Monday, August 26, 2019

Bài 11 CÁCH DẠY MỘT TÁC PHẨM THEO THỂ HÁT NÓI BÀI CA NGẤT NGƯỞNG (Nguyễn Công Trứ )



                                                        
                                                            
I.                   TÌM HIỂU CHUNG :
1.     Thể Hát nói :
a.       Định nghĩa : Hát nói là thể thơ dân tộc,hình thành trên cơ sở một hình thức thơ ca ổn định, cần phải đi kèm với âm nhạc của một làn điệu trong hát ả đào .
           Hát ả đào có nhiều làn điệu.Hát nói  chỉ là một làn điệu của hát ả đào, có hình thức  văn học và âm nhạc hoàn chỉnh nhất .
              Xét về mặt văn  học, hát nói được xem là một thể thơ cách luật .
        b Bố cục: .        Một bài hát nói chính cách phải có 11 câu , chi làm 3 trổ (khổ ).Theo tính chuyên môn của nhà trò, tên gọi các trổ, các câu trong bài hát nói  cụ thể như sau :
  -Trổ đầu : 4 câu, từ câu 1 đến 4  (tương đương với phần Nêu vấn đề  trong một văn bản nghị luận ), gồm có câu 1-2: lá đầu (  nêu ý chính của toàn bộ bài hát nó,) câu 3-4 : xuyên thưa (mở rộng các câu 1-2 )
 - Trổ giữa : 4 câu, :từ  câu 5 đến câu 8 ( giải  quyết vấn đề ) gọi là thơ gồm  có hai câu( 7-8)  qui định bắt buộc   phải viết bằng thể thơ thất ngôn, hoặc ngũ ngôn, có nội dung đưa ra một phương châm sống. Xuyên mau (mở rộng ý phần giải  quyết vấn đề)
   Có những trường hợp  tác giả muốn mở rộng ý tưởng phần này, với mục đích bàn bạc, đánh giá về các câu thơ và xuyên mau , tác giả  dồn vào bốn câu ( một trổ ) hay tám câu ( hai trổ )  Các trổ này gọi là trổ dôi (thừa )
 - Trổ xếp : 3 câu (kết luận)
         -dồn : (đúc kết lại giá trị  toàn bài )
         - xếp  : (liên hệ bản thân với cuộc dời)
         -Keo : (rút ra phương châm sống ) 
    Ngoài ba phần chính, các bài hát nói còn có thêm phần Mưỡu, gồm hai hoặc bốn câu lục bát  ( nêu bao quát ý nghĩa toàn bài thơ ). Mưỡu đầu ( khi nằm   ở đầu bài thơ ) mưỡu cuối ( cuối bài ) Mưỡu đơn (một cặp lục bát) mưỡu đôi ( hai cặp lục bát )
      c.  Tính nhạc : Hát nói rất giàu âm điệu ( nhịp nhanh chậm ) nhạc điệu ( tiết tấu cao thấp, bổng trầm ).Nhịp luôn thay đổi, có thể là 1/3/3 , 3/2/3 …, không có quy định minh bạch  như ở  thể thơ lục bát ( 2/2) thất ngôn bát cú (  4/3) hay song thất lục bát ( ¾) các nhạc điệu  cũng tự do , phóng túng , nhờ luật bằng trắc ,thoải mái, lại có hệ thống vần chân quyện chặt lấy nhau ( liên vận ) , khiến tác phẩm  văn học có  tiết tấu sôi nổi, giai điệu rộn ràng Đây là  những yếu tố quyết định tính nhạc , một giá trị to lớn của Hát nói , bởi tính chất âm nhạc của nó .
     d. Số câu và từ : Nhờ số lượng từ trong câu linh hoạt , từ 5 đến 8 âm tiết , cho nên, khi một nhà thơ mới  chọn lối thơ tám chữ ,  người đọc có cảm giác nhà thơ ấy muốn tạo cho tác phẩm mình một nét vừa dân tộc, vừa hiện đại, giàu chất  thơ và nhạc  . Có thể đó là Xuân Diệu trong bài Vội Vàng .Tuy nhiên,câu “keo” bắt buộc chỉ được viết 6 âm tiết ( trừ một số trường hợp ngoại lệ, như Bài ca ngất ngưởng của  Nguyễn Công Trứ )  .
   2   Nhan đề  : nhan đề bài Hát nói cũng giữ một vị trí quan trọng. Vốn    thuộc quy củ thơ trung đại, thể loại luôn gắn với đề  bài . Khi chúng ta bắt gặp những bài có từ “ ca” thì hiểu đó là một bài Hát Nói, có nội dung ngợi ca, tự hào về đề tài sẽ nói đến .
  “Bài ca ngất ngưởng” là niềm tự hào về thái độ cống hiến, hưởng thụ hết khả năng và bản năng, theo  một triết lý sống tích cực, có ý nghĩa .
II.                ĐỌC HIỂU :
1.     Ngất ngưởng trong học tập, cống hiến .
      . Trong “Bài ca ngất ngưởng”của Nguyễn Công Trứ,  phần Lá đầu có 2 câu :
                  Vũ trụ nội mạc phi phận sự .
                  Ông Hy  Văn tài bộ đã vào lồng
  (Trong  cõi trời đất này, không có  điều gì không phải là bổn phận của ta .Vì thế, ta ,ông Hy Văn, có đủ tài năng, trình độ, đã tự nguyện tham gia ) .Có thể hiểu rộng ra : Ở đời , nam nhi phải biết sống có trách nhiệm .Do đó, phải biết cống hiến hết khả năng.
       Vậy ngất ngưởng nghĩa là hết mình , trọn vẹn
       Vì sao cần sống hết mình,trọn vẹn ? Bởi đó là quy luật,là trách nhiệm đối với Tổ Quốc của kẻ làm trai .

