Monday, August 26, 2019

THƠ :bài 1 THỂ LOẠI THƠ


Bài 1
                                                                        THỂ LOẠI THƠ 
I.                     ĐỊNH NGHĨA
    Trong các thể loại văn học  từng quen thuộc với học sinh bậc phổ thông , thơ chiếm một dung lượng không nhỏ .  Bắt đầu là những chùm ca dao   trong  nguồn văn học dân gian vô tận , tiếp đến là những bài thơ Đường luật thời trung đại  được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, tiếp đến là dòng thơ ca chữ quốc ngữ, những bài thơ  thuộc nền văn học hiện đại :thơ  mới,  thơ cách mạng ,thơ đương đại .
   Một tác phẩm như thế nào được gọi là thơ ?
          Tác giả Sóng Hồng ( nguyên là Tổng Bí Thư Đảng, Trường Chinh ) đã nêu những giá trị  và đặc điểm thơ như sau : “ Thơ là một hình  thái nghệ thuật tinh vi , cao quý . Thơ chứa đựng tình cảm, lý trí , kết hợp nhuần nhuyễn,có nghệ thuật. Tất cả được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ , qua lời thơ trong sáng, vang lên nhạc điệu khác thường
    Thơ  được định nghĩa  : Thơ là một trong các  thể văn học  hình thành từ sự sáng tạo của con người ,gồm nhiều câu  nhịp nhàng,  giàu tính nhạc , mô tả những cảm xúc sâu lắng, những ý nghĩ  đẹp đẽ , được viết để bộc lộ những  cảm nghiệm đã trải qua . ( từ điển Oxford )
  Hay một định nghĩa khác : thơ là một sáng tác văn học , phản ánh hiện thực khách quan , thể hiện những cảm xúc sôi nổi , những tư tưởng sâu sắc  của cá nhân  ( trước   đối tượng ) bằng những hình ảnh  cụ thể , gợi cảm, trên cơ sở của  ngôn ngữ hàm súc , giàu nhịp điệu .
    Thơ là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những suy nghĩ ,những cảm xúc dạt dào ,những tưởng tượng mạnh mẽ , trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh,có nhịp điệu phong phú .
Có thể phát biểu ngắn gọn rằng thơ là một ngôn ngữ nghệ thuật với ba đặc tính: cô đọng, ngắn gọn, chặt chẽ; có nhạc tính; được sắp xếp trong một hình thức sao cho tập hợp các chữ tạo ra ý nghĩa nhiều hơn tổng số những ý nghĩa ban đầu của từng chữ ( nhà nghiên cứu  Nguyễn Đức Tùng )

I.                   ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ  CA
  Đặc điểm nổi bật  của thể loại văn học này là ngôn ngữ thơ hàm súc , giàu nhịp điệu ,tinh tế nhất, giàu chất thơ nhất  trong các dạng ngôn ngữ . Những điều ấy còn phải được thể hiện trong giòng cảm xúc chân thành, nguồn  tư duy sâu sắc ,những hình tượng có tìm tòi sáng tạo ,  đem đến cho người đọc một nội dung tư tưởng ý nghĩa , tức là nói lên được những điều đẹp đẽ ,cao cả, xúc động lòng người
 Như vậy,  hai nội dung chính trong thơ là cảm xúc( hay suy tưởng ) và tư tưởng của nhân vật trữ tình , Tư tưởng và cm xúc là hai ct trụ nội dung  ca thơ ca
II.              HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA THƠ

