Bài 8
THỂ LOẠI TÙY BÚT
AI
ĐÃ ĐẶT TÊN
CHO DÒNG SÔNG
( Hoàng
Phủ Ngọc Tường )
I. NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẢM
1. Đặc điểm nghệ thuật:
Cùng với Nguyễn Tuân , Hoàng Phủ Ngọc
Tường cũng được nhiều người biết đến qua những tùy bút đặc sắc . Đề tài ông chọn là đất nước và những
con người ông gặp . Tác giả có lối hành văn súc tích, tài hoa từ câu chữ
ít,ý tưởng nhiều, cách so sánh ,liên tưởng độc đáo, từ dùng đẹp đẽ , lối tư
duy hướng nội,mê đắm ,tức là triền miên
trong dòng cảm xúc trân trọng, tự hào, gắn bó.Một đặc điểm nữa là chất trí tuệ
và trữ tình gắn bó rất nhuần nhuyễn . Có một số
khái niệm được sách giáo khoa lưu ý trong mục Kết quả cần đạt hay Ghi nhớ
chúng ta cũng cần giúp học sinh hiểu .
Chẳng hạn: một đoạn văn xuôi súc
tích và đầy chất thơ, văn phong tao nhã ,hướng nội , tinh tế và tài hoa , cảm
xúc sâu lắng
1. Nguồn cảm xúc :
Về lý do viết về
sông Hương, ông tâm sự : Năm 1981.“Tác phẩm dù chỉ viết trong 10 ngày nhưng tôi
đã nghĩ về nó bằng nửa cuộc đời của mình. Tôi nhờ sự trợ giúp của bản đồ. Tôi
nhiều lần theo đò, ngược sông Hương từ hạ lưu đến thượng nguồn. Và không biết
bao nhiêu lần nhìn ngắm, chiêm niệm về con sông mềm mại này.... Có lẽ đó là tất
cả những gì tôi đã gắn bó với Huế sau hơn 40 năm”.
Sông Hương : Tương truyền vùng thượng nguồn của Sông Hương là rừng cây
thạch xương bồ .Những cánh hoa thơm ngát
đã thấm đượm vào dòng chảy mang theo cả hương thơm, Tên sông Hương là thế
Có một truyền thuyết khác liên quan đến chúa Nguyễn Hoàng, và chùa Linh Mụ: chúa Nguyễn Hoàng từ Dinh Cát thuộc ( Quảng Trị) vào nam, đóng trại cạnh một dòng chảy Chợt có một phụ nữ (người Huế gọi là Mụ), trao cho chúa một nén
Có một truyền thuyết khác liên quan đến chúa Nguyễn Hoàng, và chùa Linh Mụ: chúa Nguyễn Hoàng từ Dinh Cát thuộc ( Quảng Trị) vào nam, đóng trại cạnh một dòng chảy Chợt có một phụ nữ (người Huế gọi là Mụ), trao cho chúa một nén
hương,
căn dặn: Hãy thắp hương rồi đi xuôi theo dòng sông xinh đẹp này, khi nào
hương tàn , dừng lại, đấy là đất thiên thu Trong thiên tùy bút của mình ,Hoàng Phủ Ngọc Tường
không chú ý đến mỹ danh đẹp đẽ của dòng
sông, mà ông ấn tượng bởi dòng chảy sông, từ đó ông suy tư về con người sông
Hương .
2.
Kết cấu :
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
chiêm niệm về những điều gì ở sông Hương ?
