I TÌM HIỂU CHUNG :
1
Thể loại:
- Bài thơ được sáng
tác trong dòng Thơ Mới ( 1932-1945), có
các điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật: đề cao cái tôi cá nhân- nghệ
thuật là sự dung hòa của nhiều nét đẹp trong thơ dân gian, thơ Đường, thơ Đường
luật và thơ phương tây
- Tác giả chọn thể bảy chữ bốn câu,mỗi khổ phảng phất hình ảnh thơ Đường hay Đường luật ( vần ôm ) thơ phương tây (
vần chéo ) Ngôn ngữ , hình ảnh giản dị,
gần gũi như lời ca dao,khác lạ với phong cách được đánh “Thơ Hàn Mạc Tử đi từ chất thâm trầm của thơ Đường (Trung
Quốc ) đến lãng mạn của Baudelaire và
Edga Poe , nhà văn Mỹ . Nhà thơ có đức
tin công giáo đã chọn nhiều màu sắc
Thánh Kinh của Thiên Chúa giáo vào trong
khá nhiều tác phẩm của mình”( Hoài Thanh )
- Có
lẽ, bài thơ mang theo con người thật của
thi nhân hơn là con người thơ ca, dù cái tôi chính là hình bóng mỗi nhà thơ mới. Lời thổ lộ như rút ruột
gan , giãi bày nỗi buồn, niềm vui và
tuyệt vọng trong tình yêu cao đẹp ở thời khắc cuối cuộc đời thật trẻ, hẳn là
lời rỉ máu ,chân thật và thiết tha, nên không cần vận dụng một ngòi bút nào khác ngoài ngôn ngữ
con tim .
-Mượn
kết cấu của thể thơ mới (khổ bốn câu của thể sonnet , vần xéo, câu thơ có
nhiều thanh bằng )lại có hơi hướm thơ Đường luật ( nhiều khổ dưới dạng một bài tứ tuyệt, vần ôm , khổ đầu mang theo một bức tranh phong cảnh có
kết cấu cân đối của thơ cổ, một số từ Hán Việt trang trọng: chữ điền, nhân ảnh, như dụng ý trân
trọng đối tượng nói đến), còn lại, chất
dân tộc mộc mạc, giản dị, nhưng tinh tế , chắt lọc hiện lên ở mọi từ ngữ mọi câu thơ , khổ thơ ,giọng
thơ . Đó là cách dùng đại từ “ai” phổ biến trong ca dao. Ở đây tác giả khéo léo đặt đều trong ba khổ : vườn ai,
thuyền ai, tình ai .Tình cảm gần mà xa,
sâu mà nhạt, chỉ có thế, chẳng khác nào
chàng trai ướm ngỏ với cô gái “ ai đi
đường đó hỡi ai, hay là trúc đã nhớ mai
đi tìm” . Đó là lối nhấn nhá từ , như tô đậm thêm cảnh tình muốn tả : nắng hàng cau, nắng mới lên, khiến màu
nắng vàng như rực rỡ hơn mướt quá, xanh
,ngọc màu xanh của cây cỏ tràn trề
nhựa sống, nhưng cũng từ đó, nỗi mất mát cũng lũy tiến . Gió đường gió, mây đường mây ,khách đường xa ( hai lần ) trắng quá,
nhìn không ra , ai biết tình ai.
Nhay đi nhay lại với bấy nhiêu tâm cảnh, nỗi lòng, như một vết dao cứa đớn đau.
Cách ngắt
câu như vế tiểu đối trong ca dao ( gió
theo lối gió,mây đường mây)âm hưởng ca dao, sự chia lìa .
Vô số hình ảnh
ẩn dụ,( phổ biến trong thơ mới ) lại dùng rất tự nhiên,để tả thiên nhiên, lẫn
tả tâm trạng. Bến thuyền là hai hình ảnh chở theo một biểu tượng tình yêu thủy chung . Thuyền
là chàng trai , sống đời phiêu bạt giang hồ, còn bến là cô gái kiên định đợi
chờ . Trăng là tình yêu,sự gắn bó của hai tâm hồn luôn hướng về nhau ấy. Trăng
còn là một hình ảnh hoán dụ, chỉ nhà thơ.Hàn Mặc Tử rất yêu trăng .