    Qua các định nghĩa trên về thơ, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tùng, chúng ta thấy thơ có những đặc điểm  sau về hình thức:
1        Th thơ:    Ba  th loi thơ căn bn là thơ tr tình, thơ t s ,kch thơ . Ngoài ra, chúng ta còn có trường ca và thơ văn xuôi.  Thể thơ  là nhng quy ước v vic sp xếp t, ngữ, câu, các vn, , s hp vn gia các âm tiết  và các câu, s lp li trong mt kh thơ, s lp li gia các kh thơ.   Mỗi thể thơ  khác nhau , bắt nguồn từ  số lượng âm tiết  trong câu, số câu trong bài, hay còn gọi là hình dáng của bài thơ . Thí dụ  thơ lục bát ( có cặp câu  6 và 8 âm tiết ) thơ thất ngôn bát cú là bài  thơ có 8 câu ( bát cú ) mỗi câu 7 chữ ( thất ngôn ).
 Th thơ  được xem là vn đ ln trong ngh thut, vì nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật  đều định hình từ  đây  .. Để  bộc lộ niềm hân hoan khi sự nghiệp  cống hiến cho triều đình hoàn tất, tận hưởng cuộc sống nhàn tản, Nguyễn Công Trứ đã chọn   thể Hát nói . Xuân Diệu cũng phỏng theo thể này nhằm  ca ngợi sức sống đẹp đẽ của tuổi trẻ .Nguyễn Khuyến trầm ngâm trước cảnh thu ( thu điếu ) với một bài Đường luật, nhưng cụ đã chọn thể khúc ngâm khi viết Khóc Dương Khuê . Nội dung, chủ đề luôn gắn liền với một hình thức nhất định, đó là  thể thơ .

 2. Câu thơ:   câu  đúng  ngữ pháp, tròn nghĩa; có trường  hợp vắt dòng ( hai hoặc nhiều câu mới tạo nên chuẩn ngữ pháp và có nghĩa)  thể hiện dụng ý của tác giả. Câu đầu tiên sẽ quyết định thể thơ của toàn bài. Trừ thơ tự do,thơ haiku, nhiều thể thơ có những  đòi hỏi nghiêm nhặt  về số từ, nhịp  điệu , vần    cả cách chọn loại  từ như thơ Đường luật. Câu giúp cho người đọc ý thức về cách  viết ngắn gọn, hàm súc, chính xác , có thói quen tư duy gãy gọn . Câu thơ là yếu tố ban đầu tạo cho chúng ta sự thích thú về bài thơ . Câu thơ còn rèn giũa cho chúng ta kỹ năng tư duy, hoạt động , sự quan sát tinh tườ ng hơn, tâm trí sắc sảo hơn .

 3 Ngôn ngữ thơ : ngôn ngữ là viên gạch bắt buộc để xây nên ngôi nhà bài thơ . Việc sử dụng ngôn ngtrong thơ được nhà thơ điều khiển một cách có ý thức. Việc chọn lựa như vậy gọi là từ vựng  hay ngữ lực của mỗi tác giả. Ngôn ngữ thơ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa từ điển) và nghĩa bóng( hình thành từ việc  liên kết với những âm tiết khác, văn cảnh khác ). Từ ngữ trong  thơ dạy  người đọc yêu mến tự hào về tiếng mẹ đẻ.  Những lời  thơ hay  dạy người ta sống có chiều sâu, biết lắng nghe thiên nhiên và lắng nghe cuộc đời  . Đôi khi những địa danh, những yếu tố lịch sử càng  tăng thêm tình yêu quê hương trong chúng ta . Mục đích của đời sống không phải là thành công hay hạnh phúc, mà là những ý nghĩa cao đẹp, giá trị này .

 4 -Hình ảnh thơ:  Ngôn ngữ  trong câu thơ vốn chứa rất nhiều hình ảnh được đón nhận bằng thị giác, có khi bằng tất cả mọi giác quan . Biện pháp tu từ( ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh) là hình thức nâng hình ảnh thành những biểu tượng mang nhiều tầng  ý nghĩa  sâu sắc .   Chính hình ảnh đã làm nên một khía cạnh giá trị nghệ thuật của thơ , bởi thơ không thể chuyển tải những khái niệm khô khan,trừu tượng, mà lôi cuốn người đọc ở hình ảnh và nhạc điệu.

