Monday, August 26, 2019

Bài 1 CÁCH ĐỌC HIỂU MỘT VĂN BẢN THỂ LOẠI KÝ SỰ (THƯỢNG KINH KÝ SỰ )


                                       Bài 1
              CÁCH ĐỌC HIỂU MỘT VĂN BẢN THỂ LOẠI KÝ SỰ
                          (THƯỢNG KINH KÝ SỰ )
                                       LÊ HỮU TRÁC
  A . NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ- TÁC PHẨM
  I.KHAÍ NIỆM CHUNG:
1.  Định nghĩa : Ký sự là một thể loại  văn học , thuộc dạng  ,,thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện trong cuộc sống mà tác giả trực tiếp chứng kiến, hay tham gia  . Ký sự  đậm màu sắc tự sự, bởi tác giả thường dụng công kể lại sự việc, miêu tả chi tiết một cách  cụ thể, sinh động , từ đó kín đáo bày tỏ  cảm xúc trước những vấn đề mình muốn nói, thái độ của bản thân trước vấn đề đó .
 2. Đặc điểm   Ký sự    nhiều điểm giống truyện ngắn vì có cốt truyện , nhân vật ,tình tiết, được xây dựng bằng các  phương thức  biểu đạt của truyện :tự sự, miêu tả,biểu cảm . Nhưng truyện có yếu tố hư cấu  .Còn  với ký sự, bắt buộc ba yếu tố (thời gian ,không gian ,nhân vật )phải  hoàn toàn có địa chỉ cụ thể ttrong cuộc sống .Các chi tiết  không được phép sáng tạo, hư cấu  .Đó chính là sức thuyết phục và giá trị của ký sự .
 Ký sự có cốt truyện hoàn chỉnh ,giàu  chất tự sự  , thỉnh thoảng  pha   yếu tố trữ tình và chính luận, khi tác giả ký sự  muốn dựa vào  ký để nêu một quan điểm ,lập trường  (yếu tố chính luận) hay gửi gấm nỗi niềm riêng (yếu tố trữ tình). Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là một tác phẩm tiêu biểu .
Ký sự hoàn tác khác với tùy bút . Trong tùy bút, tác giả mượn sự việc có thật để bày tỏ xúc cảm , để thư giãn với những  kỹ năng ,tài hoa về ngòi bút của mình . Còn ký sự chủ yếu kể   sự việc, con người, từ đó đề cao hay phê phán  nhằm thuyết phục người xem  đồng tình với mình . Các thủ pháp nghệ thuật chỉ đóng vai trò phụ .
Đọc Thượng kinh ký sự hay mọi tác phẩm ký sự, chúng ta cần lưu ý ba điều : tác giả ghi chép  câu chuyện gì,của ai,ở  đâu, lúc nào ; dùng những phương thức nào, những thủ pháp nghệ thuật nào để ghi chép ;   đồng thời ông bày tỏ thái độ gì qua câu chuyện , bằng dạng  trực tiếp hay kín đáo
II. THƯỢNG KINH KÝ SỰ :
1.     Cấu trúc tập ký sự :  Thượng Kinh Ký Sự (Ký sự lên kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán của nhà y học  nhà văn Lê Hữu Trác (biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông, có nghĩa: Ông già lười Hải Thượng). Theo nhà văn Đoàn Minh Tuấn, thì đây là một thiên phóng sự duy nhất của văn học Việt xưa viết về người thật, việc thật với cách hành văn giản dị, tinh tế và sinh động. Tập ký sự này  được tác giả viết bằng chữ Hán  theo thể nhật ký,( việc gì, xảy ra ở đâu,lúc nào, cảm nhận ra sao )  không chia chương mục . Bên cạnh đó, mỗi một khung cảnh,  hay một biến cố quan trọng, ông  thấy xúc động và trải lòng  qua  những vần thơ rất sinh động .Dịch giả Phan Võ đã tạm đặt những phân đoạn sau: Giã nhà lên kinh , Vào Trịnh phủ, Nhớ quê nhà , Làm thuốc và làm thơ , Đi lại với các công khanh , Tình cờ gặp người yêu  cũ , Ngâm thơ, thưởng nguyệt, Về thăm cố hương( Hải Dương-quê nội) , Vào phủ chúa chữa bệnh , Trở về quê cũ( Hà Tĩnh )