     Hai câu xuyên thưa : Chứng minh cho phần cắt nghĩa : khi học tập (đỗ thủ khoa),khi ra làm quan( cả mặt chính trị, quân sự : tham tán, tổng đốc, đại tướng, phủ doãn ) đều hết lòng, hết  khả năng .
   Đây là một thái độ cống hiến  rất cao cả . Tác giả không đề cao  mục đích  vì mưu cầu danh lợi như mọi nho sĩ khác,  mà hãy cứ học tốt, ra làm quan giỏi , cống hiến trọn tấm lòng và năng lực, vì lòng đam mê, vì một điều cao cả hơn: Ở đời , nam nhi phải biết sống có trách nhiệm.Lịch sử từng nhận xét “ Bằng cuộc đời của chính bản thân, ông đã chứng tỏ  mình là người có tài năng, nhiệt   huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự”    Giọng thơ sôi nổi,rộn ràng, tự hào nhưng không có chút tự cao ( ta chú ý lối kể rất  bình thản: khi, lúc, có khi… , một sự thay đổi đơn giản trong cuộc đời một thượng quan nhà Nguyễn )
   Trong “ Tây Tiến”, các chàng trai Hà Nội cũng  bày tỏ thái độ cống hiến vì nước của họ: những trí thức trẻ hiểu biết, trách nhiệm, trung thành và dũng cảm
  2.Ngất ngưởng trong hưởng thụ :
 a. -Trổ giữa : 4 câu
         Gồm bốn câu 5-8, trong đó có hai câu qui định thơ thất ngôn, hoặc ngũ ngôn có nội dung rất dễ hiểu:         Sống theo bản năng ở đâu, như thế  nào:  đến với thiên nhiên, cất kiếm cung, tâm hồn từ bi thanh thản .
                Thơ:      Kìa núi nọ phau phau mây trắng ,
                             Tay kiếm cung (mà) nên dạng  từ bi.
                         Xuyên mau (mở rộng ý trong thơ )bản năng đàn ông vốn mê tứ đổ tường ( cờ bạc,trai gái, rượu chè,hút sách)            Gót tiên đeo dửng đỉnh một đôi dì
                               Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng .
       Tóm ý là : Sống tận hưởng theo bản năng là như thế : chỉ là một trong bốn ( mê … phụ nữ )
     b.   Dôi trổ có  4 câu, với chức năng là Bàn bạc, nhận xét về thơ và  xuyên mau (được mất dương dương người thái thượng,khen chê phơi phới ngọn đông phong… vướng tuc )
      : Sống theo bản năng như vậy có đặc điểm gì : không vướng tục, không còn lo bận danh lợi, dư luận , đươc mất ,khen chê  (được mất … vướng tuc)
Chỉ bấy nhiêu nhưng cũng đủ cho những người lính,vốn thanh niên trai tráng Hà Nội, thấy bâng khuâng xao xuyến, nhưng là niềm hạnh phúc thật trong sáng- Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.  thể   những lúc này, nhà thơ  đang vừa là một chiến sĩ, vừa là một cán bộ, ông  hiểu rất rõ  mối quan hệ lãnh thổ,nhân dân ,chính quyền .Núi rừng nối liền hai miền Việt Lào, những con người hai miền sâu đậm với nhau, người lính là chính quyền, tạo sự gắn bó đoàn kết, đó là sức mạnh để chiến thắng quân thù .