5Nhạc điệu :  Âm nhạc  nhờ  bảy nốt nhạc ( đô , rê, mi,  fa, sol, la ,si ) còn thơ cần có yếu tố nhạc  điệu, đó là âm thanh trầm bổng, nhỏ to, cao thấp , nhanh  chậm  vang lên mỗi khi chúng ta đọc thơ . Từ tiếng Việt cũng có hai hệ thống thanh ( thanh bằng  gồm các âm tiết mang thanh huyền và ngang, thanh trắc gồm những âm tiết có thanh sắc, hỏi, ngã,nặng ) Nhạc điệu trong một câu thơ có  tác dụng tô  đậm  một ý tưởng, nâng lên  một hình ảnh ,  đem đến cho người đọc  niềm  sẻ chia  với tác giả . Tính nhạc của bài thơ bao gồm
- nhịp điệu ( sự ngắt nhịp nhanh chậm, do nội dung  ngôn ngữ  tạo ra ) td: Nửa chừng xuân/thoắt/ gãy cành/thiên hương: nỗi đau trong lòng người đoc, do nhịp đứt đoạn.
- tiết tấu ( cao thấp, do cách chọn thanh trắc hay bằng ) Câu thơ nhiều thanh bằng chứa cảm xúc êm đềm, nhiều thanh trắc là cảm xúc xáo trộn…
 -vần : do bộ phận vần trong một âm tiết tạo nên .  Gieo vần (tạo sự  lặp lại bộ phần vần  giống nhau) là giá trị cơ bản,quan trọng nhất của một bài thơ, bởi nhờ có vần, nhạc điệu trong thơ trở nên uyển chuyển,nội dung thơ trở nên hệ thống hơn,cụ thể hơn. Bộ phầnvần, nguyên âm, thanh  là ba yếu tố vừa tạo tính nhạc,đem đến cho người đọc thơ sự thích thú, cộng với nội dung từng âm tiết, tạo nên câu thơ,bài thơ. Từ đây,thể loại thơ hình thành . Thơ song thất lục bát có âm điệu quấn quýt,  bộc lộ dòng cảm xúc buồn bã, triền miên, thơ lục bát gắn với lời ru nhở vần chân và lưng, thơ 5 chữ, 8 chữ đậm tính kể chuyện, thơ 7 chữ chuyển tải trục cảm xúc phát triển sâu sắc như thơ Đường. Âm nhạc trong Hát nói buộc nội dung luôn réo rắt, sôi động. Hành và thể thơ thất ngôn trường   đi liền với hai tâm trạng  tương phản ,bi  và tráng .
Nhạc điệu  phong phú, cùng hình ảnh  sống động  dồi dào , ngôn ngữ hàm súc góp phần  xây dựng nên  những đặc trưng của thơ .
6        . Biện pháp tu từ ( Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh)  :  Là các thủ thuật sử dụng từ để hình ảnh, nhạc điệu và đặc biệt nội dung tư tưởng của bài thơ  được sâu sắc, ý nghĩa hơn.  Đây là nét đặc sắc khá rõ của ngôn ngữ thơ, làm cho ý thơ trở nên đẹp đẽ, tinh tế, hàm súc Điều này ta ít gặp trong thể nghị luận .
  8 .Ging điu trong thơ . Thế nào là giọng thơ ? Với những   bài yêu nước và cách mạng, giọng thơ mang âm hưởng hô hào, kêu gọi, ,động viên  hùng hồn , mạnh mẽ , khí thế. Thơ trào  phúng đậm tính giễu nhại, châm biếm, đả kích, phê phán, lên án . Thơ trữ tình dào dạt  tâm trạng buồn thương, than vãn  hay hạnh phúc, reo vui . Giọng thơ mang theo ý đồ, mục đích sáng tác của nhà thơ . Mỗi bài thơ mang một giọng điệu khác nhau , đó chính là  cung bậc cảm xúc, tư  suy tưởng của nhà thơ, chứa đựng  ý nghĩa  của bài thơ mà tác giả muốn gửi gấm , cũng là ý  định của nhà thơ khi đặt bút sáng tác.