Ông không chỉ dừng lại ở khía cạnh hướng chảy, lưu lượng
nước, giá trị kinh tế dòng sông mang đến cho người dân , mà với ông , sông Hương ấp ủ tất cả những gì đẹp
đẽ,cao quí ,linh thiêng, giá trị nhất của người dân xứ Huế , nơi sông Hương chọn
dâng hiến trọn đời mình . Đọc kỹ tùy
bút, ta thấy ngay đoạn mở đầu (phần được
sách giáo khoa chọn trích)nhà văn bộc bạch … rừng già đã hun đúc cho sông Hương
một bản lĩnh gan dạ.., khi ra khỏi rừng,
Sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ
. Như vậy, khác với Nguyễn Tuân , Hoàng phủ Ngọc Tường viết về sông Hương chính
là ngợi ca vẻ đẹp trầm tư, dịu dàng và trí tuệ của con người đất kinh đô này ,
nơi ghi lại những vùng miền, những giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, con người xứ sông
Bài viết thuộc dạng tùy bút, ghi nhận theo
dòng cảm xúc, tác giả trình bày dưới góc độ lộ trình giòng chảy sông Hương từ ,
âm nhạc, thơ ca .. của Huế. Như thế ,chúng ta tạm thời tìm ra chiếc chìa khóa để mở cánh đi vào đọc
hiểu bài tùy bút này
Cũng như khi đọc tùy bút về con sông Đà và người sông Đà của Nguyễn
Tuân, ở đây chúng ta cần chọn những chi tiết phục vụ cho bài học với ba mốc
(1)cơ sở khoa học có thật (2) cách nhìn
của tác giả, những thủ pháp nghệ thuật sử dụng
qua quá trình ghi chép (3) cảm nghĩ của tác giả .
3. Bố cuc
Về bố cục ,có thể tạm phân đoạn như sau :
Phần 1, từ “trong
… tiếng gà ”: sông Hương chảy qua vùng rừng núi,đồi non trên thượng lưu .Tâm hồn sâu thẳm,trầm tư của người Huế.
Phần 2, từ “Từ đây..nỗi lòng +Rời khỏi..xứ sở” Sông Hương ở hạ lưu. Vẻ đẹp tâm hồn người dân Huế
Phần 3 , từ “ .Hình như ..Tứ đại cảnh +Hiển nhiên..hết” : Sông Hương ở hạ lưu. Vẻ đẹ p trí
tuệ của người Huế .
I.
ĐỌC HIỂU :
1
.Sông Hương chảy qua vùng rừng núi,đồi
non trên thượng lưu .Tâm hồn sâu thẳm,trầm tư của người Huế.
Tác giả (1)ghi lại những yếu tố
khoa học tiêu biểu về vùng thượng lưu sông Hương (2) bằng ngòi bút trầm tư, hướng
nội và rất tài hoa(3) nhằm khẳng định tâm hồn sâu sắc, thâm trầm của người dân
vùng sông Hương
a . Sông Hương ở nơi phát nguyên .
- Lối ghi chép khoa học đã cho thấy sông
Hương đoạn này chiếm đến ba mươi cây số, chảy rầm rộ,mãnh liệt, cuộn xoáy, qua những bóng cây đại
ngàn,ghềnh thác, đáy vực . Sông Hương ở
khúc này rất hùng vĩ .
-Tác giả dùng cụm từ “sông Hương sống một nửa cuộc đời”(sông Hương có chiều dài là 60 km), hẳn ông đã xem
sông Hương như một con người, một nhân vật đặc biệt của đất Huế . Trước dòng
sông thật dữ dội ,hùng vĩ giữa đại ngàn Trường sơn , ông liên tưởng đến
cô gái Digan phóng khoáng, man dại , có bản lĩnh gan dạ, tâm có hồn trong sáng.
- Theo ông , đó là hành trình gian truân của
người dânHuế ,cũng tâm hồn sâu thẳm của họ
b. Sông qua vùng núi đồi thượng nguồn
- Yếu tố khoa học là hướng chảy của sông
qua vùng núi đồi thượng nguồn . Từ ngã ba Tuần ,Sông Hương chuyển hướng liên tục (Nam Bắc-Tây Bắc-Đông Bắc)
,qua điện Hòn chén,núi Ngọc Trản, Qua dãy đồi sừng sững(đồi Vọng cảnh cao nhất)qua
xã Nguyệt Biều,vòng sang chùa Thiên Mụ (đối xứng với Vọng cảnh )xuôi về hạ lưu.
Ngã ba Bằng Lãng (ngã ba Tuần) là ngã ba sông rất nổi tiếng
ở Huế, nơi hợp lưu của dòng tả trạch (vùng núi huyện Nam Đông cao 900m) và dòng
hữu trạch (thượng ngàn A Lưới )đổ xuống ,tạo thành sông Hương. Nơi đây ngày xưa
nhà Nguyễn cho đóng quân, tuần tra, bảo vệ phía tây kinh thành Huế.