2.     Nội  dung tập ký sự :Tập ký sự này mở đầu lúc Lê Hữu Trác đang sống ở quê mẹ là Hương Sơn (Hà Tĩnh), bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán. Khi ấy, ông đã 62 tuổi. Đó là một ngày đầu tháng giêng âm lịch năm Nhâm Dần , niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43 (  năm 1781) Trên từng chặng đường, tác giả vừa   ghi chép lại những con người ông gặp,mô tả phong cảnh những nơi ông qua, vừa bộc lộ tâm trạng của mình bằng ngôn ngữ đời thường, đặc biệt bằng những bài thơ  Đường luật giàu hình ảnh và cảm xúc .Chuyến đi từ Hương Sơn ( nay thuộc Hà Tĩnh )đến kinh đô chiếm gần nửa tháng, do mùa xuân,  mưa gió lầy lội ,đường đi qua truông đèo sông suối, dù có hai mươi người lính  đi cùng ( do quan phủ cử )Tự đáy lòng,  tác giả ra đi với tâm trạng miễn cưỡng .Ông viết trong tập ký sự : Mình về núi Hương Sơn nuôi mẹ,đọc sách, lấy việc giữ mình ,cứu giúp người là đắc sách, xem công danh là vật bỏ .Nay không ngờ bị hư danh làm lụy .Nguyên do bốn năm trước, quan Chánh Đường Hoàng Đình Bảo ( người theo lệnh  chúa Trịnh Sâm  triệu ông lên kinh ), tức Quận Huy , từng làm quan ở Nghệ An, được tác giả chữa lành bệnh , đã  đối   đãi với vị lương y này  như khách quý . Quận Huy  có công rất lớn với triều đình, đánh giặc biển,  được phái về triều ,được phong tước tam công,  vua chúa rất  tin dùng . Bây giờ  người thầy thuốc xưa  được  quan để mắt đến, mà lòng buồn rầu . Nhưng ông chợt nghĩ: ông có viết cuốn Lãn ông Tâm lĩnh (sách thuốc của ông già lười ) ,  muốn công bố cho mọi người cùng  biết, có thể đây là cơ hội chăng .  Chọn lối “ dĩ bất biến ứng vạn biến “ ấy đã an ủi ông . Trên đường đi có gặp một vị sư thầy giỏi bói toán .  Nhà sư tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy một  trí thức chân chính lại rất tỉnh táo, rất lười , trước danh lợi. Quẻ bói cho thấy “ cá gặp nước,giao long gặp mưa”  là điềm lành .Lại thêm quẻ “ chủ khách vui vầy, trên dưới hòa hợp” thì chưa thể đoán được ngày về. Biết là mệnh trời, là người tinh thông lý dịch ,  tác giả thấy  an lòng .
Đến kinh,một ngày đầu tháng hai âm lịch năm đó , tác giả được  lệnh bắt mạch cho Thế tử . Theo ông, nguyên nhân vị chúa con này,   Trịnh Cán mới sáu tuổi, ốm bệnh dai dẳng  là do “ ăn quá no, mặc quá ấm”.Có rất nhiều ngự y cùng với quan Chánh  đường  đã thăm bệnh cho  Thế tử, cho nên toa thuốc của tác giả không được  đem dùng . Đến đây, sự biệt đãi của quan lại,tôi tớ phủ chúa đã khiến  tác giả lo  sợ bị vướng vào  vòng công danh, nên tìm cách  cáo bệnh mỗi khi các quan vời đến . Quận Huy tỏ ra hiểu biết, bảo rằng chỉ lấy cớ tuổi già thì mới được thoát khỏi . Một hậu bối của quận Huy là quận hầu, nhân vật được tác giả ngưỡng mộ, ở sự khiêm nhường và hiểu biết,dù  tuổi chỉ là bậc con cháu ông, thì đùa :  cụ chỉ thích uống nước Hương Sơn, bôi thoa mây Hương Sơn thì vui thôi . Đúng là như thế .Tác giả từ  chối trọ trong phủ quan Chánh Đường,từ chối nhận bổng lộc, mà tìm cách chữa bệnh cho quan lại, dân cư trong kinh để có chi phí trang trải cho bản thân và mấy người lính  hầu, lại còn có tiền giúp một người  đồng hương làm giáo thụ nhưng khi về  thăm quê lại rất túng bấn .Có tài bốc thuốc và làm thơ, lại nhiều người biết đến vì ông vốn là con quan , nên tác giả có nhiều bạn bè,các nho sĩ, quan lại và những người thân quen xưa. Ông tình cờ gặp người yêu cũ, đã hứa hôn với nhau, nhưng duyên phận không đến.Bà bây giờ là một ni cô trong chùa , già nua, ốm bệnh. Khi ông đề nghị đón  bà về tu trong am  do ông lập trong Hương Sơn, thì bà từ chối,chỉ đề nghị ông mua  cho một cỗ quan tài từ xứ Nghệ, vì gỗ trong đó tốt.Thật  não lòng ! Nhưng cảm động thay trước tấm chân tình cao đẹp của tác giả . Ông còn  có dịp về thăm quê nội, nơi cho ông bút danh Hải Thượng . Sau đó, ông được triệu vào cung chữa bệnh cho chúa  Trịnh Sâm và các vương hầu trong kinh, rất được nể trọng. Còn  đối với Thế tử ?