IV  ĐỀ TÀI THƠ – PHƯƠNG THỨC PHẢN ÁNH

 1.Về  đề tài,  chúng ta có thơ yêu  nước(thơ  Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến , Phan Bội  Châu )thơ triết lý(thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm )thơ tình yêu (thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử )thơ cách mạng(thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh,thơ Tố Hữu , thơ Nguyễn Khoa  Điềm ) thơ hiện thực( thơ Trần Tế Xương )thơ lãng mạn  ( Thơ Huy Cận , các tác giả trong phong trào Thơ Mới )
 2. Về  phương thức phản ánh cuộc sống, có thơ tự sự(thơ Tản Đà )trữ tình (  hầu hết các tác giả )
                                     V. NHỮNG CHỦ ĐỀ TRONG THƠ
    Về nội dung  tư tưởng , thơ  mang theo  biết bao cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng tác giả muốn nói với người đọc
  1 . Có thể là một cách để nhìn sâu vào tâm hồn mình (  Mộ của Hồ Chí Minh ,Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão ,Sóng của Xuân Quỳnh , Tự tình I của Hồ Xuân Hương , Thu điếu của Nguyễn Khuyến  )
  2 .Trăn trở  muốn khám phá một sự thật (           Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát , Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du )
   3. Lòng sôi sục,  hô hào, kêu gọi ( Xuất dương lưu biệt, Vội vàng  của Xuân Diệu , Việt Bắc của Tố Hữu , Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm )
   4 . Tha thiết muốn  khẳng định một triết lý sống cao cả (Tây Tiến của Quang Dũng, Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ  ,)
   5. Mong mỏi  được  bộc lộ một quan niệm ( Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm , Bảo kính cảnh giới bài 43 của Nguyễn Trãi, Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát )
    6. Có khát vọng được  giao tiếp , kể chuyện (  Tây Tiến của Quang Dũng ,Hầu trời của Tản Đà ),
    7 . Chân thành chế giễu châm biếm  bản thân,  qua đó bày tỏ tấm lòng tri ân người khác ( Thương vợ của Trần Tế Xương )
6.       Có cơ hội  thư giãn, thử nghiệm ngôn ngữ   ( Tràng giang của Huy Cận , Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo )

  Dù vận dụng những thủ pháp nghệ thuật nào của thơ, nhằm mục đích gì, thơ luôn mang  đến những  giá trị nhất định . Nhà thơ Emily Dickinson: “Nếu tôi đọc một cuốn sách và nó làm tôi lạnh thấu xương, không một ngọn lửa nào sưởi ấm được cả, tôi liền biết rằng đó thực là thơ ca.”
 VI .CẤU TRÚC THƠ
    Ngoài thể thơ lục bát đậm màu sắc  ca dao, hay Hát nói mang không khí âm nhạc cổ , học sinh còn tiếp cận với nhiều  thể thơ , có nguồn gốc từ Trung Quốc(thơ Đường, thơ Đường luật,  thơ cổ phong) ,Nhật Bản( thơ haiku )Châu Âu (sonnet, thơ   năm chữ, bảy chữ,tám chữ ,  thơ tự do) Mỗi thể loại có những yếu tố riêng về số lượng từ, câu, những có chung kết cấu, miêu tả, kể chuyện,ngôn ngữ, giọng điệu …
1.         Dưới hình  thức một văn bản nghị luận:  kết cấu  các bài thơ có nét riêng cho mỗi thể loại, nhưng cũng có nét chung .  Ở thơ Đường và Đường luật, kết cấu mang dáng dấp một văn bản nghị luận. Ta lại tìm thấy kết cấu này trong Vội Vàng ( Xuân Diệu)  và các bài thơ thất ngôn bát cú Đường lụật .
2.     Dòng cảm xúc phát triển qua việc xác định  thái độ  cống hiến , hưởng thụ và triết lý về những thái độ này, ba tác giả  Nguyễn Công Trứ(Bài Ca Ngất Ngưởng), Cao Bá Quát(Sa Hành Đoản Ca )  và Quang Dũng(Tây Tiến) lại chọn một hướng xây dựng bố cục giống nhau.
3.       Kết cấu dưới dạng mô tả thiên nhiên  bằng một bức tranh có bố cục cân đối, bao gồm cảnh ngang tầm mắt, cảnh nhìn lên cao, nhìn  xuống chân và bao quanh , ta gặp sự tương đồng của Nguyễn Trãi(Bảo Kính Cảnh Giới , bài số 43), Nguyễn Khuyến(Thu Điếu), Hồ Chí Minh(Mộ), Huy Cận(Tràng  Giang), Hàn Mặc Tử (Đây Thôn Vĩ Dạ )
4.     Kết cấu bằng triển khai  dòng cảm xúc theo  tâm   lý, tính cách, ta thấy có sự gặp gỡ giữa Hàn Mặc Tử (Đây Thôn Vĩ Dạ ) , Puskhin ( Tôi Yêu Em ) ,Phạm Ngũ Lão  (Thuật Hoài) Thiền sư Pháp Thuận và Mãn Giác ( các bài kệ )
5.      Sự rạch ròi về lãnh thổ , nhân dân, đất đai trong quá trình kháng chiến và khát khao độc lập tự do của Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm (  Việt Bắc, Mặt Đường Khát Vọng )
6.      Đậm màu sắc tự sự ( Hầu trời  của Tản Đà, Đò Lèn của Nguyễn Duy, Tương tư của Nguyễn Bính )

