tạo sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Đó là thái độ trước quyền lực, tiền bạc và tình người .Ông đưa những hiện thực nói trên vào tác phẩm ,  bởi khuynh hướng đạo lí đã chi phối mạnh mẽ nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Mục đích phản ánh hiện thực xã hội cũng nhằm để thể hiện quan niệm đạo đức của tác giả. Khuynh hướng đạo lí thể hiện ngay từ tên của tác phẩm, "Cha con nghĩa nặng", Ði vào nội dung cụ thể, chúng ta sẽ nhận ra trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, những vấn đề thuộc về đạo lí được tác giả bàn đến nhiều, chữ hiếu ,chữ tiết ,chữ nghĩa Những yếu tố đạo lí được nói đến đã thể hiện sự dung hoà cũ - mới. Hồ Biểu Chánh chủ trương phát huy mặt tích cực của đạo đức phong kiến. Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh còn xây dựng trong tác phẩm của ông một hệ thống nhân vật gồm hai loại người khác nhau. Một bên là đại diện  cái thiện và một bên là đại diện cho cái ác. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng và cái ác luôn bị trừng trị nghiêm khắc.
5 .Về mặt  ngôn ngữ  Hồ Biểu Chánh sử dụng nhiều từ địa phương (từ địa phương Nam bộ), từ khẩu ngữ Nam bộ trong  quá trình sáng tác  và  có lối hành văn rất tự nhiên.  tạo cho câu văn gần gũi, trơn tuột như lời nói thường. Vì  vậy, Hồ Biểu Chánh có lối hành văn rất tự nhiên. Ðôi khi ngôn ngữ trong sáng tác của ông cũng còn mang tính cầu kì, những từ Hán Việt trang trọng, nhưng khó hiểu. Đồng thời ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu. Hồ Biểu Chánh thường viết câu văn có cấu trúc sóng đôi. 
Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng nặng nề của tiểu thuyết truyền thống trong vấn đề xây dựng kết cấu. Ông thường sắp xếp các tình tiết theo trật tự thời gian. Kết thúc tác phẩm phần lớn là có hậu.     
    KẾT LUẬN :    
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn ở miền Nam. Ở chừng mực nhất định, tiểu thuyết của ông đã đạt được giá trị hiện thực. Hồ Biểu Chánh đã đi tiên phong và lập công đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi thai đến giai đoạn trưởng thành. Tiểu thuyết Việt Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu những bước đi vững chắc. Ông là một tác giả quan trọng ở giai đoạn 1912 – 1932. 
  Tác phẩm của ông được đại đa số nhân dân miền sông nước yêu thích . Nhiều câu chuyện tiểu thuyết của ông đã trở thành phim điện ảnh  qua bàn tay của người đạo diễn tài ba Hồ Ngọc Xum
 Câu hỏi:
1.     Tóm tắt tác phẩm qua  năm bước .
2. Theo bạn, vì sao   người  cha  quyết định tự tử ? Điều này đúng hay sai ?
3        . Tí là con người như thế nào ?
4        . Những giá  trị nghệ thuật của  tác phẩm ( đoạn trích ) : cách dùng từ, đặt câu, giọng văn , bố cục câu chuyện   đã tạo cho bạn những ấn tượng gì ?


          (    Hồ  Biểu Chánh )
1.     Tác giả :
Sinh trưởng ở đất Gò Công, nhà học chữ Nho, sau đó lại chuyển sang học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ,có  bằng thành chung ( tương đương hệ trung học cơ sở ngày nay ) năm 1905. Từ năm 1906 đến năm 1941 ông đã làm việc liên tục cho Chính phủ Pháp, bắt đầu từ chức thông ngôn thăng dần đến chức Ðốc Phủ sứ. 
            Cuối năm 1946, ông từ giã chính trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương . Hồ Biểu Chánh là người rất say mê với sự nghiệp sáng tác văn chương. Từ năm 1922 trở đi ông viết rất liên tục, đều đặn. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tuồng cải lương, hát bội, văn tế, tác phẩm dịch . Người ta chỉ còn nhớ đến Hồ Biểu Chánh với một thể loại duy nhất: Tiểu thuyết. 