Ngọc Trản là một ngọn núi cheo leo bên bờ vực thẳm – chỗ sâu nhất của dòng sông Hương.Tương truyền vua Minh Mạng làm rơi chén ngọc(ngọc trản) và được rùa dâng trả–Trên núi có điện Hòn Chén, gồm 10 điện, thờ Thánh Mẫu Thiên Yana .Tục thờ Thánh Mẫu Thiên Yana có những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian ,có nguồn gốc với tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo, thờ Mẫu Vân Hương(miền bắc) thờ Mẫu ở núi Bà Đen,(miền nam ) Pohnaga ( Tháp Chàm - Nha Trang). Tín ngưỡng thờ mẫu vừa được Unesco công nhận là di sản phi vật thể của thế giới tháng 11.2016
-Ở đây , nguồn xúc cảm qua giọng văn hướng nội,trầm tư ,theo tác giả Sông Hương chuyển dòng liên tục
(vòng,uốn mình)như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. -Tác giả tỏ thái độ trân trọng con sông quê hương mình .
Ngọc Trản là một ngọn núi cheo leo bên bờ vực thẳm – chỗ sâu nhất của dòng sông Hương.Tương truyền vua Minh Mạng làm rơi chén ngọc(ngọc trản) và được rùa dâng trả–Trên núi có điện Hòn Chén, gồm 10 điện, thờ Thánh Mẫu Thiên Yana .Tục thờ Thánh Mẫu Thiên Yana có những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian ,có nguồn gốc với tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo, thờ Mẫu Vân Hương(miền bắc) thờ Mẫu ở núi Bà Đen,(miền nam ) Pohnaga ( Tháp Chàm - Nha Trang). Tín ngưỡng thờ mẫu vừa được Unesco công nhận là di sản phi vật thể của thế giới tháng 11.2016
-Ở đây , nguồn xúc cảm qua giọng văn hướng nội,trầm tư ,theo tác giả Sông Hương chuyển dòng liên tục
(vòng,uốn mình)như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. -Tác giả tỏ thái độ trân trọng con sông quê hương mình .
c. Tác
giả đưa người đọc đi ven bờ sông Hương ở vùng thượng nguồn, qua khu lăng tẩm các vua chúa nhà Nguyễn được đặt
giữa rừng thông u tịch giữa vùng đồi núi,phù hợp phong thuỷ .
- Đây chính là nét trầm mặc,
tâm hồn trầm tư thường gặp nơi người xứ cố đô mà tác giả muốn ca ngợi .
-Ông
kết hợp ngòi bút với nỗi lòng bằng lối
dùng nhiều từ HánViệt trang trong (quần sơn,lăng tẩm , u tịch, phong,
thượng lưu thiên cổ, vạn niên, triết lý, cổ thi …)cách dùng từ hoa mỹ(giấc ngủ
nghìn năm,niềm kiêu hãnh âm u),từ giàu tính nhạc (lô xô, đồ sộ, âm u,ngân
nga,bát ngát)khiến ta thấm thía vẻ đẹp trầm mặc, u tịch,linh thiêng của khu
lăng tẩm các vua nhà Nguyễn .
Đồi Vọng Cảnh cao 43m
,tọa lạc giữa vùng lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn và đối diện với
điện Hòn Chén . Ở quanh quất cách đồi Vọng
Cảnh dăm trăm mét là lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Hiếu
Đông (vợ vua Minh Mạng), lăng Xương Thọ (của bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị), lăng
bà Thánh Cung (vợ vua Đồng Khánh), lăng bà Từ Cung (vợ vua Khải Định), lăng
Hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long), Ta hãy
đến đây vào lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp trầm mặc, u tịch,linh
thiêng của khu lăng tẩm các vua nhà Nguyễn
*Trọn vẹn đoạn tùy bút này, thông
qua ghi chép địa hình ,những danh thắng cố đô, tác giả muốn kín đáo ngợi ca nét thâm trầm , sâu sắc của con
người vùng sông Hương , có bản lĩnh gan dạ, tâm
hồn trong sáng.