Hình ảnh nhân
hóa,biện pháp thường được dùng ở thơ
mới (
giòng nước buồn thiu , sương khói mờ nhân ảnh) hai hình ảnh bổ sung cho
nhau, đẩy nỗi dự cảm( hiện hữu trong
những thi nhân nhạy cảm, trực giác như Hàn Mặc Tử ) đến hiện thực.
Cảnh xứ
Huế,vùng Vĩ dạ là “một chiều vắng đìu
hiu,”( gió theo gió,mây theo mây ) Hương
Giang lững lờ, trăng nước vờn đôi bờ ( giòng nước buồn thiu ) trăng nước vờn
đôi bờ ( thuyền ai có chở trăng về
kịp.) vườn ai,thuyền ai,ai biết (Ai về gửi thương nhớ chốn ngàn thơ ) . Sự
đồng điệu giữa hồn nhạc Minh Kỳ và hồn thơ Hàn Mặc Tử cũ góp phần người và cảnh
Huế vương vấn mãi lòng người.
2
Tác
giả : Hàn Mặc Tử có nghĩa là "chàng trai bút nghiên". (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh 22 tháng 9, 1912 – mất 11 tháng 11, 1940) là một
nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, là
người khởi xướng ra Trường thơ Loạn. Hàn Mặc Tử cùng với Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Cuộc đời Hàn Mặc Tử vốn là một chuỗi ngày dài
bi thương và đầy đau khổ. Ông sinh ra ở Quảng Bình nhưng lớn lên cùng mẹ tại
Quy Nhơn (Bình Định). Trước khi làm thơ, ông từng có thời gian làm công chức ở
Sở Đạc điền Bình Định và làm báo tại Sài Gòn. Vốn là một người hào hoa lãng
mạn, Hàn Mặc Tử đã trải qua rất nhiều mối tình với những cô gái xinh đẹp
như Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương,
Ngọc Sương.. (cả mối tình đơn phương với Hoàng Thị Kim Cúc). Nhưng cuối cùng,
Hàn Mặc Tử lại quay về với sự cô đơn. Năm 1936, ông mắc bệnh phong, phải quay
về Quy Nhơn chữa bệnh Chính cuộc đời đầy
sóng gió- đặc biệt là chuỗi ngày tàn tại Quy Nhơn đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn
thơ của thi sĩ . Hàn Mặc Tử có rất nhiều tập thơ, trong đó nổi tiếng nhất phải
kể đến tập “Thơ Điên” (1938) (về sau đổi thành “Đau thương”). Ngay trong chính
tựa đề, chúng ta đã có thể nhận ra một
phần nội dung của nó, đó là những vần
thơ rớm máu, có phần “điên” loạn và đậm nỗi “đau thương”. Và điều “cất lên từ sự hủy diệt để hướng về sự sống”
cũng thể hiện rất rõ trong tập thơ này.
3
Hoàn cảnh sáng tác :“ Đây
thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài
thơ “cất lên từ sự hủy diệt để hướng về sự sống” . Hàn Mặc Tử viết bài thơ này tặng một cô gái có tên là Cúc vào khoảng giữa năm 1939 , trước thời điểm nhà thơ bạc mệnh này mãi mãi
đi xa chỉ hơn một năm (Hàn Mặc Tử mất ngày 11.11.1940). Một món quà tao
nhã của chàng trai trẻ gửi người thiếu
nữ quen biết một thời, lại trở nên kiệt tác văn chương của nền thơ ca Việt Nam
giai đoạn 1930-45, điểm một mốc son đẹp đẽ của phong trào Thơ Mới.
Trước khi tìm
hiểu yếu tố này, hãy trở về thời điểm
thập niên 30 của thế kỷ trước, khi người viết và người nhậnđang ở tuổi đẹp nhất cuộc đời: tuổi mới hai mươi .Ngày ấy(1932-36) ,thi sĩ làm việc ở Sở Đạc Điền , Quy nhơn.
Anh có một người bạn tên là Hoàng Tùng Ngâm . Cô gái Hoàng thị Kim Cúc, nhỏ
thua Hàn một tuổi, là chị thúc bá của
Ngâm. Hàn và Cúc lại sống cùng con phố Khải Định .Cúc kể mối tình Kim Cúc – Hàn
Mặc Tử chỉ là một mối tình im lặng.