 VII . TRỤC CẢM XÚC
 Với thơ ca, nắm được trục cảm xúc chính là   động tác  quan trọng khi Đọc Hiểu thơ trữ tình . Từ  những đặc điểm rất riêng của thơ “Thơ chứa đựng tình cảm, lý trí , những cảm xúc sâu lắng, những ý nghĩ  đẹp đẽ, những cảm xúc sôi nổi , những tư tưởng sâu sắc  của cá nhân” hay nói gọn hơn “ dòng cảm xúc mãnh liệt, nguồn tư tưởng sâu lắng” trong mọi bài thơ , chúng ta cần cảm nhận như thế nào ? Đó là cốt lõi của thơ ca . Cái  vỏ bên ngoài là từ ngữ ( giàu hình ảnh, ý nghĩa, âm vang )câu  đoạn   ( ngắn gọn, chứa phong phú các loại   tiết tấu  , nhạc điệu…)mỗi  bài  thơ mang theo hai nguồn cảm xúc và tư tưởng đẹp đẽ ấy. Tùy theo thể loại thơ được tác giả sử dụng hay phong cách riêng mỗi nhà thơ, mà “ cốt lõi thơ” bộc lộ đậm  đặc .
1  Thơ Đường và Đường luật :  thường ẩn giấu kín đáo nỗi lòng  thâm trầm, kín đáo của tác giả  .  Bài thơ có hai phần cơ bản là Đề và Kết, thì cảm xúc, suy tưởng chính nằm ở đây.  Đọc câu phá đề và câu kết cuối ( câu 8), ta sẽ nhanh chóng đồng cảm với khao khát được  có cơ hội nhìn sâu vào tâm hồn mình ( Mộ của Hồ Chí Minh, Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão, Tự Tình I của Hồ Xuân Hương,) đón nhận lời hô hào và tâm trạng đầy phấn khích của nhà chí sĩ cách mang  ( Xuất Dương Lưu Biệt của Phan Bội Châu  ) tấm lòng  thương yêu vợ, thái độ nghiêm túc phê phán mình ( Thương Vợ của  Trần Tế Xương ) tâm  hồn thanh thản, trân trọng một lựa chọn ( Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bảo Kính Cảnh  Giới, bài số 43  của Nguyễn Trãi )  nỗi  cảm thông  sâu sắc với người đồng cảnh ngộ , thái độ phê phán cái ác quyết liệt ( Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du ). Đặc biệt, từ thứ hai trong câu thừa  đề của những bài thất ngôn bát cú có thể xem là linh hồn của bài thơ, bởi vì từ này gói gọn  cảm xúc sâu sắc nhất mà tác giả muốn trang trải qua bài thơ  chỉ có tám câu bảy chữ này .Với tác phẩm của Nguyễn  Trãi đã nêu ở trên, từ “ đùn  đùn” là từ tả cảnh, mang ý nghĩa là cảnh vật, cuộc sống đang phát triển ở giai đoạn cao nhất, tốt nhất đẹp đẽ nhất, về tinh thần, và no ấm, đầy đủ nhất , về vật chất , đồng  thời là cụm từ mà Nguyễn Trãi  gửi theo niềm  hạnh phúc tột độ, sự cảm nhận tốt đẹp nhất về cuộc sống thanh bình dưới thời Nhà Lê .   Chính vì thế mà ông như muốn reo to : dân giàu đủ khắp đòi phương . Trong bài thơ Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm   dùng cụm từ “ thơ thẩn”  nối  với câu kết “ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” là một thái độ sống đơn giản , như nhà nghiên cứu Chương Thâu đã nhận định với tâm trạng thanh thản, thư thái .Trước tập nhật ký của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du xót xa “ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” bởi ông đã “ độc điếu”, một mình khóc thương cho người con gái bạc mệnh này .Hồ Xuân  Hương ảo não thở dài “ trơ” cái hồng nhan, sự cô đôc, lẻ loi tận cùng, để sau đó bà chiêm niệm một sự thật “ mảnh tình san sẻ tí con con” đau đớn trong cuộc  hôn nhân không trọn vẹn  của chế độ đa thê .  Phan Bội Châu lưu một món quà cho thanh niên trước buổi lên đường sang Nhật học “ khẳng hứa” và “ thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”, là thề hứa cho bằng được ( khẳng: cho bằng được, hứa: thề hẹn )phải ra đi trong tư thế đầy sảng khoái và quyết tâm .Trần Tế  Xương trân trọng sự hy sinh vô bờ bến của  vợ chỉ qua hai từ “ nuôi đủ” và xót xa ân hận về con người vô tích sự của mình “ có cũng như không” .  Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ.
  2.  Với những bài thuộc dạng Hát nói, âm hưởng chính là tâm trạng hân hoan, sảng khoái, trí tuệ hướng về viêc ngợi ca, tự hào về một đối tượng nào đó ( cảnh Hương Sơn, lối cống hiến và hưởng thụ trọn vẹn trong Hương Sơn Phong Cảnh Ca và Bài Ca Ngất Ngưởng của Chu Mạnh Trinh và  Nguyễn Công Trứ ).Thể Hành được dùng để bày tỏ tâm trạng bi tráng, có xót thương nhưng có tự hào ( Tây Tiến của Quang Dũng )  hay ngược lại ( Sa Hành Đoản Ca của Cao Bá Quát)