2 Sông Hương về châu thổ
,cũng nhằm mô tả và ngợi ca tâm hồn dịu
dàng của người dân Huế .
*Nét dịu
dàng này bao gồm dòng chảy mềm mại của con sông, những khu nhà vườn tươi tốt ở
Kim Long và Vĩ Dạ , những gò đất (cồn)trên sông, những nhánh sông đào mang nước
sông Hương đi khắp miền đất thần kinh
này, màu sắc luôn thay đổi trên một
góc bầu trời thành phố. Đồi núi thượng
lưu Sông Hương tạo nên những phản quang
nhiều màu sắc trên nền trời Tây Nam thành phố khiến những gam màu luôn thay đổi
, có sớm xanh,do sắc nước sông
Hương xanh thẳm hòa vào màu xanh của những
dãy đồi chập chùng và ban mai trong lành. Có
trưa vàng:bởi cả không gian thấm đẫm sắc nắng mặt trời nhiệt đới
.Có chiều tím (màu tím Huế, màu áo cưới
dịu dàng )từ hơi nước mát lạnh và sương
mù cùng khí núi . Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, (Điện Hòn Chén)
,có một vực rất sâu
, khiến sắc nước sông Hương xanh hơn –
a . Sông Hương qua vùng ngoại ô
Kim Long
- Sông Hương chảy về trung tâm thành phố theo hướng Tây Nam –Đông Bắc, qua cồn Giã Viên, gặp cầu Trường tiền , đến Cồn Hến bằng đường uốn cánh cung nhẹ nhàng .
Đây là yếu tố khoa học có thật . Cồn Hến là một cồn nhỏ cuối sông Hương( khu Vĩ Dạ ) Cồn
Dã Viên là một cồn khác ở
đoạn trung lưu sông Hương .Khi xây dựng Kinh thành (thế kỷ 19,) các nhà
quy chọn cồn Dã Viên là "hữu bạch hổ" và cồn Hến là "tả thanh long" theo thuật
địa lý phong thủy, cốt để bảo
vệ cho vương quyền.
Còn cảm xúc thì sao ? những biền bãi xanh biếc, chiếc cầu trắng nhỏ
nhắn như những vành trăng non- dòng sông mềm hẳn đi,như tiếng “vâng”của
tình yêu , như tấm lòng người dân mãi mãi chung tình với quê hương Và điệp trùng xanh biếc ở Vườn (Kim Long, Vĩ
dạ ) xanh biếc nước Sông Hương xanh biếc,
cỏ lá xanh biếc . Màu xanh làm Sông Hương
vui tươi , giàu sức sống.Tác gỉa
4 lần nhắc đến từ xanh biếc,hẳn tha thiết nhiều với sắc nước, cây cỏ
Sông Hương ngợi ca vẻ nên thơ của Sông
Hương
-
Ngòi bút đậm chất lãng mạn mê đắm. Nỗi vấn
vương trong tình yêu khi Sông Hương mãi quanh co mới chịu ra biển , như Kiều trở lại cùng Kim Trọng .Cách diễn đạt
pha trộn hai yếu tố địa lý ,thơ
ca ,văn hóa,quả là một ngòi bút tài hoa
b Qua khỏi cầu Trường Tiền
-Những nhánh sông đào mang nước Sông Hương toả đi
khắp phố thị- những xóm thuyền xúm xít (cơ sở khoa học) An
Cựu là chi lưu của sông Hương ,dài khoảng 30km, lấy nước sông Hương từ cồn Dã
Viên, chảy qua Thành phố Huế, huyện Hương Thủy rồi đổ vào phá Hà Trung. Từ xa xưa ,vùng đất An Cự là nơi có nhiều dinh thự, nhà vườn của giới quý tộc. Tuy nhiên giòng lạch An Cựu cạn hẹp. Năm 1814 vua Gia Long cho đào thêm sông An Cựu , có nước cho hàng vạn
mẫu ruộng .Thời Vua Minh Mạng (1835) hình ảnh và tên sông được khắc vào
Chương Đỉnh(Cửu Đỉnh ) Bến Ngự ở cửa
sông có thuyền rồng của nhà vua cập bến .