Hàn Mạc Tử không hề ngỏ một lời nào với Kim Cúc. Thi sĩ cũng không hề nhờ băng
nhân đến nhà giạm hỏi. Năm 1936, Cụ Hoàng Phùng(thân phụ ) hồi hưu, cô Kim Cúc
theo song thân và gia đình về Huế, ở tại Vỹ Dạ. Hoàng Tùng Ngâm ở lại Qui Nhơn
và vẫn làm sở Địa Chính . Năm 1936, khi xuất bản
tập thơ đầu tay Giá Quê , Hàn Mặc Tử có ngỏ ý với Hoàng Tùng Ngâm rằng sẽ cho
in lời đề tặng Kim Cúc ở trang đầu tập thơ, nhưng Kim Cúc tỏ thái độ không bằng lòng sự đề tặng lộ liễu ấy . Kim Cúc đã có vẻ rụt rè,
khép kín, hờ hững khi gặp Hàn Mặc Tử. Điều này càng khiến cho nhà
thơ càng khó có cơ hội bộc bạch nỗi niềm, nhưng ngưỡng
mộ một thiếu nữ khuê các , lá ngọc cành vàng , đoan trang và hiểu biết . “ Gần cuối năm 1936, khi Tử về dự hội chợ Huế,
mang theo một xấp Gái quê vừa in xong, có gặp tôi cùng đi với anh em
tôi trong hội chợ. Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập, có đề chữ tặng,
không tặng tôi mà chỉ yên lặng nhìn! Mấy hôm sau, Ngâm cho biết: Tử có về nhà tôi ở Vỹ Dạ lặng đứng ngoài ngõ nhìn vô, rồi từ đó chúng
tôi không gặp nhau lại, không thư từ, thăm viếng, hứa hẹn, mỗi người một ngả,”( lời tâm sự của bà Kim Cúc ) Gần cuối 1939, qua bạn bè ,Kim Cúc biết tin Hàn Mặc Tử đau nặng nên Cô gửi thư thăm
hỏi . Thư chỉ là một bức phong cảnh. Chính cô Kim Cúc cũng đã nói rõ “trong ảnh có mây, có nước, có
chiếc đò ngang, với cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh
mặt trời chiếu xuống mặt nước, với lời thăm hỏi sức
khỏe Tử viết sau tấm ảnh mà không ký tên.” Vài tháng sau, người bạn gởi về cho Cô bài
thơ “Ở Đây Thôn Vỹ Giạ”; với mấy dòng thăm hỏi trong đó có hai câu: mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ( tôn kính người nhỏ tuổi hơn ) thật đầy đủ. Và mong rằng
một mùa xuân nào được gặp lại túc hạ mới phỉ tình cho. Hàn Mạc Tử có nhiều mối tình. Hình bóng ghi đậm nhất
là với Hoàng thị Kim Cúc, một cô gái đất Thần Kinh, mối tình đầu .
Theo nhiều người , đó chính là một mối tình – một đóa hoa mơn mởn
nở ra dưới bóng mát bao dung của sự yên lặng. Đó không phải là một mối tình
câm, mà chính là mối duyên nở dần ra trong im lặng như lời thơ :
Do đó, Hàn Mạc Tử mới viết :
Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường
Không dám sờ tay sợ lâm hương
Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn Cúc ở trong sương
Nhưng trong
cảnh ngộ đầy đau thương : bệnh tật dường như vô phương cứu chữa, mọi người xa
lánh, con đường thực hiện ước mơ một nhà báo, một thi sĩ bỗng bị chận lại, không
lối thoát , những mối tình đẹp và bao ước vọng đều tiêu tan, nhà thơ gào thét
trong đau đớn, trong điên loạn, trong những vần thơ chảy máu, thì bỗng “người
xưa đến”Một thời tuổi hai mươi với biết bao kỷ niệm đẹp và vui . Thi sĩ nhìn bức ảnh trên postcard, hạnh
phúc trào dâng .Dường như qua hình ảnh
vô hồn, là cả một Vĩ dạ êm đềm
bên sông Hương, nơi Hoàng Cúc đang sống,
hiện lên , rất sống động. Hàn Mặc Tử đã đến đây …
4
Đọc hiểu :
Bài thơ “Ở
Đây Thôn Vỹ Giạ” chỉ có ba
đoạn , kể lại một câu chuyện đẹp của hai con người trẻ . Khổ đầu, hiện lên
trước mắt chúng ta một bức tranh nên thơ, tươi mát, có bố cục thật cân đối về
thôn Vĩ .