Nhưng đến ngày 11 tháng 9 âm lịch, Trịnh Sâm qua đời .Thế tử sáu  tuổi lên ngôi ra thị triều, nhưng mắc bệnh sợ gió,vừa ra ngoài là cảm .Dùng thuốc quý, nhưng lại sinh thêm bệnh suyễn nặng . Các bệnh cũ lại phát . Tác giả bèn xưng bệnh,không vào chầu. Triều đình  tiến cử một thầy lang mới , tác giả vui mừng, nhủ thầm “mình phải biết mà đi trước mới được ”Bèn  tìm gặp quan Chánh Đường, lấy cớ thư nhà giục về vì  có người bệnh nguy cấp đã lâu,nhưng  đến nay mới dám thưa .Có lệnh phải thông qua các quan thụ mạng nữa . Người cho về,người không . Tác giả nhủ thầm : số người cho đã quá nửa, thôi ta cứ về . Vào phủ sụp lạy vua, ông vua con khen chè ngọt,thích uống, nhưng tác giả buồn khổ, chỉ vì cứ dùng mãi thứ  thuốc khổ hàn, cho nên mới tai hại như thế này .Từ biệt Chánh đường ,  được cấp 50 quan tiền, nhưng tác giả chỉ nhận 10 quan làm lộ phí .Chánh đường cầm tay vị lương y già. Hai người nhìn nhau, nước mắt ràn rụa.Quan Chánh đường thở dài : Tôi với cụ bao giờ gặp lại nhau? Ngày mùng 2 tháng 11 năm ấy , ông về đến nhà .
 Rồi nghe tin  Quan Chánh đường bị giết .

Ô ng đã hồi hương trong tâm trạng thanh thản, dù mục đích được vời không thành.Ông đã vào và bước ra khỏi phủ chúa Trịnh như thế đấy, bởi ông  là người đã khiến cho một nhà sư kinh ngạc : một  trí thức chân chính lại rất tỉnh táo, rất lười , trước danh lợi.
3 Tìm hiểu về tác giả :Lê Hữu Trác là con người như thế nào ?  Ông học thuốc từ đâu ? Vì sao ông lại khiếp sợ công danh đến thế ?
Lê Hữu Trác 1720 – 1791). Là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, và ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y. Ông sinh  trưởng trong suốt các   triều chúa Trịnh : Trịnh Giang ( trị vì vào  năm  1729-1740) Trịnh Doanh ( 1740-1767) Trịnh Sâm ( 1767-1782) . Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng ( khi ông  lên kinh, bắt mạch cho  Trịnh Sâm, vị chúa này nhận xét : trông  giống thầy Liêu lắm. Đó là chú  ruột của ông )Thân sinh   đỗ Tiến sĩ, quan triều  Lê . Cha mất , Lê Hữu Trác độ 20 tuổi gia nhập quân đội lấy đường phò vua  để tiến thân. Nhưng bấy giờ  các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi, xã hội thối nát, chiến tranh tàn phá , bao đau thương, làm ông chán nản Năm 1746, người anh ở Hương Sơn mất, ông viện cớ  việc nhà, xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp”.Ông mới  26 tuổi .
    Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ Trong  hơn một năm chữa bệnh, ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc. Ông đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng  (tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha, xã Bầu Thượng quê mẹ) "Lãn ông"  (ông lười) , ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.
 Từ năm 1756-1766, ở  Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách" (Tựa "Tâm lĩnh"), ông vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi ở vùng Hoan Châu( Nghệ   Tĩnh ) Ông được biết đến nhiều với vai trò  một  lang y.Ông lại là người  yêu văn chương, tinh thông  dịch lý ( chiêm tinh ), nắm được qui luật thay đổi  của vũ trụ, số mệnh con người. Hẳn đây cũng là một nguyên do khiến ông không mặn mà với việc phò tá các triều chúa Trịnh trong  cuộc đời mình, mà  phó thác tương lai mình  cho dân lành và việc nghiên cứu y học  Ông biết  một qui luật hiển nhiên : hổ rút về hang khi bị thương, nhịn ăn,chữa trị. Nếu không vết thương sẽ  hủy diệt nó( nếu  cứ săn mồi, lờ đi vết thương). Đời là một cuộc chiến. Sống ẩn thân là cách giữ mình, lấy  lại sự cân bằng, phong độ trước khi bước vào một cuộc chiến mới .
4 Vài nét về Phủ chúa Trịnh:  Nơi đây đã từng là một công trình kiến trúc đồ sộ vào bậc nhất thời Lê trung hưng. Được xây một thế kỷ rưỡi (1592 - 1749), Phủ chúa Trịnh  là những  tòa thành bằng gạch, bao bọc nhiều cung điện,. Ngoài ra, các chúa còn cho xây nhiều cung điện ngoài phủ. Thời kỳ Lê Trung hưng, còn được gọi là thời Lê-Trịnh,trong suốt thời phong kiến Việt Nam, thời kỳ này là thời kỳ duy nhất vừa có vua lại vừa có chúa. Chúa Trịnh nắm thực quyền, còn vua Lê chỉ là bù nhìn. (phủ Chúa là nơi giải quyết mọi việc lớn nhỏ trong nước, triều đình vua Lê chỉ có danh mà không có thực. Tại triều đình Thăng Long, các chúa Trịnh ngày càng lấn át, ức chế vua Lê) . Năm 1787, khi họ Trịnh thất bại trong việc khôi phục lại địa vị, Trịnh Bồng chạy khỏi kinh thành, vua  Lê Chiêu Thống ngầm cho người đốt phủ chúa đi. Đám cháy lan khắp hai phần ba kinh thành và cháy trong mười ngày liền làm mất đi một quần thể kiến trúc đẹp của Thăng Long - Hà Nội.
Anh em Tây Sơn là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê
  5. Các chúa  Trịnh :Phủ Chúa Trịnh là cung  điện được các chúa Trịnh cho xây dựng bên cạnh hoàng thành nhà Lê để tổ chức quyền thống trị muôn dân,từ thế kỷ . Vậy chúa Trịnh gồm những vị nào ?
Triều Lê thịnh trị sau  cuộc kháng chiến chống quân Minh ( 1427 ), đỉnh cao là thời vua Lê Thánh Tông ( tại ngôi  1460- 1497).Nhưng đến1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nhà Mạc ở Cao Bằng    Năm 1533, Nguyễn Kim nổi dậy chống lại nhà Mạc, khôi  phục  nhà Lê. Ông chính là  tộc trưởng  triều Nguyễn ( 1802-1945 )Người mở đầu sự nghiệp của họ Trịnh là Trịnh Kiểm. Ông là tướng dưới quyền,  cưới  Ngọc Bảo(con gái Nguyễn Kim ). Sau khi  Nguyễn Kim mất( 1545 ) Trịnh Kiểm lên cầm quyền, nắm toàn thể quân đội.Để củng cố quyền lực, ông  sai giết con cả của Kim là Nguyễn Uông. Nguyễn Hoàng ,con thứ , vào   trấn giữ vùng  phía Nam đèo Ngang . Từ đó Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành của nhà Lê, xây dựng sự nghiệp cho họ Trịnh. Các vua Lê sau có ý định chống lại đều bị bức tử. Với  khẩu hiệu "Phù Lê diệt Mạc"  thanh thế họ Trịnh ngày một lớn.