-Tác giả khoác lên mình sông đào
một sự sống với ngòi bút đậm chất thơ .
- Những ánh lửa thuyền chài lập loè trong đêm
sương của linh hồn mô tê xưa cũ chỉ có ở Huế .ông hẳn rất tự hào về nét độc đáo của cư dân vùng đô thị cổ Huế trên sông đào .
C Rời sông đào:
- tác giả đưa chúng đến
khu vực Cồn Hến, một quần đảo nhỏ gần cuối
sông Hương, thuộc h thôn Vĩ dạ và cô gái
Hoàng Cúc đã khiến nhà thơ Hàn mặc Tử
xốn xang .Sông Hương ôm lấy đảo
Cồn Hến,lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc,vườn cau Vĩ dạ ,
nhưng không đổ ra biển, mà lại quẹo vào cảng
Bao Vinh.Theo tác gỉa , Sông Hương
muốn gặp Huế lần cuối ,như nỗi vương vấn
của tình yêu , như nàng Kiều chí tình trở lại tìm Kim Trọng, như con sông luôn
gắn với người dân nơi đây
-Ngòi bút đậm đà chất mê đắm Trong đoạn này, tác giả bỗng nhớ đến một sắc
áo cưới của Huế rất xưa của các cô dâu trẻ thời ấy :vải vân thưa màu xanh
chàm ,lồng trong màu đỏ, tạo nên màu áo
điều lục .Đó là màu tím ẩn hiện , thấp thoáng Tác giả cho rằng Sông Hương
đang làm một người con gái dịu dàng của
đất nước . Lối liên tưởng ở đây thật tài hoa,độc đáo Người con xứ Huế với nét tâm hồn dịu dàng
,qua khu nhà vườn xanh biếc ở Kim long ,Vĩ dạ , qua cây cầu trắng như vành
trăng non, qua đường cong dịu nhẹ của khúc sông uốn mình khi rời thượng nguồn,
khi ra biển , qua hai cồn đất giữa sông
, qua sắc áo tím Huế . Sông Hương đang làm một người con gái dịu dàng của đất nước .
3. Vẻ đẹp trí tuệ của người
sông Hương
Tác giả giới thiệu sông Hương về
mặt địa lý, lịch sử, thơ ca, âm nhạc .Tất
cả tạo nên vẻ trí tuệ của người sông
Hương
a Về góc độ địa lý :
- dòng
chảy của Sông Hương luôn tục thay đổi
ngay khi ra khỏi dãy Trường . Sơn . (NB-TB-ĐB)-trước khi ra biển lại đổi từ
hướng Bắc sang Đông Tây như một cuộc tìm
kiếm có ý thức của Sông Hương để đi tới
nơi gặp thành phố tương lai .Viết như thế này, chứng tỏ tác giả
rất tự hào về thành phố Huế , thành phố của Sông Hương . Lối viết đầy súc tích .
- S ông Hương chảy qua Huế, kinh thành nhà Nguyễn, như sông Xen
(Pari)Sông .Đa-nuýp(Buđapet). Sông Hương mang
nỗi tự hào của người Việt Nam ,như người Pháp và Người Hunggary . .Sông Hương
là một dòng sông đẹp và chỉ thuộc về một
thành phố duy nhất .Tác giả rất kiêu
hãnh khi được “độc quyền” .Về mặt địa lý, sông Hương phát nguyên từ bắt
nguồn từ dãy núi Trường Sơn với hai dòng .Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng
67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã
chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại
ngã ba Bằng Lãng .Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh
phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác và vượt qua ngã ba Tuần để tới ngã ba Bằng
Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.
- Sông Hương qua trung tâm
thành phố trôi đi thật chậm,cơ hồ chỉ
còn là một mặt hồ yên tĩnh. Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài
33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực
nước biển).Nhưng theo cảm nhận riêng của
tác giả , do những chi lưu của Sông Hương(
nhiều nhánh sông đào ) , cùng với hai đảo nhỏ,khiến lưu tốc nước giảm hẳn.