            Ông sáng tác được 64 quyển tiểu thuyết nhưng chỉ có 18 quyển ra đời trong giai đoạn 1912 - 1932 được xem là có đóng góp cho việc hình thành nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Trong số đó phải kể đến các tác phẩm tiêu biểu sau: Ai làm được, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng mùi đời, Nhân tình ấm lạnh, Thầy thông ngôn, Ngọn cỏ gió đùa, Chút phận linh đinh, Vì nghĩa vì tình, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Cha con nghĩa nặng, Khóc thầm, Tỉnh mộng          
      
2.     Cốt truyện :Cha con nghĩa nặng là tác phẩm thứ 15 của Hồ Biểu Chánh, xuất bản năm 1929. Cha con nghĩa nặng ngợi ca tình cha con giữa Sửu và Tí ,Quyên.Sửu  là nông dân chất phác, cần cù, sống ở miền Tây Nam Bộ những năm 30 thế kỷ trước .
 -Anh có vợ là thị Lựu,con gái Hương thị Tào. Hương thị là tên đệm một người từng làm lính trong làng . Họ có hai con ,  Tí và Quyên.  Vợ anh dan díu với hương hào Hội (một chức sắc trong làng),sinh bé Sung, nhưng Sửu không hề hay biết .  Khi rõ chuyện từ hàng xóm, anh dò hỏi vợ thì chị này chửi bới ,khiến anh vốn tính tình hiền hậu  không mảy may nghi ngờ .
            Một thắt nút tạo tình huống, đó là một đêm khuya , Sửu ra ruộng canh lúa, bỗng đau bụng nên về nhà, thì gặp một gã đàn ông  từ trong lao ra . Sửu nhận ra là Hương hào Hội . Anh lao theo đuổi,nhưng Thị Lựu đã ngăn đường.Anh đánh vợ,chị lại dùng một con dao thật to bản để chém anh .Bản năng tự vệ,anh đã vô tình xô ngã  vợ .Chị ngã ra chết .Sửu hoảng sợ bỏ trốn . Anh đến một bờ sông, tháo chiếc thắt lưng có gói thẻ thân (một dạng chứng minh thư ngày nay) rồi bơi qua bờ bên kia . Sau đó, lại có một thây chết đuối dạt đến .Dân làng kết luận anh đã tự tử.
      Câu chuyện phát triển theo cuộc đời những đứa con của Sửu.      tại nhà anh , quan chức đến điều tra . Tý rất ý  thức về cảnh ngộ gia đình, khai rằng cha ở ruộng,mẹ bị ai đó xô ngã . Còn Quyên thì kể thật chuyện cha mẹ cãi cọ .  Dân làng  nhặt được một thắt lưng,ví tiền và thẻ thân ghi tên Nguyễn Văn Hội ở nhà Sửu .Nhưng hắn đã lo lót để cho quan làng nên nhẹ án . Rồi cái thây của Sửu, quan tỉnh lại kết án Hội giết anh ta ngoài ruộng để tiện bề tư tình với vợ anh ta . Hội  tan gia bại sản vì lo lót. Sau đó ,dân làng không một ai biết anh ta đi đâu .