Làng Vỹ Dạ, địa danh do hai chữ Vy Dã đọc
trại ra. (“Vy” là lau lách. “Dã” là cánh đồng. “Vy Dã” có nghĩa là cánh đồng
lau lách) Những cư dân đầu tiên đã khai
phá những cánh đồng lau sậy thành lập nên làng Vỹ Dạ trù phú, nên thơ nằm bên
dòng sông Hương. Thôn Vỹ phía bờ
sông Hương chạy dọc theo con đường Thuận An (cũ), những ngôi nhà vườn kín cổng
cao tường. Có lối đi xuống bờ sông, những cây cổ thụ sum suê soi mình trên
nước. Phía đông là những khu vườn rộng lớn, nhìn ra cánh đồng mênh mông, trải
dài đến sông Như Ý.
. Thôn
Vỹ có nhiều nhà cổ và phủ đệ của các hoàng tử, công chúa, quan lại. Những phủ
đệ như phủ Tuy Lý Vương, phủ Dương Phước, nhà ông Vĩnh Cường, Vĩnh Tháp, biệt
thự ông Phạm Doãn Điềm… đẹp nổi tiếng. Trong vườn thường trồng nhiều loại cây
ăn trái và lấy bóng mát như nhãn lồng, khế ngọt, đào tiên. Thôn Vỹ thu hút
nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng như Tuy Lý Vương, Đạm Phương, Chế Lan Viên, Hữu
Ngọc, Điềm Phùng Thị, Nguyễn Khoa Điềm, Bửu Chỉ. Khách đến viếng, tiếng lá lao xao trong nhà vườn, tưởng như
nghe vẳng tiếng thơ trong trẻo, tươi mát của Hàn Mặc Tử … Cồn Hến bên kia đường
nổi lên giữa sông Hương từng nổi tiếng với món ăn dân dã, đặc trưng của xứ Huế là cơm hến và chè bắp.
a.
Hạnh
phúc đơn sơ trong quá khứ
:Hoàng Cúc lể Hàn Mặc Tử đã “ có về nhà tôi ở Vỹ Dạ
lặng đứng
ngoài ngõ nhìn vô
rồi quay đi ” , bây giờ, một cảnh Vĩ Dạ lại rất
gần , tấm bưu ảnh trong tay . Cả hai đã góp lại thành một thôn Vĩ mà nhà thơ đang đặt chân đến, nhìn lên cao
là “ nắng hàng cau” ,nhìn ngang tầm mắt có “ lá trúc che ngang mặt chữ điền,
bao quanh thật xanh mát với những khu vườn thôn Vĩ . Tâm hồn gắn bó, hòa vào cảnh với tất cả giác quan và cảm xúc mới
tận hưởng cảnh với nhiều đường góc như
thế .Bốn câu thất ngôn, dường như có hai nhân vật đang trò chuyện . Người đầu tiên , hẳn chủ nhân chiếc bưu ảnh, lẫn
khung cảnh thôn Vĩ lên tiếng chào mời
thật dịu ngọt, trong một câu thơ với rất nhiều thanh bằng. Cô muốn giới
thiệu với tác giả luồng nắng ban mai
trong lành của quê mình . “Nắng hàng cau, nắng
mới lên”. Nắng mang yếu tố tả thực lẫn ẩn dụ là nguồn sống cho cây
cỏ,con người . Hai từ nắng đi liền còn
mang thông điệp của một tình yêu bắt đầu nồng đượm . Và lời khách cũng reo vui đầy hân hoan bởi bao quanh anh
san sát những khu vườn cây lá sum suê, tràn đầy sức sống. Anh chỉ có
thể ngỡ ngàng thốt lên , không màu mè :
mướt quá, xanh như ngọc . Thật yên ổn khi sống giữa thiên nhiên hào phóng, rộng mở , tươi đẹp như thế .