 3. Triết lý về ngất ngưởng : Trổ xếp : 3 câu (kết luận, rút ra bài học,liên hệ  bản thân )
            -dồn : Ta là người đã cống hiến hết khả năng ,không thua kém những người tài trong sử sách xưa (đúc kết lại toàn bài )
         - xếp  ;với vua, dù ta ở vị trí nào,cũng một lòng trung thành (liên hệ bản thân với cuộc đời)
         -Keo : Công hiến ngất ngưởng, tận hưởng ngất ngưởng (rút ra phương châm sống )
    bao  tâm nguyện : Tự do hay là chết, quyết tử cho  Tổ quốc quyết sinh , và cụ thể hơn: chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh . 

.    Để có thể đọc hiểu tốt một bài thơ thuộc thể hát nói , điều  trước tiên ta cần chú ý là kết cấu bài thơ . Dù mang tính thơ ca ,hát xướng, nhưng nếu chú ý, chúng ta thấy các nhà  thơ trung đại luôn có ý thức đưa lối lập luận chặt chẽ,hệ thống,mạch lạc của văn nghị luận xã hội vào  kết cấu bài thơ của mình .Mục đích là để cho việc truyền tải ý đồ, dù kể một câu chuyện , nêu một quan niệm sống ( như Bài ca ngất ngưởng của  Nguyễn Công Trứ ) hay tả cảnh ( như   Hương Sơn phong cảnh ca của  Chu Mạnh Trinh ) hoặc châm biếm ( như Trần Tế Xương với bài Chú Mán ),đều được trình bày  dễ nhớ ,dễ hiểu, dễ thuyết phục
      Câu hỏi :  1.Hát nói là gì ? Hãy nêu cụ thể  kết cấu một bài hát nói ? Tại sao cần biết cụ thể cách kết cấu độc đáo của thể thơ này ?
                       2. Trong bài “Bài ca ngất ngưởng”của Nguyễn Công Trứ, tác giả đặt ra vấn đề gì ? Tâm trạng như thế nào ? qua những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật nào ?
                      3. Theo tác giả ,thế nào là cống hiến trọn khả năng và tận hưởng cảnh  hưu nhàn theo bản năng ?Ông  có quan niệm gì về lối “ ngất ngưởng theo bản năng ?”.
                      4. Phân tích phần “trổ xếp” . Bạn có suy nghĩ gì về lối  cống hiến và hưởng thụ “ ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ .
 (Dalat 5.2016 )




No comments:

Post a Comment