Cách lý giải và cảm nhận này khiến chúng ta có cảm giác sông Hương luôn thân thiện,chan hòa .
b . Trong đoạn này, tác giả bỗng nhớ đến một sắc áo cưới của Huế rất xưa của các cô dâu trẻ thời ấy :vải vân thưa màu xanh chàm ,lồng trong màu đỏ, tạo nên màu áo điều lục .Đó là màu tím ẩn hiện , thấp thoáng Tác giả cho rằng Sông Hương đang làm một người con gái dịu dàng của đất nước . Lối liên tưởng ở đây thật tài hoa,độc đáo
Cách lý giải và cảm nhận này khiến chúng ta có cảm giác sông Hương luôn thân thiện,chan hòa .
b . Trong đoạn này, tác giả bỗng nhớ đến một sắc áo cưới của Huế rất xưa của các cô dâu trẻ thời ấy :vải vân thưa màu xanh chàm ,lồng trong màu đỏ, tạo nên màu áo điều lục .Đó là màu tím ẩn hiện , thấp thoáng Tác giả cho rằng Sông Hương đang làm một người con gái dịu dàng của đất nước . Lối liên tưởng ở đây thật tài hoa,độc đáo
-
Người con xứ Huế với nét tâm hồn dịu dàng ,qua khu nhà vườn xanh biếc ở
Kim long ,Vĩ dạ , qua cây cầu trắng như vành trăng non, qua đường cong dịu nhẹ
của khúc sông uốn mình khi rời thượng nguồn, khi ra biển , qua hai cồn đất giữa sông , qua sắc áo tím Huế . Sông
Hương đang làm một người con gái dịu
dàng của đất nước
c Về khía cạnh lịch sử
Từ thời vua Hùng, đến thời Trần (theo sách của
Nguyễn Trãi)thời Tây sơn, thời kỳ kháng Pháp,Cách Mạng tháng 8,chiến dịch Mậu
thân , Sông Hương đã từng chiến đấu oanh
liệt,sống hết lịch sử bi tráng,lập những chiến công rung chuyển .Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đã một lần đến bên sông Hương, tưởng niệm những người dân Huế đã
ngã xuống cho dòng sông Hương mãi xanh
trong .” Thành phố tuy nhỏ nhưng đã cống hiến xứng đáng cho Tổ Quốc” .Thành phố
ấy có sông Hương . Tác giả tự hào vững niềm tin về con sông và con người gắn bó
. Ông gọi một cách
sông Hương của tôi, nghĩa là
ông rất gắn bó và yêu thương Sông Hương , như ngần ấy tấm lòng danh cho những người con sông Hương )
c Về góc độ âm nhạc :
Với tác giả , đó là một điệu nhạc sang trọng, tác giả quý điệu Slow và đó là nguồn tình cảm dành riêng cho Huế . Điệu nhạc chậm
rãi,êm ả từ dòng nước tự nhiên lững lờ chảy, và đặc biệt, từ những nhịp khoan thai của
mái chèo đêm trên sông Sông Hương chảy
lặng lờ trong không gian êm vắng trong
đêmkhuya cùng nhịp chèo khoan thai từ một khoang thuyền đã tạo nên tiếng nước
rơi bán âm(nhịp 4/4),
đó cũng là điệu slow là điệu nhạc có âm thanh du dương và êm đềm tạo cảm
giác êm ả ,thanh thản .