Họ Trịnh tiến hành xây Phủ chúa ở Thăng Long  để  đánh dấu quyền lực (1592). Năm sau, Trịnh Tùng rước vua Lê Thế Tông trở lại Thăng Long Năm 1677, họ Mạc  chấm dứt quyền hành. Nhiều chúa Trịnh  đều là những chúa giỏi cai trị.  Nhờ thế mà Bắc Hà yên ổn thịnh trị  Các chúa Trịnh cầm quyền  241 năm (1545 – 1786) tổng cộng 241 năm, qua 11 đời . Nếu nhìn nhận khách quan, chỉ trừ Trịnh Giang, các chúa đều là những vị chúa tài ba, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ . Họ  giỏi  võ công hay chữ. Nhiều  chúa sống  rất thọ (từ 68 đến 81 tuổi), hẳn phải là những sống người nghiêm túc và điều độ. Các thành tựu của nhà Lê Trung Hưng thực chất là thành tựu do các chúa Trịnh.
Tuy nhiên trong thời phong kiến việc lấn át quyền lực của nhà vua làm cho các chúa Trịnh bị mang tiếng mãi cùng với lịch sử. Họ Trịnh suy tàn từ thời Trịnh Giang( 1729-1740 ), qua Trịnh Sâm (1767- 1782) Trịnh Giang lên ngôi  ,trác táng, sa đọa,bệnh hoạn , sửa đổi luật lệ, giết chết nhiều  quan giỏi ,giết vua này  lập vua nọ , gian dâm , sửa sang phép tắc mô hình trong cung một cách bừa bãi, không quyết đoán, đố kị người hiền , tư thông với cung nữ của cha, xây dựng nhiều chùa chiền làm hao tổn sức dân, khiến đất nước đặt  thuế khóa nặng nề. Nông dân liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa.   Trịnh Sâm đem quân đánh dẹp .
 Nhưng rồi các chúa đã khiến đất nước  kiệt quệ và điều gì đến đã phải đến :họ Trịnh trượt dốc nhanh chóng rồi bị Tây Sơn đánh đổ một cách dễ dàng .
  6. Các chúa cuối  đời:  Trịnh Sâm mất năm 1782, nhường ngôi cho con là Trịnh Cán mới 6 tuổi ,nhưng chưa được hai tháng thì bị truất .Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí , thì Trịnh Sâm có con trai lớn là Trịnh Tông  ,nhưng   không được nhường ngôi . Trong  phủ bấy giờ  Hoàng Đình Bảo (1743-1782) tước  Huy quận công (nên còn được  gọi là Quận Huy, Quan Chánh đường  thời -Trịnh) Năm 1778, ông được Trịnh Sâm  giao cho coi việc phủ chúa và lĩnh chức trấn thủ Sơn Nam ( Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình ) .Đặng Thị Huệ (một phi tần của chúa Trịnh Sâm,  một giai nhân bậc nhất của phủ chúa và cũng rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Theo Từ điển Lịch sử nhân vật Việt Nam, thì bà là một người đã gây ra nhiều tai ách trong phủ chúa Trịnh và triều đình Hậu Lê, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị - xã hội Đàng Ngoài ) ..Quê ở  huyện Phù Đổng, ( huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ngày nay ). Thị Huệ làm nghề hái chè mưu sinh, nổi tiếng có sắc đẹp nhất vùng. Sau đó, Thị Huệ nhận vào làm gia nhân của phủ . Từ đó bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý, phong làm chính cung của mình, gọi là Tuyên Phi, dân gian gọi là Bà Chúa Chè. Năm  1777, Đặng Thị Huệ sinh Trịnh Cán nên được lập làm Tuyên Phi. Biết chúa rất sủng ái mình, có Quận Huy hậu thuẫn, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai. Nhưng Trịnh Cán là một thế tử ốm bệnh . Năm 1782  Trịnh Tông cùng kiêu binh nổi loạn, Trịnh Cán quá khiếp sợ và chết. Người mẹ điên loạn rồi tự vẫn . Quận Huy bị kiêu binh sát hại dã man, dinh cơ bị đập phá tan nát .