Và nhìn ngang tầm mắt là một nụ cười, một ánh mắt đôn hậu qua cành trúc .Câu
hỏi nhẹ nhàng, ân tình , gần gũi “ Sao anh không về chơi” , ( chứ không hỏi
là “ về thăm )đã đáp lại bằng tấm lòng
rộn ràng hạnh phúc “ vườn ai mướt quá” bởi trong đó có một khuôn mặt chữ điền gieo lòng anh
nỗi tin cậy .Đó là phút thực tại hiếm hoi . Từng từ ngữ, rồi câu thơ, đoạn thơ,
cứ hiện
ra rõ ràng, như lời nói mộc mạc
,chân thành, không cần phải gọt giũa. Tất cả đều là lời ăn tiếng nói rất thuần
Việt hàng ngày, chỉ duy một từ trang
trọng “điền” là từ Hán Việt, như ngầm tôn quý vẻ phúc hậu của chủ nhân .Hạnh
phúc đơn sơ chỉ cần có thế : một buổi mai bắt đầu ngày mới, yên ổn trong khu vườn xanh mát, nắng ấm, có
một tâm hồn giản dị đang thủ thỉ,lắng nghe . Biết bao con người, qua bao thế
hệ, mọi vùng miền , tìm được sự bình an
qua những vần thơ giản dị mà đẹp đẽ đến thế .
b. . Dòng tình
cảm ngày một nhạt phai :.Đoạn thơ thứ hai cũng là lời trao đổi hai con người , nhưng cảnh và
tình dường như không rộn rã như vườn
thôn Vĩ . Cảnh ngoài sông, và thời gian là chuyện của quá khứ , khi Hàn về cách
đây ba năm. Khách thẫn thờ nhìn cảnh ngang tầm mắt : dòng sông Hương chầm chậm
trôi, những khóm bắp trổ hoa, phất phơ lay nhẹ , bên cồn Hến. Sông Hương vốn
lững lờ từ bao đời, do mặt sông bằng với
mực nước biển . Nhưng nhà thơ lại nhìn thấy “ dòng nước buồn thiu” Con sông
đã được nhân hóa bởi lòng người ngắm gửi
nỗi buồn hiu , buồn thấm thía trong nỗi cô đơn, xa lạ . Ngước nhìn trời,
không còn nắng mà chỉ thấy gió và mây, nhưng tách biệt ,ai đi đường nấy, như
Hoàng Cúc đã tâm sự ,sau khi nhà thơ về Huế để
giới thiệu tập Gái Quê . Hai câu
sau, có lẽ tác giả tưởng tượng đến lời lo lắng
của cô gái thôn Vĩ năm xưa : có chở trăng về kịp tối nay ? Thuyền và bến
vốn là những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc
trong ca dao .Thuyền bôn ba muôn phương, còn bến một nơi chờ đợi . Trăng mang ý
nghĩa ví ngầm của tình yêu . Câu mời mọc ân cần đầu thơ “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”có
pha chút trách móc dịu hờn ,thì bây giờ
,lại như tiếng thở dài . Trên kia, nhà thơ reo vui “ vườn ai” bây giờ bỗng thấy
xa lạ với “thuyền ai? Vẫn những lời thơ giản dị, không cầu kỳ, cảnh cũng gần
giũ, nhưng đượm màu chia phôi : gió lối
gói/mây đường mây; hoa bắp lay/nước buồn thiu;
trăng đầy thuyền/ bến hững hờ
mà vẫn lay động nhiều tâm hồn, cả
những con người chưa từng thấm thía nỗi buồn yêu đương như nhà thơ đa tình, đa
sầu của chúng ta .