Mỗi
tài nữ (tài công nữ ,những cô gái làm nghề
chèo đò dọc trên sông Hương )là một nhạc công tài ba
trên sông . Chiếc đò dọc có
sáu cây chèo(ba người ), chia đều hai bên phải trái .Từ mũi đến cuối thuyền ,bên phải lần lượt phách chèo 1,3
,5(5 là đốc ) bên trái phách chèo thứ 2,4,6(6 là lái ) . Dòng Hương vốn êm đềm, người ta buông lơi mái chèo ,nhưng
cũng có lúc ngược nước, gió chướng,nhịp chèo phải hối hả, mạnh mẽ . .Người Huế có điệu hò mái nhì (lơi) mái đẩy (vội )khi chèo thuyền, cũng từ sông Hương Âm thành ,nhịp điệu từ những phách chèo khoan
nhặt, lơi hay vội , đã tạo ra những nhịp điệu,
tiết tấu trong âm nhạc thay đổi, khi
trong trẻo ,khi chùng lắng , khi cao khi thấp, lúc khoan thai khi dồn dập.Sự
thay đổi nhịp điệu(nhanh chậm ) và cường
độ(mạnh yếu) ấy của phách chèo, cũng là
của giây tơ,mang đến cho người nghe những giai điệu âm nhạc vui buồn, mang một
ý nghĩa : Cuộc sống cũng giống một bản nhạc, có nhanh có chậm, có vui có buồn,
có trầm có bổng, có khoan thai dồn dập mới trở nên ý nhị, đáng sống.Đó là nhịp điệu của bản Tứ đại cảnh .. Tác giả bày tỏ cảm xúc :Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
Huế được sinh thành trên mặt nước Sông Hương
Ta thấy tác giả hiểu biết về
âm nhạc Huế sâu sắc Nghệ
nhân cung đình Huế chơi 8 loại nhạc
khí :một trống, một phách ,hai sáo ,một đàn huyền tử
(đàn tam), một đàn hồ cầm, một đàn song vận ( đàn nguyệt) một đàn tỳ bà
,một tam âm la (não bạt, chập chõa ) .Đó là phần nhạc khí. Về phần hát có liên
khúc 10 bản "Thập thủ liên hoàn" nổi tiếng trong nhã nhạc cung đình
Huế, cũng gọi là 10 bản Tấu, hay 10 bài Ngự,
Dòng Hương
chảy chậm qua Kim Long, Nguyệt
Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Và là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi
thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.
Sông Hương dài hơn sáu mươi cây số . Từ ngã ba Bằng
Lãng đến cửa biển Thuận An chỉ độ một nửa . Nhưng dòng sông cùngcác công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông mang theo
nhiều chất thơ và tính nhạc đã trở thành suối
nguồn không bao giờ lặp lại trong cảm hứng sáng tác thi ca, nhạc họa cũng như
cách lý giải khác nhau về tên gọi...
d Về góc độ thi ca :
-
Cơ sở khoa
học : tác giả ghi lại sơ lược những xúc cảm
dành cho sông Hương của các nhà
thơ nổi tiếng : Tản Đà ( chơi Huế
) Cao Bá Quát(Buổi sáng qua sông Hương) Bà Huyện Thanh Quan
(Cảnh chiều hôm ) Tố Hữu ( Tiếng hát Sông Hương ) (Tố Hữu ), tất cả đều gợi tứ từ sông Hương ,
con sông thơ mộng nhất miền Trung . quan
hoài vạn cổ ( Bà huyện Thanh Quan ) cái nhìn thắm thiết tình người
-
Cách ghi
chép : Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về Sông Hương. Tản Đà “Giòng sông trắng, lá cây xanh” Tản Đà trong bài “Chơi Huế”với gần 90 câu thơ lục bát , chữ Quốc ngữ đã viết “Đông Ba, Gia Hội càng đông , Gịp cầu nhẹ bước xa trông càng tình . Giòng
sông trắng, lá cây xanh ,
Xuân giang xuân thụ cho mình nhớ ai! Ngày
xuân có lúc đi chơi , Lăng chùa
qua biết các nơi quanh gần” .Với tâm hồn vốn
yêu thích cuộc sống lãng du,Sông Hương trong mắt nhà thơ núi Tản Sông Đà , câu
thơ sáu chữ trong cặp lục bát “Giòng sông trắng, lá cây xanh” đã vẽ lại
nét hồn cốt nhất của Sông Hương .
- Cao Bá Quát nhìn sông Hương đoạn
thượng nguồn là “Trường
giang như kiếm lập thanh thiên” (Dòng sông dài như lưỡi gươm dựng giữa
trời xanh )Toàn bài thơ thất ngôn bát cú
bằng chữ Hán,(tạm dịch Ruộng xanh đồng núi non diễu chứng Trường Giang như kiếm dựng thanh
thiên. Chèo khua náo động vạn thuyền, Song cầm dấu cẳng điềm nhiên ngủ khì!. Dằng
dặc đường trần mi muốn sụp, Tình xa man mác thúc ngựa qui. Đầu cầu tứ mã nghĩ chi, Lại nồm muốn
được đánh khì gối tiên!.)