B. ĐỌC HIỂU ĐOẠN TRÍCH :     Thiên ký sự hoàn thành vào  tháng 11 âm lịch  năm sau đó  ( tác giả ghi cụ thể là “năm thứ 44, hoàng triều Cảnh Hưng” )
 I.  CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐOẠN TRÍCH
 1. Vị trí của  đoạn : Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”được xem  đoạn trọng tâm của thiên ký sự một lần tác giả thượng kinh
2. Kết cấu của đoạn : Ba yếu tố trong đoạn ký sự này gồm  : Cảnh vật, sự sinh hoạt trong phủ chúa ; khuôn mặt  quan lại,nhà vua và cuối cùng là bóng dáng tác giả. 3 . Phương pháp sáng tác :Vận dụng thể ký sự (ghi chép chính xác,tỉ mỉ những điều mắt thấy tai nghe , không nêu trực tiếp tâm trạng mình ) và phương pháp sáng tác chịu sự chi phối trực tiếp  của ý thức hệ phong kiến, đó là phương pháp lấy mẫu người quân tử ,liệt nữ, trượng phu làm trung tâm .Những con người này rất coi trọng đạo đức,lễ giáo phong kiến , xem nhẹ tình cảm ,quyền lợi riêng tư, tận tụy phục vụ nhà nước phong kiến . Vị thầy thuốc kiêm nhà văn Lê Hữu Trác cùng Nguyễn Dữ  đã chọn phương pháp này .Nhân vật trung tâm chính là hình tượng tác giả .Ta thấy và hiểu những gì ?
II.  ĐỌC HIỂU :
1 .Đoạn chuẩn bị gặp thế tử ,người bệnh của vị thầy thuốc này (Mồng …nào)
 -Ta thấy ngòi bút ghi chép đi theo trình tự thời gian (việc trước, việc sau ) không gian (từ ngoài vào trong )và thốt lên một ghi nhận độc đáo : Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường .Vì sao như thế ?Vì có cảnh khu vườn thôi kia mà .Cộng với quân lính, nhân dân có việc quan tìm đến .
   . khu vườn nằm sau phủ,phải qua mấy lần cửa, theo đường bên trái .Cảnh diễm lệ của khu vườn tràn đầy kỳ  hoa dị thảo đập vào tận mọi giác quan : cây cối um tùm ,danh hoa đua thắm khắp nơi (mắt ) chim hót ríu rít (tai)  mùi hương thoang thoảng ( mũi ) gió đưa nhẹ ( da ) Vậy cảm giác ở lưỡi miệng không thể khác hơn  sự ngọt ngào .Đây là cảnh thiên đàng, dành cho tiên nữ, ngọc hoàng ,nên giữa trần gian mà đẹp đẽ như thế khác nào chốn bồng lai . Khu vườn ám chỉ sự sang trọng, xa hoa của Phủ .
   . quan lính,quan lại ,nhân dân đến hầu vua quan : truyền báo rộn ràng,qua lại như mắc củi .Thật là đông đúc,ồn ào không kể xiết .Tất cả toát lên quyền lực bao trùm đất nước của phủ Chúa,  dù vị trí đặt bên cạnh kinh đô vua Lê
   .Tác giả :Từng là con quan ,sinh trưởng chốn phồn hoa , mọi chỗ trong cấm thành từng rõ hết .Vậy mà vào đây ông ngỡ ngàng , nghĩ mình quê mùa ,như Đào Tiềm xưa lạc xứ  tiên .
   Chỉ qua một đoạn ký sự ngắn, ta thấy hiện lên một nhà nho chân chất , không yêu thích lợi (vườn hoa ) danh ( quan lại ) mà tự nhủ mình là kẻ quê mùa .Vì ông coi trọng những điều ông chỉ tìm được ở Hương sơn ,nơi quyền lợi riêng tư để qua một bên ,con người coi trọng việc phục vụ nhân dân hơn tất cả .Sử sách từng  ghi Lê Hữu Trác đã là một võ quan nhà chúa Trịnh,nhưng ông về quê mẹ Hương Sơn (Hà tĩnh) học  thuốc, trị bệnh cho dân .Đến kinh đô chỉ là sự miễn cưỡng .