  3.   Ảnh hưởng thi ca Pháp và Châu Âu, các tác phẩm thơ mới và thơ năm chữ, bảy chữ, tám  chữ ,thất ngôn trường thiên… mang  theo dòng cảm xúc tăng tiến phát triển suốt bài thơ . Đọc Tràng Giang của Huy Cận, chú ý hệ thống từ ngữ  tả cảnh lẫn tả tình theo bố cục bài thơ có trình tự không gian (chiều dài con sông, chiều rộng, cảnh bao quát ) Có lẽ tâm trạng bồi hồi khi dừng xe, ngồi xuống bãi cỏ ven bờ, nhìn dọc theo chiều dài con sông ,thấy lòng “ buồn điệp điệp, sầu trăm ngả”(khổ  một), nhìn qua bên bờ sông và xung quanh,  vắng vẻ, quạnh hiu, mới da diết   cô đơn “ không cầu, không một chuyến đò ngang” (khổ hai)để cuối cùng “nhớ nhà” ( khổ ba ).Chuỗi tâm trạng của một thanh niên đôi mươi  khi nước nhà đang chìm trong nô lệ chăng?  Với nhà  thơ Hàn Mặc Tử,  dòng tâm trạng thay đổi theo trục thời gian ( quá khứ, hiện tại, tương lai)Hiện tại, nhà thơ reo vui “ vườn ai” bây giờ bỗng thấy xa lạ với quá khứ  “thuyền ai?   Nhìn về tương lai, nhà thơ ngẩn ngơ buồn “ ai biết tình ai” .  Đò Lèn là những kỷ niệm tuổi thơ  hồn nhiên và gian khó của nhà thơ bên ngươi bà, qua đó Nguyễn Duy bộc lộ tình cảm thương yêu bà và day dứt khi “ biết thương bà thì đã muộn” .
   Tố Hữu trong Từ Ấy  cũng khai thác dòng  tâm trạng theo trục tâm lý ( cảm nhận, suy nghĩ ,hành động ) Nhà thơ dạt dào xúc động (bừng nắng hạ) khi giác ngộ chân lý: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản Cảm xúc hạnh phúc này đã tạo cho ông có những chuyển biến trong nhận thức . ( cần phải gắn bó với quần chúng nhân dân ) qua khổ cuối, hành động mới là điều cần thiết để tọa nên một “ khối đời” mạnh, cúi xuống ,chan hòa và hy sinh. Puskhin cũng xây dự chuỗi tâm trạng yêu  đương của mình qua hệ thống đồng dạng song song, một bên là xúc cảm từ con tim, bên kia là  ý thức về nhân cách. Qua câu chữ không hề có một ý nghĩa ẩn dụ nào, nhà thơ  cho chúng ta hiểu, với ông tình yêu cũng là thước đo nhân cách: sự mạnh mẽ, sự chín chắn, sự  chân thành , sự rộng lượng . Nhà thơ nữ Xuân Quỳnh chú ý dựng cái khung “ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hôn nhân” để kể lại câu chuyện tình giữa song và bờ :  sống bằng khối óc và trái tim,   gắn bó, thủy chung, mãnh liệt, vị tha .Puskhin và Xuân Quỳnh có  Tố Hữu qua  bài thơ Việt Bắc và Nguyễn Khoa Điềm   với Mặt Đường Khát Vọng đã mượn thể trường ca để thể hiện niềm tự hào và trách nhiệm của mình đối với chính quyền tiến bộ, có Đảng, với lãnh  thổ và nhân dân .Dù ra đời ở hai thời điểm lịch sử khác nhau,  cách chọn Tổ Quốc ( có chính quyền, đất đai ,nhân dân ) khác nhau, nhưng đều hướng về một Việt Nam ngàn năm văn hiến.
  Các biện pháp nghệ thuật trong thơ cũng có những nét chung, đó là cơ sở để giúp chúng ta hiểu được “ dòng cảm xúc mãnh liệt, nguồn tư tưởng sâu lắng” của mỗi bài thơ .
KẾT LUẬN .
1.      Nhà thơ Thanh Thảo đã chiêm niệm ra một ý nghĩa sâu sắc của thơ : Phải coi thơ là cái đến với ta đầu tiên và còn lại sau cùng. Nó có thể giải tỏa cho con người bao nhiêu nặng nề, đồng hành với con người qua bao nhiêu trạng huống của cuộc đời
2.      Robert Frost là một trong những nhà  thơ lớn của nước Mỹ. Ngày 20.1. 1961, ông được Tổng thống J. F. Kennedy mời đọc thơ trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông . Nhà thơ lúc bấy giờ đã tám  mươi bảy tuổi . Mới đầu ông dự định đọc bài “ Dedication”  in sẵn trên giấy, nhưng khi đứng trên bục, ngược nguồn nắng chói và xúc động, mắt ông bị nhòa đi, ông đã đọc bài “ The Gift Outright” mà ông thuộc hơn. Bài thơ nói về đất nước  Hoa Kỳ , quê hương của ông và tân tổng thống. Vì sao vị đứng đầu một quốc gia hùng mạnh  nhất thế giới những ngày ấy đã mong mỏi được đọc thơ chúc mừng? Câu trả lời  xin dành cho mỗi chúng ta .

  (  Dalat  Tết Nguyên Tiêu 2018)

No comments:

Post a Comment