         -  Hương thị Tào đã ngoài  tuổi năm mươi,góa bụa, sống bằng nghề buôn bán nhỏ ,nay vất vả đón ba cháu về nuôi . Sung bị ốm,uống nhầm  thuốc và chết . Hai đứa bé, ông đưa xuống  giúp việc nơi nhà bà hương quản Tồn (lý trưởng ). Bà cũng góa chồng,  giàu có .Bà rất nhân đạo , quý mến Tí, mong muốn sẽ cưới Quyên cho con trai . Tí luôn ám ảnh bởi cảnh ngộ của cha,nguyên nhân gây nên cái chết  của mẹ, nên thường tâm niệm một nguyên tắc :vợ của họ ăn no xách đít đi chơi hoài, rồi còn sanh sứa lấy trai nữa, hễ họ nói nó chửi tướp lên đầu, tôi ghê quá nên tôi không thèm cưới vợ,hay          Cưới vợ làm gì? Cưói vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao? Cưới vợ về rồi sau nó lấy trai càng khổ cho mình chớ ích gì. Còn Quyên thì  quan niệm , chẳng nên kể tới thứ đàn bà bạc tình bất nghĩa mà làm chi
       -       Phần Sửu ,sau hơn mười năm sống phiêu bạt ,mang tên tuổi một người  Khmer đã chết , anh quyết định về làng thăm con .Trong lòng anh luôn bị dằn vặt vì các con sống vất vả và sẽ  mãi mãi  oán trách cha sát hại mẹ . Anh muốn thanh minh với chúng ,muốn tỏ lòng mình thương con . Nhà đã bị bán,anh lần qua nhà bố vợ .Chiều tối, hai ông cháu từ nhà bà Hương quản về , họ bắt gặp một người đàn ông mặc trang phục toàn đen cũ kỹ , khuôn mặt dãi dầu, thoáng thấy họ thì kéo nón che kín ,ông Hương thị ngỡ là một người Thổ (người Khmer)nên không quan tâm .Nhưng đó chính là Sửu ..Kẻ đi trước,người theo sau , Sửu nghe trọn câu chuyện trao đổi giữa hai ông cháu .Anh biết Quyên sẽ  làm dâu nhà bà Hương quản có ruộng đất bề bề, còn Tí cũng sắp cưới vợ giàu .Sửu rất vui .Khuya anh quay lại, không ngờ bị bố vợ phát hiện . Ông an ủi Sửu rằng các con rất hiểu và thông cảm cha , nhưng khuyên anh đừng xuất hiện,vì sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc các con. Ông cũng hăm dọa lính sẽ bắt giam Sửu .Anh thấm thía bỏ đi. Đứa con trai tỉnh giấc ngủ , nghe tin,chạy đi tìm cha .Sửu lại nghĩ lính làng đuổi theo, nên chạy trối chết .  Đến một cây cầu qua sông, anh thấy mình đã cùng đường, nên chuẩn bị buông mình xuống sông. Đây là  đỉnh điểm của câu chuyện.
- Tí đã đến kịp cứu cha .Tí thuyết phục ông  ngoại và em gái đón cha về .Người con rể tương lai (chồng Quyên )đã từng sống ở tỉnh và làm việc trong ngành  luật,tin tưởng rằng theo luật hình, kẻ phạm tội tiểu hình thì trong năm năm, còn ai phạm tội đại hình thì trong mười năm, nếu không bị bắt , thì khỏi bị xử nữa.Vả lại,hành động của Sửu ngày xưa chỉ là vô tình, không cố ý .  Quả nhiên,Sửu được tha tội.Anh sống vui vẻ bên gia đình .
 3. Chủ đề :
a .Trong truyện dài này, tác giả  đề cập đến tầng lớp thống trị ở nông thôn: có những vị chức sắc  tốt bụng, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người nghèo ,đó là  ông bà Hương quản Tồn
- Ông lại  xây dựng hình ảnh cường hào  háo sắc, hủy hoại hạnh phúc người dân lành (hương hào Hội ).Hắn ta  phá nát  mái ấm êm đềm của Sửu, chỉ vì mê đắm xác thịt,lại cậy quyền chức, có tiền nhiều.
 - Những người con của Sửu, đặc biệt Tí, mang căn bệnh “ căm ghét phụ nữ” từ khi biết rõ mẹ là nguyên nhân mọi sự việc.