Hiện tại, nhà thơ reo vui “ vườn ai” bây giờ
bỗng thấy xa lạ với quá khứ “thuyền
ai? Nhìn về tương lai, nhà thơ ngẩn ngơ
buồn “ ai biết tình ai” . Không còn phân thân hai con người, mà chỉ có lời độc thoại của một mình nhà thơ . Một khuôn mặt chữ điền, một bến sông
trăng, và bây giờ là khách đường xa, là nhân ảnh . Dòng tình cảm ngày một nhạt
phai . Ở trên nhìn vườn thôn Vĩ dù ngỡ
ngàng nhưng thân thiết , bây giờ lại “nhìn không ra” với biết bao cay đắng, tủi hờn . Cả khung cảnh xanh
mướt và nắng ấm đã thay vào đó là một
màn khói sương mờ ảo Cụm từ “khách đường xa” nhắc hai lần,chiếm gần trọn dung
lượng câu thơ bảy chữ , đi sau từ mơ, cộng với từ “nhân ảnh” , đã làm cho
khoảng cách từ Huế vào Quy Nhơn vốn không gần, đã rất xa . Cộng thêm nỗi xót xa, ngậm ngùi
3 Nỗi
mặc cảm ,tủi hờn trong thi nhân “Tình đậm đà” là cảm nhận đầu tiên khi nhà thơ đặt bút viết
những câu chữ tặng Hoàng Cúc. Có lẽ ý
định ban đầu chất chứa tràn đầy niềm hạnh phúc ấy, bởi lúc này Hàn
Mặc Tử, trải qua bao mối tình, vẫn sống
trong cô độc, và nay căn bệnh nan y đang đe dọa
sự sống chàng trai tuổi chưa ba mươi từng giây phút . Nhưng rồi thi nhân
nhận ra một quá khứ có nhiều khoảng cách
giữa hai người, một mối tình đơn phương , cho nên ông nhìn về tương lai với
chất chồng cay đắng . Nỗi mặc cảm ,tủi hờn trong thi nhân,cũng là tâm trạng của
nhiều con người, qua nhiều thế hệ,thấm thía, chuyện yêu đương, những quan hệ
thông thường giữa người và người. Cách
dùng từ vẫn giản dị, như tuôn ra tự đáy lòng, không chú tâm gọt giũa, không vay
mượn thơ phú nước ngoài, mà là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống, ai cũng tìm
thấy đó là ngôn ngữ của riêng mình, nhưng không dễ mấy ai chắp nối thành câu
thơ, bài thơ vần điệu, hình ảnh, tâm
tình lồng ghép rất đơn sơ mà tinh tế, mộc mạc mà sâu lắng .Có lẽ vì thế , bài
thơ được trở nên kiệt tác văn chương của nền thơ ca Việt
Nam giai đoạn 1930-45, điểm một mốc son đẹp đẽ của phong trào Thơ Mới, được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn của nhiều thế hệ người đọc .
Câu hỏi : 1. Hãy tìm hiểu vài nét về
thân thế,sự nghiệp, phong cách nhà thơ Hàn Mặc Tử .
2. Chứng minh rằng khổ đầu là một bức tranh phong cảnh thôn Vĩ đẹp , màu
sắc tràn đầy sự sống, niềm tin yêu con người trong giây phút hiện tại .Câu hỏi
tu từ và từ “vườn ai” có ý nghĩa gì ?Giọng điệu đoạn thơ này như thế nào ?
3. Khổ hai tác giả phân thân thành hai người ở thời khắc quá khứ . Một là nhà thơ ( hai câu đầu ) cảm nhận sự
chia lìa, cô đơn, một là cô gái trách
móc anh chậm chân . Cảnh ở đây vừa thực, vừa mộng, mang nhiều yếu tố đối lập .Chứng minh .Câu hỏi tu từ và từ
“thuyền ai” có ý nghĩa gì ? Giọng điệu
đoạn thơ này như thế nào ?
4.Bạn có nhận xét gì về màu sắc trong khung cảnh khổ cuối mà tác giả vẽ
lên trong tương lai . Hòa hợp, tương phản hay lấn át nhau ? Câu hỏi tu từ và từ
“tình ai” có ý nghĩa gì ?Bạn có nhận
xét gì về động từ “nhìn nắng”, cụm từ “
mướt quá” (khổ 1 ) , và “ nhìn không ra” ,cụm từ “trắng quá” (khổ cuối ). Hệ thống
danh từ “ mặt chữ điền, bến sông trăng , nhân ảnh” có ý nghĩa gì ? Tình cảm
thay đổi như thế nào qua những từ này ? Giọng
điệu đoạn thơ này như thế nào ?
5 .Vì sao bài thơ được đánh giá
là kiệt tác và được nhiều người yêu thích ?
( Dalat 7.2014 )
No comments:
Post a Comment