Với “Buổi sáng qua sông Hương” và qua tình ý của thi phẩm, hẳn là lúc Cao Bá Quát từ quan , mưu tính sự nghiệp khác, lúc ông “nổi loạn” tham gia khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị bắt rồi bị xử tử. Trước đó , Vị lang trung Cao Bá Quát làm sơ khảo ở trường thi hương Thừa Thiên, ông đã phát hiện một số cuốn thơ hay nhưng phạm húy và tìm cách giúp đỡ.Ông bị vua Thiệu Trị bắt giam, rồi tha và thải hồi. Vua Tự Đức lại triệu hồi cho làm việc ở hàn lâm viện... Xưa nay, thơ viết về sông Hương có nhiều. “Buổi sáng qua sông Hương”là một trong những bài thơ hay . Hình ảnh thượng nguồn sông Hương từ hướng Kim Long nhìn chếch lên đồi Vọng Cảnh trông có hình dáng mỗi lưỡi kiếm nhọn dựng đứng giữa bầu trời xanh . Lưỡi kiếm ấy có lẽ là tứ thơ ( tác giả đặt vào câu thứ hai ,câu thơ quan trọng nhất trong bài thơ bát cú )đã thôi thúc ông chọn một hướng đi tích cực,hướng về nhân dân.
Với “Buổi sáng qua sông Hương” và qua tình ý của thi phẩm, hẳn là lúc Cao Bá Quát từ quan , mưu tính sự nghiệp khác, lúc ông “nổi loạn” tham gia khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn, bị bắt rồi bị xử tử. Trước đó , Vị lang trung Cao Bá Quát làm sơ khảo ở trường thi hương Thừa Thiên, ông đã phát hiện một số cuốn thơ hay nhưng phạm húy và tìm cách giúp đỡ.Ông bị vua Thiệu Trị bắt giam, rồi tha và thải hồi. Vua Tự Đức lại triệu hồi cho làm việc ở hàn lâm viện... Xưa nay, thơ viết về sông Hương có nhiều. “Buổi sáng qua sông Hương”là một trong những bài thơ hay . Hình ảnh thượng nguồn sông Hương từ hướng Kim Long nhìn chếch lên đồi Vọng Cảnh trông có hình dáng mỗi lưỡi kiếm nhọn dựng đứng giữa bầu trời xanh . Lưỡi kiếm ấy có lẽ là tứ thơ ( tác giả đặt vào câu thứ hai ,câu thơ quan trọng nhất trong bài thơ bát cú )đã thôi thúc ông chọn một hướng đi tích cực,hướng về nhân dân.
Bà Huyện Thanh Quan , một nữ thi nhân của
nước ta , đã dồn cảm xúc nhớ quê Thăng Long trước cảnh hoàng hôn trên sông Hương qua bài thơ thất ngôn bát cú, Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn ,Tiếng ốc
xa đưa lẫn trống dồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố. Gõ sừng, mục tử lại cô
thôn. Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn . Kẻ chốn
chương đài nguời lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Tố Hữu có bài Tiếng hát Sông Hương - Bài thơ được khởi nguồn từ tâm trạng và số
phận người kỹ nữ trên sông Hương. Có một câu ca dao truyền tụng từ bao đời :
Sông Hương nước
chảy lờ đờ Dưới sông là đĩ trên bờ là vua
Nhưng
với Tố Hữu , một nhà thơ cách mạng ,ông có cái nhìn khác về những cô gái mang
cuộc sống nàng Kiều Và chính cách mạng đã đổi đời cho họ .Trên dòng Hương Giang em
buông mái chèo .Trời trong veo ,nước trong veo ,em buông mái chèo ,trên dòng Hương Giang
-
Tác giả cho rằng nguồn thơ ca dành cho sông Hương cũng là vẻ đẹp trí tuệ của Huế
và sông Hương .
III. KẾT LUẬN
. Thuộc phương pháp văn học lãng mạn, tùy bút có một
vị trí khiêm tốn nhưng không kém quan trọng
trong sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam qua các thời đại.
No comments:
Post a Comment