-Hương thị Tào mang nặng tư tưởng phong kiến, coi  trọng hạnh phúc, sự giàu có, tiếng thơm của các cháu ( lấy chồng, cưới vợ con cái nhà địa chủ ) nên e sợ sự xuất hiện của một người cha có án giết vợ, lại đói rách, lang thang, nên quyết liệt ngăn cản  và muốn cắt đứt   tình cha con .Tính phê phán hẳn sẽ dừng lại ở đây.
 b  Nhưng Hồ Biểu Chánh, như cụ Nguyễn Đình Chiểu, đã chuyển sang lãnh vực lãng mạn : chữ hiếu . Tí  và Quyên kiên quyết không bỏ cha. Tình cha con là mối phúc Sửu đón nhận, cuộc sống no đủ hơn bên con cái là nguồn vật chất quý giá . Con rể tìm cách minh oan cho cha vợ, Sửu được phục hồi danh dự . Đó là ước nguyện của nhân dân lao động. Hẳn vì vậy, người dân quê rất say mê tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh .
        
  
4        . Khuynh hướng sáng tác :Ngòi bút tinh tế của Hồ Biểu Chánh đã khai thác những vấn đề được xem là cơ bản về cuộc sống, tạo sự quan tâm của nhiều người trong xã hội. Đó là thái độ trước quyền lực, tiền bạc và tình người .Ông đưa những hiện thực nói trên vào tác phẩm ,  bởi khuynh hướng đạo lí đã chi phối mạnh mẽ nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Mục đích phản ánh hiện thực xã hội cũng nhằm để thể hiện quan niệm đạo đức của tác giả. Khuynh hướng đạo lí thể hiện ngay từ tên của tác phẩm, "Cha con nghĩa nặng", Ði vào nội dung cụ thể, chúng ta sẽ nhận ra trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, những vấn đề thuộc về đạo lí được tác giả bàn đến nhiều, chữ hiếu ,chữ tiết ,chữ nghĩa Những yếu tố đạo lí được nói đến đã thể hiện sự dung hoà cũ - mới. Hồ Biểu Chánh chủ trương phát huy mặt tích cực của đạo đức phong kiến. Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh còn xây dựng trong tác phẩm của ông một hệ thống nhân vật gồm hai loại người khác nhau. Một bên là đại diện  cái thiện và một bên là đại diện cho cái ác. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng và cái ác luôn bị trừng trị nghiêm khắc.
5 .Về mặt  ngôn ngữ  Hồ Biểu Chánh sử dụng nhiều từ địa phương (từ địa phương Nam bộ), từ khẩu ngữ Nam bộ trong  quá trình sáng tác    có lối hành văn rất tự nhiên.  tạo cho câu văn gần gũi, trơn tuột như lời nói thường. Vì  vậy, Hồ Biểu Chánh có lối hành văn rất tự nhiên. Ðôi khi ngôn ngữ trong sáng tác của ông cũng còn mang tính cầu kì, những từ Hán Việt trang trọng, nhưng khó hiểu. Đồng thời ông vẫn còn chịu ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu. Hồ Biểu Chánh thường viết câu văn có cấu trúc sóng đôi. 
Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hưởng nặng nề của tiểu thuyết truyền thống trong vấn đề xây dựng kết cấu. Ông thường sắp xếp các tình tiết theo trật tự thời gian. Kết thúc tác phẩm phần lớn là có hậu.     
    KẾT LUẬN :    
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn ở miền Nam. Ở chừng mực nhất định, tiểu thuyết của ông đã đạt được giá trị hiện thực. Hồ Biểu Chánh đã đi tiên phong và lập công đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi thai đến giai đoạn trưởng thành. Tiểu thuyết Việt Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu những bước đi vững chắc. Ông là một tác giả quan trọng ở giai đoạn 1912 – 1932. 
  Tác phẩm của ông được đại đa số nhân dân miền sông nước yêu thích . Nhiều câu chuyện tiểu thuyết của ông đã trở thành phim điện ảnh  qua bàn tay của người đạo diễn tài ba Hồ Ngọc Xum
 Câu hỏi:
1.     Tóm tắt tác phẩm qua  năm bước .
2. Theo bạn, vì sao   người  cha  quyết định tự tử ? Điều này đúng hay sai ?
3        . Tí là con người như thế nào ?
4        . Những giá  trị nghệ thuật của  tác phẩm ( đoạn trích ) : cách dùng từ, đặt câu, giọng văn , bố cục câu chuyện   đã tạo cho bạn những ấn tượng gì ?


No comments:

Post a Comment