     Đọc tiểu sử,chúng ta biết tác giả vốn là một võ quan , do tìm cách tự chữa bệnh của mình mà học thuốc, hành  nghề mưu sinh , nhưng thái độ sống đầy trách nhiệm của một thầy thuốc có tâm hồn văn chương, ông bỗng khát khao ghi chép.Thế là những trang văn xuất hiện . Đoạn văn tả cảnh, tả người trong phủ rất chân thực,sinh động, nhờ cách quan sát tinh tế, tấm lòng cảm nhận cuộc sống,sinh hoạt trong phủ kín đáo tỏ bày .
 b.Đoạn gặp gỡ quan lại trong phủ. Có các vị lương y của  6 cung,2 viện ,ngày đêm chầu chực ở phòng “trà”(  thuốc ) để sẵn sàng phục vụ một vị  thế tử sáu tuổi(đi.. đại gia )
      . Không khí nhà đại gia :Cảnh điếm có quân lính túc trực canh gác ngày đêm .Dù chỉ là điếm canh,nhưng lối xây dựng độc đáo, cầu kỳ (cột và bao lơn lượn vòng) đặt bên hồ, có cây cối, đá cảnh lạ lùng,đẹp đẽ - Đi sâu vào là nhà đại đường ,quyển bồng  , lưu giũ kiệu , sập ,võng , bàn ghế ,những phương tiện đi lại,nghỉ ngơi  cho các chúa. Ta chú ý : cái nhà thật là cao và rộng; đồ đạc là màu đỏ đẹp đẽ (võng điều),nghi trượng,bàn ghế đều sơn son ,thếp vàng .Đi tiếp, đến gác tía ,nơi trao đuổi việc thăm khám cho thế tử .Một cái lầu cao  rộng,sơn son thếp vàng .Bữa cơm sáng chờ đến giờ khám ở điếm Hậu mã, có mâm vàng,chén bạc ,của  ngon vật lạ .Tất cả nhằm hướng về sự xa hoa  phù phiếm ở phủ . Bây giờ tôi mới biết cái phong vị của nhà đại gia
      .
c.Đoạn bắt mạch  chẩn bệnh cho Thế tử (ăn xong … hết)Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước ,ta phải dốc cả lòng thành , để nối tiếp lòng trung của cha ông .
.
.Người trong phủ có  Thế tử ngồi sập ,Chúa rời ghế rồng .Cung nhân xúm xít, đứng hầu vây quanh cha con .Mặt phấn ,áo đỏ .Quyền lực của kẻ được hầu hạ thật lớn .Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ , ăn quá no ,mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi
               Quan Chánh đường lại lo sợ uy tín lung lay khi nghĩ về Thế tử ?
.Tác giả  phải đấu tranh tư tưởng khá lâu,vì các thầy lang và quan Chánh đường có hướng trị bệnh ngược với tác giả .Với họ, phải đuổi bệnh (công ) rồi mới bổ .Nhưng với vị lương y này, bệnh đã lâu, nếu công thì người bệnh càng suy yếu, buộc lòng phải bổ .Tuy nhiên ông lo sợ vòng danh lợi ràng buộc .Cuối cùng, vì trách nhiệm một người con với tiên tổ,từng hưởng bổng lộc triều đình, nay cần trả ơn
 C .KẾT LUẬN :
1.      Cả một đoạn ký sự dài, ghi chép tỉ mỉ những điều gây ấn tượng về giác quan và nội tâm, ta thấy tác giả kín đáo phê phán sự chuyên  quyền của phủ chúa, chú trọng địa vị, tiền của ,  xem sự phú quí và vàng ngọc là giá trị cao cả nhất .
Có ba phần, tác giả ghi lại  nơi ở (vườn hoa, các lầu ,trạm , chốn hậu   đều xa hoa, lộng lẫy) cái ăn ( cao lương mỹ vị nhất trên đời ), là bề ngoài của một phủ chúa quyền thế,  cao sang , nhưng nhân vật chính ( thế tử  tuổi nhi đồng) lại bị một chứng bệnh  về máu khó chữa, do ăn quá no (cao sang)mặc quá ấm (quyền thế )danh y không có kinh nghiệm và lương tâm ,bệnh phải bổ mà cứ lo công .
 Kết quả của quá trình trị bệnh này như thế nào , chúng ta đã biết  .Theo họ,  bậc thánh đế  cao trọng như mặt trời , lại chuẩn  toa thuốc  do một ông cụ nhà quê kê chỉ lèo tèo là bạch truật (một loại rễ cây)thục địa ( đậu đen và hà thủ ô cô đặc ) can khương (gừng ) ngũ vị (năm vị ,ngọt chua, đắng, cay mặn). Hơn nữa, nếu tác giả trị được bệnh cho cha con Trịnh Sâm, thì các ngự y trong triều  sẽ không được khen thưởng . Phương pháp chữa trị của họ, như Lê Hữu Trác gay gắt phê phán ở những trang cuối tập ký sự: Phàm bệnh không thực thì hư ,thuốc chữa bệnh không công thì bổ . Một năm nay cứ công phạt  mãi mà không bớt ,thì bệnh không thực mà hư, phải bổ chứ . Công không xong, bổ không làm ,thì chữa bệnh bằng cách nào ? Làm thuốc thì phải nghĩ đến việc cứu người chứ . Cái lòng trung của kẻ làm tôi trong nghề thuốc ở đâu ?
     Nhưng trước những lời cao quý ấy, các thầy lang chỉ cười lạt . Với tác giả , họ quen nịnh hót vua quan, buộc cấp dưới phải tôn kính, nên khinh khi tất cả . Thế tử bị bệnh về máu huyết , khi tác giả mới chẩn bệnh vào đầu xuân, nom khỏe mạnh, mạnh đập đều . Nay qua đông rồi,  thì bụng to,da bóp, gân xanh, rốn lồi, hơi thở thoi thóp, mạch yếu . Vị lương y xót xa. Khi quan chánh đường hỏi thầm, cụ bảo : Tinh thần suy liệt lắm, không qua được . Chánh đường nằm vật ra sập. Ông đã  được chúa Trịnh Sâm xem như kẻ tâm phúc,  giao phó sinh mạng con trai cho ông, nhưng bây giờ ...Nguyên nhân bởi chính tác giả nhận ra :  triều đình coi trọng đồng tiền (  khinh chê  thuốc rẻ tiền)  lang y thiếu trách nhiệm. Cha mất ,con lên ngôi, nhưng mới   ra thị triều đã ốm nặng . Rồi  kiêu binh nổi loạn, giành ngôi báu cho Trịnh Tông ,  cả nhà  quan Chánh đường bị hại, Thế tử khiếp sợ và qua đời . Số phận con người thật mong manh,nhỏ bé quá , dù có là bậc thánh đế .
,
 2  .Về tập Thượng kinh ký sự , nhà phê bình Nguyễn Lộc đánh giá :Qua tập truyện (có xen lẫn những bài thơ), có thể thấy Lê  Hữu Trác là một con người nhân ái, thanh cao, một thầy thuốc xuất sắc, và là một nhà văn giàu cảm xúc...Ở những trang miêu tả cuộc sống trong phủ chúa, ông có vẻ không phê phán một cái gì cả, nhưng những điều được ông nói đến một cách chân xác, tinh tế; tự nó lại có ý nghĩa phê phán sâu sắc
 Hình ảnh những cung điện kiêu sa cùng những con người nhiều quyền thế ở trong đó, "đã gây cho người đọc cái cảm giác nặng nề, khó chịu, đến nỗi muốn thét to lên cho nó vỡ tan đi"...
Và tác giả như muốn tổng kết lịch sử khi viết: "Than ôi! Giàu sang như đám mây bay. Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế".[2]
                                       CÂU HỎI
1. Tóm tắt nội dung bộ ký sự “ Thượng kinh ký sư” :  tác giả lên kinh đô vào năm nào, vì lý do  gì . Ở đây, ông đã làm gì, gặp ai,tâm trạng như thế nào ?
2.   Đặc điểm thể ký sự ( hình  thức , nội dung )
3. Nêu thân thế,s ự nghiệp, phong cách sống của tác giả ?
4.  Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả ghi chép theo trình tự nào? Mỗi giai đoạn như thế có ba  nội dung (cảnh vật trong phủ, những con người trong phủ, công việc và th ái độ của tác giả … được ghi chép như thế nào ?)
5.  Nội dung tư tưởng của đoạn ký sự này ?


No comments:

Post a Comment